Xem như một lần "giải oan cho cuộc biển dâu này", lần "ta về" chính thức của nhà thơ Tô Thuỳ Yên trên một tờ báo trong nước...
Bài biên khảo/ nhận định về đời thơ của ông đã từng đọc theo tôi là hay nhất "Thơ Tô Thùy Yên, Chênh Vênh Siêu Hình - Hiện Thực" trên Hợp Lưu http://hopluu.net/…/tran-huu-thuc-tho-to-thuy-yen-chenh-ven…
Và cuộc phỏng vấn giữa báo Khởi Hành và ông năm 1998 "Giấc mơ không dứt đó của thần linh"
Thế nhưng vẫn còn lấn cấn trong lòng tôi sự vô tình của ông và những vướng mắc trong chuyện tình với nữ văn sĩ Nguyễn Thị Thuỵ Vũ ...
Một người-thơ "Ta nhìn ngọn cỏ, lòng mê mẩn/ Nghĩ tới đời ràn rụa thâm ân" tại sao lại tự chìm trong cơn "hôn thuỵ" (tên một truyện dài phóng tác của ông trên Văn) của chính mình, bằn bặt bao nhiêu năm trước thảm cảnh của người mình từng yêu http://luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20…/…/bm%2010-8-03.htm
"...Từ thời còn con gái, làm nghề viết văn và dạy học, chị Thụy Vũ chung sống với nhà thơ Tô Thùy Yên, sinh được 3 con, hai gái, một trai. Cháu lớn tên Khôi Hạnh. Cháu trai tên Khôi Hạo. Cháu gái nhỏ nhất tên Khôi Thụy (sinh năm 1973). Nhưng chẳng may, cháu Thụy lúc mới chưa đầy 2 tuổi, chị người làm không cẩn thận khiến cháu bị té ngửa từ trên giường xuống nền gạch, chấn thương sọ não rất nặng. Suốt bao nhiêu năm nay cháu sống đời sống thực vật, chỉ nằm một chỗ, u mơ không biết gì hết. Nhà văn Văn Quang cho biết, vào những năm tháng đầu sau biến cố tháng 4-1975, có một thời gian tác giả “Chiều xuống êm đềm” đã phải làm lơ xe đò, chạy đường Sài Gòn-Thủ Đức. Suốt ngày chị chỉ đứng một chân… Tới khi kiệt sức, không kham nổi nữa, chị đem con cái về Lộc Ninh. Chốn ở mới của chị là một nơi “không có điện, không có nước, Thụy Vũ và các con sống như người rừng!”
"...
-Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông quên mẹ con chị Vũ rồi. Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậy. Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện sau. Tính chị Vũ vẫn vậy. Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rõ ràng . Chị chỉ gật đầu:
-Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấy. Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm tình với tôi. Có lẽ vì thấy ....
Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập..."
Nhà thơ đã "trở về":
"Ta về khai giải bùa thiêng yểm" nhưng rồi "Ai giải oan ai sử nợ này?!?"
....
Cùng lúc đó, lần đầu tiên sau 42 năm, một tờ báo "văn nghệ" trong nước đăng có một cuộc "họp mặt" rầm rộ, cho đăng lên những tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu trước 1975 của miền Nam một cách "chính thống" (update ở dưới bài blog này), trước hết cũng một lần nữa một bài ngắn về thơ Tô Thuỳ Yên...
Với số báo "phenomenal" này cũng nằm trong một hoạch định ...mà theo bài viết này http://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/33-nha-van-viet-nam-song-tai-13-nuoc-tren-gioi-la-nhung-ai.html "Đã hoàn toàn biến mất cái tên “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”, mà thay vào đó là Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chính thức khai mạc ngày 20/10, tại Hà Nội. Cũng hoàn toàn biến mất từ “hòa hợp” để thay bằng “đại đoàn kết” – một cụm từ mang “tính đảng” thuần túy mà giới nhà văn hải ngoại không quen dùng"
https://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/lang-ta-ngua-da-qua-song
Nhân nhắc nhiều đến nhờ thơ Tô Thuỳ Yên, xin góp một chút tư liệu (từ bộ sưu tập cá nhân) về các tác phẩm của ông trong báo VĂN NGHỆ và TẬP SAN VĂN CHƯƠNG ...nếu có thời gian sẽ update thêm về các tác phẩm trên VĂN và một số tạp chí trước 1975 khác...
Báo Văn Nghệ với chủ đề CHÀO MỪNG CUỘC GẶP MẶT LẦN THỨ NHẤT NHÀ VĂN VỚI SỰ NGHIỆP ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét