Về nhà, như mọi năm...Soạn báo Xuân
và...nghe nhạc Xuân
toàn cảnh bàn thờ ngày Tết
"...Sợ em đã quên mùi hoàng lan đêm xuân
quên hương cau, thông vàng, bụi phấn
Dậu hoàng cúc thu dạt dào nỗi mình xưa
nhớ chăng em. thềm trưa mây mưa?"
(DUYÊN ANH)
quên hương cau, thông vàng, bụi phấn
Dậu hoàng cúc thu dạt dào nỗi mình xưa
nhớ chăng em. thềm trưa mây mưa?"
(DUYÊN ANH)
"Nếu mai không nở, em có biết xuân về hay chưa?"
Hoa mùng 2
mùng 3.. @ L'anmien resort=An lạc triền miên
Nhìn những hình ảnh này tự nhiên lại nhớ 1 bài hát do HỒ NHƯ VĨNH LẠC đặt lời Việt do THÁI HIỀN hát: ÁNG THỀM QUANG!
Một vài note liên quan đến Tết:
"Anh cho em mùa xuân", bài nhạc xuân rất xuân, và rất thơ.
Mùa xuân của "Anh cho em mùa xuân" là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của "lộc non vừa trẩy lá", là vẻ e ấp của "nụ hoa vàng mới nở". Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của "chiều đông nào nhung nhớ", có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang...
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây... (không phải là "mắt buồn... nhìn ngọn cây")
Chữ "vin" ấy nghe rất thơ. Những chữ "lao xao" và "mòn" ấy nghe cũng rất thơ.
Hai câu hát trong bài được ca sĩ... hát sai nhiều nhất:
Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Câu thứ nhất, "đất mẹ gầy có lúa", là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng "đất cày lên sỏi đá"), được nhiều ca sĩ đổi thành "đất mẹ gầy... cỏ lúa", hoặc "đất mẹ gầy... cỏ úa", hoặc "đất mẹ... đầy cỏ lúa"!?!
Câu thứ hai, "đồng ta xanh mấy mùa", ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành "đồng xa xanh mấy mùa", hoặc... "đồng xanh xa mấy mùa"!?!
...
Bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi...
"Bầy chim lùa vạt nắng...", câu hát tôi thích nhất. "Lùa vạt nắng", tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ "lùa" ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? ("Bầy chim... đùa vạt nắng" chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng "... lùa vạt nắng"). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe "lùa nắng cho buồn vào tóc em" ("Nắng thủy tinh", Trịnh Công Sơn).
Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong "Nụ hoa vàng ngày xuân", mà là thơ... Nguyễn Hiền.
"Con chim mừng ríu rít" trong bài thơ được ông đổi ra thành "bầy chim lùa vạt nắng", để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn "nghe" được tiếng chim "ríu rít" mừng vui), vừa "thơ" hơn và giàu hình ảnh hơn.
Tôi yêu câu thơ "mắt buồn vin ngọn cây" của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát "bầy chim lùa vạt nắng" của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất "Kim Tuấn", câu hát ấy rất "Nguyễn Hiền". Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ "vin" và "lùa" ấy trong kho tàng tiếng Việt.
"Nhạc chan hòa đây đó", câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, "nhạc, thơ tràn muôn lối", câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong "Nụ hoa vàng ngày xuân" không có câu nào nói đến "nhạc" cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là... thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
"Anh cho em mùa xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối..."
Câu kết ở phần coda ấy là một "biệt lệ", (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu "cổ điển" với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.
Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của "Nụ hoa vàng ngày xuân" làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là "ngọt". Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như "Tiếng thu", nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có... một chữ trong toàn bài thơ, như "Chiều", nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối "khói xanh bay lên cây" thành "khói huyền bay lên cây").
Sau câu thơ "lộc non vừa trẩy lá", những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần... thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
"Con chim mừng ríu rít" đổi thành "bầy chim lùa vạt nắng"
"Ngoài đê diều thẳng cánh" đổi thành "ngoài đê diều căng gió"
"Câu hát hò vẳng đưa" đổi thành "thoảng câu hò đôi lứa"
"Trẻ đùa vui nơi nơi" đổi thành "trẻ nô đùa khắp trời"
"Nắng vàng trên ngọn cây" đổi thành "rung nắng vàng ban mai"
Người nhạc sĩ đã "làm mới" thơ, đã làm thơ "thơ" thêm một lần nữa!!!
HOA XUÂN (PHẠM DUY)
(Saigon-1953)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng suôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung ròn.
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời.
Xuân ! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết xum vầy cuộc vui.
Xuân ! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai.
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i, tờ đón xuân về.
Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra mầu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu.
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu
Người cùng mùa đã thoát vực sâu
Sức hoa reo nở lúc Xuân đầu.
Xuân ! Hoa toả hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân ! Hoa là tình tôi
Ðua nở cùng ai, cùng luyến yêu mọi nơi.
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hoà
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già.
(Saigon-1953)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng suôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung ròn.
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời.
Xuân ! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết xum vầy cuộc vui.
Xuân ! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai.
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i, tờ đón xuân về.
Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra mầu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu.
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu
Người cùng mùa đã thoát vực sâu
Sức hoa reo nở lúc Xuân đầu.
Xuân ! Hoa toả hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân ! Hoa là tình tôi
Ðua nở cùng ai, cùng luyến yêu mọi nơi.
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hoà
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già.
Chiều 29 tết, Nhật Ngân, người NS của ...."Tôi đưa em sang sông", "Một mai giã từ vũ khí", "Lời đắng cho cuộc tình", "Ngày đá đơm bông", "Ngày vui qua mau","Nỗi buồn con gái", "Qua cơn mê", "Người tình và quê hương", "Tôi biết tôi sẽ buồn","Ngày đá đơm bông", "Anh giải phóng tôi hay...?"
và đặc biệt là 2 bản nhạc Xuân "kinh điển"..Cám ơn & Mùa xuân của mẹ (ngoài ra còn có Rước xuân về nhà, Thư xuân trên rừng cao, Ta đã gặp mùa xuân, Ngày xuân thăm nhau) đã thật sự bước sang "bên kia sông"!!! Cầu mong ông an nghỉ nơi vĩnh hằng!
"TÔI XIN CÁM ƠN NGƯỜI"!
!!!
và đặc biệt là 2 bản nhạc Xuân "kinh điển"..Cám ơn & Mùa xuân của mẹ (ngoài ra còn có Rước xuân về nhà, Thư xuân trên rừng cao, Ta đã gặp mùa xuân, Ngày xuân thăm nhau) đã thật sự bước sang "bên kia sông"!!! Cầu mong ông an nghỉ nơi vĩnh hằng!
"TÔI XIN CÁM ƠN NGƯỜI"!
!!!
Và cuối cùng là bài viết năm trước
Nếu thế giới có 1 bài HAPPY NEW YEAR để nghe và xốn xang mỗi dịp..Tết Tây về, thì Việt Nam, lạ và hay hơn cả...có hàng trăm, hàng ngàn bài về Tết, để nghe & để nhớ...Lạ lùng thay, phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả), những bài (tạm gọi là nhạc Xuân) có khả năng làm rung động lòng người và mang không khí Tết, đều là nhạc pre 1975 - nhạc miền Nam- nhạc (ít nhiều liên quan đến) "lính"
5 nhận xét:
Ăn tết quê nhà vui phải không em ? Năm mới chúc người bạn nhỏ luôn trung thành với " dòng blog " của mình , vẫn gợi nhớ dùm thế hệ trước những hoài niệm đáng yêu cùng một Sài Gòn sống mãi trong tâm tưởng
Chúc em luôn gặp may mắn và thành đạt
dạ, cám ơn chị, chúc chị năm mới vui vẻ và một năm mới bình an nha chị:)!
Cho chị gửi lời thăm PT Huy ơi ....
Chúc em một năm mới an lành nhé Huy
PT là một vùng quê lành, nhưng càng ngày càng vắng người anh nhỉ
@chị Gió: hihi, giờ em mới thấy com của chị:)...thanks chị, chị cũng vậy nha
@nangmeo: uhm, chắc có lẽ ai cũng vào...SG hết:)...mỗi lần về thấy vắng cũng thích lắm:)
Đăng nhận xét