Chân dung các nghệ sĩ / nhà văn trên bìa GIAI PHẨM VĂN - do TRẦN CAO LĨNH chụp
Quyển NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA (nhà xuất bản SÓNG ấn hàng 1974) với một "số phận" khá đặc biệt, đặc biệt đến từ cái tên và ý hướng của những người sản xuất - ngay từ cái tên đã nói đến sự trân trọng của những người biên tập tập sách quý giá này. QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA. Thân & thương lạ! Mà trong lời phi lộ bùi ngùi một cảnh tình khó giải bày, phần nào giải đáp được lí do trước 1975, VĂN HỌC là một phần đời, là một hơi thở, của đa số mọi người giai đoạn đó! Đây - “Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp và cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.”
Và theo nhà văn VIÊN LINH “Hai mươi
năm Văn Học Miền Nam là một cụm từ định mệnh, năm 1973 đã có tới hai tập sách
biên khảo dùng cụm từ này khi miền Nam còn tồn tại, một là nhà văn Nguyễn Đông
Ngạc khi anh làm một bộ sách để đời - chữ này tôi dùng rất cân nhắc và thấy
không có chữ nào đúng hơn: “Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta,
hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1973,” Sóng xuất bản, và “Nhà Văn Miền Nam
Hiện Đại, từ chia cắt 1954 đến ngưng bắn 1973,” do Cao Huy Khanh viết, Hiệp Phố
in ấn; nhà xuất bản này do Viên Linh chủ trương, cuốn sách mới in tới trang 232
thì tất cả tan vỡ, nhưng 232 trang sách ấy vẫn còn nhớ đã đăng hết từng kỳ trên
tạp chí Thời Tập, cũng của Viên Linh.”
huyvespa@gmail.com
Cả 2 bài giới thiệu về chân dung của những người một thời đã up trong những năm trước nhưng host photobucket bị down - nên nay post lại ở đây
http://huyvespa.blogspot.com/2013/11/nhung-truyen-ngan-hay-nhat-cua-que.html
http://huyvespa.blogspot.com/2011/08/nhung-truyen-ngan-hay-nhat-cua-que.html