Hình ảnh của người ca sĩ đẹp trai, của người phi công hào hoa phong nhã, một thời đã làm rung động bao trái tim phái nữ, đã trở thành một nhạt nhòa nhưng không tan trong nhiều màu sắc của dòng đời. Tuy nhiên, những cung bậc âm thanh ngày tháng cũ, những lời tình ca thì thầm êm ái trong chất giọng nồng nàn say đắm của anh vẫn là khoảng không gian bao la, ấp tràn kỷ niệm để dìu đưa chúng ta vào những cơn mê của cuộc trần…
Mặc dù mãi đến 4 tuổi mới biết nói, nhưng cậu bé Sĩ Phú đã chứng tỏ với mọi người rằng cậu là một thiên tài về âm nhạc lúc chỉ mới lên 5, 6 tuổi. Cậu ca hát nghêu ngao suốt ngày và hát rất hay.
Sĩ Phú sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942, tại Bonneng Thaket , Lào. Năm 1945, anh theo gia đình từ Lào về Hà Nội lúc được 3 tuổi.
Năm 1954, theo chân hàng triệu người Việt yêu chuộng tự do, gia đình anh di cư vào Nam. Gia đình anh cư ngụ tại Sài Gòn cho đến ngày sang Hoa Kỳ vào năm 1975.
Tốt nghiệp Trung Học lúc chưa đầy 16 tuổi. Vào đại Học Khoa Học lúc 16 tuổi. Vừa tròn 18, anh đã là giáo sư đệ Nhất Cấp, dạy Toán và Lý Hoá ở hai trường Trung Học La San Nghĩa Thục và Thăng Long tại Sài Gòn (1960-1961). Gia nhập Không Quân vào năm 1962, anh theo học khóa huấn luyện quân sự tại Nha Trang. Từ năm 1963 cho đến 1965, anh được gửi qua Hoa Kỳ 3 lần để học lái trực thăng chiến đấu và các lớp huấn luyện quân sự khác.
Sau biến cố Mậu Thân, từ phi đoàn, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân gọi về để giao phó một chức vụ mới. Anh được giao phó chức Trưởng Khối Cổ động Tuyên Truyền và Trưởng Ban Tâm Lý Chiến cho Sư đoàn 5. Anh phụ trách các chương trình phát thanh, phát hình của Không Quân trong đó, có chương trình Tuyển Mộ Phi Công cho Không Lực VNCH ở đài Truyền Hình Quân đội. Anh cất tiếng hát bài hùng ca đầu tiên trên đài Truyền Hình Sài Gòn vào năm 1968 trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Không Lực VNCH.
Năm 1970, anh được cử sang Hoa Kỳ lần thứ tư để theo học khóa huấn luyện phim ảnh và báo chí. Trong dịp này, nhờ vào tài ăn nói Anh Ngữ lưu loát và trí óc linh động thông minh, sau khi đệ trình một luận án, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ chọn để trao tặng bằng thưởng cao quý nhất chưa từng phát ra cho người ngoại quốc bao giờ. Đó là bằng thưởng "Người Hùng Biện Giỏi Nhất" trong ngành báo chí điện ảnh của Không Lực Hoa Kỳ. Đây là một vinh dự chẳng những riêng cho anh, mà là cho cả Không Lực VNCH thời bấy giờ.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh là một trong những người cuối cùng rời Việt Nam trên chuyến máy bay quân sự cuối cùng rời Tân Sơn Nhất. Định cư tại miền Nam California, anh theo học đại Học và tốt nghiệp bằng Kỹ Sư Viễn Thông và theo dòng đời, như bao nhiêu người khác, anh lập gia đình và đi làm việc tại một hãng Mỹ. Năm 1983, rời miền Nam California nắng ấm, anh theo hãng làm việc dọn lên trên thành phố San Jose. Năm 1987 anh cho ra đời CD "Có Tình Nào Không Phai"trước khi lui vào bóng tối để sống một cuộc đời âm thầm, giản dị. Mãi đến năm 1995, vì tình yêu mến thính giả và bạn bè vẫn còn mãi trong anh, Sĩ Phú cho ra đời"Tà áo Xanh" và "Trái Tim Hững Hờ" (nhạc ngoại quốc lời Việt).
Cuối năm 1997, anh thực hiện CD "Còn Chút Gì để Nhớ" nhưng bị dở dang... nhưng may mắn thay, anh lại có dịp tiếp tục với công trình này và đã thu âm 10 bản nhạc cho CD này vào cuối năm 1999. Tháng 4 năm 1999, anh bị bệnh nặng và bị khám phá mang bệnh ung thư phổi. Trở về miền Nam California, anh được Ngọc Lan, người bạn tri kỷ cuối đời săn sóc chu đáo trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Ngày 22 tháng 6 năm 2000, Ngọc Lan và Sĩ Phú cho ra mắt CD cuối cùng của Sĩ Phú "Còn Chút Gì để Nhớ". Đêm ra mắt CD được sự ủng hộ rất đông đảo của thính giả yêu thương của anh. Hai mươi bảy ngày sau, tức là ngày 19 tháng 7 năm 2000 anh đã thua cuộc chiến với căn bệnh ung thư hiểm nghèo, vĩnh viễn từ giã cuộc đời. Hưởng dương 58 tuổi.
“…Sĩ Phú là tiếng hát của tình yêu, của nâng niu, của nỗi niềm vương vấn, của kỷ niệm xa vời.Anh hát cho những trái tim yêu nhau của những người tình. Trong nền tân nhạc Việt Nam, có những Nhạc Sĩ chỉ viết Tình Ca như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng..v...v.. thì cũng có một vài ca sĩ chỉ hát Tình Ca mà Sĩ Phú là một tiêu biểu . Anh chỉ hát Tình ca và không hát những nhạc phẩm có tính cách thời trang. Đó là một điểm rất riêng biệt của Sĩ Phú. Lối chọn đó , anh đã quyết định từ những ngày còn trẻ, khi mới bước chân vào cõi âm thanh. Từ những ngày còn hiên ngang trong bộ đồ bay hào hoa, với dáng dấp nghệ sĩ, từ đôi mắt , từ nụ cười, từ bộ ria mép rất lẳng, Sĩ Phú đã chọn cho mình một thế đứng rõ ràng trong làng trình diễn âm nhạc. Anh tự đặt cho mình là sứ giả của âm thanh tình yêu. Những bản nhạc tình thật hay, từ nhạc tiền chiến đến hiện tại, đã may mắn được giọng hát gợi cảm và trìu mến của anh lột tả hết nỗi lòng của người nghệ sĩ sáng tác, để đem đến cho người đời như những giọt mật ngon, những dòng sữa mát trôi nhập vào làn sóng âm.”
"Các bài viết này đã được đăng trên báo Người Việt ngày 12-29-2000,Việt Báo ngày19-12-2000 và tạp chí Mẹ Việt Nam số 149 ra ngày 26/02/2001"
"...Dư âm còn thiết tha rung động mãi trong không gian qua giọng ngân dài , nhẹ nhàng truyền cảm của anh. Phải đấy là những gì người đời vẫn còn nhớ và không quên khi nghĩ về Sĩ Phú
Giọng của Sĩ Phú không phải là giọng được kỹ thuật đào luyện đến mức thuần thục như giọng Duy Trác hay giọng của Anh Ngọc và của Phượng Bằng . Về âm sắc, đây là giọng mê hoặc làm chúng ta nghĩ đến giọng của người đàn ông có sức lôi cuốn phụ nữ rất mạnh, một giọng đa tình lẫn trữ tình . Về kỹ thuật, thì đây là giọng như xôi rượu chưa được dậy men sung mãn, như trái cây chưa giấm cho thật chín mềm . Trong tiếng hát của anh có một chút gì hơi sống sượng . Đó là cách dàn trải làn hơi đôi khi không được mượt mà cho lắm . Và khi ở chỗ hóc búa, nó có một chút gì hơi trắc trở như một cái thắc nút của một sợi tơ tằm óng chuốt . Chuỗi ngân của anh không được đều đặn và không được dài lắm, nhưng nó cũng không vụng, không sượng chai . Tuy nhiên người nghe có cảm tưởng anh cố tình ngân nga, cố tình nắn nót từng chữ lượn âm ba chứ không phải anh kéo dài làn hơi để làn hơi gợn sóng một cách tự nhiên . Cho nên chuỗi ngân ấy tuy không nổi nét răng cưa, nhưng nó không vẽ lên những nét thu ba uyển chuyển dịu dàng; mỗi một lượn ngân hơi nhọn, hơi thôi rít, không được tự nhiên trơn ngọt lắm .
Song, đây là một giọng đẹp và mùi kinh khủng! Một tiếng trầm của nó như hơ ấm những tâm hồn giá lạnh của một số phụ nữ cô đơn bằng những thoáng ấm áp bàng hoàng . Lúc đó, nó như sưởi nóng hồng huyết cầu và con tim của họ bằng men rượu bồ đào, bằng khói hương thơm của tách trà
Mỗi tiếng ngang ngang của nó như mơn man da thịt nhạy cảm của họ từng cái vuốt ve ân cần và tình tứ . Đây là một giọng gợi cảm từ bản chất, không bị cái sướt mướt lố lăng làm ngầu đục những cặn bã . Đôi lúc Sĩ Phú cố tình hát hơi nứt rạn như một thoáng nghẹn ngào chỗ láy thật nhẹ, giọng hát nhờ đó mà thêm nét duyên dáng mặn nồng .
Khi hát, Sĩ Phú có một khuôn mặt trầm tĩnh điểm một nụ cười điềm đạm . Anh không tỏ vẻ bất cần đời mà cũng không lộ vẻ tha thiết với cuộc đời .
Anh như lắng sâu vào cái mầu nhiệm và kỳ ảo của âm thanh, của sóng nhạc . Chính ở điểm này, anh thoát ra một hấp lực đặc biệt, một từ trường kỳ ảo..."
Hồ Trường An
(Trích “Chân Dung Những Tiếng Hát” Quyển 1, NXB Tân Văn . Đông Kinh - Nhật Bản 2000)
...May mắn thay, định mệnh đã run rủi cho anh gặp được một người mà anh gọi là một người bạn đồng hành. Ngọc Lan đã đến đúng lúc anh cô đơn nhất và không còn gì để cống hiến cho đời, cho nàng. Nàng đã đến để săn sóc anh và đưa anh về miền miên viễn mênh mông.
Dường như đây là một sự sắp đặt của Thượng Đế. Anh đã có những ngày tháng đẹp nhất và có giá trị nhất trong cuộc đời ở những ngày cuối cùng. Hạnh phúc dù rất ngắn ngủi, mong manh nhưng là những ngày tháng đáng ghi nhớ trong cuộc đời của người nam danh ca này.
Và cô đã viết quyển HỒI KÍ:SĨ PHÚ-BIẾT BAO GIỜ NGUÔI...
...để kể cho chúng ta nghe những hình ảnh đời thường của nam danh ca Sĩ Phú, những khỏanh khắc mà anh đã trải qua trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Hình ảnh của người tình-người chồng-người ca sĩ khi rời xa ánh đén sân khấu, được Ngọc Lan viết rất thật và rất ấm áp qua quyển Hồi Kí “Sĩ Phú-Biết bao giờ nguôi”….
DOWNLOAD HERE:SĨ PHÚ-BIẾT BAO GIỜ NGUÔI
MỤC LỤC:
Chương 1 - Duyên Tiền ĐịnhChương 2 - Nguyễn Sĩ Phú và Tuổi Thơ
Chương 3 - KQ Nguyễn Sĩ Phú **
Chương 4 - Theo Vận Nước Nổi Trôi
Chương 5 - Anh Vẫn Còn Cô Ðơn
Chương 6 - Các Con Của Anh
Chương 7 - Người Ði Qua Ðời Anh
Chương 8 - Ngọc Lan
Chương 9 - Cái Phút Ban Ðầu Lưu Luyến Ấy
Chương 10 - Mùa Thu Kỷ Niệm
Chương 11 - May Mà Có Em ...
Chương 12 - Ngôi Nhà Nhỏ Trên Sân Golf
Chương 13 - Tuyết Trắng
Chương 14 - Mùa Giáng Sinh Yêu Dấu
Chương 15 - Về Việt Nam
Chương 16 - Những Bài Ca Cuối Cùng
Chương 17 - Mầm Đau Thương
Chương 18 - Hung Tin
Chương 19 - Khung Trời UCI
Chương 20 - Những Tháng Ngày UCI
Chương 21 - Khu Phục Hồi
Chương 22 - Về Mái Nhà Xưa
Chương 23 - Đời Sống Tâm Linh
Chương 24 - Những Rắc Rối Của Cuộc Đời
Chương 25 - Những Đoạn Đường Anh Đã Đi Qua
Chương 26 - Trường Sinh Nhân Thể Điện
Chương 27 - Còn Chút Gì Để Nhớ
Chương 28 - Những Ngày Cuối Cùng
Chương 29 - Những Giọt Lệ Đau Thương
Chương 30 - Vĩnh Biệt Sĩ Phú, Vĩnh Biệt Người Tình
Chương 31 - Thư Của Thính Giả Thân Yêu
Ben Cu | | |
Chieu Vang | | |
Co Lang Gieng | | |
Dem Mau Hong | | |
Doi Cho (Pham Dinh Chuong) | | |
Du Am | | |
Em Toi | | |
Gia Tu Dem Mua | | |
Hinh Anh Mot Buoi Chieu | | |
Noi Niem | | |
Khuc Nhac Tuong Tu | | |
Nu Cuoi Son Cuoc | | |
Son Nu Ca | | |
Thu Quyen Ru | | |
Tro Ve Ben Mo | | |
Xuan Tha Huong | | |
Mat Biec | | |
Niem Khuc Cuoi | | |
Tinh Khuc Mua Xuan | | |
Bay Gio Thang May | | |
Ben Troi Phieu Lang | | |
Chieu Nay Khong Co Em | | |
Con Duong Tinh Ta Di | | |
Dieu Buon | | |
Em Con Thay Gi Khong | | |
Me Oi (Tuan Khanh) | | |
Mong Dem Xuan | | |
Mot Chieu Dong | | |
Mua Dau Mua | | |
Nang Paris Nang Sai Gon | | |
Mời mọi người cùng nghe 1 số bản nhạc do SĨ PHÚ trình bày rút ra từ các băng: THỜI TIẾNG HÁT LÊN NGÔI; KỈ VẬT THIÊN THU,VMUSIC-CD142....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét