Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Ebook tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ - Làng Văn - Văn Học


Diễn Đàn Thế Kỷ đã điện toán hóa toàn bộ tạp chí Thế Kỷ 21 từ Số Ra Mắt vào tháng Năm 1989 đến số 223 tháng Mười Một năm 2007 là số cuối cùng tờ báo này còn thuộc về công ty Người Việt, trước khi nhượng quyền khai thác cho một cá nhân.
Trong thời gian 18 năm, trải qua 223 số báo, Thế Kỷ 21 góp phần đóng vai trò một diễn đàn phong phú cho đời sống tinh thần của người Việt Nam hải ngoại, qua các đời Chủ nhiệm Đỗ Ngọc Yến (1989-1991), Lê Đình Điểu (1991-1996), Phạm Phú Minh (1997-2001), Hoàng Ngọc Tuệ (2001-2004), Đỗ Việt Anh (2005-2007); và với hai đời Chủ bút Vương Hữu Bột (1997-2001), Phạm Phú Minh (2001-2007).
Là một tạp chí mang tính cách bách khoa, Thế Kỷ 21 suốt thời gian hoạt động của mình đã có được sự cộng tác của những cây bút hàng đầu của cộng đồng Việt Nam hải ngoại về các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, văn hóa, văn học..., đã phát hành đến khắp nơi trên thế giới có người Việt Nam sinh sống, và dưới mắt nhiều người, tờ báo đã thành một định chế ngôn luận chung của người Việt Nam.


"Sau Văn của Mai Thảo, tạp chí Làng Văn trình làng.http://issuu.com/duongkim Làng Văn thừa hưởng không khí bừng bừng khí thế của một cộng đồng đang độ tăng trưởng chín muồi sung mãn, kèm nỗi nhớ nhà nóng bỏng của lớp người mới vượt biên. Một tạp chí mới, một lớp độc giả mới với một tâm tình mới. Huyền Châu, Tuệ Nga, Hồ Trường An, Ngô Nguyên Dũng, Nguyễn Ngọc Ngạn, Lê Văn Lân, Ngọc Khôi, Nguyễn Tấn Hưng, Thái Vaên Kiểm, Võ Kỳ Ðiền, Nguyễn Văn Ba, Trần Long Hồ, Phan Ni Tấn, Luân Hoán, Lâm Hảo Dũng, Diệu Tần, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Ðức Bạt Ngàn... đem đến cho Làng Văn những độc giả trung thành trường kỳ. Những năm 84-89 thời kỳ cực thịnh, Làng Văn thành công rực rỡ, số bán vượt xa các tạp chí khác. Người Làng đông như trẩy hội như nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa nhận xét.

Cùng thời gian đó, 1985 Võ Phiến tục bản Văn Học Nghệ Thuật bộ mới,http://issuu.com/kesach rồi từ tháng giêng 86 đổi tên là tạp chí Văn Học do Nguyễn Mộng Giác điều hành có thể xem là tạp chí uy tín nhất của giai đoạn 85-88. Ða số những bài viết xuất sắc đều xuất hiện trên diễn đàn này và bên cạnh những nhà văn cộng tác trụ cột thường xuyên Nhật Tiến, Võ Ðình, Lê Tất Ðiều, Ðịnh Nguyên, Tưởng Năng Tiến, Võ Phiến, Nguyễn Bá Trạc, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Tất Nhiên, Thế Uyên, Hoàng Khởi Phong, Trần Hoài Thư, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Xuân Hoàng, xuất hiện vô số người viết mới: Khế Iêm, Ngu Yên, Phạm Việt Cường, Phan Tấn Hải, Kiệt Tấn, Thường Quán, Cao Xuân Huy, Trịnh Y Thư, Nguyễn Ðức Lập, Nguyễn Ý Thuần, Hồ Ðình Nghiêm, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Mạnh Trinh, Trần Trúc Giang, Trần Thị Kim Lan, Trần Thị Lai Hồng, Trân Sa, Lê Bi, Vũ Huy Quang, Trương Vũ, Thế Giang, Trần Vũ, Ðỗ Kh., Mai Kim Ngọc, Vũ Quỳnh Hương, Nhược Thủy (Y Chi)... Cũng chính trên diễn đàn này khởi đầu nền phê bình ngoài nước qua các bài viết đầu tiên của Thụy Khuê, Bùi Vĩnh Phúc và Nguyễn Hưng Quốc. Văn Học như thế đã ra đời trong hoàn cảnh vô cùng thuận tiện, với một nguồn nhân lực mới mẽ hùng hậu đang trong giai đoạn khởi viết"





Không có nhận xét nào: