Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Saigon - Những con đường buồn xưa chưa nguôi...

Tác giả viết năm 1978, sau ba năm làm ca thứ hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, truớc sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông. Nhưng sau 35 năm, ông vẫn không tìm được một gần gũi, một đồng cảm nào giữa vầng trăng xứ người và thân phận tỵ nạn, lưu đầy của ông. Nhưng mãi tới giữa năm 1980, ông mới cho phổ biến, nhân dịp nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, từ Anh quốc qua Orange County, ở lại nhà ông. Vì thế mà bài thơ được đề tặng Nhiếp ảnh gia Trần cao Lĩnh, để ghi nhớ thời gian họ gặp lại nhau, nơi quê người.

Trái với một vài dư luận cho rằng, khi soạn thành ca khúc, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chuơng chỉ mất có 1 tiếng đồng hồ. Mà, trái lại. Đó là bài thơ mà nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chuơng mất nhiều thì giờ nhất, trong tổng số 20 bài thơ phổ nhạc trong sự nghiệp âm nhạc của ông.

Ông vật vã với bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Saigòn đến độ nhà văn Mai Thảo, những đêm ở lại nhà Phạm Đình Chương đã phải bực mình, chửi thề, và bảo rằng:

"Sao không vứt mẹ nó bài thơ đó đi...."

Và, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng bực mình, văng tục lại:

"Anh câm cái mồm anh đi. Anh biết mẹ gì về âm nhạc mà nói."

Lý do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phải vật vả trên nửa năm với bài Đêm, Nhớ Trăng Saigòn, vì ông muốn phá bỏ cái nhịp đều đặn của thơ lục bát.

Hơn nữa, ông cũng muốn chứng tỏ ông ra khỏi cái khuôn mẫu được coi là chuẩn mực, là tuyệt vờì mà Phạm Duy đã đạt tới khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Ngậm Ngùi, cũng lục bát của Huy Cận.

 

đêm, nhớ trăng sài gòn
gửi Trần Cao Lĩnh


đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
tìm tôi đèn thắp hai hàng
lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa

 

đêm về theo bánh xe qua
nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khứu tình
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
nhớ nghĩa trang quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường

 

đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào ?

1978



ngã tư Lê Lợi - Pasteur
bên kia đường ngày nay là Kem Bạch Đằng

image hosted on flickr
image hosted on flickr


sau Kem Bạch Đằng là rạp Vinh Quang, ngày xưa là Casino Dakao
Kem bạch Đằng gốc là bên toà nhà bên kia đường....sau này đông khách nên mở thêm bên này đường............
image hosted on flickr
image hosted on flickr


kiosks bán đồ ở đường Nguyễn Hiuệ

image hosted on flickr
image hosted on flickr


bên trong thương xá Tax năm 1965


image hosted on flickr
image hosted on flickr

bùng binh chợ Bến Thành



bên trong chợ Bến Thành



bên trong các sạp chợ Bến Thành 1968........
image hosted on flickr
Lê Lợi = Công Lý 1965




Lê Lợi Công Lý 1965,




phía sau chợ Bến Thành 1965


Saigon nhìn về ga xe lửa, nay là công viên 23-24 gì đó.....mệt..., dẹp

image hosted on flickr
image hosted on flickr


từ hotel đó , phóng máy xa hơn sẽ thấy về phía chợ Bến Thành, và toà cao ốc đen đen, bây giờ là hotel New World

image hosted on flickr
image hosted on flickr


ta nghĩ là người chụp đang đứng ở hotel Metropole nên mới có thể vừa nhìn về phía xe lửa vừa quay qua đường Trần Hưng Đạo được

image hosted on flickr
image hosted on flickr


cái này chắc là hotel bên Lê Lai phía Bến Thành nhìn qua xe lửa, thấy cái block nhà hàng và phía sau là nhà Chú Hoả



4 nhận xét:

Thuan Nguyen nói...

-sau Kem Bạch Đằng là rạp Vinh Quang, ngày xưa là Casino Dakao : Casino Sài Gòn , em ! :))
- Nét văn hóa của người SG lúc trước : phụ nữ cho dù đi chợ cũng mặc áo dài, đàn ông chemise tay dài đóng thùng , không hề có cảnh ở trần hay mặc áo ba lỗ chạy nhông
Những hình ảnh này luôn làm người SG gợi nhớ ..

[H]UY! vespa nói...

hehe, cảm ơn chị đã edit:)

Chương Võ nói...

trời ơi, người ta là thấy phố phường buồn xưa chưa ngui ông hai oiiiiii

Nhã Nam . nói...

Lần đầu nghe bài "đêm, nhớ trăng sài gòn". Mình ở Sài gòn mà vẫn nhớ Sài gòn... Lạ