Thứ Tư, 26 tháng 3, 2008

Chat với TRẦN THÁI HOÀ:)

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:43:28 PM): ủa anh


HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:43:33 PM): ngoài đi hát cho TN ra

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:43:39 PM): anh có nghề tay trái nào ko?

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:43:48 PM): khong em a..anh chi co mot nghe thoi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:43:52 PM): hehe

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:43:53 PM): dạ

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:44:01 PM): 1 nghề cho chín hả anh

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:44:01 PM):

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:44:28 PM): anh dot lam..nen chi du suc lam mot nghe thoi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:44:32 PM): ackack

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:44:33 PM): hehe

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:45:48 PM):

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:46:35 PM): trong đĩa Cô láng giềng

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:46:49 PM): em thik anh hát bài mái tranh chiều

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:46:56 PM): ở nơi nào em có nhớ

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:46:59 PM): có bao giờ em hỏi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:47:00 PM):

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:47:26 PM): cõi vắng thì 1 thoáng mơ phai

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:47:29 PM): 2 năm tình lận đận

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:47:37 PM): uh..ah cung thich bai Mai Tranh Chieu lam..bai do it nguoi hat

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:47:43 PM): dạ

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:03 PM): đêm đông thì e thik mưa lệ

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:06 PM): những chiều ko có em

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:48:14 PM): cha..anh gap tri ky roi day

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:15 PM): nơi nào em có biết

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:48:28 PM): em thich toan nhung bai ma anh thich..ma trong khi do it nguoi thich nhung bai nay lam

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:32 PM): hehe

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:39 PM): còn lê uyên phương

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:48:43 PM): anh noi that day

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:47 PM): e...ko thik bài nào hết

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:50 PM): soryyy anh

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:48:51 PM):

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:49:41 PM): hehe..khong co sao

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:49:48 PM): moi nguoi mot y kien ma

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:10 PM): e thik bài Về dưới mái nhà nữa

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:26 PM): chờ 1 kiếp mai nữa

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:50:37 PM): CD LUP la cd ban cham nhat..nhung nam 2007 thi duoc bau la CD xuat sac nhat trong nam o ben nay do

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:46 PM): dạ...

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:48 PM): vậy hả anh

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:54 PM): e không biết thông tin đó

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:50:55 PM): hehe

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:51:23 PM): anh cung khong hieu nua...nhung ai thich thi thich , khong thi ho che thoi... quen roi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:51:30 PM): hehe

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:51:38 PM): làm dâu trăm họ mà anh

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:51:55 PM): u dung roi

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:52:01 PM): khong chieu long moi nguoi duoc dau

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:52:48 PM): well

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:52:55 PM): anh ở bang nào vậy a.H?

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:53:06 PM): o Cali em

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:53:20 PM): dạ

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:53:30 PM): em o SG a

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:53:34 PM): dạ

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:53:47 PM): con di hoc hay ra truong roi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:53:53 PM): dạ

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:54:10 PM): da. gi?

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:54:11 PM): em dđng hoc nam 4

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:54:17 PM): nhung đang đi làm

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:54:22 PM): marketing cho CK jean anh

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:54:22 PM): vay a

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:54:31 PM): vay ha

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:54:35 PM): yep anh

tran_thai_hoa (3/26/2008 7:54:52 PM): tuong lam nguoi mau chu

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:54:58 PM): hehe

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:00 PM): à

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:02 PM): chưa nói anh

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:13 PM): là đĩa BGBTT thì e thik bài Tình rơi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:27 PM): Nắng hạ

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:36 PM): tại em nghe cô Thái Hiền hát quen rùi

HUY HERE HOW R U??? (3/26/2008 7:55:45 PM): nên em chưa thẩm thấu cách của anh được



Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

LES CHANSONS D'AMOUR(THE FRENCH LOVE SONGS)







NHỮNG BÀI KHÔNG TÊN...MANG TÊN NỖI BUỒN...

Nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe . Những diễn tả đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc ập vào tâm khảm đến rã rời, đến ray rứt . Ai chẳng từng yêu, chẳng từng xót xa, lo âu ? Thế nên cuối thập niên 60, tới đầu thập niên 70, một chuỗi sáng tác của Vũ Thành An, với "Tình Khúc Thứ Nhất", "Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi", các bài "Không Tên" được quần chúng đón nhận nồng nàn và nghiễm nhiên trở thành những bản "Nhạc Tình Vũ Thành An", một dấu ấn lãng mạn của thời Nhạc Vàng!

Đang lúc thăng hoa, đột ngột thời thế đổi thay . Cùng với số phận miền Nam, người Nhạc Sĩ chỉ viết Nhạc Tình bỗng dưng phải chịu một thời hoa niên trong tù đầy . Trong thời gian này Nhạc Sĩ VTA có sáng tác không? Khi qua được bến bờ tự Do, thì ông đã trả lời câu hỏi này qua nhiều bản nhạc Tình mới, và một loạt nhạc "Nhân Bản Ca". Nhạc của VTA mang dáng dấp mới. "Bài không tên cuối cùng tiếp nối" là một chấp nhận. "Đời Đá Vàng" là một cái nhìn triết lý . "Tình Xưa Gái Huế" nghe nhẹ nhàng không phải là những ray rứt, trách cứ như ngày nào . Giới thưởng ngoạn đang trong thời kỳ hấp thụ dòng nhạc mới này của VTA, thì bỗng dưng Vũ Thành An tuyên bố ông không sáng tác Nhạc Tình nữa, mà chuyển hướng qua con đường sáng tác Nhạc Thánh Ca . Thật là một bất ngờ, đối với một số giới ái mộ, có thể là mốt thất vọng xen lẫn với những bàng hoàng tiếc nuối . Phải chăng sự đổi thay này xuất phát từ mười năm giam hãm tù đầy ? Chắc hẳn mười năm là một thời gian dài, với rất nhiều thời giờ để suy tư ! Thế nhưng thắc mắc hay chấp nhận sự đổi thay này, chúng ta hãy cùng nghe lời tâm sự của chính Nhạc Sĩ, qua buổi phỏng vấn mà ông đã ưu ái dành cho Hồn Quê.

Phỏng vấn Nhạc Sĩ Vũ Thành An là một hân hạnh, nhưng thú thật cũng khớp, vì không biết phải đặt những câu hỏi nào để thích hợp với một người đã tuyên bố gác kiếm qua một bên (gần như thế) . Nhưng khi đối mặt Nhạc Sĩ thì tôi thở phào nhẹ nhõm . Nhạc Sĩ ăn nói nhẹ nhàng, anh có vẻ trẻ hơn trong hình, mắt sáng, và miệng hình như khi nào cũng hơi cười mỉm .

Trần Viết Minh-Thanh (TVMT): Nhạc sĩ học nhạc từ lúc nào, với ai?

Vũ Thành An ( VTA): Tôi học nhạc từ hồi còn rất nhỏ. Một trong những thầy dạy tôi ở trung học là nhạc sĩ Chung Quân, tác giả bài Làng Tôi.

DeTu.jpg (4611 bytes)

Lớp Đệ Tứ


TVMT: Nhạc sĩ đã dùng nhạc cụ nào để xử dụng trong khi sáng tác? Qua thời gian có thay đổi cách sáng tác không? Tỉ dụ như xưa dùng guitar, bây giờ Thánh Ca thì dùng đàn dây, piano?

VTA: Tôi thường dùng guitar


TVMT: Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là Nhạc Sĩ Chung Quân chê. Ca khúc có được phổ biến không?

VTA: Đã lâu lắm rồi tôi không nhớ rõ là bài gì. Tôi muốn nhắc lại sự kiện này là để nói với các bạn trẻ là đừng nản chí với những lời chê khen, hãy cố gắng, thể nào cũng thành công.

Image






Image

TVMT: Theo lời Nhạc Sĩ, Nhạc Sĩ sáng tác bài "Không Tên Cuối Cùng", năm 1965, nghĩa là lúc Nhạc Sĩ được 22 tuổi, khi bị chấn động tinh thần mạnh vì cuộc tình gẫy đổ. Vậy Nhạc Sĩ sáng tác bài "Không Tên Cuối Cùng Tiếp Nối năm nào ? Nhạc Sĩ có thể cho biết lý do tại sao Nhạc Sĩ lại sáng tác bài KTCCTN hay không ?

VTA: Tôi viết lời thứ hai cho Bài Không Tên Cuối Cùng cũng như Những Bài Không tên khác vào năm 1991. Những năm tháng bị giam cấm ( 1975-1985 ) tôi đã tiếc là đã viết những lời không nên viết, đặc biệt nhất là Bài Không Tên cuối cùng. ( Mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng ?) Chắc chắn là những lời này được hát đi hát lại nhiều lần ở khắp nơi đã ảnh hưởng tới người bạn cũ của tôi. Tôi nghĩ là sẽ không bao giờ có cơ hội nói lại những điều mình không nên nói ấy. Năm 1991 khi được ra Hải Ngoại tôi đã thực hiện ngay ý định của mình.

vta1991b.jpg (13813 bytes)

vta1991c.jpg (21230 bytes)

từ trái: các nhạc sĩ Văn Phụng, Song Ngọc, Nam Lộc, PhạmDuy, Hoàng Trọng,
Nhật Bằng, Ngô Thụy Miên,Nguyễn Túc, Vũ Thành An, Từ Công Phụng (1991)

TVMT: Không Tên Cuối Cùng", năm 1965, Cuối Cùng, là hết, có nghĩa là lúc đó N.S. không tính sáng tác bài "Không Tên" nào nữa ? Vậy sao N.S. lại cho ra các bài KhôngTên sau ?

VTA: Không Tên cuối cùng là kỷ niệm cuối cùng của một cuộc tình. Ngoài mối tình ấy tôi cũng có những mối liên hệ khác.

TVMT: Tại sao lại Không Tên, với lời nhạc phong phú chắc chắn N.S. VTA có tựa để đặt cho bản nhạc, mà lại đặt là Không Tên?

VTA: Tôi muốn tạo sự chú ý của thính giả.và cũng muốn dấu tên những người bạn liên quan đến những bài hát ấy.

TVMT: Được biết Nhạc Sĩ lập gia đình lần đầu tiên năm 1969, Nhạc sĩ có bài hát nào ca tụng tình yêu thăng hoa, vui vẻ vào thời điểm này không?

VTA: Tôi có làm bài Không Tên Số 5 cho người vợ đầu tiên.

TVMT: Những bản Tình Ca cuối cùng của Nhạc Sĩ VTA, (Bài Không Tên Cuối Cùng Tiếp Nối, Bài Không Tên Số 12, Bài Không Tên Số 50, Hồn Lạnh Nắng Phai, Tình Xưa Gái Huế) những bài này được sáng tác vào thời điểm nào?

VTA: Bài Không Tên đầu tiên được sáng tác trước 1975. Những bài sau đó được viết sau 1985

vta1965a.jpg (7591 bytes)vta1965b.jpg (6750 bytes)

vta1965c.jpg (14299 bytes)

nhạc sĩ Vũ Thành An - 1965

TVMT: Bài Không Tên số 12 – Hình như bản hát mang Niềm Hy Vọng, anh có thể cho biết thêm về bản nhạc được không?

"Cõi trên đã nhìn xuống ta mỉm cười ...
Lồng lộng chiều tung mái tóc
Sâu thẳm hồn em đã khóc
Mong cầu rồi ra có ngày mãi xum vầy.

VTA: Bài này tôi sáng tác sau năm 1985, lúc ấy tôi đã gặp được người bạn cho tôi lại niềm vui sau bao nhiêu năm đau khổ.

TVMT: Thưa Nhac sĩ bài "Đời Đá vàng " .. trong đó có nhắc đến " tình yêu " nhưng là một thứ tình yêu đã vượt qua khỏi tình lứa đôi nên theo nhạc sĩ nên xếp bài này như là một trong các bài trong Nhân bản ca hay không?

VTA: Bài Đời Đá Vàng là bài Không Tên 40. Những câu sau cùng được viết sau này ( 1994-2000) cho nên mang nhiều chất Tình Người hơn. Dù sao bài hát cũng đã được đăt tên rồi.

TVMT: Nhạc Sĩ có bao nhiêu bài Nhân Bản Ca hết thảy ? Làm trong tù, làm sao N.S. nhớ hết được?

VTA: Cho tới bây giờ tôi có tất cả khoảng 60 bài Nhân Bản. Rất tiếc tôi chưa có dịp phổ biến hết đến thính giả. Hiện tôi đã đưa những bài này lên net ở vuthanhan.com. Qủa thật có nhiều bản tôi đã làm và quên mất.

TVMT: Tại sao chia ra là Nhân Bản ca ? Tình Người, cứ gọi là Tình Ca, thì có thể bản nhạc được phổ biến hơn không ?

VTA: Nhân bản Ca để nói về Tình Yêu rộng và lớn hơn tình yêu đôi lứa. Tôi nghĩ một bài hát được phổ biến rộng rãi là do nội dung bài hát và lúc đầu phải quảng cáo thật mạnh.

vta1965d.jpg (5568 bytes)

vta1975b.jpg (5560 bytes)

nhạc sĩ Vũ Thành An - 1975

TVMT: Trong thời gian cải tạo có bao giờ N.S. mất niềm hy vọng không ? Khi nào thì biết được gẫy đổ của gia đình, trong khi còn đang trong lao tù, cải tạo?

VTA: Không bao giờ tôi mất hẳn niềm hy vọng cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Mầm mống sự gẫy đổ của gia đình tôi đã có trước năm 1975.

TVMT: VTA đã sống thế nào khi ra khỏi tù?

VTA: Tôi đi kèm trẻ tại tư gia

TVMT: 1987 lập lại gia đình Gặp người bạn đời hiện tại trong trường hợp nào ?

VTA: Tôi gặp vợ tôi hiện nay khi tôi đi dạy học. Mấy người con của bà là học trò của tôi.

vta1991a.jpg (16598 bytes)

nhạc sĩ Vũ Thành An và phu nhân - 1991

TVMT: Mấy năm sau N.S. VTA có nói sẽ không sáng tác nhạc tình ca nữa, tại sao thỉnh thoảng lại thấy 1 bản nhạc tình của anh VTA mới sáng tác, thí dụ bản "Hạt Sầu thơ Trường Đinh, N.S. VTA phổ nhạc thành bản tình ca tháng 10 năm 2001

VTA: Nôi dung bài Hạt Sầu không phải là tình ca đôi lứa. Có những bài tình ca đã và có thể sau này được phổ biến là những bài tôi đã sáng tác rất lâu. Chẳng hạn bài Đời Đá Vàng đã có từ năm 1974.

Image
Image

TVMT: Không sáng tác Tình Ca nữa, nhưng N.S. còn thưởng thức nhạc tình nữa không?

VTA: Có chứ, nếu là nhạc hay. Tôi chỉ không còn lụy vì tình trai gái nữa mà thôi.

TVMT: Nhạc Sĩ có cảm tưởng thế nào khi tình cờ nghe Nhạc Tình của mình còn được rất nhiều ca sĩ hát trên đài ?

VTA: Tôi vui vì những gì mình viết ra còn được nhắc đến.

TVMT: Dù N.S. đã cho "Tình Ca" lui vào quá khứ, nhưng nếu một người ái mộ N.S. đã lâu, có dịp đối diện với N.S. và trình bày với N.S. như sau:

"Trước sau tôi vẫn coi Vũ Thành An là N.S. đi rao giảng tình yêu và từ khi N.S. chuyển hướng, tôi coi như là N.S. VTA đã ... " không còn " , xin lỗi đã khuấy động đến con đường N.S. đã chọn hiện nay " thì nhạc sĩ sẽ nghĩ sao ?

VTA: Mọi sự biến đổi theo thời gian. Chúng ta ngày hôm nay không giống như chúng ta ngày hôm qua. Vũ Thành An của những Bài Không Tên chắc chắn đã thay đổi sau 40 năm trải qua nhiều biến động. Ngày xưa tôi chỉ biết yêu và đau khổ cho một người, nay tôi học để yêu và hy sinh cho Thiên Chúa và cho anh em .Tôi chắc chắn rằng mỗi lúc tôi một gần ngày trở về quê Trời. Tôi vẫn đang cầu xin cho mọi người và cho mình trong những ngày tháng còn lại.

TVMT: Minh-Thanh nhận thấy kỳ nhạc sĩ ra Thánh ca này, không một ca sĩ nào trình bày bản Nhạc Tình nào của Nhạc Sĩ, có phải họ tự động tránh trình bày vì sự có mặt của Nhạc Sĩ trong khán đài, hay Nhạc sĩ yêu cầu họ .

VTA: Buổi ra mắt Thánh Vịnh Đáp Ca không phải là một buổi trình diễn. Đây là buổi giới thiệu tácphẩm của tôi với các Ca Đoàn vì tôi biết họ rất cần loại nhạc này.

TVMT: Nếu có sự hiện diện của Vũ Thành An, mà có người nào hát Nhạc Tình của Nhạc Sĩ thì Nhạc Sĩ nghĩ sao ?

VTA: Đó là một điều tôi rất hân hạnh

Autralia_March30_2001.jpg (122995 bytes)

Image

PART I(MEDIAFIRE)




Đây là phần câu hỏi về Thánh Ca

Một sáng Chủ Nhật trời mây bàng bạc, Tiểu SaiGòn chào đón Nhạc sĩ Vũ Thành Anh tại Trung Tâm Công Giáo, qua buổi ra mắt tập Thánh Ca đầu tiên của ông, tựa là : "Con Nâng Tâm Hồn Lên Tới Chúa'". Tập Thánh Ca này lấy lời từ Thánh Vịnh ra, (Thiên Chúa Giáo), còn được gọi là Thi Thiên (thơ của Trời, theo Tin Lành). Nhạc Sĩ Vũ Thành An đã trình bày một vài bản Thánh Ca từ tập Thánh Ca này. Giọng của Nhạc Sĩ VTA rất tốt, khoẻ, khuôn mặt rạng rỡ, hạnh phúc . Nhạc Sĩ được sự đón tiếp nồng hậu của Hội trường gồm nhiều đoàn thể Thánh Ca trong vùng quận Cam.

TVMT: Về Thánh Ca, Nhạc Sĩ cho biết đã mất 8 năm để hoàn thành tập Thánh Ca đầu tiên này . Vây từ ngày đầu tiên đến đất Mỹ Nhạc Sĩ đã bắt đầu sáng tác Thánh Ca rồi hay Nhạc Sĩ đã sáng tác bên Việt Nam ?

VTA: Thực ra tôi đã soạn Thánh Vịnh số 1 ngay từ năm 1981 khi tôi bắt đầu có Đức Tin. Tôi muốn dùng khả năng Chúa cho để phục vụ Người. Rất tiếc là lúc đó tôi không có được bản dịch tốt nên tôi ngưng lại. Mãi tới năm 1994, tôi tham gia Ca Đoàn tại Portland nên có môi trường để soạn tiếp.

TVMT: Nhạc Sĩ sáng tác Thánh Ca thế nào, viết nhạc trước hay đọc Thánh Vịnh và cảm tác ra giòng nhạc đi đôi với những gì mình thâu nhận được từ Thánh Vịnh?

VTA: Tôi soạn Thanh Vịnh theo bản dịch của Giáo Hội. Ngoài những bài phóng tác ( được phát hành kỳ này ) tôi còn soạn những bài hầu như nguyên văn bản dịch. Tôi hy vọng rằng vài năm nữa tôi sẽ hoàn tất soạn Thánh Vịnh Đáp Ca theo đúng nguyên văn sách Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

TVMT: Có hy vọng Thánh Ca đuoc hát cho cong đồng khác ngoài VN như ngoại quốc, vậy có chuyển lời như tiếng Mỹ Pháp ngoài tiếng VN?

Số lượng Nhạc Thánh Ca trong Nhà Thờ tiếng Việt có là số lượng lớn không ? Nhạc Sĩ có thấy sự khó khăn khi phổ Biến nhạc Thánh Ca do mình sáng tác, để thay những bản Thánh Ca đang được hát trong các buổi lễ trong các Nhà Thờ hiện nay chăng ?

VTA: Nhạc Việt vừa tình ca vừa thánh ca rất khó được phổ biến trong Cộng đồng người ngoại quốc.

Số lượng các bài Thánh Ca và Thánh Vịnh của Giáo HộiCông Giáo Việt Nam thật nhiều và thật phong phú. Tôi hy vọng có thể đóng góp một phần rất nhỏ bé trong việc tôn vinh Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát.

vta2001b.jpg (8359 bytes)

nhạc sĩ Vũ Thành An và Đức Tổng Giám Mục John Vlazny
Deacon Candidate tại Portland, USA - 2001

TVMT: Sáng tác Thánh Ca có dễ dàng hơn sáng tác Tình Ca không?

VTA: Tình ca được soạn theo cảm hứng. Thánh Vịnh, Thánh Ca cần phải soạn đúng theo Thần Học và Tín Lý.

TVMT: Còn biết bao nhiêu người yêu dòng Nhạc Tình của Vũ Thành An, thính giả có hy vọng gì được nghe một bản nhạc Tình mới của Vũ Thành An không ?

VTA: Còn rất nhiều bản Tình Ca của Vũ Thành An thính giả chưa nghe hát bao giờ. Những bài này được in trong Vũ Thành An Tình Khúc toàn tập.

TVMT: Kết Luận - Xin có đôi lời tả Vũ Thành An ngày hôm nay và Tương Lai

VTA: Vũ Thành An trước khi có Đức Tin là một người chưa thấy ý nghiã của cuộc sống. Aùnh sáng đã rọi soi cho Vũ Thành An con đường để đi trong những năm tháng còn lại. Chắc là VTA còn sống trên đờøi này chẳng được bao năm nữa, vì vậy trong từng ngày VTA cầu nguyện cho mọi người và cố gắng chuẩn bị hành trang tốt cho mình để trở về cuộc sống đời sau.

Trần Viết Minh Thanh thực hiện

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2008

...NHỮNG TRẦM KHƠI BẤT TẬN..

Tôi như giòng sông cạn
Cuốn quanh đời mệt nhoài
Cuốn theo giòng nghiệt ngã
Buồn rơi theo năm tháng
Úa trên lưng tháng ngày

Tôi mang hồn cỏ dại
Ngu ngơ tự hỏi lòng
Bỗng một ngày thiên thu
Bỗng một đời phù du

(Từ Công Phụng - Đời Bỗng Phù Du)








I. NHẬP






Một buổi chiều. Mùa thu.
Mây trắng bay. Nắng vàng vọt rớt trên hè phố.

Người đàn ông đứng tuổi lặng nhìn cô bé ngồi cách mình không xa. Cô bé có mái tóc huyền, đăm nhìn theo những cánh chim bay khuất với một nét buồn tao mặc. Dáng cô bé thon gầy, như hao mòn cùng năm tháng.

Người đàn ông chợt ước ao, chợt khát khao mình có thể xóa tan mây trời trầm lắng đang xuống thấp dần lên cuộc đời cô bé.






Nhưng người đàn ông vẫn ngồi đó. Lặng yên.

Mưa nhẹ rơi...
. Từng giọt mỏng...
Long lanh lên khóe mắt cô bé...

Người đàn ông cũng nghe cay vùng mắt.

Lâu lắm rồi. Cuồng lưu dòng sống đã làm người đàn ông xa lạ với những cảm xúc đơn thuần nhất của con người - nụ cười, tiếng khóc. Nhìn cô bé ngồi đó, với những bước chân linh hồn đầu đời xa rời thơ ấu, người đàn ông chợt nghe lòng mình rét mướt, chao theo từng giọt mưa rơi.







Cô bé đứng dậy, bước xa dần theo lối nhỏ của công viên. Dáng cô bé đổ dài lên nỗi buồn của người đàn ông, lên nỗi buồn của thời gian đang chất chồng lên mái tóc hơn nửa phần xóa trắng.

Người đàn ông nghe vọng lên trong tim mình một niềm đau xót. Cho bước chân lạc loài của cô bé. Cho hồn nhiên thoáng mất. Cho ưu tư kéo về. Cho lưu đày tuổi trẻ. Và cho chính bản thân mình - cũng lạc loài, cũng lưu đày, đã hơn nửa lần thế kỷ...








Image

II. NGÔN NGỮ CỦA ÂM NHẠC











Thế đó. Là ngôn ngữ của Từ Công Phụng (TCP). Đoạn nhập đề trên là những gì đã hình dung ra khi nghe bài Còn Một Buổi Chiều của tác giả. Không chỉ nghe ra. Mà còn nhìn thấy. Còn cảm nhận đến.







Thế đó. Là ngôn ngữ của TCP. Man mác. Nhẹ nhàng. Lãng đãng. Ẩn mật. Mang nhiều hình ảnh của một cõi trời tâm sự. Không ạt ào thác đổ. Mà là những chắt chiu đằm thắm. Những nâng niu tận cùng.

TCP không chỉ là nhạc sĩ của tình yêu. Nói đúng ra, tình yêu chỉ là dòng sông để TCP chuyên chở và phản ảnh tâm hồn mình. Trong dòng sông đó có phù sa cuộc sống, có bọt bèo thân phận, có vẩn đục tương lai, có trong veo kỷ niệm.







Từ
Bây Giờ Tháng Mấy, bài nhạc đầu tay năm mười tám tuổi, cho đến những sáng tác sau đó, TCP đã chọn bước vào âm nhạc bằng đam mê trầm lắng. Không ồn ào. Không vội vã.

Người về nghe tiếng hát âm vang
Trên vùng tuổi đa đoan
Người về nghe những âm vang
Trên cùng tuổi cưu mang
Người đan hơi thở bên nhau
Dù trời chợt sáng, xin tình chưa nghe muộn màng (1)







Ngôn tứ đó, là của riêng TCP. Ngay sau mỗi câu hỏi được mở ra, câu trả lời kết đọng. Dưới rực sáng của quên lãng phơi bày, là nhớ nhung khép kín.

Gom một chút nắng vàng
Hắt lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua
Em tìm thấy chút gì -
Có phải chăng rạn vỡ lên tâm hồn chúng ta? (2)

Đêm nay, bên thềm
Cầm tay, em khẽ nói: "Ngày mai anh đi rồi,
Anh có buồn gì không?"
Buồn không, hỡi người đã đi rồi? (3)







Sâu sắc. Ý nhị. Bởi người ở lại thường buồn hơn kẻ ra đi. Nhưng với TCP, người ở lại chỉ quan tâm đến nỗi buồn của kẻ ra đi. Thật ân cần. Đơn thuần. Chấp nhận.

Ở đó, là những lấp lánh ngọt ngào của TCP, khi nói về quê hương. Một quê hương muôn trùng xa khuất được thể hiện qua một tiếng gọi "
Em!" dịu dàng, cay đắng.

Ai chia vạt nắng se buồn
Như ta rồi cũng xa nguồn
Làm sao cho em biết tình ta vẫn lấp lánh
trong cõi hồn bát ngát?
Làm sao cho em thấu tình ta
như núi biếc, như sông dài, biển rộng?
Xin giữ cho nhau những khoảng đời nhớ mông lung.
Tình là trùng dương sóng vỗ chập chùng.
Mảnh hồn ta nay đã khuất nơi nao,
Đời sầu mấy chuyến thương đau
Mà nỡ chôn vội mấy kiếp trùng khơi... (4)












Ở đó, là những long lanh bất chợt của TCP, khi nói về hạnh phúc. Một hạnh phúc hao gầy, trong hụt hẫng chia ly. Không bao giờ là đớn đau tuyệt vọng, mà là sống cho trọn vẹn với mất mát vây quanh.

Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời
Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau
Sống buông xuôi theo ngày tháng
Từng thu qua, vời trông theo đã mờ
Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi
Yên nhau một thời, xa nhau một đời
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi... (5)







Ở đó, là những lặng câm nhỏ máu của TCP, khi nói về tình yêu. Một tình yêu ngây ngất hương thơm, giữa vô vàng tiếc nuối. Không bao giờ là kêu gào than khóc, mà là tận tụy với đam mê về một thiên đường đã khuất.

Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình
Niềm cay đắng
Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền
Còn in vết hằn đời mình
Người ơi hãy ru hồn ta ngủ quên... (6)







Ở đó, là những chắt chiu vơi đầy của TCP, khi nói về cuộc sống. Một cuộc sống miệt mài tư duy cùng muộn phiền thân phận. Những điều TCP sẻ chia không chỉ nằm trong lời hát, mà nằm
sau những gì lời hát không nói ra.

Có những điều tôi muốn nói cùng em
Vẫn vời vợi trên cao,
Những điều tôi muốn hiểu
Vẫn mù cõi vực sâu... (7)







Dường như ngay khi ý niệm vừa thành hình trong tư tưởng, TCP đã tự chọn cho lời nhạc của mình một định mệnh - Mỗi dòng chữ là một gắn bó với kỷ niệm, dẫu đang phai mờ dần theo thời gian, vẫn không bao giờ tuyệt tích. TCP đặt chữ nghĩa vào âm nhạc như phó thác từng hơi thở sau cùng của tình yêu vào căn phần mặc tưởng.

Mỗi bài hát là một vết hằn thăng hoa lên phiến đời huyễn hoặc.







Image








III. ÂM NHẠC CỦA NGÔN NGỮ







Từ bao giờ, khi viết về nhạc phẩm, người ta chỉ thường hay nhắc đến những lời nhạc tiêu biểu của tác giả, rồi sau đó là vài phát biểu đơn sơ về tiết tấu và kỷ thuật hòa âm. Thật là một thiếu sót lớn khi đa số các bài viết về nhạc sĩ đều dành cho phần "lời" nhiều hơn phần "nhạc".

Bởi ở đó, là nét tuyệt vời và độc đáo nhất của nhạc TCP, nhất là khi TCP tự trình bày những ca khúc của mình - bằng những nốt nhạc chợt vút cao và tắt hẳn, bằng những chữ được hát lại hai lần liên tiếp, bằng những âm thanh rơi từ đỉnh cao vào trầm thấp.







Khi TCP hát
"...nỗi muộn phiền ngày tàn HƠI THỞ, em thấy không cõi đời vô vọng..." (8), người nghe liên tưởng ra sự chết dần của nhịp sống khi nốt nhạc của hai chữ "hơi thở" được hát vút lên cao rồi tắt hẳn trong mong manh của làn hơi rung.

Khi TCP hát
"...Trên từng thung lũng buồn, từng thung lũng buồn, mùa thu đã đã trở mình trên gót nhỏ dìu em đến người..." (9), người nghe cảm nhận được sự chập chùng của những thung lũng mùa thu đã sống lại dưới gót hài tình yêu bằng lời hát được lập lại hai lần. Cũng thế, với "... hãy ôm trọn, ôm trọn tuổi xuân, có một lần vui thôi em..." (10), TCP đã dùng sự lập lại của hai chữ "ôm trọn" để diễn tả thật tuyệt vời, thật trọn vẹn một nhắn nhủ ân cần về những hạnh phúc mong manh trong cuộc đời mà mỗi chúng ta ít khi tìm thấy.

Khi TCP hát
"... rồi niềm vui bay ngang, miền tuổi vàng nắng và gió CUỐN... lá RƠI đầy, tuổi nầy người đâu có hay..." (11), chữ "cuốn" vút cao rồi tắt hẳn - như mất tích, chữ "rơi" được hát ngân dài từ nốt nhạc cao xuống nốt nhạc trầm. Dùng âm thanh để diễn tả hình ảnh của chữ nghĩa, đến thế, quả thật là nát ý.

Còn nữa, còn rất nhiều nét tuyệt vời, chất chứa như vậy trong âm nhạc của TCP để làm diệu huyền chữ nghĩa. Từ long lanh rực rỡ của
"... Ôi, nỗi dịu dàng nào đã ngời SÁNG trên môi người..." (9) đến tiếc nuối tịch trầm của "...cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người vào trùng dương khép KÍN u mê ngàn đời..." (12). Từ chìm sâu tiếng nấc của "... kỷ niệm nào như muốn KHÓC, nên tôi xin một lần được trao hết cho nhau bằng một lần đôi mắt nai tơ..." (13) cho đến ngọt ngào đón nhận của "... cho tôi xin một lần chân em lại gần, để vòng tay ôm HẾT dung nhan..." (1). TCP đã đưa âm nhạc của ngôn ngữ đi vào một chiều nghệ thuật sâu hơn. Rộng mở hơn. Cô đọng hơn.








IV. KẾT











Thôi, cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên
Thắp đời em sáng lung linh buồn một cõi riêng...

Thôi, cũng đành như kiếp rong rêu một lần hóa thân
Cuốn về phong kín tim ta một đời chói chang...

Thôi, cũng đành như tấp gương tan mờ phai vết xưa
Xót dùm cho tấm thân ta - ngựa bầy đã xa
Những đêm mơ thấy tan hoang hương tình vừa chớm
Muộn màng... (14)

Một mình ta đứng nhìn mối tình duyên tan theo
Nghìn con sóng gào bạc đầu
Nhẹ xô lên dấu chân ghi cuộc tình nhòa trên cát.
Lời người nghe đã chợt lạc loài
Trên thân dã tràng tủi phận,
Hoài công tháng năm se cát biển Đông... (12)







Từng ấy âm thanh. Từng ấy chữ nghĩa. Nghĩ, cũng đã đủ để TCP nói về mình, về thân phận mình, về tình yêu, hạnh phúc. Đoán suy nào, cũng thiếu. Cắt nghĩa nào, cũng thừa.

Giữa một nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại chỉ chú tâm đến ca sĩ thay vì nhạc sĩ, chỉ chú tâm đến những bắt chước lai căng thay vì triển khai sáng tạo, giọng hát và lối diễn tả của TCP với từng nhạc phẩm của mình là một minh chứng tuyệt vời cho sự ký thác trọn vẹn của một linh hồn, của một đời người vào khung trời âm thanh nghệ thuật. Khung trời ấy vốn cô đơn, và hiu quạnh. Nhưng hiu quạnh hơn, cô đơn hơn, là những con người chọn bước âm thầm vào khung trời ấy bằng con tim hiến dâng cho âm nhạc. Và ở lại. Tận tụy. Như thế. Gần trọn đời mình. Và những sáng tác được ươm mầm và thành hình trong khung trời đó là những que diêm lóe sáng, là những viên cát hiến dâng.







Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP không chỉ nằm ở những lóe sáng đó, những hiến dâng đó. Bởi đó, là những lung linh hữu hạn.

Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP là khi que diêm đã tắt ngúm đi, chiều sâu của màn đêm trong mỗi chúng ta đã được đo lường.







Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP là khi viên cát đã vỡ tan vào lòng biển bầt thinh, con tim trong mỗi chúng ta vẫn còn mang âm vang của một đời sóng vỗ, của một trùng dương thầm lặng thiên đường.

Mà đó, là những thanh vọng vô cùng. Những trầm khơi bất tận.








Image

LINK MEGA






npn
(from tetet.net)















trích chú:
(1) Mưa Trên Ngày Tháng Đó
(2) Trên Tháng Ngày Đã Qua
(3) Mùa Thu Mây Ngàn
(4) Qua Vùng Biển Nhớ
(5) Giọt Lệ Cho Ngàn Sau
(6) Kiếp Dã Tràng
(7) Thiên Đường Quạnh Hiu
(8) Mắt Lệ Cho Người
(9) Như Ngọn Buồn Rơi
(10) Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên
(11) Người Về Trên Mây
(12) Kiếp Dã Tràng
(13) Lời Cuối
(14) Như Chiếc Que Diêm






Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2008