Thêm một tuyệt phẩm DVD của kho tàng âm nhạc Việt Nam hải ngoại vừa xuất hiện vào ngày 28 tháng 8 vừa qua và đã được đồng hương khắp nơi trân trọng đón nhận một cách rất nhiệt tình. Đó là DVD Asia 62 với chủ đề “Kỷ Niệm 30 Thành Lập Asia và Anh Bằng: Một Đời Cho Âm Nhạc”.
Đúng như tên gọi của chủ đề đã nêu ra, toàn thể chương trình đã đem đến cho khán thính giả những hình ảnh và màu sắc rực rỡ, âm thanh tuyệt hảo, cùng với những lời chúc tụng và rất nhiều lời cám ơn chân tình dành cho mọi giới có liên hệ chặt chẽ với Trung Tâm Asia từ hơn 30 năm nay. Những video clips tài liệu về đủ mọi khía cạnh, chủ đề, sinh hoạt của các nghệ sĩ và bạn hữu của Asia và nhứt là của nhạc sĩ Anh Bằng đã tràn ngập từ đầu tới cuối, xen kẽ vào giữa những bài hát thật xuất sắc được hòa âm và dàn dựng rất công phu, tốn kém. Đó là những tuyệt tác phẩm để đời, được yêu chuộng nhất của nhạc sĩ Anh Bằng trong số hơn 500 bài nhạc của ông sáng tác trong hơn nửa thế kỷ tính cho đến ngày hôm nay.
*Những điểm đặc biệt của chương trình Asia 62:
Điểm đặc biệt đáng chú ý nhất của chương trình Asia 62 này là tất cả những tiết mục trình diễn ca nhạc đều do các ca sĩ trẻ đã bắt đầu sự nghiệp ca hát của họ ở hải ngoại trong suốt ba thập niên qua. Thời gian thắm thoát trôi nhanh kể từ cuồn video đầu tiên của Trung Tâm Asia là “Đêm Sài Gòn số 1” chào đời. Ca sĩ lớn tuổi nhất trình diễn trong chương trình này có lẽ là Vũ Khanh, kế đó là Tuấn Vũ, rồi Mỹ Huyền và những ca sĩ “đàn em” đã thành danh trên sân khấu Asia như Mạnh Đình, Như Quỳnh, Philip Huy, Lâm Nhật Tiến, Lâm Thúy Vân, Gia Huy … Kế tiếp nữa là Diễm Liên, Nguyên Khang, Thiên Kim, Y Phương, Trish Thùy Trang, Ánh Minh, Thùy Hương ... Sau nữa là Băng Tâm, Đặng Thế Luân, Nguyễn Hồng Nhung, Quốc Khanh, Đoàn Phi, Đan Nguyên, Tường Nguyên, Tường Khuê, Y Phụng, Hồ Hoàng Yến… và hai ca sĩ mới vừa trúng tuyển giải tuyển lựa tài năng mới của TT Asia năm 2009 cũng góp mặt là Thành An và Lê Anh Quân. Thêm một khám phá mới của TT Asia cũng được giới thiệu lần này là Mai Thanh Sơn. Tất cả đã cùng nhau tạo nên sự trẻ trung, mới lạ trong danh sách ca sĩ trình diễn hợp với đoàn vũ công, phụ diễn và ban nhạc trên sân khấu của TT Asia đã biến chương trình Asia 62 này thành một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất từ trước đến nay của TT Asia.
Điểm đặc biệt thứ nhì là hầu như tất cả các bài hát tuyển chọn của nhạc sĩ Anh Bằng trong chương trình này đều là những bài hát được ông sáng tác ở hải ngoại kể từ năm 1976 cho đến sáng tác mới nhất vừa viết xong năm 2009 là “Từ Thuở Yêu Em” (do Lâm Nhật Tiến trình bày). Trừ hai bài hát trong liên khúc mở màn là “Nỗi Lòng Người Đi” và “Căn Nhà Ngoại Ô” (sáng tác trước năm 1975) để ôn lại bước đầu tiên giã từ đất Bắc để vào miền Nam lập nghiệp của chàng thanh niên trẻ tuổi Anh Bằng. Kể từ đó cuộc đời của ông đã nổi trôi theo vận nước điêu linh và tiếp tục lưu vong nơi xứ người cho đến ngày hôm nay. Những bài hát này đã được nhiều người yêu thích từ khi được giới thiệu ở các băng nhạc casette Lê Minh Bằng và Dạ Lan ở Mỹ và những chương trình video cũ của Trung Tâm Asia. Có bài đã gần như bị quên lãng, không còn ai nhớ đến như “Tình Người Viễn Xứ” hay ít người biết là của nhạc sĩ Anh Bằng viết chung với con trai của ông như bài “Hạnh Phúc Lang Thang” hoặc “Huế Xưa” do ông viết ra năm 1983 mà có người tưởng là của một tác giả nào khác. Đa số các bài hát trong Asia 62 này tuy rất quen thuộc với mọi người, nhưng kỳ này lại được hòa âm hoàn toàn mới lạ. Đáng chú ý nhất là “Khóc Mẹ Đêm Mưa” với Diễm Liên và Gia Huy, “Mai Tôi Đi” với Nguyễn Hồng Nhung, “Tình Yêu Tuyệt Vời” với Ánh Minh và “Con Ðường Việt Nam” với Y Phương.
Điểm đặc biệt khác nữa của chương trình Asia 62 này là không có những thước phim tài liệu dài lê thê của “lịch sử 30 năm thành lập trung tâm Asia” hay các bài diễn văn dài dòng của Ban Giám Đốc hoặc các mẩu chuyện tiếu lâm sưu tầm, đọc thơ khán giả của các MC. Thay vào đó là những kỷ niệm vui buồn của các thân hữu, nghệ sĩ, nhạc sĩ, MC, khách mời danh dự và các video clips rất ngắn gọn nhưng tràn đầy âm thanh, hình ảnh của một thời quá khứ 30 năm xưa cũ trở lại đây khiến cho nhiều người trong chúng ta cảm thấy bồi hồi xúc động khi nhớ lại những chương trình video mang đầy giá trị nghệ thuật này. Sự xuất hiện của các ca sĩ “tiền bối” trong phần tiếp chuyện với các MC cũng đã tạo nên rất nhiều điều thú vị và gây ngạc nhiên cho khán thính giả với những giai thoại về các bài hát, tiết mục trình diễn của họ với nhạc sĩ Anh Bằng và TT Asia. Nhiều mẩu chuyện rất ly kỳ và cảm động, chưa từng tiết lộ bên trong “hậu trường sân khấu TT Asia” cũng được kể cho nhau nghe và chia sẻ cùng khán giả năm châu bốn biển một cách rất tuyệt vời. Thú vị nhất là ngoài giờ trình diễn trên sân khấu thì các nghệ sĩ của Asia đã tích cực tham gia những công tác xã hội, từ thiện và sinh hoạt thể dục, thể thao với nhau hàng ngày, hàng tuần rất thân thiết như trong một đại gia đình nghệ sĩ với sự tận tình hướng dẫn của một Ban Giám Ðốc rất bình dân.
Việc vinh danh các ca sĩ có số dĩa CD bán chạy nhất và giúp cho công việc kinh doanh của Trung Tâm Asia thành công suốt 30 năm nay cũng là những tiết mục rất cảm động dành cho Duy Quang, Như Quỳnh, Mạnh Đình, Lâm Thúy Vân, Lâm Nhật Tiến, Trish Thùy Trang. Ngược lại những tấm bằng ban khen, tưởng thưởng của các dân biểu quốc hội liên bang và tiểu bang dành cho Trung Tâm Asia và những lời nhận định rất chính xác, đầy giá trị của các bậc trưởng thượng như giáo sư kiêm nhà văn, cựu Tư Lịnh Không Quân VNCH Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh và giáo sư Doãn Quốc Sỹ cũng như tâm sự của MC Nam Lộc (về việc liên tiếp cộng tác với Asia hơn 15 năm qua) đều cho thấy giá trị của những đóng góp vô bờ bến của TT Asia và đài SBTN dành cho đồng hương Việt Nam như thế nào trong suốt 30 năm nay.
