Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Saigon - kiếp sau xin giữ lại đời, cho nhau...!!!











A piece of history! In the final days of "The fall of Saigon", when the order was given to evacuate the city, the roof of the CIA building at 22 Gia Long (now Ly Tu Trong) became 1 of several designated landing site for so-called "Freedom Birds", helicopters conveying people to US ship bound for Guam or Philippines. On Apr.29, 1975, the day before Saigon fell, the little hut on the roof at 22 Gia Long was captured in Dutch press photographer's famous image of people scrambling up a ladder to a waiting helicopter. And here's the place nowadays (taken on Apr.4th, 2013)



"Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá/ Và cô đơn đã ghi dấu trên tay" (Hoài Khanh)







một sát-na vắng lặng của Saigon từ một chỗ ngồi quen..."khi những hoàng hôn bỏ mặt trời..."









colors of Saigon











...đọc Cơn Điên Tím (Tuý Hồng) trong 1 ...chiều tím...
"...NHỮNG CẶP MỐI đã YÊU nhau trước khi rụng cánh trong BÓNG TỐI. Những cặp mối thèm nhau đã rủ nhau bay ra khỏi gò mối trong một khoảng thời gian ngắn vào đầu mùa mưa để dập vùi nhau cho cánh
rụng xuống, cho đời tàn, cho tình yêu chết. Tình yêu chết và mối mù lòa. Tình yêu chết và mối phá phách
căn nhà gỗ. Tình yêu chết nhưng mối không tự tử. Mối sợ cái chết như loài người sợ cái chết. Tình buồn vô cùng. Suốt một đời chỉ một lần yêu, một lần rụng cánh...Những con mối ở trên trần nhà kia gặm nhấm gỗ để quên buồn. Nếu đừng yêu nhau thì những con mối ở trên trần nhà kia không bao giờ buồn..."









Saigon looks at me..so lonely!
"Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ 
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang 
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ 
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn 
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng!..."
(Tuệ Sỹ)







Chiều Tàn Trời man mác nắng thơm lạnh đã dần phai Màn đêm sao chưa buông còn thơ thẩn Tựa đời mong bóng ai ...









SÀI GÒN RA ĐƯỜNG 
Duyên Anh 

Sài gòn ra đường không áo dài 
Em sợ đang mùa gió chướng bay 
Gió bay cuốn hút mùi hương cũ 
Chỉ để riêng mình ta ngất ngây

Sài gòn ra đường không phấn son
Em sợ rừng sâu gỗ giận hờn
Chinh phu gió cát nghìn phương lạnh
Chinh phụ nào ham chuyện lược gương

Sài gòn ra đường không thích cười
Em sợ đèo cao lệ đá rơi
Nên đã mùa đông về tạm trú
Đã về sương tuyết phủ niềm vui

Sài gòn ra đường không líu lo
Em sợ âm vang động cõi hờ
Hãy nghe hơi thở còn xao xuyến
Trong đáy hồn nhau gọi ước mơ

Sài gòn ra đường không giống ai
Tóc mây lớp lớp khói u hoài
Mắt chim khuyên đã diều hâu hết
Cúi xuống nhìn lên vẫn ngậm ngùi.


"...đâu quầy hoa quán nhạc êm đềm, đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly?!?..."














"Đêm nhớ về Sài Gòn Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi Những con đường thèm đôi chân vui đã bao lâu chờ đợi Ðường im nghe quá khứ trong sâu Ðường chia ly vẫn ngóng tin nhau ..."








chiều thơm du hồn người bồng bềnh ....
fragrant afternoon in #saigon









tháng tư tôi đến rừng chưa khóc
mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
có môi chưa nói lời gian dối
và mắt chưa buồn như mộ bia 

tháng tư nao nức chiều quên tắt
chim bảo cây cành hãy lắng nghe
bước chân ai dưới tàng phong úa
mà tiếng giầy rơi như suối reo 

tháng tư khao khát, đêm vô tận
tôi với người riêng một góc trời
làm sao em biết trăng không lạnh
và cánh chim nào không bỏ tôi ? 

tháng tư hư ảo người đâu biết
cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
với bao chiêng, trống, bao cờ xí
tôi đón em về tự biển khơi 

tháng tư xe ngựa về ngang phố
đôi mắt nào treo mỗi góc đường
đêm ai tóc phủ mềm nhung lụa
tôi với người chung một bến sông 

tháng tư nắng ủ hoa công chúa
riêng đóa hoàng lan trong mắt tôi
làm sao em biết khi xa bạn
tôi cũng như chiều : tôi mồ côi ? 

tháng tư chăn gối nồng son phấn
đêm với ngày trong một tấm gương
thịt xương đã trộn, như sông núi
tôi với người, ai mang vết thương ? 

tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
mắt ai rồi sẽ như bia mộ
ngựa có về qua cũng thiếu đôi ! 

tháng tư người nhắc làm chi nữa
cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
trống, chiêng, cờ xí như cơn mộng
mưa đã chờ tôi. mưa...đã...mưa 

mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây ?
góc phố đèn treo đôi mắt bão
ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?
(DTL)












"hãy để thời gian có chút thì giờ"
(Laisser du temps au temps)
& this is just a moment...
why we just can catch the "space" but we can't catch the "time" in our pics?!?












tạp chí Văn (1/8/1969), đọc được 1 truyện ngắn hay của Nguyễn Đình Toàn:
"Hạnh phúc cũng như thảm kịch là 1 điều anh không thể lựa chọn...Làm thế nào anh có thể muốn ngọn lửa sẽ cháy như thế nào? Nếu anh có thể hiểu được việc em bỏ đi, có thể anh đã giữ em lại được. Nhưng trong đám khói của 1 hơi lửa tàn, thắp lại làm gì cái ý nghĩa của những tro than?"
Ngay trang đầu là thủ bút của chủ nhân tạp chí này, có lẽ là 1 người lính, anh làm 1 bài thơ, rất "trần trụi" nhưng thật xúc động: 
"Còn chuyến cuối cùng anh về mau em nhé/Những cọng rơm còn sót lại cánh rừng xiêu/Ôi đông tàn và hạnh phủc bao nhiêu/ Anh lót ổ cho em nằm xuống đẻ" (Đà Nẵng 19/8/69)




tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở Nhà Bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi

em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon

tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai

phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương

em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để qúa -dêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao

em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
hồn hải điểu bay ngày -dêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ

em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba

em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê -dá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi

tôi ngủ mấy ngày -dêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô

em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực

CAO ĐÔNG KHÁNH (ông là con của CAO ĐÔNG HƯNG - rạp film CAO ĐÔNG HƯNG trước 75, ở Saigon, nay là FAHASHA trên đường Bạch Đằng)





Saigon trên đường Tự Do với phòng trà Maxim của NS Hoàng Thi Thơ (sau 1975 vẫn giữ nguyên tên)
Tạ Lòng Saigon

Cảm ơn Sài Gòn đã khóc giùm tôi
Đêm xa xưa năm nào như quên hết
Lạ lùng không quên những dòng nước mắt
Quay lưng rồi còn lạnh chéo khăn tay

Cảm ơn Sài Gòn giữ mãi màu mây
Đêm xuống thấp mây vẫn xanh màu ngọc
Phải chi trong hành trang mang theo Sài Gòn được
Giờ trở về không nhầm cửa nhà ai

Cảm ơn Sài Gòn đã bắt tay tôi
Trưa nắng chang chang lòng vừa đủ ấm
Tưởng đã quên ngày đi xa ngàn dặm
Lệ khô rồi mà mắt vẫn đỏ hoe

Sài Gòn ơi, mình thương nhớ làm chi?
Mây ký ức biết ngày nào tan hết
Mưa kỷ niệm theo mái tôn nhỏ giọt

Ướt lòng ai khúc hát đợi mưa về
Cảm ơn Sài Gòn không nỡ quên đi
Người phương xa không hẹn ngày gặp mặt
Đêm Phú Nhuận quỳnh hương còn thơm ngát
Chiều Bạch Đằng chờ sóng vỗ ven sông

Nắm tay Sài Gòn chạy theo vòng cung
Vòng bùng binh về Hàng Xanh thuở trước
Rẽ tay phải nhớ Quán Tre quen thuộc
Phan Kế Bính đường xưa còn nhốt tuổi hai mươi?

Cảm ơn mắt người còn dám nhìn tôi
Người hôm qua, người hôm nay không khác
Đêm không khô vì mưa thương còn dột
Khoảng trống nào trong trí nhớ y nguyên

Tháng năm dài còn chờ chạm môi hôn
Trưa Lữ Gia chiều về ngang Tân Định
Đạp xe vội cho tình yêu sóng sánh
Vuốt mặt xong còn thơm vạt áo người

Cảm ơn Sàigon cho đêm chút mưa rơi
Đã bao lần mưa dịu dàng nhắc nhở
Xin ai đừng -quên – nhớ vòng tay cũ
Đưa người đi lại ngong ngóng người về

Tạ lòng Sài Gòn không nỡ trách người đi
Vĩa hè xưa còn dấu chân quen bước
Ngày trở lại bàn chân chưa tỉnh giấc
Tưởng còn lang thang tận cõi xa nào

Giữa lòng Sài Gon ai nỡ chối từ nhau…

Trần Kiêu Bạc



"Saigon ơi...
mất từng con phố đổi tên đường 
khi hẹn nhau ta lạc lối tìm 
ôi tình buồn như đã sống thêm ..."

Chiều qua ngừng đèn đỏ góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Du , mình nghe hai thanh niên giọng Bắc nói với nhau : Vào Saigon này ( cám ơn hai chú đã không nói là thành phố HCM ) , kiếm đường thật mệt . Chú ngồi sau khẽ khàng : Ở Hà Nội , đường dễ tìm hơn , vua chúa vào cụm vua chúa , danh nhân vào cụm danh nhân . Ở đây tìm đường khó khăn quá ..
Mình chẳng biết hai chú tìm đường nào nhưng mình thông cảm cho nỗi khổ của hai chú khi " bơi " trong một thành phố rộng lớn như Saigon để tìm tên đường . Mình cũng chưa đặt chân ra đến Hà Nội để biết tên đường ngoài ấy có dễ tìm không ?
Suy đi nghĩ lại , hai chú này nói cũng phải vì từ hồi 1975 đến giờ , tên đường ở Saigon- Gia định đã thay đổi rất nhiều .
Ngày trước , nhà mình ở Gò Vấp đi học ngoài trung tâm Saigon , qua cụm đường Lê Quang Định - Nguyễn văn Học- Chi Lăng - Đinh Tiên Hoàng v..v . Rồi khi về lại ngang qua Võ Tánh , Ngô Tùng Châu v..v .Cụm đường ở đây gắn liền với những sự kiện lịch sử thời chúa Nguyễn cùng tên các vị công thần . Tương tự như vậy , nhiều nơi khác trong địa phận thủ đô Saigon , tên đường cũng có sự liền lạc và kết nối một cách có trật tự với lịch sử . Người dân Saigon thời ấy không khó để tìm kiếm tên đường .
Sau 1975 , một loạt đường phố mang tên nhân vật lịch sử bị " trảm " theo lịch sử ..." đương đại " Thay vào đó là những tên nhân vật lạ hoắc , hoặc có nhân vật lịch sử bị "xù " ở quận này ( như Phan Đình Phùng quận Nhất ) lại được công nhận ở quận khác ( Phú Nhuận ) . Lộn xộn nhất là đường Pasteur, con đường có nguyên cái viện Nghiên cứu sinh học đầy uy tín đủ để khẳng định tên " chính chủ " , vậy mà có lúc nhà khoa học đã phải đi chơi đến hơn 10 năm mới được nàng Nguyễn thị Minh Khai trả lại tên ông
Mình ở Phú Nhuận cả trăm năm nay nhưng mình chẳng biết Nguyễn Trọng Tuyển là ai , Nguyễn thị Huỳnh là " em " nào . tên danh nhân ( ? ) như đánh đố , tên liệt sĩ như thách thức , chẳng biết đâu mà lần .Vua chúa , công thần phải " giã biệt " nhau , mà danh nhân thì tha phương cầu thực Thiệt là mệt không những cho hai chú em nói trên , mà còn mệt cho cả người Saigon .





đọc lại Mai Thảo - những áng văn của "một yêu dấu đã từng" , đọc "để tưởng nhớ mùi hương", để đắm mình trong 1 thứ "tình yêu màu khói nhạt" ...
Văn Mai Thảo là những dòng suối ngọt, những con đường êm như nhung và những cách tân rất Mai Thảo ...
"Ở Mai Thảo, cái đặc trưng lồ lộ là những rút gọn từ ngữ: sẽ không là "một niềm cay đắng" mà "một cay đắng", sẽ không là "một nỗi kinh ngạc" mà "một kinh ngạc", sẽ không là "một sự rã rời" mà "một rã rời"..."
Saigon (&Phúc Long) hôm nay vắng 1 cách kì lạ..."calm before the storm"...2 ngày nữa sẽ là thời khắc mà Saigon sẽ có "Saigon ngày dài nhất"!!!






"Bù em một tháng trời gần 
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi 
Bù em góp núi chung đồi 
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ..."
(Cung Trầm Tưởng)




"Trước một thời đại thù nghịch và một xã hội bất toàn, phản ứng của ngưởi tự nhiên là một phản ứng tách thoát. Biển đang động. Hãy nằm im dưới chín tầng cát khuất. Trời giông bão. Hãy như vì sao kia sáng riêng tây một góc trời mình..
Đêm nằm nghiêng nghe mãi một trận mưa cường toan đổ xuống đời mình...Vấn đề là phải chống lại cái bất động đó. Lên khỏi hầm đá tối. Đi ra. Dẫu hôm nay, ngày mai những con đường của anh, của tôi vẫn còn là những con đường cửa Tây lầm lội." (Mai Thảo)

Không có nhận xét nào: