Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

55 năm ngày Trùng Thất - Nhất Linh 7/7


Thứ 7 - ngày 7/7 ... nhớ về một ngày Song Thất khác của năm 1963 !
“Người quay tơ đôi bạn tối tăm, anh phải sống chứ sao đoạn tuyệt?
Ðời mưa gió lạnh lùng bướm trắng, buổi chiều vàng đâu nhỉ nắng thu?”

(Vũ Hoàng Chương khóc Nhất Linh) 

Đọc lại một vài số báo tưởng niệm ngày Trùng Thất này, trong đó có một vài bài ít thấy trên mạng.

Khi tôi đưa những trang sách này lên Facebook, có những comment về Nhất Linh và sự kiện 1/11/1963 như sau :
------------------------------------
1. “ Sinh thời Nhất Linh được rất nhiều người tôn vinh, không chỉ đồng chí của ông. Ông được tôn vinh phần lớn vì tài năng xuất chúng, nhưng cũng một phần vì "màn sương mù huyền thoại" ông tạo ra. Chắc chắn ông cũng thích những "huyền thoại" đó, cũng như sự tôn vinh mà người thường cũng như đồng chí dành cho ông. Tuy nhiên, chúng (những "huyền thoại") lại trở thành sức nặng đè lên ông, níu kéo ông khi ông chỉ còn muốn làm một nhà văn... Đó là lúc ông từ Đà Lạt trở về Sài Gòn, khơi lại TLVĐ, ra tạp chí Văn Hóa Ngày Nay, cả hai đều thất bại. Rồi đến biến cố 11/11/1960 (cuộc đảo chánh thất bại) , mà ông được coi là người "thủ lãnh" không chính thức. (Nếu cuộc đảo chánh thành công, thì người đứng ra lãnh trách nhiệm lãnh đạo quốc gia chỉ có thể là NTT)... 
Theo tôi, đáng lẽ ông nên ra trước tòa án, và công khai nhận trách nhiệm, dù có phải đi tù một vài năm... Như thế mới đúng là một lãnh tụ!!!”


2. “...Sự thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm sau cùng có thể viện dẫn bằng duy nhất thái độ cứng rắn hay cứng ngắc của "ông Cố vấn" Ngô Đình Nhu. Là một học giả, thông kim bác cổ, đọc qua thiên vạn pho sách Đông Tây, nhưng chưa từng lăn lộn trong bùn lầy của cuộc sống thực, cuối cùng chỉ có thể dựa duy nhất vào cái đầu mình.
Đó là "công thức" chắc chắn nhất để tự cô lập mình, ngày càng xa rời thực tế. Ngay cả khi mình đúng nhất, lại chính là khi mình sai nhất. Đó là điểm tàn bạo nhất của chính trị! Khi chỉ một mình mình đúng, thì kẻ đó sẽ phải chết cho "chân lý". Không thể nào khác.
Tôi đoán, khác với cụ Diệm, ông Nhu chắc hẳn không bao giờ thực sự đọc hay hiểu phần nào Thánh Kinh. Thánh Kinh truyền dạy rằng có một Chân Lý duy nhất, và đó cũng chính là Thượng Đế. Nhưng cả hai vẫn chỉ là tên gọi, không phải là Đạo. Đạo là bác ái, là tình yêu, là san sẻ hạnh phúc hay khổ đau.
Dưới cái vỏ của một ông quan cựu triều, ông Diệm là người biết thương yêu, sẵn sàng hy sinh bản thân cho dân tộc, nhưng sự thật đó lại bị che lấp bởi bộ mặt lạnh lùng của bào đệ Ngô Đình Nhu, một nhà kỹ trị đúng nghĩa. Một tấm thảm kịch tầm vóc vĩ đại, nhất là khi nó không chỉ cho hai anh em TT Diệm, mà cho cả dân tộc”



3. "Cái chết của NL liên quan mật thiết đến cái chết của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, nhất là sự cáo chung của nền Đệ nhất Cộng hoà. Tôi từng gọi cái chết của NL là "cái đinh cuối cùng" đóng trên cỗ quan tài của chế độ NĐD! Hậu quả của nó như thế nào thì bây giờ ai cũng rõ. Nó không những không cứu vãn được VNCH chiến thắng cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa CS, mà trái lại vô hình trung đã góp phần không nhỏ vào sự chiến thắng của phe CS... Đó là cái nhìn không khoan nhượng của cá nhân tôi về lịch sử VN cận đại.

Cách riêng, tôi rất "ấn tượng" bởi bài phân tích của Nguyễn Đông Ngạc. Tuy có vài đoạn hơi dài dòng, khiến người đọc có thể thối trí, nhưng bài viết đã nêu lên được một số câu hỏi, nghi vấn về chủ đích thực sự của NL khi chọn cái chết. Tôi hỏi: ngoài việc lật đổ chế độ NĐD, thật sự NL mong đợi gì cho tương lai đất nước? Chỉ biết, ông chết đi, V.N.Q.D.Đ lại thêm chia rẽ, càng đứng bên ngoài công cuộc cứu nước, trước cuộc xâm lăng của chủ nghĩa CS, vào lúc chủ nghĩa này mạnh nhất.

Sau cùng, để tạm kết luận, NL chủ yếu là người dùng ngòi bút để làm cuộc cách mạng xã hội và đã thành công lớn. Ông không mặn mà với chính tri, có lẽ không có năng khiếu đó. Người có thể làm nên lịch sử là nhà văn Hoàng Đạo, người có đầu óc chính trị. Chẳng may, Hoàng Đạo bất ngờ chết trên chuyến xe lửa HongKong - Quảng Châu. Sau đó, cả Nhất Linh lẫn người em út, bác sĩ Nguyễn Tường Bách, đã tuyên bố giã từ chính trị.
Đó là lịch sử. Không ai có thể thay đổi được lịch sử, nhưng có bổn phận phải làm sáng tỏ nó. Lịch sử không của riêng ai, không thuộc về một đảng phái, dòng họ hay cá nhân nào, mà của cả dân tộc, kể cả những người đã khuất hay chưa sinh ra. Hãy nói lên sự thật, hỡi những ai còn chút lòng đoái hoài tới tiền đồ của dân tộc VN!"
------------------

Ngoài báo VĂN của Nguyễn Đình Vượng có thể dễ dàng đọc cái bài trên mạng như
Thì có những bài trên VĂN HỌC cũng rất giá trị…

(Ở đây cần mở ngoặc nói thếm về tạp chí này – trích từ Thư Quán Bản Thảo https://tranhoaithux.wordpress.com/2016/10/10/hanh-trinh-cua-tap-chi-van-hoc-1962-1975/

     Văn Học được ra đời do một số người trẻ nhập cuộc. Họ là những học sinh, sinh viên của các         trường Trung học, Đại học trên toàn quốc, và một số đang du học tại ngoại quốc nhưng đã       cùng nhau chung một lý tưởng thực hiện một tờ tạp chí nghiên cứu và phê bình về văn hóa và chính trị để làm diễn đàn chung cho những thanh niên tự do tại Miền Nam.
Số đầu tiến phát hành vào tháng 11- 1962 trong thời Đệ nhất Cọng Hòa, và số cuối cùng là số Mùa Xuân 75, kéo dài  được 13 năm – số tuổi xem như rất thọ so với các tạp chí văn học miền nam khác  , ngoại trừ chỉ sau  tạp chí  Bách Khoa. Từ số 1 đến số 72 (1-5-67), khổ báo khổ lớn (15×25 cm). Từ số 73 đến số cuối cùng khổ giấy loại nhỏ (14×20 cm).
Hai năm đầu, báo được phát hành mỗt tháng một kỳ, sau đó, báo đổi thành bán nguyệt san, phát hành mỗi nửa tháng một kỳ (kể từ số 21).
Chủ nhiệm đứng tên là Phan Kim Thịnh, nhưng chủ bút thì thay đổi ba lần. Hai năm đầu (1961-1963), chủ bút là Dương Kiền, sau đó chủ bút là Phan Kim Thịnh. Tiếp đến vào năm 1966 là  Nguyễn Đình Toàn (từ số 63 ngày 1-9-66  đến số 69 ngày 15-11-66). Sau đó vai trò chủ bút lại được giao lại cho Phan Kim Thịnh.
Hai năm đầu (từ  số 1 đến số 20), tạp chí nhắm vào thành phần thanh niên sinh viên như tiêu đề trên bìa của tạp chí: Nguyệt san văn hóa xã hội nghệ thuật. Diễn đàn sinh viên Việt Nam tự do.Mỗi số báo đều có mục liên quan đến sinh viên như  Sinh Hoạt Sinh Viên do Trần văn Ngô, Phương Khanh, Hà Thanh phụ trách… Cọng thêm vào những bài viết liên quan đến  những vấn đề  của sinh viên như “vài tâm trạng nghịch thường của thanh niên trước những giá trị xã hội (Dương Nhất Nhân – số 1),  Sinh Viên và trí thức lảnh đạo (Quan điểm, số 2), Chính sách sinh viên (Quan điểm, số 3), cái nhìn của người sinh viên (Nguyễn Vũ, số 4),. Dân chủ hóa nền đại học (Quan điểm, số 5), Chỉ huy hay hướng dẫn (Quan điểm, số 6) hay  mỗi số có mục Vấn Đề của chúng ta ví dụ: Bài trả lời ông Nguyễn Đăng Thục, Khoa trưởng đãi học văn khoa SG của Văn Học(số 4), Nhân các kỳ thi: Đặt lại vấn đề nguyên tắc (số 6) v.v….
Sau số 20, tiêu đề Diễn đàn sinh viên Việt Nam tự do được lấy ra, và nội dung Văn học có tinh cách khai phóng hơn, ảnh hưởng nhiều bởi thời sự. Sau 1965 chiến cuộc càng lúc càng leo thang, những người cọng tác viên trẻ phải vào quân ngũ, hay xa Saigon, để lại một khoảng trống lớn cho Văn Học. Cọng vào sắc luật 007 đã khiến chủ trương của Văn Học từ một tờ báo chính trị văn học đổi sang một tờ báo thuần túy văn học kể từ năm 1968” )
Nhìn vào những số Văn Học có nhắc đến Nhất Linh cũng là nhìn lại một đoạn đường lịch sử với những sự kiện liên quan đến chính thể Đệ Nhất Cộng Hoà và sự kiện 1/11/1963.

Số 9 (tháng 7 / 1963) chỉ một bài TƯỞNG NIỆM NHẤT LINH của NGUYỄN MẠNH CÔN, đến 4 tháng sau, khi báo đã lên khuôn thì xảy ra sự kiện 1963 – ngay lập tức những trang hồng perlure được thêm vào và lần này, NHẤT LINH được nhắc lại một cách trang trọng.

Số 41 VĂN HỌC (ra đúng ngày 7/7/1965) có bài của NGUYỄN ĐÔNG NGẠC (*) “Vài thắc mắc về Nhất Linh” , bài “Ít hàng về Nguyễn Tường Tam” của NGUYỄN QUÂN .

Tạp chí VĂN số 14 (7/7/1964) có một bài thơ Tưởng Niệm Nhất Linh của Trần Như Liên Phượng thì..ngậm ngùi thay số VĂN 37 Thương Nhớ Nhất Linh (7/7/1965) chúng ta thấy một trang AI TÍN thông báo về cái chết của chính nhà văn / nhà thơ / người lính này!
Và cũng trong số VĂN 37 này có một truyện ngắn liên quan đến Nhất Linh của Nguyễn Đăng (một bút danh khác của Mai Thảo) viết.

(*) Về nhà văn Nguyễn Đông Ngạc, nổi tiếng trong vai trò chủ nhà xuất bản SÓNG với tập truyện tuyển tập NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA :
http://www.luanhoan.net/tacpham/hoikyroi/NguyenDongNgac.htm


Xen kẽ trong thời gian đứng trên bực giảng, bàn chân Nguyễn Đông Ngạc thơm tho cỏ đất trường đua ngựa và bàn tay anh trải ra những luống chữ trên Hành Trình, Nghệ Thuật, Quần Chúng, Đất Nước, Văn Học...Cuộc sống phơi phới đào hoa của Ngạc bỗng bị neo giữ trong tay chị Nguyễn Thị Nga, đốc sự Quốc gia Hành Chánh, ái nữ của bà Nguyễn Thị Thế, em gái nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Nguyễn Đông Ngạc từ giã cuộc sống độc thân năm 1964, nhưng không tạm biệt những cuộc tình. Lãng mạn nhưng không trác táng. Dựa vào ưu điểm của quán sách Khai Trí, do bố mẹ anh gầy dựng tại Bình Dương (không phải Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương tại Sài Gòn), Nguyễn Đông Ngạc cho khai sinh nhà xuất bản Sóng, tung ra thị trường chữ nghĩa miền Nam trước 1975 các tác phẩm: Chuyện Tình (Love Story của Erich Segal), Một Ngày Cho Người Yêu (Goodbye Columbia của Philip Roth), Những Cuộc Tình Không Trở Lại (tuyển tập nhiều tác giả ngoại quốc), Buổi Sáng Cuối Cùng (Women In Love của D.H.Lawrence). Các tác phẩm này đều do bà Phan Lệ Thanh chuyển sang Việt ngữ. Công trình đồ sộ nhất trong các tác phẩm do nhà xuất bản Sóng của Nguyễn Đông Ngạc phát hành là tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta, được đến tay bạn đọc năm 1973. Để thực hiện tác phẩm văn học này, Nguyễn Đông Ngạc đã phải dồn hết tâm sức lẫn tài chánh. Từ việc xin bài, gom bài đến nhờ chụp bắt chân dung từng tác giả, Nguyễn Đông Ngạc đều đích thân lo tận tình, chu đáo"

huyvespa@gmail.com


IMG_2778 IMG_2847 IMG_2848 IMG_2849 IMG_2850 IMG_2851 IMG_2852 IMG_2853 IMG_2854 IMG_2855 IMG_2856 IMG_2857 IMG_2858

SỐ KỶ NIỆM ĐỆ NHẤT CHU NIÊN  (11/1963) (mất bìa), mở đầu bằng THƯ TOÀ SOẠN - sau đó được insert thêm vào những trang về NHẤT LINH

IMG_2826IMG_2827 IMG_2828 IMG_2823 IMG_2824 IMG_2825 IMG_2784 IMG_2785 IMG_2786 IMG_2859 IMG_2860 IMG_2861 IMG_2862 IMG_2863 IMG_2864 IMG_2865 IMG_2866 IMG_2867 IMG_2868 IMG_2869 IMG_2870 IMG_2871 IMG_2872 IMG_2873 IMG_2874 IMG_2875 IMG_2876 IMG_2877 IMG_2878 IMG_2879 IMG_2880 IMG_2881 IMG_2882 IMG_2883 IMG_2884 IMG_2885 IMG_2886 IMG_2887 IMG_2888 IMG_2889 IMG_2890 IMG_2891 IMG_2892 IMG_2893 IMG_2894 IMG_2895
IMG_2896 IMG_2897 IMG_2898 IMG_2899 IMG_2900 IMG_2901 IMG_2902 IMG_2903 IMG_2904 IMG_2905 IMG_2906 IMG_2907 IMG_2908 IMG_2909 IMG_2910 IMG_2911 IMG_2912 IMG_2913 IMG_2914 IMG_2915 IMG_2916 IMG_2917 IMG_2918 IMG_2919 page visitor counter
who is online counter blog counter

Không có nhận xét nào: