(Phan Thiết-1968)
''...Tôi không muốn làm lợi khí của bất cứ bên nào. Tất cả những điều tôi muốn nói đều đã được nói ra trong các bài tâm ca hay trường ca, tôi không muốn vênh vang một thái độ trong các tác phẩm ấy, tôi chỉ muốn phô diễn một lời than thở. Ở đây tất cả dân tộc bị khiếp đảm vì cuộc chiến tranh kéo dài từ ba mươi năm nay. Ai cũng muốn tìm nơi lẩn trốn, nhưng sự ra đi không phải chuyện dễ dàng, cho nên người ta đâm ra tù túng, ngờ vực và đôi khi bạo nghiệt nữa ! Người ta không có thì giờđể học hỏi, để đoàn kết, để giáo dục nhau. Mười Bài Tâm Ca ra đời là để chống lại sự vong thân ấy! ''
Phạm Duy-1 nhạc sĩ ít khi nào có những tuyên ngôn về các tác phẩm của mình, có lần đã nói như thế về 10 bài tâm ca.Mười bài Tâm Ca là mười cái nhìn cứu cấp vào một nhân sinh trên bờ vong thân, tan vỡ. Nhiều người biết nhưng không tìm ra lời. Lại thiếu lòng can đảm nói ra hoặc bâng quơ chần chừ. Họ không biết rằng lúc nào cũng là lúc của thời cơ.
Ðâu phải ngẫu nhiên mà Trần Bặch Ðằng chỉ thị cho Nguyễn Trọng Văn viết cuốn ''Phạm Duy đã chết'', ra lệnh cho Vũ Hạnh sử dụng giới văn nghệ nằm vùng, giới trí thức tả khuynh đập Phạm Duy trong chiến dịch hạ giá và bôi nhọ. Ðâu phải ngẫu nhiên mà những trí thức vọng ngoại như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung viết bài đả kích Tâm Ca. Mặc dù ông Lý Chánh Trung viết rằng : ''Lần đầu nghe Tâm Ca tôi đã xúc động đến ứa nước mắt''... ''Ðã lâu lắm rồi, trên bãi sa mạc văn nghệ của cái miền Nam gọi là Tự Do này chưa nghe được lời ca nào chân thành như vậy''.(Nhưng ông xác định ngay: ''Tình cảm tôi là tình cảm của Tâm Ca, nhưng lý trí tôi không chấp nhận Tâm Ca''...)
. Mười bài Tâm Ca, với những tựa đề như Tôi Ước Mơ, Tiếng Hát To, Ngồi Gần Nhau, Giọt Mưa Trên Lá , Ðể Lại Cho Em, Một Cành Củi Khô, Kẻ Thù Ta, Ru Người Hấp Hối, Tôi Bảo Tôi Mãi Mà Tôi Không Nghe, Hát Với Tôi(hình như là có thêm 2 bài:Tôi còn yêu;tôi cứ yêu và Những gì sẽ mang theo vào cõi chết;nhưng nhiều tài liệu chỉ nói đến 10 bài kể trên)đã cất lên tiếng nói lương tâm của con người đối mặt cùng sự thật và nhận diện lại mọi thứ trong đời.
Tiếng nói của tâm ca là tiếng nói đậm đà, tha thiết, có những lúc đi đến chỗ đắm đuối, mời gọi mọi người bước vào để chia sẻ tình yêu. Tình yêu theo cái nghĩa tràn đầy và dung chứa được mọi thứ của nó.
Tâm ca s ố 2 (Tiếng Hát To) là bài hát dài nhất trong mười bài Tâm Ca của Phạm Duy. Và vì nó dài, nó cũng chứa đựngđược rất nhiều hình tượng và tư tưởng nhân bản của Phạm Duy. Bài này gồm tất cả 6 đoạn, không có điệp khúc.
“Tôi sẽ hát to hơn súng nổ bên bờ ruộng già.Lời tôi ca, lời tôi ca xin lúa đừng lo. Lời tôi thay cho tiếng đạn bay Lời tôi xây cho vững tay cầy (...) Tôi sẽ hát cho vơi thống khổ vơi dòng lệ nhòa Một miền quê, một miền quê tim héo và khô. Lời tôi ca khâu vá tình thương, Lời hôm qua chắp nối Con Ðường, Lời hôm nay vương tiếng Mẹ buồn, Lời mai đây cao ngút Trường Sơn.
…Tiếng hát của tôi to hơn tiếng súng nổ gầm thét đêm đêm bên bờ ruộng lúa thân yêu kia. Nhưng xin lúa đừng lo, lời ca tôi chỉ xin xây cho tay cầy thêm vững, cho dòng lệ nhoà đi, và cho nỗi thống khổ vơi dần. Hôm qua tôi hát Con Ðường Cái Quan để xin làm người lữ khách ra đi nối lại lòng người và đất nước. Hôm nay, tôi hát Mẹ Việt Nam để tôn vinh Ðất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ, và Biển Mẹ. Còn ngày mai, tôi sẽ hát to tiếng hát Trường Sơn:
"...Tôi sẽ hát to hơn những kẻ khơi ngọn lửa thù... (...) Tôi sẽ hát to hơn lũ quỷ đang tìm đường về Lời tôi ca, lời tôi ca xua hãi hùng đi. Mùa xuân qua ai mất tuổi thơ Lời tôi ca hôn má xuân già Còn yêu nhau xin cứ mặn mà Ðừng cho ai ăn cướp tình ta..."
...Và rồi tiếng hát to kia bỗng bật lên thành tiếng nấc, tiếng khóc trước cuộc đời : Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang ngồi vỉa hè Trẻ bơ vơ, trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa. Hỏi thăm em, em có mẹ cha, Hỏi thăm em, em có cửa nhà, Một ngày qua em mất cả ba ! Tôi sẽ khóc cho em gái nhỏ theo mụ chủ nhà Một chiều mưa, một chiều mưa đi trong ngõ bùn nhơ. Từ vườn quê ra chốn phồn hoa Người em xua dĩ vãng đen nhoà Rồi đêm đêm son phấn nhạt mờ Mới nhận của tôi dâng mấy lời thơ... // Tôi hát tiễn đưa dăm thiếu phụ quay về đường nhà Lời tôi ca, lời tôi ca hun bếp lạnh tro. Lời như tơ như tóc tìm nhau Giường thơm tho chăn gối tươi mầu Mảnh gương to rơi vỡ ngày nào Còn lại bao nhiêu vẫn soi rõ mặt nhau..."
....và tôi đóan chắc, sau khi nghe xong Tiếng hát to, thế nào các bạn cũng sẽ dành 1 khỏanh khắc để nhận diện lại cuộc đời..cái gì và điều gì đang hiện hữu xung quanh ta đây???
Còn nói về tâm ca số 5:Để lại cho em..thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH trong tập sách NÓI VỚI TUỔI 20 của mình đã bày tỏ:
Chưa bao giờ tôi khóc khi nghe người ta hát. Thế mà tối hôm đó nước mắt tôi cứ chực trào xuống trong suốt thời gian tôi ngồi nghe nhạc sĩ Phạm Duy hát bài tâm ca số 5 của anh. Buổi họp mặt gồm có ba trăm thanh niên nam nữ, phần lớn là những người đang theo học trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một số các vị giáo sư và thân hữu của trường. Bài tâm ca mang tên là Ðể Lại Cho Em, những lời tự thú của một người anh bốn mươi tuổi nói với em hai mươi tuổi. Phải, đúng là những lời tự thú. Những lời tự thú thẳng thắn,đầy ân hận,đầy đau thương; những lời tự thú làm cho xót thương dâng lên tràn ngập lòng người, người của thế hệđi trước cũng như của thế hệđi sau. Những lời tự thú khiến cho giận hờn và trách móc tan biến và khiến cho nguồn thông cảm được khơi mở. Trong ánh mắt của những trẻ tuổi hôm ấy, tôi quảđã đọc thấy tha thứ và tin yêu. Tôi rưng rưng nước mắt, vì tôi được nghe chính tiếng nói của lòng tôi, tiếng tự thú của lòng tôi, do một nhạc sĩ tài ba hát lên. Phạm Duy đã hát gì?
Thế hệ của những người đi trước -- là chúng tôi -đã để lại cho thế hệđi sau -- là những người em hai mươi tuổi ngày hôm nay -- những hèn kém, những tội lỗi của họ. Một giải non sông gấm vóc, một miền oai linh hiển hách bây giờ chỉ còn là một mảnhđất chia cắt, cày xới lên bởi bom đạn. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo lực vênh vang bề thế, các anh đã để lại cho các em những giọt máu dân lành, những nấm mồ chưa xanh cỏ, những khăn sô, những thành buồn trongđó loài người tranh nhau từngđám bụi đen. Các anhđã vụng về, đã hèn kém,đã để lại cho em một quê hương nghèo khổ, đói lạnh, dù ruộng đồng của tổ quốc ta vốn rất mầu mỡ phì nhiêu. Ðường về tương lai nghẽn lối, bàn tay anh đang lẽ phải thơm tho mùi đất nay thành ra hôi mùi thuốc súng; các anh đã để lại cho các em những giả dối, đê hèn và vụng dại của các anh. Nhưng cơ sựđã xẩy ra như thế rồi, xin các em đừng trách móc hờn giận: hãy thương chúng tôi và hãy can đảm nhận và hãy can đảm nhận lấy cái gia tài khốn khổ khốn nền do các anh để lại. Nếu chúng ta biết thương nhau, nếu các em biết thương yêu và tha thứ cho chúng tôi, nếu chúng ta cùng gom sức mới, cùng nhận lời tranh đấu thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ tìm được một lối thoát cho nhau. Nếu các em biết tha thứ thì hồn nước cũng sẽ giật mình, đời chúng ta thêm sức sống, tủi hờn sẽ lắng xuống và niềm kiêu hãnh sẽ dâng lên. Nếu các em biết thương yêu và tha thứ thì súng đạn cũng sẽ phải thở dài, tàu bay cũng phải khóc, lựu đạn sẽ phải im tiếng và quê hương ta sẽ không không còn là một bãi chiến trường. Một bài hát như thế quả thực đã là tiếng nói phát ra từ tâm niệm thành khẩn, từ ý thức trách nhiệm, từ những khổđau của nhận thức. Một bài hát như thế không còn là một bài hát nữa. Ðó là máu,đó là xương, đó là linh hồn,đó là những khúc ruột quặn đau, đó là sự sống. Chúng tôi, những người anh bốn mươi tuổi hôm nay nhân danh Mẹ tổ quốc, Mẹ tình thương, chờ mong emđáp lại tiếng kêu bi thươngđó, kêu gọi em trở về với tình huynhđệ, ngồi lại bên nhau, bàn bạc với nhau để tìm ra một lối thoát. Emđừng oán giận trách móc nữa, và cũngđừng nghĩ rằng nhữngđiều chúng tôi nói, chúng tôi viết đây là những lời than trách, nhục mạ, lên án tuổi trẻ nữa. Tôi biết tuổi trẻ còn nhiều trong trắng, còn nhiều tha thứ. Tôi biết em sẵn sàng tha thứ, cũng như chúng tôi cũng từngđã biết tha thứ cho những vụng dại, những thành kiến của lớp người đã làm cho chúng tôi khổđau. Em hãy nhìn l ại chúng tôi : trán chúng tôi cũng bị cày lên nhữngđường nét ưu tư, khổđau, mắt chúng tôi vì cát bụi cuộc đời cũng không còn trong xanh nữa; niềm tin và sự trong trắng của tâm hồn cũngđã sứt mẻ và vỡ nát nặng nề. Chúng tôi cũngđã bơ vơ như em bây giờ còn đang bơ vơ. Chúng tôi nào phải là muốn lên giọngđạo đức để nhục mạ em. Ðến nước này mà còn nhục mạ nhau, còn lên giọngđạo đức với nhau thì quả thực là chúng tađã điên mất rồi. Quê hương thân yêu tan nát, chúng ta, những người lớn cũng như người nhỏ, hầu như không còn là chúng ta nữa. Chúng tađã đổ trách nhiệm lên đầu nhau,đổ oán giận lên đầu nhau,để càng xa nhau, để càng không hiểu nhau. Ðau thươngđã lớn lao quá rồi, chúng tađừng gây nhiều thêm nữa. Trong giai đoạn này chỉ có lòng xót thương mới có thể giúp cho chúng ta còn là chúng ta, mới có thể giúp cho chúng ta cóđủ bình tĩnh và thương yêu để tự lái con thuyền chúng ta ra khỏi cơn bão táp. Hãy hướng về chắp tay xót thương cho tổ quốc, cho giống nòi, xót thương Mẹ, xót thương Em, xót thương mảnh vườn xanh xưa của thời thơấu. Chất liệu xót thương sẽ biến khổđau thành hoa trái ngọt ngào. Thương nhau chúng ta sẽ tìm thấy con đường. Thương nhau chúng ta sẽ làm nên lịch sử.
Trong gần 1.000 bài hát được làm ra trong suốt cuộc đời ca nhân của mình, Phạm Duy đã luôn luôn muốn nói đến tình yêu. Tình yêu trong mọi thế thái của nó. Ông cũng đã không ngần ngạidùng những tiếng nói bình thường hay sống sượng của cuộc đời để nói lên lòng yêu thương cuộc đời, sống và chết cho cuộc đời, của ông. Ông cũng đã cất lên tiếng nói của Ðạo, của thăng hoa, siêu thoát để diễn tả cũng những tâm tình tha thiết đó. Nhưng tiếng nói đi thẳng ra từ trái tim thi sĩ, trá tim luônđập cùng những nhịp đập với đời sống kia, có lẽ mới là những tiếng nói đi sâu, và, nhờ thế, ở lại trong tâm hồn con người lâu nhất.
'Mười bài Tâm ca'' như thế, đã lôi cuốn tuổi trẻ một cách kỳ lạ. Tuổi trẻ bị Tâm ca quyến rũ như bị chinh phục bởi ái tình. Bởi vì nhữngđiều được phô diễn trong Tâm ca quả đúng là những điều vẫn từ lâu im lìm trong góc tối của con tim mỗi người, mà không ai nói lên được.
Tâm ca là tiếng nói của lương tâm, lương tâm những người không chấp nhận: không chấp nhận chiến tranh, không chấp nhận oán thù, không chấp nhận sa đoạ và nhất là không chấp nhận mọi thứ nhãn hiệu mà người ta dán lên để biện minh cho những thảm trạng ấy :
Ðể lại cho em một nước phân lìa
Ðể lại cho em một giống nòi chia
Hận thù nhân danh chủ nghĩa
Bạo tàn vênh vang bề thế...
Và như thế; thì làm sao mà có thể phủ nhận 1điều:"Không thể tưởng tượng 1 VN không có Phạm Duy-và 1 Phạm Duy không có Việt Nam"....
VIỆT NAM-cần-phải-có-một-PHẠM DUY!
7.TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ĐÁ (4stars)
8.TIẾNG HÁT TO (5stars)
9.RỪNG U MINH (4stars)
10.ĐỂ LẠI CHO EM (5stars)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét