Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023

Văn hải ngoại (thời Mai Thảo) (1982-1996)

💭
Nếu giấc mơ có hình hài & màu sắc, thì đây chính là giấc mơ tôi. Những số báo trôi giạt vô định, những trang báo còn thơm mùi mực mới, những bìa báo còn rạng rỡ như mới vừa trở giấc từ một chuyến xe của một thư ấn quán nào đó nằm cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, những trang bìa chỉ tuyền là tên các tác giả…nằm im lìm mà nghe như rung rức một cảm hoài khó tả, nay về quy tụ một cách đường hoàng như một…kỳ tích (Khi “tập trung” niềm tin và năng lượng của mình để tìm những tạp chí này - những số liên tục không đứt gãy đều đặn thường xuyên - những số báo dựng lên từ một bàn viết lữ thứ như thế, nối dài từ Văn trong nước sau 1975: từ số 10 (4/1983) cho đến số 163 (12/1996) (tiếc quá còn thiếu 10 số đầu
🥰
) - trước khi chuyển sang bộ mới do Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách - liên tục & đều đặn hàng tháng trong 13 năm ở một viễn xứ, thật ra tôi có “khấn” cầu hương hồn ông Mai Thảo: one-man-show của tạp chí này khi tục bản ở hải-ngoại, chỉ có mình ông lo phần bài vở, tuyển chọn & giới thiệu những người viết mới, lo cả phần in ấn & phát hành, viết tay từng tên độc giả trên từng bì thư gửi đi hàng tháng…)
🥀
Như từ kiếp trước, khi nhìn lại những trang Văn với độc nhất vô nhị Sổ Tay Mai Thảo (mục yêu thích của tôi, hy vọng sẽ sớm đăng lên tuyển tập này; theo trang gio-o: “Sổ Tay được bạn đọc văn yêu thích nhất. Thường được gọi là “Sổ Tay Mai Thảo”. Đều đặn một năm 12 tháng, tháng nào ông cũng gửi đến độc giả thân mến của Văn một bài Sổ Tay. Với một giọng văn bay bướm ngắt câu lãng mạn kiểu Mai Thảo, mục Sổ Tay điểm mặt những bạn bè và những sinh hoạt vănchương văn nghệ xảy ra quanh thời đại ông. Qua trang Sổ Tay, người đọc khó tính của Văn tìm thấy ở chủ bút Mai Thảo một trình độ quốc tế, đọc được ngoại ngữ, tiêu hóa kiến thức thế giới, tương đối ít vọng ngoại thờ ngoại qúa độ, như độc giả khó tính vẫn thường thấy ở nhiều nhà trí thức dù sống nơi đâu nhưng vẫn còn mang tâm thức các xứ nhược tiểu.”), “mỗi kỳ một chân dung nghệ sĩ” nhìn bởi Mai Thảo, những di cảo (xuất hiện duy nhất trên những số bài này) của những tên tuổi lẫy lừng của văn chương miền Nam mà nay nhìn lại danh sách hầu như phần lớn đã “nghìn trùng xa cách”: Phạm Duy, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nghiêm Xuân Hồng, Nhật Tiến, Nguyên Sa, Du Tử Lê… Khi nhìn những dòng chữ từ tên tác giả cho đến hồn cốt của những tác phẩm tưởng mất mà vẫn còn nơi những trang giấy nhuốm màu quá vãng, thật sự tôi thấy mình đang đối thoại cùng quá khứ, đối thoại cùng những phần hồn “tương tư rót tràn trên giấy”.
“Chữ nghĩa đã hàm oan / Tâm kiệt cùng mực cạn / Ẩn mật chút men trong / Cất lòng sầu vô hạn... Có chiều thương bút mực / Bàn viết như mồ hoang / Yên nằm hồn lệ quỉ / Chờ ý xuống hộ tang...Quỉ ơi đời giấy trắng / Chờ ngươi đã nhiều năm / Có nghe nghìn xác sóng / Tìm nhau ngoài hư không?”
(Chuyện vãn cùng sách cũ - Viên Linh)

https://maithaoinmemory.wordpress.com/

Tài liệu của Nguyễn Trường Trung Huy

huyvespa@gmail.com

huyvespa.blogspot.com

© MaiThaoinmemory 2023

https://maithaoinmemory.wordpress.com/

MỤC LỤC CỦA CÁC SỐ TRÊN (THIẾU 10 SỐ ĐẦU CHƯA TÌM ĐƯỢC)

https://photos.google.com/share/AF1QipPY2ifzPZP9R6RlMRS7iUZKuoIUNcURm0tU2L2thHT50d7tbSbe1kz8UOymhyMgwg?key=cDNoN3ViOTlTTHB5TmxoNklURUN4TGJTWDVOOXlB

SÁCH (HẢI NGOẠI) CẦN TÌM:

1. Hôn Em Kỷ Niệm (tập nhạc của Duyên Anh) (NXB Nam Á)

2. Em tôi Saigon & Paris (thơ Duyên Anh) & Thơ Tù 

3. Rong Ca (tập nhạc Phạm Duy)

4.Mai Thảo - chân dung 15 nhà văn nhà thơ Vietnam (NXB Văn Khoa)

5.Hồn say phấn lạ (Duyên Anh) (NXB Xuân Thu)

6.Ðáy Ðịa Ngục (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1985

7.Những Khuôn Mặt Văn Nghệ – Đã Ði Qua Ðời Tôi (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1990

8.Hai Tập Hồi Ký Phạm Duy (trừ tập 2: thời KHÁNG CHIẾN) (Phạm Duy Cường productions) 

9. 2 tập thơ Nguyễn Tất Nhiên (Tâm Dung & Chuông Mơ) 





















1 nhận xét:

Yên Sơn nói...

Thật là một công trình đáng ngưỡng mộ.

Yên Sơn