Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Chiều vàng vương gót mỏi...









"...Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm..."
 



"...Như những hoàng hôn bỏ mặt trời
Khi tôi thốt lời tình như bảo vật
Em ngu si nên từ chối dễ dàng
Tôi ngu si nên làm người không tiếc của
(Hai kẻ ngu si khó sống gần)
Thế nào rồi em cũng giết tôi
Xin hận thù em suốt quãng đời
Tôi bắt đầu yêu hay bắt đầu dự tính?
(Dự tính nào cũng thật ngây thơ)
Tôi bắt đầu ngây thơ hay bắt đầu già?
(Khi mặc cả tình yêu cũng thù hận)
Như loài thiêu thân mê lửa ngọn
Buổi yêu em, tôi hăng hái lìa trần"
(Nguyễn Tất Nhiên-1971)


P/S: VỀ SÁCH

“Vào cuối cuộc đời tôi, sau nửa thế kỷ im lặng, và vì ý nghĩa đơn thuần của nhiệm vụ, tôi ghi lại những gì cần phải được biết. Đó là sự giải thoát cho tất cả. Không phải để thỏa mãn tò mò nào đó, nhưng để trả lại những gì mà định mệnh đã đòi hỏi “kẻ nhỏ nhất” của Thiên Chúa, vào thời điểm của kẻ đó. Tôi bắt đầu cuốn ký ức này, nếu tôi có thể viết xong được, cốt để làm cho người khác hiểu được những đòi hỏi của một chuỗi dài đời-sống đã được định sẵn trước, nhận ra rằng cuộc sống không bao giờ có hành động trái với ý muốn của mình, mà trái lại, luôn luôn như là phải như vậy”
“Le Caillou blanc” (Viên Sỏi Trắng) - Nhat ky cua ba Nhu
Biết quyển này trong bài báo trên NGƯỜI VIỆT XUÂN vừa qua
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=180162&zoneid=463,
sau khi đọc thêm ở đây thì muốn đọc lắm…(đưa vào book wishlist, haha)
http://dcvonline.net/2014/02/21/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy/
http://dcvonline.net/2014/02/22/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy-ii/
Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu khoảng 280 trang, gồm 16 Chương, bìa sách là tấm ảnh bà Nhu trong chiếc áo dài cổ thuyền, bó sát người, tay áo 3/4 trên cổ là sợi dây chuyền thánh giá, tay cầm súng lục, nheo mắt trong thế ngắm bia. Đây là tấm ảnh bà Nhu chụp trong dịp thanh tra đoàn Thanh nữ Cộng hòa mà bà là thủ lãnh.

Cuốn này thành hình không chỉ đơn thuần dựa trên lời kể qua điện thoại hay email hoặc hồi ký của bà Nhu gởi; tác giả đã tham khảo và sử dụng rất nhiều thông tin rút ra từ báo chí, tài liệu của bộ Ngoại giao, CIA và các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ, thư khố Mỹ, của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia của Pháp, từ các nhân chứng sống đã làm việc với dòng họ Ngô-Đình, cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có từ thập niên 60 đến sách mới xuất bản năm 2013.

Trong sách có sử dụng tài liệu trong cuốn NHẬT KÝ của bà NHU... mà lịch sử đã lựa chọn ông đại úy người Mỹ gốc Việt James Van Thach là người gìn giữ…

Có gửi mail cho anh JAMES hỏi về tình hình quyển nhật ký của bà NHU , anh nói anh đang cố dịch 1 cách kĩ lưỡng nhất từ tiếng Pháp sang tiếng Anh & Việt và có thể tháng sau anh về VN…và anh đang tìm 1 NXB ở VN sẵn lòng xuất bản quyển NHẬT KÝ vô giá này (điều hơi khó thực hiện và chưa từng có tiền lệ ở VN, mình có chia sẻ với him, nhưng…biết đâu…?!?)

Photo: Biết quyển này trong bài báo trên NGƯỜI VIỆT XUÂN vừa qua
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=180162&zoneid=463,  
sau khi đọc thêm ở đây thì muốn đọc lắm…(đưa vào book wishlist, haha)
http://dcvonline.net/2014/02/21/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy/
http://dcvonline.net/2014/02/22/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy-ii/
Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu khoảng 280 trang, gồm 16 Chương, bìa sách là tấm ảnh bà Nhu trong chiếc áo dài cổ thuyền, bó sát người, tay áo 3/4  trên cổ là sợi dây chuyền thánh giá, tay cầm súng lục, nheo mắt trong thế ngắm bia. Đây là tấm ảnh bà Nhu chụp trong dịp thanh tra đoàn Thanh nữ Cộng hòa mà bà là thủ lãnh.

Cuốn này thành hình không chỉ đơn thuần dựa trên lời kể qua điện thoại hay email hoặc hồi ký của bà Nhu gởi; tác giả đã tham khảo và sử dụng rất nhiều thông tin rút ra từ báo chí, tài liệu của bộ Ngoại giao, CIA và các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ, thư khố Mỹ, của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia của Pháp, từ các nhân chứng sống đã làm việc với dòng họ Ngô-Đình, cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có từ thập niên 60 đến sách mới xuất bản năm 2013.

Trong sách có sử dụng tài liệu trong cuốn NHẬT KÝ của bà NHU... mà lịch sử đã lựa chọn ông đại úy người Mỹ gốc Việt James Van Thach là người gìn giữ…

Có gửi mail cho anh JAMES hỏi về tình hình quyển nhật ký của bà NHU , anh nói anh đang cố dịch 1 cách kĩ lưỡng nhất từ tiếng Pháp sang tiếng Anh & Việt và có thể tháng sau anh về VN…và anh đang tìm 1 NXB ở VN sẵn lòng xuất bản quyển NHẬT KÝ vô giá này (điều hơi khó thực hiện và chưa từng có tiền lệ ở VN, mình có chia sẻ với him, nhưng…biết đâu…?!?)


Mới đọc xong NHÌN LẠI NHỮNG BẾN BỜ - tập "hồi ký" của nhà van tuổi ngọc DUYÊN ANH...và cũng vùa đọc được bài viết này, lưu lại đây...

SÀI GÒN CÒN MÃI DUYÊN ANH
Sài gòn còn mãi Duyên Anh… hay Duyên Anh còn mãi Sàigòn, như những quấn quyện tình yêu với thành phố một thời đã thênh thang trải rộng con đường sự nghiệp hoa niên Duyên Anh.

Anh mới hiểu

Sài gòn trái tim anh, tim đất nước
Anh mới hiểu
Tại sao mình yêu tổ quốc
Và tại sao mình yêu dấu Sài gòn
Em cho anh nhiều, em nhớ nổi không
Tiếng hát thê lương, điệu ru kỷ niệm
Em cho anh no tròn sự nghiệp
Để anh đi làm đẹp cuộc đời

Sự nghiệp văn chương Duyên Anh đi từ những tác phẩm tuổi thơ đến hoa niên, từ đời sống học đường hoa mộng đến hè phố bụi đời cơ nhỡ! Sài gòn cũng như tất cả mọi thành phố lớn khác khắp thế giới từ Paris, Luân Đôn, Amsterdam, New York… đến Hồng Kông hay Thượng Hải đều mang sức sống xô bồ của tuổi trẻ, từ học sinh, sinh viên đầy ắp những trăn trở mộng ước tương lai, đến giới bụi đời cơ nhỡ, giới giang hồ tứ chiến không hề muốn bị câu thúc trong vòng pháp luật, thế giới du đảng yêu cuồng sống vội, chỉ thích giải quyết với nhau bằng luật chơi giang hồ. Tay anh chị nào có máu mặt nhất, chi tiền hào phóng nhất, lăn xả trước mọi hiểm nguy dao búa nhất để bảo vệ cho băng đảng và đàn em có đất sống, nghiễm nhiên sẽ được giới giang hồ tâng lên làm đàn anh, ít ra cũng có nghĩa khí xử sự đẹp theo luật giang hồ.

Trước Duyên Anh chưa có ai đặt bút khai thác mảnh đất tuổi trẻ đầy màu mở nhưng còn bỏ hoang này, nên ngòi bút Duyên Anh hẳn nhiên chiếm trọn cả một giang sơn không đối thủ… sự nghiệp lên cao, lẫy lừng theo mảnh đất Sàigòn hoa lệ!

Em cho anh cả đất lẫn trời
Cả nắng thi ca, cả mưa tiểu thuyết
Em cho anh đếm làm sao hết
Đời yên vui nhờ liếp ấm em che
Đời yên vui nhờ một chốn lui về
Anh thấy rõ ngọn đèn soi cuộc sống
Phóng tầm mắt anh nhìn xa trông rộng
Thế giới ơi, tôi kiêu hãnh có Sài gòn.

Ân tình đồng vọng với Sàigòn là thế! Yêu lắm Sàigòn là thế! Duyên Anh đã tận hưởng trọn vẹn mọi hào hoa của Sàigòn hơn tất cả mọi người nên khi xa Sàigòn vẫn thấy như gần, tình yêu hạnh phúc ngày nào vẫn tinh khôi trước bao tang thương kể từ tháng tư đen phủ xuống phận người.

Sài gòn khăn sô
Mùa xuân tím tái

Để Duyên Anh tự dặn lòng mang thập tự trên vai như mang hồn nước, chờ phục sinh để thấy lại Sàigòn!

Sài gòn

Em đã cho anh hai mươi năm sung sướng
Anh phải van lơn để hứng chịu cơ cầu
Ngày mai, trong ngục tù hay phát vãng rừng sâu
Anh không thẹn khi nói: Anh yêu em tha thiết
Hãy mơn nhẹ nỗi đau, đừng rên xiết
Hãy thinh không niềm bí ẩn trùng khơi
Sài gòn ơi
mãi là em nhé,
Sài gòn ơi ...

Gần lại với thiên đuờng trong cuộc thế là Tình yêu và Hạnh phúc, Duyên Anh đã tự hỏi đất trời, với cả tình yêu hạnh phúc gắn chặt với Sàigòn bằng cả sự nghiệp văn chương một đời ghi dấu nơi “Sàigòn trái tim anh, tim đất nước”. Còn khơi sáng lên cho nhân sinh một triết lý đồng vọng suốt mai sau về Tình yêu và Hạnh phúc như niềm tân trang sáng tạo luôn son trẻ Sàigòn, thành phố lớn như mọi thành phố khác trên thế giới sẽ luôn mang sức sống tràn trề mảnh liệt “Sài gòn ơi, em trẻ mãi chẳng già”.

Sàigòn ơi, còn mãi Duyên Anh.
(Thơ trích từ ”Sàigòn Trường Ca” của Duyên Anh)

Không có nhận xét nào: