Cầm tờ báo như ôm khuôn mặt người
mình quen đã lâu lắm chưa hề gặp lại.
Một phần thì nâng niu ôm giữ nhưng một
phần khác thì nôn nao muốn tìm xem
những gì của ngày cũ qua con mắt hôm
nay. Tựa như lòng mong mỏi nhìn lại
chính thời đã qua của mình, một thanh
xuân mong manh, xao xác đầy những
mất mát nhưng đồng thời lại vô cùng
giàu có bởi chất chồng cảm giác, chất
chồng xúc động, bởi cái bất thường
khôn lường của từng phút từng giây đời
sống trong hoàn cảnh chiến chinh.
nổi. Tờ báo được xuất bản sau cái Tết đó, cho nên nó đấy tràn dấu vết
của cuộc chiến trong thành phố. Trong trường hợp như vậy, hình thức văn
chương thích hợp nhất chỉ có thể là ký thôi. Ta có cảm tưởng người viết
vừa chạy vừa ghi. Nguyễn Mạnh Côn đạp xe đạp còn Dương Nghiễm Mậu
không thấy nói đã dùng phương tiện di chuyển nào. Cuốn báo trăm trang
khổ nhỏ mà có đến những ba bài ký, hai trong ba có tính cập nhật tinh
tươm như nồi cơm mới bắc từ bếp xuống còn nghi ngút khói. Bài ký thứ
nhất của Nguyễn Mạnh Côn, bài ký thư hai của Dương Nghiễm Mậu ; bài
thứ ba của Trần Hoài Thư, bài này là của chàng thanh niên Thư-chuẩn-
úy-sữa ghi chép về một hoạt động quân sự của đơn vị ông, không dính
dáng gì với khói lửa Mậu Thân còn nghi ngút. Sau đó thì có thơ, món
tráng miệng không thể thiếu, và bốn đoản văn của Phan Du, Phan Lạc
Tiếp, Tạ Tỵ và Hồ Minh Dũng.
Đầy Máu. Tuy chỉ là ký nhưng đó là một đoản văn vừa hào hùng vừa tình
nghĩa cộng với những nhận xét/phân tích sáng suốt, thông minh. Lý luận
chắc nịch, ông đưa ra những luận cứ không bẻ vào đâu được. Ông lạc
quan một cách vững vàng –là đối với mắt nhìn của người không có kính
hiển vi bên cạnh, không có đủ dụng cụ trong phòng thí nghiệm của mình.
Suy từ những chứng cớ cụ thể, ông đánh ngã những thành kiến mà chúng
ta, với thời gian, tự vẽ vời bằng khá nhiều hào nhoáng hình ảnh của anh bộ
đội Cộng sản.
người bạn dắt tới gặp ông một lần lúc ông còn phụ trách nguyệt san Chỉ
Đạo, sáu bẩy năm trước đó. Bây giờ khi đọc bài ông viết tôi vẫn giữ
nguyên cảm tưởng cũ, vừa nễ vừa phục. Chỉ sáu bảy năm sau ông vào tù
và sau đó, chết trong tù.
có những nhận định chính xác, có điều tất cả mọi chúng ta đều đứng trên
căn bản con người để nhận định ; nhưng cộng sản thì đã vượt qua trạng-
thái-người mất rồi. Thí dụ những hành động và tư tưởng được coi là nhân
bản đều lấy con người làm gốc, con-người-vô-điều-kiện, chỉ cần là con
người, trong khi với người CS con người phải là con-người-phe-ta, con
người của giai cấp. Từ đó những xét đoán trở nên sai lầm trầm trọng.
Ngay khi được tin CS tấn công ngày Tết mà trước đó họ đã bằng lòng
cam kết tuần lễ hưu chiến thì ông Côn lý luận rằng không đúng, bởi theo
ông, họ có thể lọc lừa mọi thứ “nhưng không đời nào họ dám để cho dân
chúng thấy rõ họ không tôn trọng chữ tín” (lời ông). Trời ơi, với người CS
mọi điều chỉ có giá trị giai đoạn thôi. Có thể ngày hôm qua họ giữ chữ tín
nhưng ngày hôm nay, vì tình thề đổi khác họ không cần giữ nữa. Với chúng
ta, có những giá trị muôn đời ; với CS chỉ có giá trị nhất thời. Cho nên
chúng ta thua. Cho nên NMC nằm chết trong tù.
Viết Về Huế. Ngày đó DNM chỉ mới rời Huế về Sài gòn có mấy hôm.
Ngoài Huế, ông gặp bè bạn, tôi chắc phần nhiều là trí thức và văn nghệ sĩ
, trong đó có Trịnh Công Sơn và tên một người được viết tắt bằng mẫu tự
đầu, K. Tôi đoán là Ngô Kha không biết có đúng không. Với người có tên
viết tắt, DNM xác nhận lập trường rõ rệt của mình là không ngửi được
mùi CS, tôi tự hỏi tại sao ông phải vạch bụng mình ra thẳng thắn như vậy
nếu kẻ kia không phải là kẻ có một lập trường mập mờ? Vì chỗ đó mà tôi
nghĩ tới Ngô Kha. DNM chỉ kể sự việc và tỏ lòng lo lắng cho những người
bạn của ông ở Huế cũng như tình trạng đang xảy ra ở Sài gòn. Nói với
người tên K., DNM tỏ ra vừa tôn trọng nhưng vừa xa cách mặc dù cũng
gắng bày tỏ rõ ràng tư tưởng mình, nhất là ở đoạn chót người ta thấy
ông đã tìm cách thỏa hiệp hai cái nhìn khác biệt giữa ông và K. cố nhấn
mạnh về chỗ giống nhau giữa những người trẻ có tâm huyết. Tình trạng
Việt-Nam lúc đó đã quá phức tạp nên tâm thức những người dân Việt-
Nam lúc đó quá hoang mang; lớp trẻ có ý thức, nhất là ở Huế (chỉ kém Sài
gòn vì số lượng) mỗi người suy nghĩ và hành động một cách khác nhau ;
ngay nhóm những kẻ sau này bỏ ra bưng và những người còn nắm lại cũng
có những lỗi điệu.
Bài ký thứ ba của Trần Hoài Thư ghi chép những hoạt động của chàng sĩ
quan trẻ tuổi vửa mới ra khỏi trại huấn luyện. Không khí chiến tranh là
không khí chung nhưng nội dung bài viết của ông lại có vẻ xa lìa những bài
kia. Thời ấy những bài lai cảo viết tay trên một mặt giấy được gửi tới tòa
soạn của ông Trần Phong Giao hẳn là tốn không biết bao nhiêu ngày tháng
, nhất là trong trường hợp anh lính chiến THT “viết từ một KBC”. Đó là lời
lẽ của người thư sinh tuy đang phải đối đầu với cái chết thực sự nhưng
vẫn mơ mộng lãng mạn, cử chỉ lãng mạn được đẩy tới độ chót khi đơn vị
đã đến được mục tiêu chỉ định, những người lính dưới quyền đã lục lọi vị
trí để tìm thấy đối phương chỉ mới vừa rút đi vì cơm canh còn nóng thì
ông chỉ huy nằm lăn trên sàn nhà vì mệt đuối mà vẫn nhớ những kỷ niệm
cũ, và tìm mẩu than viết lên vách câu thơ:
Khi con về quê hương chừng đã ngủ
trẻ của Việt-Nam đau thương tuyệt vọng?
Thú thật khi viết những giòng này tôi vẫn chưa buồn đọc mấy truyện ngắn
trong tờ báo ấy dù truyện của Hồ Minh Dũng, Tạ Tỵ, Phan Lạc Tiếp cũng
vương thuốc súng, tiếng đạn và xác người ; là vì, tuy vậy, những câu
chuyện của họ vẫn còn rất xa cái nóng hổi của Mậu Thân.
hồi ấy vẫn quen gặp với lời giải thích là tòa soạn hoặc tác giả tự ý đục bỏ,
một cử chỉ tự giác khi cho rằng những lời lẽ ấy có thể gây bất lợi hay có
thể bị hiểu sai. Giữa khâu sản xuất và khâu kiểm duyệt của cơ quan trách
nhiệm vẫn còn khâu tự kiểm soát! Sự việc này, trong chừng nào đó, có thể
xem như ý thức cao của người cầm bút, mà cũng có thể diễn dịch rằng
giới trí thức, nhà văn tuy suy nghĩ khác nhau vẫn có tinh thần xây dựng
và mặt khác nữa, cũng nên đẩy tới cùng mạch lý luận để nhận ra trong ý
thức tập thể, mảnh đất miền nam là chốn dung thân cuối cùng mà nơi đó
con người còn được quyền hít thở chút không khí sống thực! Trang báo
giống thân thể của con người trong chiến tranh, lở lói, đục khoét, khiếm
khuyết nhiều nơi. Nhưng nó vẫn giữ được cái “nhân cách” của nó ; không
phải vì chạy giặc mà nó đánh trần hoặc chân không giày. Cũng có trang
dành quảng cáo những cuốn sách nghiên cứu công phu : Từ Binh Pháp Tôn
Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử của Nghiêm Xuân Hồng, những sách
dịch mang không khí xa lạ xứ người : Con Chim Trốn Tuyết, Paul Gallico
, tiểu thuyết có tựa đề thơ mộng, Hương Cỏ May của Tuấn Huy cùng
trang thư tín trao đổi giữa tòa soạn và độc giả cùng các cây viết hợp tác
trách nhiệm bảo vệ Di sản Văn học miền Nam. Ngày nay, ngụ cư trên xứ
người, tôi là kẻ chưa hề tham gia một cuộc biểu tình để phản đối hay hoan
hô ; cũng chưa hề góp công góp sức vào cuộc đấu tranh chống Cộng. Tôi
hoàn toàn nằm ngoài rìa những hoạt động kiểu đó. Nhưng tôi vẫn duy trì ý
nghĩ rằng tôi không thể sống được với người CS. Cũng vì vậy mà tôi nâng
niu nền Văn Học hai mươi năm của chúng ta, nền văn học phong phú, tự
do, có ý thức, có trách nhiệm, thật sự phát xuất từ trái tim người.
Source: http://blog.yahoo.com/onggiahuutri/articles
Download VĂN - VIẾT TRONG KHÓI LỬA : https://www.box.com/s/b9fb0de2ee0cd92f0d2e
1 nhận xét:
Đúng là như thế ... Đọc đoạn này , nghĩ đến cách mà các nhà báo nhà văn bây giờ đối diện với trang giấy bằng sự thiếu trung thực mà chán !
Đăng nhận xét