Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

những quyển sách...trôi giạt về...từ một Trôi Giạt Lớn...

“Ngày rời SG 17 -4 -75…Lúc chạy trốn vội quá vơ tạm một cái gì gọi là của đất nước”.
(Thủ bút bên lề trang sách cũ)
Khi luôn nghĩ về điều gì đó, vũ trụ sẽ hồi đáp…là có thật !
Đã lâu rồi, muốn tận tay cầm quyển thơ đầu tiên – duy nhất – và ...cuối cùng của nhà văn Mai Thảo …
Và cũng lâu rồi, bồi hồi theo từng mảnh hồn - từng mảnh truyện, từ phiên bản scan thời sinh viên, đến những quyển rách rưới, đến những quyển chắp vá…nay “người đi mỏi gối về quanh chiếu ngồi” … nhận được một ấn bản trọn vẹn từ bìa…đến gáy … từ nửa vòng trái đất.
(sau khi quyển sách – cũng như số phận hàng triệu người cũng “may mắn” vượt thoát…nay tìm về cố xứ - thấy được ngay từ những dòng chữ bên lề của sách “Ngày rời SG 17 – 4 -75…Lúc chạy trốn vội quá vơ tạm một cái gì gọi là của đất nước”.
...Quyển sách “làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa…”
Và với câu chuyện này, có thể khẳng định: Tôi chưa từng thấy ai khi có quyển sách này (trước hoặc sau 1975) mà không có một câu chuyện thú vị bên lề liên quan đến nó!
Quyển NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA (nhà xuất bản SÓNG ấn hàng 1974) với một "số phận" khá đặc biệt, đặc biệt đến từ cái tên và ý hướng của những người sản xuất - ngay từ cái tên đã nói đến sự trân trọng của những người biên tập tập sách quý giá này. QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA. Thân & thương lạ! Mà trong lời phi lộ bùi ngùi một cảnh tình khó giải bày, phần nào giải đáp được lí do trước 1975, VĂN HỌC là một phần đời, là một hơi thở, của đa số mọi người giai đoạn đó! - “Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp và cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.”
Người-ảnh TRẦN CAO LĨNH và những câu chuyện chân dung trong tuyển tập http://huyvespa.blogspot.com/…/tran-cao-linh-cuoc-trien-lam…
Kho báu quý giá được trao tặng từ bên kia bờ đại dương, lấy xuống từ tủ sách của gia đình tác giả Trần Thị Lai Hồng & cố hoạ sĩ – văn sĩ Võ Đình…mang đến một cơn mưa hè mát lạnh Saigon !
...
Đó là một phần sách…trôi giạt về tôi từ một “Trôi Giạt Lớn”
“Tưởng bây giờ là bao giờ / Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao...”

Từ một “Trôi Giạt Lớn”, thuyền-nhân, bên “bàn viết lữ thứ” dựng (lại) căn cước của mình nhưng định danh lại một căn-cước-mới, nay đã thành danh từ trong văn học sử: Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại .
Nhà văn Viên Linh đã từng nói đây là “Nền văn học của những người vắng mặt” ... “vắng” ở đây là vắng cả tác giả (trong nước - những tác giả thành danh trước 1975) & độc giả, vắng cả thứ tiếng mẹ đẻ mà chỉ có thể thốt ra tự nhiên hồn hậu trên chính cố xứ - nơi “Việt Nam, hai câu (tiếng?!?) nói trên vành nôi” & vắng cả một miếng-xứ-sở...
Nhưng trong thời “cực-thịnh” đó, thời căn-cước-mới, là đông đảo những dựng lại, những xiển dương, những khai phá mới, những tiếng nói , những ấn phẩm, những dòng chảy..., sinh hoạt văn chương “thời đó” còn là những lá thư tay, những triện chữ trang trọng , những thủ bút trao đi trân quý, xin lỗi/ cảm ơn - một nếp “nhà Việt Nam đang xây bên ngoài Việt Nam”.
Sự trù phú, đa dạng như vậy nhưng nhìn lại, thưở “bao giờ” mới “gần” đây lắm mà giờ đã ...ĐÌU HIU - đã như từ thưở nào xa xăm...
Thôi thì, “của tin còn một chút này làm ghi”.
Trong chồng sách cũ thấy “lại” : 

- “Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại” trên 500 trang do nhà thơ Thái Tú Hạp chủ trương xuất bản 1985 - một trong những tuyển tập sớm nhất định danh cho dòng văn học này.
Cùng bộ đồ sộ 2 quyển 20 năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 - 1995 / Tuyển truyện ngắn 20 năm VHVN hải ngoại của Văn Bút Việt Nam /Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, một công trình biên soạn của 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước, được ấn hành vào tháng 9-1990...
- Văn (bộ mới) sau thời Sổ tay MaiThảo - là thời kỳ “người đi trên mây” Nguyễn Xuân Hoàng đảm trách, và những lá thư tay thăm hỏi & nhắc nhớ bài vở từ “thơ ký toà soạn” Trương Gia Vy Vy Truonggia... in trên một cánh thiệp ghi tên “Vivian & Nguyen Xuan Hoang”
- Thủ bút của nữ sĩ Tuý Hồng “hỏi xin” lại chính đứa con tinh thần trước 1975 của mình...
- Những tranh bìa commercial nhưng không kém phần art của hoạ sĩ Khánh Trường Khanh Truong , Đinh Cường....


 huyvespa@gmail.com

IMG_1859 IMG_1858 IMG_1856 IMG_1868
IMG_1869
Đây là những tác giả và những truyện ngắn điển hình:

- Bình Nguyên Lộc: Rừng Mắm.

- Doãn Quốc Sỹ: Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều.

- Duyên Anh: Con Sáo Của Em Tôi.

- Dương Nghiễm Mậu: Cũng Đành.

- Hồ Hữu Tường: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp.

- Mai Thảo: Cửa Sau (1)

- Mặc Đỗ: Tình Thương Trong Ngoặc Kép.

- Nguyễn Đức Sơn: Ý Tưởng Chiều Tà.

- Nguyễn Mạnh Côn: Lời Nguyện Trong Không.

- Nguyễn Sỹ Tế: Dòng Sông Xanh.

- Nguyễn Thị Hoàng: Tan Theo Sương Mù.

- Nguyễn Thị Thụy Vũ: Lòng Trần.

- Nguyễn Thụy Long: Ngày Tháng Buồn Hơn.

- Nguyễn Xuân Hoàng: Một Người Ngồi Trong Ghế Bành.

- Nhã Ca: Truyện Cho Những Tình Nhân.

- Nhất Hạnh: Cửa Tùng Đôi Cánh Gài.

- Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông.

- Sơn Nam: Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư.

- Thanh Nam: Vai Phụ.

- Thanh Tâm Tuyền: Dọc Đường.

- Thảo Trường: Viên Đạn Bắn Vào Nhà Thục.

- Thế Uyên: Căn Nhà Của Mẹ.

- Túy Hồng: Lòng Thành.

- Viên Linh: Ngôi Nhà Tôi Đã Ở.

- Vũ Khắc Khoan: Người Đẹp Trong Tranh.
IMG_1870 IMG_1871 IMG_1872 IMG_1873 IMG_1874




IMG_1866 IMG_1867 IMG_1900 IMG_1875 IMG_1876 IMG_1877 IMG_1879 IMG_1880 IMG_1881 IMG_1882 IMG_1883 IMG_1884 IMG_1885 IMG_1886 IMG_1887 IMG_1888 IMG_1889 IMG_1890 IMG_1891 IMG_1894 IMG_1895 IMG_1901 IMG_1902 IMG_1903 IMG_1904 IMG_1905 IMG_1906 IMG_1907 IMG_1908 IMG_1909 IMG_1910 IMG_1911 IMG_1912 IMG_1913 IMG_1914 IMG_1915 IMG_1916 IMG_1917 IMG_1841 IMG_1850 IMG_1851 IMG_1852 IMG_1853 IMG_1854 IMG_1855 IMG_1861 IMG_1862 IMG_1864 IMG_1942



Image may contain: 1 person
IMG_1808 IMG_1809 IMG_1810 IMG_1811 IMG_1812 IMG_1813 IMG_1814 IMG_1815 “Ngỡ hồn tu xứ mưa bay” (Đêm, nhớ trăng Sài Gòn - Du Tử Lê)
“Hồn tu kín xứ đa mang” (Đêm sinh nhật - Cung Trầm Tưởng)

Tình cờ đọc lại 1 quyển Văn (hải ngoại) cũ , thấy hình ảnh “độc đáo” này của nhà thơ Du Tử Lê và 1 bài nhận định đặc sắc về thơ Cung Trầm Tưởng của Nguyễn Hưng Quốc. Nét chung giữa DTL & CTT là gì, theo tôi, từ khi hai nhà thơ này làm thơ lục bát, lục bát Việt Nam đã không còn là lục bát xưa mà là những trau chuốt của một thể điệu (ngỡ đã) cũ được nâng cấp, một lục bát óng ả & tinh tuyền khác của hồn cốt Việt Nam. Và dường như hai “tư tưởng” gặp nhau ở một cảm xúc về “đêm” - đều là một đêm trong/ của ký ức Saigon - để rồi cho nhân thế tứ thơ “hồn đi hoang” trùng hợp thú vị như thế. ./.


 “ 1. Câu thơ “ngỡ hồn tu xứ mưa bay”, nằm trong bài thơ ngắn “Đêm, nhớ trăng Saigon” được viết năm 1978, khi tôi đang làm ca thứ 2, cho hãng Rockwell International ở thành phố Newport Beach. Sự thực câu thơ đó không cầu kỳ, đến mức khó hiểu lắm! Tất cả do lỗi của tôi!.! - Tôi có thói quen nhân cách hóa bất cứ một hình ảnh cụ thể hay siêu hình nào, nếu tôi thấy mình có thể làm được việc đó. Chữ “hồn” trong câu thơ trên cũng được nhân cách hóa theo thói quen của tôi. 2. Nếu tôi dùng dấu phẩy (phết) ngay sau chữ “tu”, để chia câu thơ thành 2 phần, thì: - Phần 1: ngỡ hồn đi tu...


 - Phần 2: Tu ở đâu? Tu ở nơi chốn được gọi là “xứ mưa bay” (một ẩn dụ) - Thì câu thơ trên sẽ trở thành dễ hiểu hơn nhiều. - Có người sẽ hỏi tại sao hồn vía kia, lại tu ở “xứ… mưa bay” mà không “tu” ở một nơi chốn khác cho dễ hiểu, thí dụ Saigon, Huế, Hà Nội…?

- Phần 3. Lý do tôi không chọn một nơi chốn cụ thể mà chọn một nơi chốn hiu quạnh, ẩm ướt vì muốn cực tả tính cô đơn của hồn vía ấy - - Nó cũng là sự cô đơn tinh thần của một thân xác mà, hồn vía đó “cư ngụ”… . Tôi nhớ, đầu thập niên 1990’s thế kỷ trước, bạn của tôi, nhà báo và cũng là nhà văn Bùi Bảo Trúc, một buổi sáng, giữa tiệm phở Xe Lửa ở thành phố Falls Church, đã yêu cầu tôi giải thích hai chữ “tu xứ”… Tôi nghĩ bạn của tôi chỉ bày chuyện cho vui, thêm nữa thời gian đó, tôi còn khư khư với quan niệm: Không giải thích thơ của mình… Nên tôi chỉ cười. Im lặng. Lắc đầu. Tôi đâu ngờ, sau đó, bạn của tôi đã đem chuyện “tu xứ”, chất vấn, vào cột mục “Lá thư Hoa Thịnh Đốn” của tờ Người Việt. Vì thế mà có một thời gian, cả ngoài lẫn trong nước cùng thấy câu thơ ấy sao mà khó hiểu – tối tăm đến như vậy...?!.”

(https://www.dutule.com/a8623/ngo-hon-tu-xu-mua-bay)

./.

Lục Bát Cung Trầm Tưởng (Viên Linh, Lời bạt cho thi phẩm của Cung Trầm Tưởng, 1992)


Mỗi sinh nhật tôi lại nhớ đến bài thơ ấy của Cung Trầm Tưởng. Mỗi đêm mưa tôi lại đọc bài thơ ấy của Cung Trầm Tưởng. Ðó là mùa mưa Sài Gòn. Ðó là Sài Gòn của chúng tôi. Ðó là những năm cuối thập niên ’50, những năm của Hiện sinh, của bản ngã, của đời sống thanh niên thành phố vừa vào tuổi hai mươi, của những đêm khuya ngã tư đèn vàng, những đầu tháng tạp chí văn chương. Của khói thuốc và sách vở. Của những buổi hẹn hò ở một góc sân trường; những cuộc tiễn đưa nơi sân ga bến buýt. Của vào đời và tan tác. Mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn Mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi. Mưa hay trời cũng thế thôi Ðời nay biển lạnh mai bồi đất hoang. Hồn tu kín xứ đa mang Sớm hao tâm thể chớm vàng lượng xuân. Niềm tin tay trắng cơ bần Cuối hoàng hôn lịm bóng thần tượng xưa. Ðêm nay trời khóc trời mưa Gió lùa ẩm đục trời đưa thu về Trời hay thu khóc ủ ê Cổ cao áo kín đi về đường tôi. (Ðêm Sinh Nhật, Cung Trầm Tưởng) Ðó là chúng tôi. Ðó là Sài Gòn của chúng tôi, những năm đầu của cuộc vận động đổi mới chữ nghĩa, – dăm ba thần tượng sụp đổ, một vài trường phái manh nha. Chúng tôi ghi nhận trong bất cứ cuộc vận động nào, thơ đi trước. Thơ bao giờ cũng đi trước; thi sĩ là kẻ tiền-hô. Có bao giờ chưa, một cuộc vận động văn học thi sĩ lại không ở hàng đầu? Một biến động thời thế thi sĩ lại không biến đổi trước nhất? Giữa thập niên ’20 Phan Khôi là người phá thể [với bài thơ Tình Già]. Ðầu thập niên ’30 Ðoàn Phú Tứ là kẻ xoay vần [với nhóm Xuân Thu Nhã Tập]. Ðể hình thành nền Thơ Mới. Ra ngoài đất nước, cũng chính là thơ trước nhất đã dựng lại một nền văn học. Vũ Khắc Khoan làm thơ. Mặc Ðỗ làm thơ. Võ Phiến làm thơ. 1975, những nhà văn phải làm thơ. Ðương nhiên các thi sĩ không làm gì khác là làm thơ. Trong khi các nhà văn phải làm thơ vì biến động trước mắt thì các thi sĩ đã làm thơ rồi, vì biến động đã ở dưới chân thi sĩ, từ lâu, trên các nẻo đường xuôi ngược của thi sĩ, không ngừng. Không biết làm thơ, vào trong tù, ai cũng có thể làm thơ. Thế thì khi thi sĩ vào tù, thi sĩ thường thường ở tù lâu hơn các ông tướng, và các thứ. Vào tù binh tướng bị lột khí giới; vào tù, khí giới của thi sĩ còn nguyên. Bạn tôi cũng vậy. Cung Trầm Tưởng cũng vậy, trước sau gì cũng vẫn làm thơ. Ở ngoài đời là một tay làm thơ. Tựa bên phải thì làm thơ bằng tay phải; tựa bên trái thì làm thơ bằng tay trái. Vào tù, hai tay bị còng, thì có “Lời Viết Hai Tay.”** [**nhan đề một thi phẩm của CTT.] Từ cuối thập niên ’50 trở đi, Lục Bát Việt Nam không bao giờ còn như xưa nữa. Hình sắc, âm điệu, ngôn ngữ của hai dòng 6-8 đó – như một thôn nữ khăn vuông mỏ quạ váy quai cồng của đồng chiêm lúa mùa nhiều thế kỷ trước chốn Phong Châu – hiện thành Vệ Nữ và Hoàng hậu, hiển lộng và rực rỡ – nhưng lại có chút man dại của bản năng và nhịp thở phố xá, qua thơ Cung Trầm Tưởng. Ðến anh thì đến hôm nay Lỡ mai gió giật chở đầy mưa qua Ðến anh thân thể lụa là Dài đuôi con mắt ngắn tà váy kiêu Ðến anh lưng thắt chiết yêu Sểnh tâm phá giới con diều ái ân Chờ em anh để râu xanh (Râu Xanh, Cung Trầm Tưởng) Trước 1975. Một hôm Cung Trầm Tưởng đến tòa soạn Tạp chí Thời Tập của tôi trên đường Nguyễn Trãi Chợ Lớn rủ tôi đi Cần Thơ dự Ðêm Con Ðuông. Con đuông là một thứ Nhộng của xứ dừa, họa sĩ Ngy Cao Uyên ở Cần Thơ lấy tên Con Ðuông đặt tên cho nhà xuất bản của anh, in ra những tập thơ mỏng, bìa là một họa phẩm nguyên tác nhỏ bằng lòng bàn tay; “Lục Bát Cung Trầm Tưởng” được in ra trong khuôn khổ này. Tôi còn nhớ chuyến bay chỉ có 4 người, kể cả phi công. Khi chiếc Bà Già bay trên ruộng rừng đất nước, nhìn ngắm những hố bom B.52 phía dưới, chúng tôi nói về những tàn phá của cả thù lẫn bạn. Rồi cũng không quên nói về thơ. Ðêm ấy trên những chiếc giường sắt trong căn cứ Không đoàn Vận tải (mà ông họa sĩ chủ trì là trung tá chỉ huy trưởng), chúng tôi nói về màu sắc trong thơ. 1992. Nhớ Cung Trầm Tưởng, không có việc gì, với tấm bản đồ thành phố Paris trong tay, tôi đã lên một con tàu và bước xuống một sân ga: “Ga Lyon đèn vàng”. Sau này qua điện thoại, tôi kể anh nghe tôi xuống sân ga đó không phải để kiểm chứng xem bạn ta có phải là người đi xa về rồi nói chuyện linh tinh hay không, như ở ga Lyon đèn trắng lại nói nó đèn vàng hay không, mà tôi xuống đó, để đứng ở ga Lyon và ngó lên mấy ngọn đèn, nhớ bạn, và đọc thơ bạn và hát nhạc Phạm Duy ở đấy. “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế.” Ngược lại, cũng qua điện thoại, Cung Trầm Tưởng thuật lại tôi nghe khi còn ở Sài Gòn, sau 10 năm ở tù cộng sản ra, đang lóng ngóng chuyện rời bỏ quê hương, thì nghe tôi nói về anh và về Thơ Lục Bát của chúng tôi trên đài Radio France International. Bài nói trên đài RFI ấy chính là trong cái dịp tôi bước xuống ga Lyon vào năm 1992 đó. [Dường như là do Thụy Khuê phỏng vấn.] Và ở hai phía địa cầu, như thế, cái tiếng Lục và cái tiếng Bát mà chúng tôi làm ra, chúng tôi ngâm lên, đã cùng được nghe thấy, trong một phút một giây của thời gian thật: Hồn tôi cái đĩa thâu thanh Tròn nguyên nét nhạc trung thành ý ca Ðồ rê mi phá sol la Ngẫm từng âm điệu nghe ra trời buồn. “Cơ bản, Thơ vượt lịch sử.” Cung Trầm Tưởng nói. Tôi đồng ý. Lịch sử vốn tái diễn không ngừng, thơ vốn hồi sinh cùng thi sĩ. Lịch sử lập lại. Thơ không lập lại. Thơ xướng danh lịch sử và sang vòng chuyển hóa mới. Hiện tại của lịch sử là nhà tù: Tập thơ “Lời Viết Hai Tay” là dĩ vãng của thi sĩ.

./. page hit counter

Không có nhận xét nào: