-Những bí mật;chuyện"behind the sence"trong mối bang giao VIỆT-MỸ trong những ngày cuối cùng của chế độ VNCH?
-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu(chế độ cũ)&đại sứ Mỹ tại VN lúc bấy giờ Martin đã có những suy nghĩ&nước cờ như thế nào?
-Thật ra là ý chí của"quốc gia"nào đã sụp đổ;Mỹ hay chế độ cũ VNCH?
-Phía Mỹ đã bội ước với chính quyển cũ ra sao?Ngay trong ngày 30/4/1975;1 nhân vật kề cận Tổng thống thiệu đã bỏ tiền túi mướn 1 phòng họp ở Washington để tiết lộ 2 bức thư bí mật mà Tổng thống Nixon đã gửi cho Thiệu.2 bức thư ấy có nội dung gì?
-Làm kẻ thú với Mỹ thì nguy hiểm;nhưng làm bạn với Mỹ thì nguy hiểm hay đáng sợ?
-Tại sao trong giờ phút hoảng loạn;những người miền Nam ra đi lại được Mỹ tạo điều kiện cho vào nước mình xây dựng 1 cộng đồng lớn như hôm nay(trong khi chính Mỹ đã quyết hy sinh người đồng minh VNCH này???)
Tất cả những sử liệu đã được trình bày 1 cách khoa học;dễ hiểu và chân thật trong quyển KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY của tiến sĩ NGUYỄN TIẾN HƯNG.Đặc biệt theo nhiều nhận định thì đây là cuốn sách mà người Việt với cái nhìn rõ ràng và "trong cuộc"viết cho người Việt xem;chứ không phải qua lăng kính của 1 người ngoại quốc.
=====================================================
Có thể tóm tắt tập sách như sau:
Trong 30 năm qua người Việt ở nước ngoài và các đồng bào thuộc"chế độ cũ"còn sống ở miền Nam vẫn còn thắc mắc tại sao chế độ Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 lại sụp đổ nhanh như vậy. Ngày 10/3 quân Bắc Việt đánh chiếm Ban Ma Thuột, ngày 30/4 Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân VNCH buông súng. Cuốn sách của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có thể đưa ra một lời giải đáp cho những thắc mắc đó: “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” mà bên Bắc Việt vẫn được đồng minh (Nga) viện trợ dư thừa súng đạn, hỏa tiễn, xe tăng, thì chế độ miền Nam không thể đứng vững được.
Ðây không phải là một nguyên do mới lạ vì trong 30 năm nhiều người đã viết, đã nói, người Việt Nam cũng như người Mỹ. Nhưng ông Nguyễn Tiến Hưng(Giáo sư Kinh Tế tại trường đại học Howard;Ngoài tư cách là cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch của chế độ VNCH từ năm 1973 đến 1975, tác giả tập sách còn là Phụ Tá về Tái Thiết của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ. Trong tư cách này ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề Tổng Thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Và sau cùng, một tháng trước khi sụp đổ, Tổng Thống cuối cùng của miền Nam đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975)là nhân chứng có thẩm quyền bậc nhất, là người đã giữ được các tài liệu và nghiên cứu sâu rộng để cho lời chứng của ông hùng hồn và vững chắc, trong cuốn sách này
Ngay trong hồi ký của các tướng lãnh miền Bắc họ cũng tiết lộ rằng Bộ Chính trị đảng Cộng Sản đã “nghe” thấy mùi Mỹ đang bỏ đi. Họ quyết định tổng tấn công sau khi bàn với nhau là ông Nixon bị vướng vào vụ Watergate rồi thì nếu họ đánh, tức là vi phạm hiệp định đình chiến Paris, chính phủ Mỹ cũng không có lòng dạ nào cứu viện quân đội miền Nam. Trong khi đó thì trong mấy năm sau khi ký hiệp định, miền Bắc vẫn được Liên xô và Trung Quốc chi viện đầy đủ hơn, với 10 ngàn đạn tên lửa, 23 hỏa tiễn SAM, và những thứ súng đạn thường lệ.
Cái thế yếu của miền Nam ngày càng hiện rõ, nhưng chính phủ và dân chúng miền Nam vẫn nuôi hy vọng vào “đồng minh” đã hứa hẹn sẽ bảo vệ một “tiền đồn của thế giới tự do!” Trong một lá thư gửi cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ngày 14 tháng 11 năm 1972, để thúc đẩy ông Thiệu ký hiệp định Paris, ông Nixon viết là nếu quân Bắc Việt làm trái hiệp ước (theo hiệp định Paris thì phải rút quân về bắc) thì “Tôi tuyệt đối cam đoan với ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo các điều kiện của hiệp định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt.” (Trang 97, sách dẫn trên.) Tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã dẫn chứng hàng chục lá thư với nội dung tương tự.
Tuy vậy;đó chỉ là lời”chót lưỡi đầu môi”, bên trong hậu trường chính phủ Nixon, với cố vấn an ninh-ngoại trưởng Kissinger đã có ý bỏ miền Nam từ lâu. Cuốn hồi ký của ông Anataloy F. Dobrynin, đại sứ Nga ở Washington suốt 25 năm từ 1962, đã tiết lộ điều đó. Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968, ông Kissinger đã đại diện cho ứng cử viên Nixon đến gặp riêng ông Dobrynin, để yêu cầu Nga đứng ngoài, đừng gây ảnh hưởng tới cuộc tranh cử. Và ông Kissinger nói riêng về vấn đề Việt Nam, chủ trương của Nixon là sẽ rút quân Mỹ về, sau đó miền Nam Việt Nam theo chế độ nào cũng được. Sau khi ông Nixon thắng cử, ông Kissinger lại tới gặp ông đại sứ Nga và nhắc lại ý kiến đó. Chắc chắn những lời ông Kissinger nói đã được chuyển sang Hà Nội theo cách nào để Nga xô coi như họ đang làm quà cho các "người em" cộng sản ở Việt Nam; sau đó họ có thể đòi hỏi phải đền công đàn anh xứng đáng. Sau chiến tranh quả nhiên(tồng bí thư)Lê Duẩn quay hẳn sang phía Nga xô, chống Trung Quốc vì Mao Trạch Ðông đã tiếp đón Nixon tưng bừng.
Cuộc đấu tranh nội bộ ở Việt Nam thực sự đã bắt đầu từ những năm 1930, khi trong hàng ngũ những người Việt yêu nước chống Pháp chia ra ra khuynh hướng. Một bên là những người vẫn đi theo con đường độc lập dân tộc, nối gót các anh hùng từ Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, tới Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu. Họ theo đường lối dân tộc, và kể từ thập niên 1920 họ chủ trương sau khi độc lập sẽ xây dựng một đất nước theo chế độ dân chủ, tự do, theo kiểu Tam Dân Chủ nghĩa hoặc mô phỏng các nước Âu châu hay Nhật Bản. Nhưng lúc đó cũng xuất hiện một khuynh hướng thứ hai, đi tìm con đường mới. Ðó là những người theo chủ nghĩa cộng sản, mà Hồ Chí Minh là một thủ lãnh, với nguyện vọng biến Việt Nam thành một quốc gia cộng sản theo khuôn mẫu do Nga xô cổ động, trong phong trào Cộng Sản quốc tế.
Việc giành độc lập cho đất nước, từ lúc đó đã bị một cuộc tranh chấp khác chen vào.Tranh chấp giữa hai phe dân tộc &quốc tế. Sự phân ly này được lồng trong thế phân chia thế giới sau đại chiến thứ hai, hai khối tư bản và cộng sản tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu. Phe Quốc gia Việt Nam, và chế độ Việt Nam Cộng Hòa lựa chọn đứng về phía Tự do. Phe Cộng Sản miền Bắc chọn Nga và Trung Quốc. Nhưng từ khi Trung Quốc và Nga xô công khai đối đầu thì nước Mỹ thấy không cần phải ngăn chặn phong trào cộng sản theo chiến lược cũ nữa. Họ bắt tay với Trung Quốc để lợi dụng thế đối nghịch giữa hai trung tâm Cộng Sản quốc tế. Mặt khác, các nước ở Á châu nhất là vùng Ðông Nam Á đã dẹp tan dần các phong trào cộng sản trong xứ họ, các nước này ngày càng tỏ ra đủ vững mạnh về mặt kinh tế, chính trị. Làn sóng cộng sản đang bị ngăn cản, đã bị chặn đứng lại. Vai trò “tiền đồn chống Cộng” của miền Nam Việt Nam không cần thiết nữa, mà chiến tranh thì rất tốn kém. Khi đồng minh của miền Nam quyết định bỏ cuộc, không sớm thì muộn những người Việt Nam theo khuynh hướng dân tộc cũng sẽ bị hy sinh.
Nhưng cảnh đồng minh tháo chạy, như ông Nguyễn Tiến Hưng tường thuật, “cung cách ra đi, sao lại quá thê thảm?” Trong cuốn sách, ông Hưng đã dành một chương cho Henry Kissinger, người đã làm việc cho chính phủ Johnson, đảng Dân Chủ và từ năm 1967 đã bay đi Hà Nội gặp Phạm Văn Ðồng, nhưng đổi sang phò Rockefeller, đảng Cộng Hòa, rồi lại đem các bí mật đưa cho các ứng cử viên Nixon khi ông này mạnh hơn. Con người thay đổi chủ như Lã Bố đó là tác giả cuộc tháo chạy của Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Theo cuốn sách của Nguyễn Tiến Hưng ngày 17/4/1975, Ngoại trưởng Kissinger đã gửi mật điện hối thúc Ðại sứ Martin ở Sài Gòn: “Ði cho mau, và ngay lập tức.” Ông Martin đã cố nán lại Sài Gòn để kéo dài thời gian có thể di tản thêm nhiều người Việt Nam. Tới ngày 25/4 ông Martin mới được lệnh từ Washington cho phép di tản 50,000 người Việt. Sớm ngày 30/4 ông Martin vẫn còn chờ thêm trực thăng trên nóc tòa đại sứ Mỹ, và đô đốc Gayler, chỉ huy cuộc hành quân cho biết ông đã được cho quyền áp giải ông Martin nếu ông đại sứ Mỹ không chịu đi ngay. Chiếc trực thăng cuối cùng lúc 8 giờ sáng ném lựu đạn cay xuống đầu những người Việt đang đứng trong sân chờ được di tản.
Sau này khi ra điều trần trước quốc hội Mỹ, ông Martin cho biết ông đã ngăn cản ý định mang thủy quân lục chiến Mỹ vào Sài Gòn để phụ trách di tản 6,000 người Mỹ, hầu hết là thường dân, ra khỏi Việt Nam; trong khi đó chính phủ Mỹ nhờ Nga xô áp lực với Hà Nội để yên cho người Mỹ ra đi. Ông Martin đã báo động rằng nếu đổ bộ thủy quân lục chiến Mỹ vào, quân Việt Nam Cộng Hòa có thể sẽ đánh nhau với quân Mỹ nếu biết bị người Mỹ phản bội. Ông Martin lo sợ nhất là cảnh hoảng hốt và hỗn loạn sẽ diễn ra, không biết bao nhiêu người sẽ chết, giống như ở Ðà Nẵng, Nha Trang.
Nhưng ông Kissinger không tỏ ra thắc mắc về cảnh người Việt Nam chết trên đường bỏ chạy khỏi Ðà Nẵng. Cuốn sách của ông Nguyễn Tiến Hưng thuật lại lời do Ron Nessen kể trong một cuốn sách của ông ta. Ngày 5/4, tướng Weyand từ Việt Nam trở về, báo cáo với Tổng thống Ford ở Palm Springs, có Kissinger ở đó. Weydand chắc có nói đến cảnh người Việt chạy trốn khi quân Bắc Việt đã "giài phóng"Đà Nẵng. Trên đường ra về, Kissinger nói với Nessen, phụ tá về báo chí của Tổng thống Ford, “Tại sao chúng không chết phứt cho rồi? Ðiều tệ nhất có thể xẩy ra là chúng cứ dai dẳng hoài.” (trang 323.) Chữ “chúng” (they) ở đây có thể hiểu là “chế độ Việt Nam Cộng Hòa” chứ không phải là những người dân. Nếu hiểu là những người dân thường thì thảm quá.
Ông Kissinger ngạc nhiên về tình trạng chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn “dai dẳng hoài” vì trước đó ông nghĩ nó sẽ chấm dứt sớm hơn. Ông Hưng thuật lại lời kể của John Ehrlichman, chánh văn phòng của Tổng thống Nixon. Sau khi hiệp định Paris được ký kết một ngày, ngày 24 Tháng Giêng năm 1973 Ehrlichman gặp ông Kissinger ở Tòa Bạch ốc, hỏi:
- Theo ông, miền Nam Việt Nam có thể tồn tại được bao lâu nữa?
- Theo tôi, nếu họ may mắn thì còn được một năm rưỡi. (Trang 3300)
....TO BE CONTINUED;WHY DONT U READ THIS BOOK?
-------------------------------------------------------------------------------------------------
DOWNLOAD HERE: KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY
vì là dạng sách .PRC nên bạn cần down soft này để install trên mày: SOFT XEM FILE .PRC
nghe đài VOA phóng vấn tác giả;down file mp3 sau: ĐÀI VOA PHỎNG VẤN TÁC GIẢ
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-Vào ngày 30/4 lịch sử;ĐÀi phát thanh HOA KÌ VOA đã phát bản tin VIỆT ngữ nào?Mọi người có thể nghe wa topic sắp tới
-Những ngừơi công tác trong đài phát thanh SÀI GÒN còn bám trụ đến phút cuối đã có những cảm tưởng gì???Đối với họ;đó chỉ như là 1 "bài không tên cuối cùng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét