Bài nào xứng đáng là HAPPY NEW YEAR của Việt Nam zị ta?
Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương)
Xuân đã về(Minh Kỳ)
Cánh thiệp đầu xuân(Minh Kỳ, Lê Dinh)
Điệp khúc mùa xuân (Quang Dũng)
Đón xuân này, nhớ xuân xưa (Châu Kỳ)
Xuân họp mặt (Văn Phụng)
Đón xuân (Phạm Đình Chương)
Xuân & tuổi trẻ (La Hối, Thế Lữ)
Xuân vui ca (Nguyễn Hiền)
Cám ơn(Nhật Ngân)
Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương)
11
Xuân đã về(Minh Kỳ)
0
Cánh thiệp đầu xuân(Minh Kỳ, Lê Dinh)
0
Điệp khúc mùa xuân (Quang Dũng)
0
Đón xuân này, nhớ xuân xưa (Châu Kỳ)
1
Xuân họp mặt (Văn Phụng)
0
Đón xuân (Phạm Đình Chương)
1
Xuân & tuổi trẻ (La Hối, Thế Lữ)
1
Xuân vui ca (Nguyễn Hiền)
0
Cám ơn(Nhật Ngân)
0
Nếu thế giới có 1 bài HAPPY NEW YEAR để nghe và xốn xang mỗi dịp..Tết Tây về, thì Việt Nam, lạ và hay hơn cả...có hàng trăm, hàng ngàn bài về Tết, để nghe & để nhớ...Lạ lùng thay, phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả), những bài (tạm gọi là nhạc Xuân) có khả năng làm rung động lòng người và mang không khí Tết, đều là nhạc pre 1975 - nhạc miền Nam- nhạc (ít nhiều liên quan đến) "lính".
Người ta không thấy ....hân hoan, không thấy muốn ...quay trở về, không thấy muốn ngồi xuống chiêm nghiệm lại thăng trầm 1 năm, muốn thắp một nén nhang trầm cho những người đã khuất, muốn sắm sửa thêm cho gia đình một món gì đó, muốn mua cho đàn em chút quà mọn ngày đầu năm, muốn quên đi những chuyện không may, và không hay đã xảy ra khi.... nghe "Mùa xuân này về trên quê ta..."...hay "Lặng nghe nước reo âm vang mùa xuân ước mơ rực sáng" hoặc "Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng /Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa "....
Cũng là xuân, cũng là... lính, hơn thế nữa, toàn là những hình ảnh tươi mới...thế nhưng, nghe qua và cứ thế mà trôi tuột đi mất....
...........
Thế nhưng chỉ cần một giai điệu của "Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con..." hay "Chào xuân đến súng xa vang rền. Xác hoa tàn rơi trên báng súng. Ngỡ rằng pháo tung bay..."thì bỗng nhiên tràn trề nào là tiếng pháo đêm giao thừa, tiếng lộc biếc đang nảy chồi, tiếng nàng Xuân đang khẽ khàng đẩy nhẹ cánh cửa mà êm ả bước vào, tiếng cắn hột dưa tí tách, tiếng em nhỏ mừng rơn khi nhận tấm áo mới, tiếng lòng êm ả của một mùa quay về đang náo nức, của mai đào thay áo mới, của lân rồng, của những quây quần và chia sớt.....
Có ai đã từng nói "những gì mong manh thì thường dễ vỡ, nhưng không phải những gì dễ vỡ cũng mong manh", ở đây, xin cho tôi biến tấu lại một chút "những gì mang giá trị tinh thần và nhân văn thì luôn tươi mới, nhưng không phải những gì tươi mới đều (tự) mang cho mình những giá trị tinh thần (và nhân văn)"!!!???
Những bài hát rất Tết, toàn là những bài buồn, cuộc đổi đời năm 1975, đã để lại cho những "người đến sau" một kho tàng với nhiều điều mới lạ..mà ..những "người đến sau" đối xử với nó một cách vô cùng e dè và khép nép...lẫn nghi kị...???!!!
Có gì là xấu khi một người con miền xa nói lời CÁM ƠN với mọi người...mà lại ..cấm hát thế nhỉ? Sợ gì nữa 1 quân lực đã tan rã hơn 30 năm? Sợ gì những cảm xúc chân thật và..nhân văn đến thế???Hay đã từ lâu, chúng ta đã quên nói tiếng CÁM ƠN???
Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, Mẹ gìa tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gởi ra tới chiến trường,
Mang chút tình hậu phương thương mến
Ngồi đọc lá thư đơn sơ tha thiết văn chương học trò
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng chợt thương Mẹ gìa xa xôị
Mặc vào áo len, sao như tôi nghe trong hồn chơi vơị
Xuân đang về trên khắp đất trờị
Nhưng tất cả Xuân là ở đâỵ
Tôi xin cảm ơn người
Cảm ơn ai, đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính.
Cảm ơn ai khi Xuân về vui thật là vui,
Không quên người sương gió sa trường
Âu yếm gửi tình đi muôn nơị
Thật nhiều mến thương, tâm tư tha thiết tôi xin gửi về
Gửi Mẹ kính yêu vài lời của con chúc mừng năm naỵ
Và gửi đến em bao nhiêu yêu thương anh dành cho em
Khi Xuân về xin hãy yêu đờị
Ta đón đợi Xuân hồng ngày mai ..."
Trên blog của một người xa lạ, nêu lên 1 quan điểm mà mình rất đồng tình, bài CÁM ƠN nên được phổ biến....vì tính NHÂN VĂN của nó...
Trở lại với những bài nhạc XUÂN, một nét độc đáo của những bài hát có thể..khơi gợi về TẾT trong lòng người nghe hầu hết đều là những nhạc khúc (mang tâm sự) buồn....Khi ra đời trong khói lửa, những tâm tình của người lính gửi về những người ở lại, những thân tình hậu phương..là những lời tha thiết và chân thật nhất....Tiếng lòng vang lên và cùng hòa chung nhiều tiếng lòng khác, vang vọng mãi...mấy chục năm nay...và âm vang đó hứa hẹn sẽ còn vang mãi....Vì lẽ, Tết, hay bất cứ một dịp lễ lạc, hội hè nào của người VN cũng đều gắn liền với tình thân...Nghĩ về những người thân nhiều hơn là nghĩ về bản thân, vun vén cho hạnh phúc của những người ruột thịt hơn là mường tượng một viễn cảnh của hạnh phúc cho mình...Đó, há chẳng phải là một "nét văn hóa" rất Việt Nam...nó âm ỉ và sôi sục chảy như mạch ngầm trong tâm thức mỗi người dân máu đó da vàng, mà dịp Tết, là khi những tâm tư, tình cảm ấy có dịp thể hiện và bộc lộ rõ ràng nhất!
"...Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai? ..."
Hình ảnh bà mẹ già vò võ một mình, cô đơn trong những ngày đầu năm, "biết nhờ cậy vào tay ai"...là một trong những hình ảnh "lâm li" bước ra từ bài hát Tết và ở lại trong lòng người nghe một thời gian đã rất dài...
Hay nỗi lòng của những đôi nhân tình, biết sao được khi "...anh đi vì nước non mình đợi chờ
/Muôn quân đang gieo lửa khói tung ngập mầu cờ/Thân trai ra đi nợ nước đôi vai gánh nặng"..chỉ còn biết nhắn gửi, thiết tha trao những khối tình, những niềm ngóng chờ....và khẽ buông dài một nốt trầm trong trời Xuân "Nếu xuân này vắng anh..."hay chỉ biết âm thầm "đan áo mùa xuân" mà gửi niềm thương tha thiết và nơi sa trường khi " Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến/ người yêu thay tay súng/ gối mộng là lá rừng..." và cũng không cấm mình một mơ ước, tuy rằng thật viển vông, nhưng mơ ước, lúc nào cũng đẹp, khi "Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ /và lang thang chim én mang sầu về cuối trời/ quà cho em là bướm và hoa thơm cỏ biếc / với gió mát lưng đồi, với tiếng sáo tuyệt vời"
Nỗi lòng cô phụ là thế, người đi - chinh phu cũng ray rứt trong mùa vui lắm chứ:
"E Tết lại không rượu mềm môi
Không bánh không trà chẳng hát xướng
Chắc lại mừng xuân bằng quân lương khô
Đón giao thừa bằng đèn hỏa châu rơi' ....
Thì thôi, ráng dặn lòng, và chờ đợi nhé em! "Nếu xuân này hòa bình"!!!!
"Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa,
mời xuân đến với tôi, giờ còn nặng hai vai,
thân tha hương hồ hải, hỏi xuân có gì vui,
hỏi xuân có gì vui, xuân làm dáng cho đời,
đẹp lòng giây phút thôi, ôi đất nước xa xôi,
xuân đi làm sao tới, dặm dài xin chớ lui."
Những mùa xuân xa xưa ấy, những "mùa xuân đã lỡ", những "dĩ vàng đau thương, kỉ niệm nào cho anh, kỉ niệm nào cho em"...thi thôi "Mùa Xuân đã chết, trên cội mai già, tình ta cũng sẽ hết"!!!
Biết làm sao được khi "lại một xuân nữa, đến trong khói lửa chiến tranh"....anh đây, em đó, mà xa cách như cả hàng thế kỉ....những đêm thắp đuốc bằng đèn hỏa châu rơivà còn biết rằng "Chỉ thương em gái quê hương ,trong ánh Xuân hồng thiếu hẳn người thương. Em hỡi em khi chiến chinh dài xa nhau từng ngày và xa cả Xuân nay!"
....
Nhạc Tết - một mùa vui- thường là những bước đi với những nốt buồn là vậy, khởi đi từ những cuộc phân ly ấy, những tâm tình, có phần sướt mướt (nhưng nào có hề gì, khi đó là những gì thật nhất, tự nhiên nhất - CHÂN THẬT là những gì đẹp nhất) lại là những khúc hát, những tiếng lòng hay được mở lên để đón chào một mùa ...vui.
Tiền tuyến-hậu phương, cõi chinh chiến, tiếng súng sa trường...là những hình ảnh hay thấy trong những bài nhạc Xuân ..."kinh điển", ngoài ra....nhạc Xuân còn có một khía cạnh khác là những niềm hoài cảm và một mùa xuân xưa, một dáng xuân đã thoát ly ra ngoài tầm tay với, hay có khi đó là tiếng lòng của một kiếp người đang đau đáu một niềm khắc khoải của một mùa "xuân tha hương, xuân lạc xứ"
Hãy thử nghe...
"Ước gì giờ này mẹ đang ôm con trong lòng mà ru
Cho mẹ con nghe hương xuân trao cha mới vài xuân đầu
Ước gì từ một thời xưa êm đềm thành mùa xuân mới
Hoa rộ đầy trời mẹ ban cho con xuân vừa nằm nôi
Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong
.....
Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân ..."
làm sao mà cầm lòng cho đặng với một tiếng nức nở của một tâm hồn cô đơn như thế ?
Hay có khi là một niềm cảm hoài nhẹ nhàng "chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người...", từ niềm nhớ đó, dẫn dắt người hoài niệm ấy " ngơ ngác đi tìm /Một tình thương nơi . . . phương trời cũ / Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá /Chiều tàn dần phai trên ngàn lá /Tìm đâu bóng . . . hình ai ? "
Còn đây, nỗi niềm của những thân phận lạc loài suốt đời
"Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Mùa xuân xưa cũ qua mất rồi
Mùa xuân đã rơi vào dĩ vãng
Mà xuân nay vẫn còn dư hương
Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Gặp nhau khi pháo vang cuối đường
Tay khép áo xanh nhìn không nói
Lạc hồn về cõi tiên nào đây
Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Sợ khi tan biến bao kỷ niệm
Sợ áo xanh phai màu năm tháng
Sợ xuân chưa hết mà đông sang "
Xuân, hạ, thu, đông..rồi lại Xuân...nhưng những thân phận tha hương vẫn hoài đau đáu về một mùa xuân trong quá khứ,
.....
Nỗi buồn và chiến tranh, là không khí của những bài nhạc Tết, nhưng, còn một "mảng" khác không kém quan trọng của nhạc Tết (pre 1975) đó còn là tính nhân văn của một ca khúc. Hãy thử nghe LY RƯỢU MỪNG, và giang rộng vòng tay ôm trọn những gửi gắm..
"...Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công dân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
.....
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
.....
Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca hát chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa
ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình đang phơi phới...."
....Bạn có thấy lòng phơi phới và ngập tràn những ước vọng cho "ngày đầu một năm", nói không ngoa khi cho rằng, LY RƯỢU MỪNG chính là một HAPPY NEW YEAR của VIỆT NAM, chứ (chắc chắn) không phải là "MÙA XUÂN TRÊN TP.HCM" hay "TRỊ AN ÂM VANG MÙA XUÂN"....???
Những lời cầu chúc cho một thế giới đại đồng, một niềm...hòa bình đơn sơ mà giản dị trên một quê hương đã lắm lầm than...
"Nếu mùa xuân này quê hương hòa bình
Người người vui chơi, hội hè suốt đêm suốt sáng
Nếu mùa xuân này quê hương hòa bình
Nhà nhà hân hoan, mừng người thân mình quay về.
Bầy em thơ vui đùa trước sân quê bao áo đẹp
Mẹ già run run tay gậy trúc, mừng đứa con bao năm xa nhà.
Từ mai đây khu vườn có tay anh vun liếp cà
Mẹ già sang xin bên hàng xóm để đón em.... về nhà.... làm dâu"
Những lời chúc mà nghe chừng như những khẩn nài tha thiết...
"Xin yêu thương đến vơi hận thù
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mơ say
bên đàn trẻ bé thơ ngâỵ"
....những lời mến thương mộc mạc và giản dị
"Xuân nay ta chúc cho mẹ già
vui vườn cà thêm hoa
vui ruộng đồng bao la
tóc bạc phỏ đẹp quá "
....những lời yêu thăm thiết gửi trao
" Em ơi em, dù nhớ vơi đầy
Bao lâu nay, đợi nhau là mấy
Anh đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây ".....
hay là những tiếng lòng...
"Tơ trời mừng say gió tới
Ngàn đóa hoa bừng chào đời
Từng bầy én trông đẹp mùa màng
Vờn cánh vui đùa nhịp nhàng
Hòa tiếng chung tình nồng nàn
Có riêng một mình ta với bóng
Không hẹn gần ai ấm cúng
Mà chẳng nghe lòng lạnh lùng
Vì người ấy luôn chờ một lời
Là hiến ta trọn cuộc đời".... của một XUÂN HÒA BÌNH....
.....hẳn đã, đang và sẽ cư trú ở lòng người lâu, và rất lâu như thế nữa....
....Ngoài kia , đã thấy..."Nắng xuân về trên muôn hoa, nắng xuân về tươi thắm mọi nhà..." để báo hiệu một "...mùa xuân vui tươi thanh bình, đàn chim líu lo reo vui bình minh, tiếng hát tiếng chúc thấy rộn ràng, chào xuân mới sang. Rượu nồng trao nhau uống xuân nồng, mừng em bé ngây thơ tuổi xanh, nghe trên quê hương khắp bốn phương niềm vui vấn vương.."
Thì còn chờ gì nữa mà không mở cửa... "nàng Xuân duyên dáng về rồi!"
huyvespa@gmail.com
Jan 8th, 2011!
Người ta không thấy ....hân hoan, không thấy muốn ...quay trở về, không thấy muốn ngồi xuống chiêm nghiệm lại thăng trầm 1 năm, muốn thắp một nén nhang trầm cho những người đã khuất, muốn sắm sửa thêm cho gia đình một món gì đó, muốn mua cho đàn em chút quà mọn ngày đầu năm, muốn quên đi những chuyện không may, và không hay đã xảy ra khi.... nghe "Mùa xuân này về trên quê ta..."...hay "Lặng nghe nước reo âm vang mùa xuân ước mơ rực sáng" hoặc "Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng /Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa "....
Cũng là xuân, cũng là... lính, hơn thế nữa, toàn là những hình ảnh tươi mới...thế nhưng, nghe qua và cứ thế mà trôi tuột đi mất....
...........
Thế nhưng chỉ cần một giai điệu của "Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con..." hay "Chào xuân đến súng xa vang rền. Xác hoa tàn rơi trên báng súng. Ngỡ rằng pháo tung bay..."thì bỗng nhiên tràn trề nào là tiếng pháo đêm giao thừa, tiếng lộc biếc đang nảy chồi, tiếng nàng Xuân đang khẽ khàng đẩy nhẹ cánh cửa mà êm ả bước vào, tiếng cắn hột dưa tí tách, tiếng em nhỏ mừng rơn khi nhận tấm áo mới, tiếng lòng êm ả của một mùa quay về đang náo nức, của mai đào thay áo mới, của lân rồng, của những quây quần và chia sớt.....
Có ai đã từng nói "những gì mong manh thì thường dễ vỡ, nhưng không phải những gì dễ vỡ cũng mong manh", ở đây, xin cho tôi biến tấu lại một chút "những gì mang giá trị tinh thần và nhân văn thì luôn tươi mới, nhưng không phải những gì tươi mới đều (tự) mang cho mình những giá trị tinh thần (và nhân văn)"!!!???
Những bài hát rất Tết, toàn là những bài buồn, cuộc đổi đời năm 1975, đã để lại cho những "người đến sau" một kho tàng với nhiều điều mới lạ..mà ..những "người đến sau" đối xử với nó một cách vô cùng e dè và khép nép...lẫn nghi kị...???!!!
Có gì là xấu khi một người con miền xa nói lời CÁM ƠN với mọi người...mà lại ..cấm hát thế nhỉ? Sợ gì nữa 1 quân lực đã tan rã hơn 30 năm? Sợ gì những cảm xúc chân thật và..nhân văn đến thế???Hay đã từ lâu, chúng ta đã quên nói tiếng CÁM ƠN???
Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, Mẹ gìa tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gởi ra tới chiến trường,
Mang chút tình hậu phương thương mến
Ngồi đọc lá thư đơn sơ tha thiết văn chương học trò
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng chợt thương Mẹ gìa xa xôị
Mặc vào áo len, sao như tôi nghe trong hồn chơi vơị
Xuân đang về trên khắp đất trờị
Nhưng tất cả Xuân là ở đâỵ
Tôi xin cảm ơn người
Cảm ơn ai, đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính.
Cảm ơn ai khi Xuân về vui thật là vui,
Không quên người sương gió sa trường
Âu yếm gửi tình đi muôn nơị
Thật nhiều mến thương, tâm tư tha thiết tôi xin gửi về
Gửi Mẹ kính yêu vài lời của con chúc mừng năm naỵ
Và gửi đến em bao nhiêu yêu thương anh dành cho em
Khi Xuân về xin hãy yêu đờị
Ta đón đợi Xuân hồng ngày mai ..."
Trên blog của một người xa lạ, nêu lên 1 quan điểm mà mình rất đồng tình, bài CÁM ƠN nên được phổ biến....vì tính NHÂN VĂN của nó...
Trở lại với những bài nhạc XUÂN, một nét độc đáo của những bài hát có thể..khơi gợi về TẾT trong lòng người nghe hầu hết đều là những nhạc khúc (mang tâm sự) buồn....Khi ra đời trong khói lửa, những tâm tình của người lính gửi về những người ở lại, những thân tình hậu phương..là những lời tha thiết và chân thật nhất....Tiếng lòng vang lên và cùng hòa chung nhiều tiếng lòng khác, vang vọng mãi...mấy chục năm nay...và âm vang đó hứa hẹn sẽ còn vang mãi....Vì lẽ, Tết, hay bất cứ một dịp lễ lạc, hội hè nào của người VN cũng đều gắn liền với tình thân...Nghĩ về những người thân nhiều hơn là nghĩ về bản thân, vun vén cho hạnh phúc của những người ruột thịt hơn là mường tượng một viễn cảnh của hạnh phúc cho mình...Đó, há chẳng phải là một "nét văn hóa" rất Việt Nam...nó âm ỉ và sôi sục chảy như mạch ngầm trong tâm thức mỗi người dân máu đó da vàng, mà dịp Tết, là khi những tâm tư, tình cảm ấy có dịp thể hiện và bộc lộ rõ ràng nhất!
"...Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai? ..."
Hình ảnh bà mẹ già vò võ một mình, cô đơn trong những ngày đầu năm, "biết nhờ cậy vào tay ai"...là một trong những hình ảnh "lâm li" bước ra từ bài hát Tết và ở lại trong lòng người nghe một thời gian đã rất dài...
Hay nỗi lòng của những đôi nhân tình, biết sao được khi "...anh đi vì nước non mình đợi chờ
/Muôn quân đang gieo lửa khói tung ngập mầu cờ/Thân trai ra đi nợ nước đôi vai gánh nặng"..chỉ còn biết nhắn gửi, thiết tha trao những khối tình, những niềm ngóng chờ....và khẽ buông dài một nốt trầm trong trời Xuân "Nếu xuân này vắng anh..."hay chỉ biết âm thầm "đan áo mùa xuân" mà gửi niềm thương tha thiết và nơi sa trường khi " Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến/ người yêu thay tay súng/ gối mộng là lá rừng..." và cũng không cấm mình một mơ ước, tuy rằng thật viển vông, nhưng mơ ước, lúc nào cũng đẹp, khi "Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ /và lang thang chim én mang sầu về cuối trời/ quà cho em là bướm và hoa thơm cỏ biếc / với gió mát lưng đồi, với tiếng sáo tuyệt vời"
Nỗi lòng cô phụ là thế, người đi - chinh phu cũng ray rứt trong mùa vui lắm chứ:
"E Tết lại không rượu mềm môi
Không bánh không trà chẳng hát xướng
Chắc lại mừng xuân bằng quân lương khô
Đón giao thừa bằng đèn hỏa châu rơi' ....
Thì thôi, ráng dặn lòng, và chờ đợi nhé em! "Nếu xuân này hòa bình"!!!!
"Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa,
mời xuân đến với tôi, giờ còn nặng hai vai,
thân tha hương hồ hải, hỏi xuân có gì vui,
hỏi xuân có gì vui, xuân làm dáng cho đời,
đẹp lòng giây phút thôi, ôi đất nước xa xôi,
xuân đi làm sao tới, dặm dài xin chớ lui."
Những mùa xuân xa xưa ấy, những "mùa xuân đã lỡ", những "dĩ vàng đau thương, kỉ niệm nào cho anh, kỉ niệm nào cho em"...thi thôi "Mùa Xuân đã chết, trên cội mai già, tình ta cũng sẽ hết"!!!
Biết làm sao được khi "lại một xuân nữa, đến trong khói lửa chiến tranh"....anh đây, em đó, mà xa cách như cả hàng thế kỉ....những đêm thắp đuốc bằng đèn hỏa châu rơivà còn biết rằng "Chỉ thương em gái quê hương ,trong ánh Xuân hồng thiếu hẳn người thương. Em hỡi em khi chiến chinh dài xa nhau từng ngày và xa cả Xuân nay!"
....
Nhạc Tết - một mùa vui- thường là những bước đi với những nốt buồn là vậy, khởi đi từ những cuộc phân ly ấy, những tâm tình, có phần sướt mướt (nhưng nào có hề gì, khi đó là những gì thật nhất, tự nhiên nhất - CHÂN THẬT là những gì đẹp nhất) lại là những khúc hát, những tiếng lòng hay được mở lên để đón chào một mùa ...vui.
Tiền tuyến-hậu phương, cõi chinh chiến, tiếng súng sa trường...là những hình ảnh hay thấy trong những bài nhạc Xuân ..."kinh điển", ngoài ra....nhạc Xuân còn có một khía cạnh khác là những niềm hoài cảm và một mùa xuân xưa, một dáng xuân đã thoát ly ra ngoài tầm tay với, hay có khi đó là tiếng lòng của một kiếp người đang đau đáu một niềm khắc khoải của một mùa "xuân tha hương, xuân lạc xứ"
Hãy thử nghe...
"Ước gì giờ này mẹ đang ôm con trong lòng mà ru
Cho mẹ con nghe hương xuân trao cha mới vài xuân đầu
Ước gì từ một thời xưa êm đềm thành mùa xuân mới
Hoa rộ đầy trời mẹ ban cho con xuân vừa nằm nôi
Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong
.....
Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân ..."
làm sao mà cầm lòng cho đặng với một tiếng nức nở của một tâm hồn cô đơn như thế ?
Hay có khi là một niềm cảm hoài nhẹ nhàng "chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người...", từ niềm nhớ đó, dẫn dắt người hoài niệm ấy " ngơ ngác đi tìm /Một tình thương nơi . . . phương trời cũ / Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá /Chiều tàn dần phai trên ngàn lá /Tìm đâu bóng . . . hình ai ? "
Còn đây, nỗi niềm của những thân phận lạc loài suốt đời
"Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Mùa xuân xưa cũ qua mất rồi
Mùa xuân đã rơi vào dĩ vãng
Mà xuân nay vẫn còn dư hương
Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Gặp nhau khi pháo vang cuối đường
Tay khép áo xanh nhìn không nói
Lạc hồn về cõi tiên nào đây
Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Sợ khi tan biến bao kỷ niệm
Sợ áo xanh phai màu năm tháng
Sợ xuân chưa hết mà đông sang "
Xuân, hạ, thu, đông..rồi lại Xuân...nhưng những thân phận tha hương vẫn hoài đau đáu về một mùa xuân trong quá khứ,
.....
Nỗi buồn và chiến tranh, là không khí của những bài nhạc Tết, nhưng, còn một "mảng" khác không kém quan trọng của nhạc Tết (pre 1975) đó còn là tính nhân văn của một ca khúc. Hãy thử nghe LY RƯỢU MỪNG, và giang rộng vòng tay ôm trọn những gửi gắm..
"...Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công dân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
.....
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
.....
Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca hát chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa
ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình đang phơi phới...."
....Bạn có thấy lòng phơi phới và ngập tràn những ước vọng cho "ngày đầu một năm", nói không ngoa khi cho rằng, LY RƯỢU MỪNG chính là một HAPPY NEW YEAR của VIỆT NAM, chứ (chắc chắn) không phải là "MÙA XUÂN TRÊN TP.HCM" hay "TRỊ AN ÂM VANG MÙA XUÂN"....???
Những lời cầu chúc cho một thế giới đại đồng, một niềm...hòa bình đơn sơ mà giản dị trên một quê hương đã lắm lầm than...
"Nếu mùa xuân này quê hương hòa bình
Người người vui chơi, hội hè suốt đêm suốt sáng
Nếu mùa xuân này quê hương hòa bình
Nhà nhà hân hoan, mừng người thân mình quay về.
Bầy em thơ vui đùa trước sân quê bao áo đẹp
Mẹ già run run tay gậy trúc, mừng đứa con bao năm xa nhà.
Từ mai đây khu vườn có tay anh vun liếp cà
Mẹ già sang xin bên hàng xóm để đón em.... về nhà.... làm dâu"
Những lời chúc mà nghe chừng như những khẩn nài tha thiết...
"Xin yêu thương đến vơi hận thù
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mơ say
bên đàn trẻ bé thơ ngâỵ"
....những lời mến thương mộc mạc và giản dị
"Xuân nay ta chúc cho mẹ già
vui vườn cà thêm hoa
vui ruộng đồng bao la
tóc bạc phỏ đẹp quá "
....những lời yêu thăm thiết gửi trao
" Em ơi em, dù nhớ vơi đầy
Bao lâu nay, đợi nhau là mấy
Anh đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây ".....
hay là những tiếng lòng...
"Tơ trời mừng say gió tới
Ngàn đóa hoa bừng chào đời
Từng bầy én trông đẹp mùa màng
Vờn cánh vui đùa nhịp nhàng
Hòa tiếng chung tình nồng nàn
Có riêng một mình ta với bóng
Không hẹn gần ai ấm cúng
Mà chẳng nghe lòng lạnh lùng
Vì người ấy luôn chờ một lời
Là hiến ta trọn cuộc đời".... của một XUÂN HÒA BÌNH....
.....hẳn đã, đang và sẽ cư trú ở lòng người lâu, và rất lâu như thế nữa....
....Ngoài kia , đã thấy..."Nắng xuân về trên muôn hoa, nắng xuân về tươi thắm mọi nhà..." để báo hiệu một "...mùa xuân vui tươi thanh bình, đàn chim líu lo reo vui bình minh, tiếng hát tiếng chúc thấy rộn ràng, chào xuân mới sang. Rượu nồng trao nhau uống xuân nồng, mừng em bé ngây thơ tuổi xanh, nghe trên quê hương khắp bốn phương niềm vui vấn vương.."
Thì còn chờ gì nữa mà không mở cửa... "nàng Xuân duyên dáng về rồi!"
huyvespa@gmail.com
Jan 8th, 2011!
http://www.megaupload.com/?d=L42O9UJD
http://www.megaupload.com/?d=L9QNUTZT
http://www.mediafire.com/?wruvcc94tsq5956
http://www.megaupload.com/?d=M3K4CJ2I
http://www.megaupload.com/?d=X8WHEU79
http://www.megaupload.com/?d=QR1BLXMS
http://www.megaupload.com/?d=7CZ9X8M4
http://www.megaupload.com/?d=4S87J01X
http://www.megaupload.com/?d=ZS1HBBMW
4 nhận xét:
Chị nhớ có một entry nào đó của em nhắc về đề tài này : nhạc nào cho Tết Âm lịch. Lần trở lại quá khứ , với chị, Ly rượu mừng dường như gói gọn biết bao tâm tư của những người sống vào thời chiến tranh .Hy vọng và sum họp.
Chị nhớ một buổi sáng tháng giêng 1968 , nghe Ly rượu mừng , mùi pháo thoảng chen lẫn với mùi thuốc súng . Một buổi sáng đầu năm đầy ấn tượng với ý nghĩa chiến tranh và hòa bình .
Năm ấy chị còn rất nhỏ nhưng trong lòng không bao giờ quên , để rồi bây giờ dù có thích biết bao bài ca dành tặng mùa xuân . Thì Ly rượu mừng, với chị là bất diệt.
dạ, hồi đó em có "trưng cầu dân ý" về 1 bài nhạc Xuân mà có thể sáng ngang với HAPPY NEW YEAR..cũng lạu rồi, hồi bên 360 :)...và cuối cùng là em tự phong...cho bài LY RƯỢU MỪNG luôn:)!!!
Mình cũng thích bài Ly rượu mừng nhất, cái nhịp điệu rộn ràng của nó phấn khởi nhưng không ồn ào, cho người ta cái hi vọng của một mùa xuân đẹp đẽ tươi vui hơn những mùa xuân cũ.
thanks 4 your comment:)
Đăng nhận xét