Vì sao là Huế? Huế thất thủ kinh thành cho đến Huế Mậu Thân...Huế tan nát, Huế
người âm sống cùng người dương...
... Người ta bảo... Chỉ có ở Huế mới thấy trước mỗi nhà đều có
cái am nhỏ, lưng quay ra phía ngoài, dành để thờ cúng những hương hồn oan khiên
tử nạn…
.. Người ta bảo ...Chỉ có ở Huế, ngày Tết ... Dân chúng qua giỗ nhà hàng xóm, rồi vội vã trở về nhà làm giỗ cho người thân của mình . Vì
quá nhiều người ở Huế có chung ngày giỗ ...
Huế
1967 với những dự cảm chẳng lành, Huế với niềm im lặng đáng sợ rờn rợn lòng
người, Huế xô đẩy người đi, Huế giam cầm chính mình trong “đêm sâu với một
tiếng chuông chùa bỗng nhiên vang động”, Huế bí ẩn “do lời phán từ khoảng không”
trong “lý giải” của Lý Hoàng Phong …
Huế
thâm trầm hư tưởng với một “Định Mệnh khốc liệt đang đón ta” trong những ý
nghĩ rời từ Thanh Tâm Tuyền…
Huế
1968 – Cơn Mê Chiều… với tiếng Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm
Bồ Tát không dứt trong “Vùng Bất An” (Nguyễn Thị Hoàng)
Bắt
đầu từ rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, tức là đêm Giao Thừa chuẩn bị cho
Tết Mậu Thân, đến ngày 22 tháng 2 năm 1968, hơn 7600 thường dân bị chết hay mất
tích. Huế chìm trong khói lửa. Huế mịt mù trong màu khói tang nghi ngút. Nhạc
sĩ NGUYÊN (không phải Nguyễn) Minh Khôi (Tên thật là Vĩnh Khôi. Pháp danh (Phật
giáo) là Nguyên Minh. Nên lấy nghệ danh là : Nguyên Minh Khôi – theo lời
bổ túc của con NS) đã viết lại những điều này, một cách thật chua chát
“Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”
“Cơn Mê Chiều” là một ca khúc viết về Huế với đầy đủ những
địa danh quen thuộc. Những cái tên rất thân thương và lẽ ra phải mang cho người
nghe một cảm giác lãng mạn và thơ mộng. Đây là Nam Giao, là Thành Nội, là cầu
Tràng Tiền bắc qua dòng Hương Giang lững lờ trôi. Kia là đồi Ngự Bình, là
Kim Long, là những con đường đã từng vẽ nên một thành Huế thơ mộng trong lòng
dân Việt. Nhưng Huế trong “Cơn Mê Chiều” là Huế của tang thương, và khói lửa.
Nó như một cuốn phim về chiến tranh mà không có một tiếng súng hay tiếng bom
đạn nào. Thậm chí, không có một âm thanh nào. Ngay cả tiếng chuông chùa cũng đã
tắt!...”
Huế
1969 – Với ngày tháng giờ chỉ còn là “Ngày, tháng rời…” (Dương Nghiễm Mậu)
Đọc
lại những ký ức buồn về một thành phố đẹp nhưng chịu nhiều oan khiên như cách
mà Nguyên Minh Khôi đã kết thúc bài hát của mình… chỉ mong xoá (vơi) đi đau thương...
“Tôi
là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên…”
“Xoá
hết đau thương”… và cầu cho những linh hồn dân Việt siêu thoát và rồi một ngày
sẽ có câu trả lời “ai giải oan ai sử nợ này?”
Note
thêm về tác giả CƠN MÊ CHIỀU (theo facebook của Huỳnh Ngọc Chênh)
NHÀ
GIÁO VĨNH KHÔI VÀ CƠN MÊ CHIỀU
Sau tết Mậu Thân 1968, một chàng trai Huế trở lại thành phố
tan hoang tìm không thấy người yêu của mình đâu. Người con gái Huế trong trắng
xinh đẹp đã chết mất xác như hàng ngàn người dân Huế vô tội khác. Chàng trai đó
làm bài hát "Cơn Mê Chiều" để than khóc người yêu.
Ngay sau đó bài hát được phổ biến rộng khắp miền Nam bởi
nhiều giọng ca nổi tiếng.
Thời
gian sáng tác hai nhạc phẩm Cơn mê chiều , Huế mù sương Vĩnh Khôi đang dạy Anh
văn và Triết tại trường Hàm Nghi .Huế , ký tên Nguyên Minh Khôi. Nguyên Minh là
tên pháp danh và cũng là tên tiệm may ở đường Phan Bội Châu (là Phan Đăng Lưu) nơi gia đình ở thời gian
đó. Vĩnh Khôi còn phụ trách văn nghệ,báo chí của trường, trong đó có hai đặc
san Về nguồn,Ra khơi...trước khi đổi vào Đà Nẵng.
PHƯỢNG TRONG THÀNH NỘI
huyhuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét