Có 1
số chi tiết trong cuộc triển lãm được “giải ảo” như tờ Sáng Dội Miền Nam ...
xuất hiện đường hoàng trước công chúng sau 1975 ...
Được biết ý tưởng cho cuộc triển lãm này đến từ TS. Edward Miller là người viết cuốn Liên Minh Sai Lầm (Misalliance), chuyên gia về TT. Ngô Đình Diệm.
Được biết ý tưởng cho cuộc triển lãm này đến từ TS. Edward Miller là người viết cuốn Liên Minh Sai Lầm (Misalliance), chuyên gia về TT. Ngô Đình Diệm.
Bravo
cho những ai khác “behind-the-scene” mang đến 1 khu triển lãm có tâm như
vậy!
“Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868 - 1966" mở cửa cho khách tham quan miễn phí từ ngày 10-3 đến ngày 23 tại Dinh Độc Lập (mặt Nguyễn Du) - dự tính kéo dài... 3 năm.
Dĩ nhiên mục đích không phải là “Suy tôn Ngô Tổng Thống” song với lực lượng hùng hậu giới trẻ đến với cuộc triển lãm này hy vọng mọi người sẽ bình tâm ngồi lại tìm hiểu thêm & nhìn nhận lại...vị trí của Tổng thống Đệ Nhất Cộng Hoà với tâm tư, chí khí của một chí sĩ luôn đau đáu cho vận mệnh của một Sáng Dội Miền Nam.
“Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868 - 1966" mở cửa cho khách tham quan miễn phí từ ngày 10-3 đến ngày 23 tại Dinh Độc Lập (mặt Nguyễn Du) - dự tính kéo dài... 3 năm.
Dĩ nhiên mục đích không phải là “Suy tôn Ngô Tổng Thống” song với lực lượng hùng hậu giới trẻ đến với cuộc triển lãm này hy vọng mọi người sẽ bình tâm ngồi lại tìm hiểu thêm & nhìn nhận lại...vị trí của Tổng thống Đệ Nhất Cộng Hoà với tâm tư, chí khí của một chí sĩ luôn đau đáu cho vận mệnh của một Sáng Dội Miền Nam.
Bổ
túc một số hình ảnh tư liệu cho cuộc triển lãm ở Dinh Độc Lập từ mục điểm tin
hàng tháng của tạp chí SÁNG DỘI MIỀN NAM. Đời của TT Ngô Đình Diệm, đến lúc
này, có thể được “đối xử” bằng câu tuyên ngôn của người-đương-thời nhà văn Nhất
Linh Nguyễn Tường Tam “Đời tôi để lịch sử xử!”
Sáng Dội Miền Nam – tờ báo in ấn rất đẹp, nhiều
bài viết giá trị, nhất là về mảng kiến trúc, thơ (Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương…)
– nhạc (Phạm Duy…) – với chủ nhiệm là kiến trúc sư Võ Đức Diên (1 trong 2 KTS
làm ra tác phẩm Nhà Thuỷ Tạ, toạ lạc bên hồ Hoàn Kiếm (thiết kế năm 1937), cho
đến nay vẫn là một tác phẩm kiến trúc đẹp của Hà Nội)
Trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN của Nhạc sĩ Phạm
Duy cũng lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí này.
P/s: Một vài chi tiết từ HỒI KÝ PHẠM DUY về bài
trường ca, tờ báo và người chủ nhiệm này :
“Trong thời thịnh trị của họ Ngô, ngoài anh
Quỳnh ra, tôi có Võ Đức Diên là người giúp tôi rất nhiều. Là công chức cao cấp
của Nha Kiến Thiết, vì được lòng ông bà Ngô Đình Nhu trong việc trang hoàng các
dinh thự lớn, kiến trúc sư họ Võ được chế độ tin cậy. Anh Diên là người có
thành tích văn nghệ với đoàn ca kịch ANH VŨ trước đây, đã từng dựng những vở ca
kịch của Lưu Hữu Phước -- với libretto của Thế Lữ - - như Con Thỏ Ngọc hay Tục
Lụy (đáng lẽ Thái Hằng đóng vai Nhã Tiên nhưng bố mẹ không cho phép). Cũng như
anh Quỳnh, Võ Đức Diên được coi là lão tướng trong làng văn nghệ miền Nam nên
khi anh vận động ông Nhu để làm một tập san và mở một phòng trà thì anh được
thoả mãn ngay. Tờ báo được đặt tên là SÁNG DỘI MIỀN NAM, toà soạn là nhà của
hoạ sĩ trang trí Văn Thanh. Được anh Diên mời viết về âm nhạc, tôi hay lui tới
toà soạn và được hân hạnh ''chơi'' với các bậc đàn anh như Vi Huyền Đắc, Lê Văn
Siêu, Vũ Hoàng Chương, Tam Ích... Tổ sư của Thoại Kịch họ Vi đã già rồi mà nói
chuyện rất có duyên. Nhà văn hoá Lê Văn Siêu mua được mảnh vườn ở xa lộ Biên
Hoà và về đó sống, được chúng tôi gọi là Lý Trưởng. Đây là lúc tôi muốn hoàn
tất trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN. Khi tôi ngỏ lời được giúp đỡ để có thể đi từ
Saigon ra Quảng Trị, lấy cảm hứng soạn nốt phần còn lại của trường ca thì anh
Diên đồng ý ngay. Và anh cùng đi với tôi, còn kéo thêm 5 người đi theo nữa. Thế
là có ngay một chuyến đi xuyên Việt của bẩy lữ khách là : chủ báo Võ Đức Diên,
hai hoạ sĩ của tờ báo Tạ Tỵ, Văn Thanh, nhiếp ảnh viên Phùng Trực, tôi và hai
ngôi sao rực rỡ của Khoa Tử Vi, Địa Lý Dương Thái Ban và ''Thầy'' Diễn. Tại sao
lại có hai nhà tiên tri này cùng đi xuyên Việt ? Thưa đó là vì anh Diên muốn
đãi ngộ hai ông thầy ạ. Anh Diên rất tin tướng số, và quen với các ông thầy nổi
danh ở Saigon. Nghe lời Thầy Diễn, anh luôn luôn mặc áo mầu đen để đánh lừa
Thần Chết. Vậy mà anh đột nhiên ra đi giữa lúc đang khoẻ mạnh. Khi nghe tin anh
qua đời đột ngột, tôi hơi tin vào tử vi hay tướng số, chứ trong khi đi chơi
trên đường cái quan này, tôi và Tạ Tỵ luôn luôn châm chọc hai vị mà chúng tôi
gọi là ''thầy bói sáng''. Lần đi đường thiên lý này có vẻ thú vị hơn những lần
trước. Tôi không còn là lữ khách lầm lũi trong thời nô lệ hay hấp tấp trong
thời chiến tranh. Hai xe hơi đưa chúng tôi đi ven bờ biển Thái Bình, vượt qua
những nơi đầy ắp kỷ niệm như Phan Thiết sáng sủa, Nha Trang ấm áp, Qui Nhơn
lộng gió, Đà Nẵng ồn ào, Huế thơ mộng và Quảng Trị cằn khô. Khi ghé Quảng Ngãi,
Hồng Vân (nữ ca sĩ ) lúc đó còn bé tí teo, leo lên bờ tường khách sạn, ngồi
rình xem mặt Phạm Duy. Chúng tôi có những giây phút trầm ngâm trước cảnh tượng
hùng vĩ của Đèo Cả, Đèo Hải Vân và cũng không quên nhào xuống biển để tắm táp
và kỳ cọ (như hai ông thầy) ở bãi Lăng Cô. Bản CON ĐƯỜNG CÁI QUAN -- soạn xong
phần đầu ở Paris năm 54 để phản đối ngay lập tức sự chia cắt đất nước -- sau
sáu năm bỏ dở, bây giờ nhờ chuyến đi rất thanh bình này, được hoàn tất nhanh
chóng. Trong khung cảnh trời cao biển rộng đường dài, trong hoàn cảnh chung của
nước Việt trong thời kỳ đầu của nền độc lập, trong niềm hạnh phúc được tự do
sáng tác của riêng mình... tôi có nhiều hứng khởi để diễn tả con đường mạch máu
của đất nước và tấm lòng khao khát thống nhất của người dân Việt. Những ca khúc
mạnh mẽ trong phần MIỀN BẮC diễn tả sự hào hùng của người đi khai sơn phá
thạch. Trong phần MIỀN TRUNG, ca khúc trở nên ngọt ngào, đôi khi xót xa như
bước chân Huyền Trân Công Chúa. Phần MIỀN NAM rất hoan lạc vì đó là những bước
chân thành đạt của lữ khách để cùng toàn dân hoàn thành nước Việt. Trường ca ra
đời xuôi xả vì còn có sự khuyến khích của bạn bè, nhất là có sự giúp đỡ thực tế
của anh Võ Đức Diên. Chắc chắn bên trên anh Diên, có sự đồng ý của ông Ngô Đình
Nhu (và Trần Kim Tuyến). Anh tôi là Phạm Duy Khiêm làm Bộ Trưởng và Đại Sứ cho
ông Diệm, Võ Lăng là bạn thân của tôi, nhất là tôi đã khá nổi tiếng trong quần
chúng rồi, hồi bấy giờ, tôi được nhà Ngô để ý. Đã có lần tôi được ông Diệm, ông
Nhu thân mật hỏi han tôi trên sân cỏ của Dinh Độc Lập vào một buổi tiếp tân và
sau đó, nếu ''sì căng đan'' về tình không xẩy ra, tôi có thể là người được
chính quyền giao cho một chức vụ nào rồi. Tôi không dám nói là tôi sẽ nhận việc
hay từ chối, nhưng vào thời Thanh Niên Cộng Hoà được thành lập, tôi được mời
vào Dinh Độc Lập để dạy hát cho cô Ngô Đình Lệ Thủy, một đoàn viên của đoàn
Thanh Nữ Cộng Hoà. Chao ôi, sao mà cô con gái của ông bà Nhu lại đẹp đến thế.
Và than ôi, sao cô lại chết non như vậy. Chết vì nạn xe hơi ở Pháp sau 1963.
Ngoài tờ báo ra, anh Diên được ông Nhu giúp đỡ để mở Quán ANH VŨ tại đường Bùi
Viện. Tôi được giao việc điều khiển phần văn nghệ. Thế là mỗi tối, tôi được
sống với không khí rạp hát và phòng trà, đôn đốc các nhạc sĩ, ca sĩ hay ra hát
những bài vừa mới soạn ra.
Sau khi hoàn thành, CON ĐƯỜNG
CÁI QUAN được đăng trên SÁNG DỘI MIỀN NAM rồi được trình diễn tại quán ANH VŨ.
Cố Vấn Ngô Đình Nhu đem cả gia đình tới nghe. Sau đó, qua ông Ngô Trọng Hiếu,
trường ca còn có một ngân sách để tái lập giàn nhạc hoà tấu và mời nhạc sĩ
người Đức Otto Soellner làm hoà âm phối khí. Có thêm những buổi trình diễn tại
Saigon, Dalat, Nha Trang. Tất của những giọng hát tốt nhất của Saigon được huy
động để đi trình diễn trường ca này…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét