“Chúng ta chỉ còn mãi mãi những gì đã mất đi vĩnh viễn..”
“ Đọc Mai Thảo, không phải
là đọc những
gì ông viết mà là đọc
cái cách ông viết ra những
gì ông đã viết. Một
căn nhà vùng nước mặn.
Một chuyến
tàu trên sông Hồng. Một
bản chúc thư trên ngọn
đỉnh trời.
Ðó không phải là những
cái truyện, những
tên truyện. Ðó là mảnh
vỡ của
những cuộc
đời, long lanh hạnh
phúc, ràn rụa nước
mắt. Không kể
lại được.
Phải đọc
từng dòng, từng
chữ của
Mai Thảo, để
thấy ông nghĩ, ông viết thế nào về
những truyện
đó, chứ không phải
những gì chất
chứa trong những
truyện đó. (Nguyễn Đình
Toàn)
Ngay từ những ngày
đầu “đọc Mai Thảo”, tôi đã bị cuốn hút vào “những rừng từ chương và những biển suy tưởng”, những khai phóng “mở đường” (có thể) gây sốc thưở ban đầu nhưng sau vụt
thoát thành một lấp lánh văn phong thấy thấp thoáng đâu đấy trong cách viết một
vài tác giả, một phong cách maithảo – với rốt ráo tận cùng ngữ nghĩa của từ này
trên danh xưng của 1 tính từ - một mỹ tính từ…
Đó, trước hết, đến
từ cách dùng chữ MỘT – “khi thì là trạng
từ, khi thì động từ. Nhưng nhiều nhất là tính từ và động từ. Với cách viết này,
Mai Thảo loại bỏ hẳn một số từ khác thường đứng trước chúng. Thay vì “một cuộc
lưu đày” thì là “một lưu đày”; thay vì “một nỗi nhớ nhà” thì “một nhớ nhà”;
thay vì “một sự khuấy động” thì “một khuấy động”, vân vân. Ta gặp dài dài cách
dùng đó trong văn Mai Thảo: một tình cờ, một trao phó, một bùng cháy, một
bất ngờ, một vượt thoát, một mê đắm, một yếu đuối….Nhiều. Đã quen với cách viết
đó, mà thú thật, đôi khi tôi cũng ngỡ ngàng khi gặp chữ một của Mai
Thảo, nhất là khi ông thêm vào sau đó một tính từ nào đó (có khi là một cụm từ)
có tính cách diễn tả: một lưu đày dịu dàng vào cô đơn, một lạnh buồn vô
tận, một gần gụi diễm lệ…khiến cho câu văn đột nhiên mang một vóc dáng khác lạ,
thú vị…”
Những “MỘT” chơ vơ
và tưởng-chừng-đơn-giản…đã là một đằm thắm rõ nét, một tịch liêu vây phủ…trong
lòng độc giả (hay ít ra là trong lòng tôi)…
“- Rồi thì một lạnh buồn vô tận đấy nhỉ? Rồi thì là một nhớ nhà
vô chùng đấy nhỉ? Khi, giữa một đêm quê người, một đêm ở Mỹ như đêm qua…”
- Tiếng chuông vang lên, âm thanh mang hình ảnh một đường chỉ
thẳng vút truyền đi, thật sâu và thật xa vào một phía bên trong thăm thẳm, ở đó
là một im lặng lớn nằm giữa một lắng đọng đầy…”(Những tấm hình của chị Thời)
- ...Chính ôm lấy người đàn bà. Người đàn bà của một gặp gỡ ngắn. Một
tình cờ ngắn. Một hạnh phúc ngắn” (Hồng Kông ở dưới chân)
- Thật là một khám phá. Một khám phá kinh ngạc” (Những tấm hình của chị
Thời)
- Không có tiếng vang, không có một bùng cháy, một bất ngờ, một
khuấy động nào nữa (Mười đêm ngà ngọc)
…”
Cái MỘT trơ trọi
đó, phần nào, trong một thoáng nghĩ, tôi tin chắc đó là MỘT của một dáng hình, một trầm tư rất MAI THẢO mà
trong những phác họa chân dung từ những văn hữu cùng thời, MAI THẢO là một hiển
lộ của một cô đơn đến tận cùng … cũng như Mai Thảo đã từng viết “chết tận cùng
đến điểm cuối cái chết”, “Tắt tới cái điểm le lói cuối cùng của lửa.”…
Đó là cô đơn của..
“Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy”
hay
“Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái gì đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy”
“Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái gì đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy”
…
Tôi ngồi đọc lại
mục VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG - một mục thường xuyên của Tuần Báo Nghệ Thuật <
một mình đứng riêng một thể loại, trước hết là ở phần hình thức: đó là tờ tuần
báo văn chương in “offset bốn màu> (sau
này cũng với phong cách ấy, mục SỔ TAY MAI THẢO trên VĂN tục bản ở hải ngoại đã
trờ thành 1 “biển hiệu” của riêng & duy MAI THẢO), một đóng đinh tên tuổi
mà theo như BÙI VĨNH PHÚC đã từng nhận xét như sau…
“Sổ Tay,
một thứ lá thư tòa soạn mà ông cho đăng đều đặn trên Văn từ nhiều năm nay. Ở
đây, trong vóc dáng, trong lốt vỏ, và ngay trong bản chất, Sổ Tay là một loại
tùy bút mới của Mai Thảo. Như con cá được lội trong dòng nước khỏe khoắn quen
thuộc, Mai Thảo, một cách hết sức sinh động, bàn về đủ mọi thứ chuyện liên quan
đến đời sống, đến văn học, đến xã hội, đến bằng hữu, đến kỷ niệm…
Câu văn của Mai Thảo ở đây thường “tự nhiên” hơn là câu văn của
ông ở những chỗ khác. Rất nhiều câu cụt và ngắn một cách cố ý. Mà vẫn có nghệ
thuật. Hình ảnh và nhịp điệu của chúng phơi phới bay múa. Nhịp điệu của hình
ảnh? Vâng, đó là một đặc trưng của văn Mai Thảo.
"Mưa. Mùa Thu. Mưa dương cầm Nghiêm Phú Phi. Thu vĩ cầm Đan Thọ.
Phần tôi, sáng nay một hơi thuốc lá thấy ngon hơn, hơi thuốc của thơ Hồ Dzếnh:
ngỡ lòng mình là rừng, ngỡ hồn mình là mây, cộng với cái nhìn bởi nắng đã lui
quân nên đằm đằm bóng rợp, đã những ý thơ, hình thơ, ảnh thơ, tứ thơ về mùa
thu, về mưa trời, về tháng chín óng ả hiện hình dưới hàng hiên tâm hồn sáng nay
tôi đang ngồi, trên một ghế bành tưởng tượng, nhìn mưa Mỹ nghiêng nghiêng chở
mùa thu Việt tới (…) Mùa thu. Moderato, trong nhạc dân gian Phạm Duy. Lá vàng
mùa thu. Doloroso, trong nhạc trữ tình Cung Tiến (…) Thơ tiền chiến về mưa thu,
nắng thu lấp lánh thật nhiều châu báu, kim cương nơi thể thơ như một bình ngọc
riêng được đúc ra để đựng hết mùa thu ngây ngất là thể thơ lục bát. Câu sáu đội
mưa thu bay. Câu tám nhặt ngô đồng rụng.
(Văn số 40, 10/1985)
Đích thực mưa xuân. Phơi phới, nghiêng nghiêng. Và lục bát trên
những mái nhà. Và tứ tuyệt trên những đường phố. Và song thất ở những ngã tư
(…) Đêm qua thức giấc, thoáng nghe thấy, thật xa, những tiếng mưa trên những
cảnh ngộ, những thân thế quê nhà. Tiếng mưa dài như một cuộc đời buồn. Những
tiếng mưa tăm tối.
(Văn số 57, 3/1987)
Rồi thì là một lạnh buồn vô tận đấy nhỉ? Rồi thì là một nhớ nhà
vô chừng đấy nhỉ? Khi, giữa một đêm quê người, một đêm ở Mỹ như đêm qua, tôi
thức giấc lúc ba giờ sáng, vì trận mưa tháng bảy rì rào trên mái. Nằm nghe mưa.
Thấy mưa trong cảnh ngộ mình, trong tâm thể mình. Hiện giờ. Thấy những khoảng
cách mịt mùng. Thấy những không gian vô bờ. Thấy những thượng tầng lạnh buốt.
Đất nước. Mưa đang ở phía ấy. Trên suốt ba miền đất nước hồng thủy. Mưa đang ở
phía ấy, từ Hà Nội vào, từ Sài Gòn ra, những trận mưa trọn mùa trên một Việt
Nam buồn, mưa chế độ đang làm cho hàng triệu người phải kéo cao cổ áo, rảo
bước, cúi đầu xuống. Khi cái chế độ thù nghịch từ hơn mười năm rồi, chẳng còn
dành cho ai một trú ẩn nào.
(Văn số 50, 8/ 1986)
…”
Và tôi chợt cảm
thấy như mình cũng đang thở cùng ông cái lạnh lẽo của một cô đơn chập chùng như
thế…
huyvespa@gmail.com
May 24th, 2013
Đây, những NGHỆ THUẬT (MAI THẢO làm chủ bút) của mình...cũng rực rỡ, và trầm buồn, như văn chương MAI THẢO!
(sách của..người ta. huhu)
free website hit counter code