*Những tiết mục đặc sắc nhất của Asia 62:
Khán giả như bị lôi cuốn ngay từ những giây phút đầu tiên của tiết mục mở màn với âm thanh, hình ảnh của Lâm Nhật Tiến trong vai chàng thanh niên Anh Bằng vừa đặt những bước chân đầu tiên xuống Sài Thành hoa lệ năm 1954 với tiếng còi tàu và hình ảnh của đoàn người di cư gồng gánh bên nhau trong màn sương khói mờ mờ ảo ảo và sau đó là những cô gái miền Nam với tà áo dài tha thướt cùng những chiếc nón lá mộng mơ. “Nỗi Lòng Người Đi” của chàng thanh niên mười tám tuổi rời xa đất Bắc mang theo cả một trời quê hương với người tình mười sáu trăng tròn còn kẹt ở lại bên cạnh Hồ Gươm liễu rủ. Rồi âm thanh của súng đạn tơi bời với chàng trai trẻ Đan Nguyên ở “Căn Nhà Ngoại Ô” dấn thân vào cuộc chiến cho đến ngày tan hàng mất nước. Theo chân đoàn người tỵ nạn lưu vong là Quốc Khanh với “Căn Gác Lưu Đày” và “Cõi Buồn” như đã diễn tả thật trọn vẹn và đầy đủ từng bước tha hương, viễn xứ của chàng nhạc sĩ tài hoa Anh Bằng.
Những tiết mục ca nhạc kế tiếp đã đưa khán giả đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác như việc lần đầu tiên ca sỹ Mỹ Huyền cùng với ca sĩ trẻ Thùy Hương hát hai bài hát theo thể điệu tango với những màu sắc âm thanh, bước nhãy rất thành công và y phục thật là quyến rủ. Nhưng đáng tiếc là phần vũ công của bài “Tango Tím” thì lại có quá nhiều người xuất hiện cùng một lúc trên sân khấu, làm cho không khí nhạc thính phòng của vũ điệu tango (thường được biểu diễn theo từng cặp với nhau) lại bị biến đổi đi chút ít. Trong khi đó các màn trình diễn của Ánh Minh trong “Tình Yêu Tuyệt Vời”, Trish và Đoàn Phi trong “Tình Là Sợi Tơ” và bộ ba Khải Tuấn, Minh Thông, Châu Tuấn trong “Tâm Hồn Cô Đơn” đã làm cho không khí của chương trình nhạc này trở nên sôi động “hơn bao giờ hết” với phần hòa âm rất đặc sắc và điêu luyện của nhạc sĩ Sỹ Đan.
Như MC Thùy Dương và Việt Dzũng đã nhắc tới sự “nhiều chuyện” của nhạc sĩ Anh Bằng từ thời trẻ tuổi với những “Chuyện tình Lan và Điệp” lừng danh cho đến khi ra hải ngoại với những “Chuyện Giàn Thiên Lý”, “Chuyện Hoa Sim”, “Chuyện Hoa Ti-Gôn”, rồi “Trúc Đào”, “Hồi Chuông Xóm Đạo” đều đã được trình diễn hôm nay khiến nhiều người say mê thưởng thức qua từng lời ca, tiếng nhạc. Những câu chuyện tình này đã theo từng gia đình đồng hương khắp nơi ở các buổi họp mặt, đám tiệc, đám cưới và nhứt là khi chúng được hát theo các dàn máy karaoke. Rồi những bài hát “chuyện tình” này của nhạc sĩ Anh Bằng từ hải ngoại lại được chuyển ngược về quê nhà trong từng con hẻm của khu xóm ngoại ô đèn vàng, thôn ấp xa xôi hay cao nguyên rừng núi khắp từ Nam chí Bắc trong suốt hơn 30 năm qua. Tất cả cho thấy sức hấp dẫn và phổ thông của giòng nhạc Anh Bằng ở khắp mọi nơi có người Việt sinh sống mạnh mẻ như thế nào. Vì vậy trong vở kịch vui của Quang Minh-Hồng Đào, tuy có hơi dài dòng, nhưng cũng đã nêu ra được những sự say mê, quyến rủ của giòng nhạc Anh Bằng trong một gia đình gồm bà mẹ Hồng Hà với hai cô con gái Hương Giang và Ninh Kiều như tiêu biểu cho ba giòng sông quê hương của ba miền đất nước. Một vở kịch rất có ý nghĩa với những nụ cười nhẹ nhàng, tươi mát như nụ cười của nhạc sĩ Anh Bằng trong hàng khán giả bên dưới.
Điểm đáng chú ý khác của chương trình này là tuy sân khấu Asia 62 được trang trí khá đơn giản, không rườm rà, ánh sáng nghiêng về màu xanh và màu tím trong gần hết chương trình, nhưng về phần y phục của các ca sĩ thì rất là độc đáo và tốn kém thấy rõ. Ngoài những chiếc áo dài đơn giản nhưng màu sắc quyến rũ của các ca sĩ, vũ công và phụ diễn thì có vài bộ y phục đã khiến nhiều người chú ý và bàn tán thật nhiều ở các diễn đàn văn nghệ. Đó là bộ áo màu đỏ rực của ca sĩ Như Quỳnh trong bài hát “Tình Lẻ Loi”. Theo sự tiết lộ của hai nhà vẽ kiểu thời trang kiêm ca sĩ là Tường Khuê và Tường Nguyên thì bộ áo này đã tốn đến hơn ba chục thước vải đắc tiền và khi mặc vào trình diễn thì vạt áo đã trải dài suốt hết chiều ngang sân khấu, nếu cắt rời ra từng mảnh, có thể may được hơn mười cái áo khác nhỏ hơn. Đây là một bộ áo được may theo kiểu giới quyền quý bên Nhật Bản thời xưa để diễn tả tâm sự cô đơn của một người thiếu nữ đang sống trong cảnh giàu sang nhung lụa. Bài hát này cũng đã được Như Quỳnh diễn tả rất thành công qua phần hòa âm của Sỹ Đan.
Một bộ y phục khác cũng được nhiều người bàn tán khi xem chương trình này là “y phục cổ trang” của Băng Tâm. Khán giả đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy Băng Tâm từ trên nóc sân khấu hạ xuống thấp dần với chiếc sáo trúc trên tay, như nhân vật “Tiểu Long Nữ” rất lừng danh trong bộ tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình “Thần Điêu Đại Hiệp” của nhà văn Kim Dung. “Tiểu Long Nữ” là một thiếu nữ có làn da trắng toát và nét mặt lạnh lùng từng cư trú nơi cổ mộ của hàng trăm năm về trước đã hiện ra nơi đây để diễn tả một chuyện tình dang dở “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn”. Nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ nhạc từ vài đoạn trong một bài thơ nổi tiếng hơn bảy chục năm nay của một thi sĩ vô cùng kỳ bí chưa ai tìm ra tông tích thành “Chuyện Hoa Ti-Gôn”. Nếu bài hát này được Băng Tâm diễn tả trong chiếc áo dài trắng trinh nguyên bên cạnh giàn hoa ti-gôn tầm thường như từ trước đến nay nhiều người từng thấy thì tiết mục này không có gì đặc sắc. Nhưng một bài hát quen thuộc và một đề tài quen thuộc như “Chuyện Hoa Ti-Gôn” lại được Trung Tâm Asia dàn dựng cho Băng Tâm hát với khung cảnh ảo huyền của một nàng “Tiểu Long Nữ” của hàng trăm năm về trước thì lại là một sự kiện lạ lùng chưa từng có. Vì vậy bài hát này đã được chú ý và trở nên nổi bật như sự diễn tả của Băng Tâm theo một phong cách mới lạ hơn. Thời nào cũng vậy tâm trạng của một thiếu nữ khi than thở “nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi, người ấy có buồn không” cũng khiến cho khán giả chợt xao xuyến, băn khoăn như cùng thông cảm cho hoàn cảnh cô đơn của người thiếu nữ mang tâm sự u buồn trong nghịch cảnh éo le qua sự diễn tả của Băng Tâm ở bài hát “Chuyện Hoa Ti-Gôn” này.
Nói về sự diễn tả một bài hát quen thuộc thành mới lạ thì đáng chú ý nhất ở chương trình này là bài “Mai Tôi Đi” do Nguyễn Hồng Nhung trình bày. Khán thính giả đã nhiều lần nghe hai tiếng hát Nguyên Khang, Diễm Liên trong “Mai Tôi Ði” từ trước thì sẽ thấy ngay sự khác lạ của cùng một bài hát nhưng lại được Nguyễn Hồng Nhung thả hết tấm lòng trong “Mai Tôi Ði” lần này, nên có thể cảm nhận được sự rung động của cô được phát ra từ từng lời ca, từng nốt nhạc. Một bài hát khác cũng tạo nên sự mới lạ cho người nghe là bài “Khóc Mẹ Đêm Mưa”. Trước kia bài hát này đã được Đặng Thế Luân giới thiệu lần đầu tiên trong chương trình Asia 52 (Huyền Thoại Lê Minh Bằng) do nhạc sĩ Bảo Chấn soạn hòa âm theo tiết điệu rộn ràng nhanh lẹ như chạy đuổi, rượt bắt những đau thương theo từng nốt nhạc. Kỳ này, phần hòa âm bài hát “Khóc Mẹ Đêm Mưa” hoàn toàn đổi mới và nhạc sĩ Vũ Tuấn Đức đã soạn lại rất chậm rãi, nhẹ nhàng, ray rức như tâm sự của một người con khóc mẹ từ những giọt nước mắt rất chân thành phát xuất tự đáy lòng. Diễm Liên và Gia Huy đã diễn tả rất thành công bài hát này, khiến cho chúng ta nghe đi nghe lại hoài mà không chán. Trước đó những giọt nước mắt của ca sĩ Thanh Lan khi cô hồi tưởng về người mẹ hiền quá cố cũng làm cho khán giả thật bồi hồi, xúc động nhứt là những ai có cùng chung tâm sự.
Ở chương trình nào cũng vậy, khán giả sẽ chú ý đến những khuôn mặt ca sĩ mới xuất hiện lần đầu trên sân khấu Asia với những nhận xét phê bình riêng biệt của mình. Lần này Asia giới thiệu cùng một lúc 3 tài năng mới mà họ vừa khám phá. Nhìn chung thì ba chàng trai trẻ này còn rất “nhát” ánh đèn sân khấu trước hàng ngàn khán giả bên dưới đang chăm chú lắng nghe, nên phần trình diễn của những ca sĩ “đàn anh, đàn chị” của họ đã vượt trội hơn hẳn lên thấy rõ. Ðó là “Từ Ðộ Ánh Trăng Tan” với Mai Thanh Sơn và Nguyên Khang, “Kỳ Diệu” với Lê Anh Quân và Quốc Khanh và “Huế Xưa” với Thành An và Như Quỳnh. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng chắc chắn một thời gian sau với sự đào luyện tận tình của các nhạc sĩ trong Trung Tâm Asia, những tài năng trẻ tuổi này sẽ trở nên xuất sắc hơn để có thể đứng hát một mình trên sân khấu một cách thành công hơn.
Hai bài hát khác trong chương trình này cũng rất đáng được chú ý và lắng nghe là “Con Đường Việt Nam” do Y Phương diễn tả và “Áo Dài Quê Hương” do Vũ Khanh kết thúc chương trình. Cả hai bài hát đều mang đậm tình quê hương trong từng giai điệu mượt mà, tươi mát với những tà áo dài thướt tha và chiếc nón bài thơ phụ họa theo từng bước đi uyển chuyển của các vũ công. Âm điệu ngũ cung quê hương đã được nhạc sĩ Trúc Hồ và nhạc sĩ Anh Bằng kết hợp thật nhuần nhuyễn trong “Con Ðường Việt Nam” khiến cho những kỷ niệm về quê nhà yêu dấu trong thời bình cũng như thời chiến lại hiện về thật dạt dào trong tâm trí của nhiều người. Mãi mãi tấm lòng của những người Việt tha hương vẫn còn lưu luyến với những chiếc áo dài truyền thống, như người nhạc sĩ lão thành Anh Bằng vẫn còn nặng tình yêu quê hương đất nước qua từng sáng tác của ông. Vì vậy chương trình Asia 62 đã kết thúc với “Áo Dài Quê Hương” mang thật nhiều ý nghĩa và đáng để mọi người lưu luyến không nguôi.
Sau hết, một bài hát rất được chú ý, cần phải nghe đi nghe lại nhiều lần là “Từ Thuở Yêu Em”, sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ một bài thơ của thi sĩ “đầy bí ẩn” Phan Thành Tài. Theo như tâm sự của nhạc sĩ Anh Bằng thì cho đến nay ông vẫn chưa tìm ra tung tích của người thi sĩ tài hoa này, có lẽ hiện còn đang ở trong nước, tuy ông đã nhận được vài bài thơ rất đặc sắc của thi sĩ kỳ bí này. Bài thơ này nếu đọc một lần thì có lẽ nhiều người sẽ lãng quên nhanh chóng vì đó chỉ là một chuyện tình đôi lứa với sự chứng kiến của vầng trăng trên cao. Nhưng qua sự phổ nhạc rất tài tình của nhạc sĩ Anh Bằng, bài hát đã tạo cho người nghe những cảm xúc rất nhẹ nhàng của một tình yêu vô cùng lãng mạn và trong sáng. Ðó là sự phối hợp giữa làn điệu dân ca và giai điệu âm nhạc phổ thông, khiến cho lời ca trầm bổng ru hồn người nghe và những tiết điệu êm ái này được lập đi lập lại qua giọng hát trầm ấm của Lâm Nhật Tiến và những giọng nữ nhẹ nhàng phụ họa.
Từ thưở chưa quen em
trăng rơi đầy gối mộng
chú Cuội về ru võng
Hằng Nga ngủ quanh thềm
Hằng Nga ngủ ngoài hiên
Từ thưở anh quen em
ôi ánh trăng nhiệm mầu
ghen tình ta trăng khuyết
ghen tình ta trăng khuyết
nửa trăng sầu mất nhau
Thêm một câu chuyện tình được lập đi lập lại bằng những lời hát ru êm lòng người tưởng chừng như không bao giờ dứt như:
Từ thưở anh yêu em
Từ thưở anh yêu em ...
* Vinh danh nhạc sĩ tài hoa Anh Bằng:
Tóm lại, ít có một chương trình nào mà những bài hát và từng tiết mục đều được say mê thưởng thức không hề nhàm chán như ở DVD Asia 62 này. Hơn năm tiếng đồng hồ với những vui buồn của một đời nhạc sĩ tài hoa đã dành hết tài năng của mình phục vụ cho âm nhạc và văn hóa nghệ thuật với sự lớn mạnh của Trung Tâm Asia nơi hải ngoại và nhiều thế hệ đàn em, đàn cháu tiếp nối, nhạc sĩ Anh Bằng thật xứng đáng được ca ngợi và vinh danh.
Song song với việc phát hành DVD Asia 62 này, Trung Tâm Asia cũng cho phát hành tuyển tập “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng: Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc” do Văn Ðàn Ðồng Tâm thực hiện với sự đóng góp bài viết của hơn 70 thân hữu, văn nhân, thi sĩ, ca sĩ và những người cháu ngoại, cháu nội của nhạc sĩ Anh Bằng cùng viết về nhạc sĩ Anh Bằng và Trung Tâm Asia. Thêm một DVD Asia 52 “Huyền Thoại Lê Minh Bằng” nữa là ba tác phẩm quý báu đáng được nâng niu gìn giữ và xem đi xem lại nhiều lần trong không khí gia đình êm ấm của đồng hương Việt Nam chúng ta.
(1). Liên Khúc: (ca sĩ Lâm Nhật Tiến, Ðan Nguyên, Quốc Khanh)
-NỖI LÒNG NGƯỜI ÐI + CĂN NHÀ NGOẠI Ô + CĂN GÁC LƯU ÐÀY + CÕI BUỒN: 1 trong 5 bài hát yêu thích trong DVD lần này, 3 nam nhân cuả AISA hoàn thành xuất sắc phẩn trình diễn cuả mình, 2 bài đầu là sáng tác trước 1975, 2 bài sau là sau 75, đưọc QUOC KHANH hát rất xuất sắc...như thường khi
(2) MẤT NHAU MÙA ÐÔNG : (ca sĩ Thiên Kim)
+ TÌNH NGƯỜI VIỄN XỨ (ca sĩ Philip Huy)
Bài này theo mình không ai hát qua Ý LAN, THIÊN KIÊM did a great job, too. Philips Huy hát nhạc ngoại quốc hay những bài nhạc tình VN đều hay như thường:)
(3) TRÚC ÐÀO (ca sĩ Tường Nguyên, Tường Khuê)
2 anh chàng này tuy không xuất sắc nổi bật, song chọn bài vưà sức, hát dễ nghe. that's it!
(4) TANGO DĨ VÃNG (ca sĩ Mỹ Huyền)
+ TANGO TÍM (ca sĩ Thùy Hương)
K hiểu sao ASIA không tiếp tục ghép đôi cặp tình nhân cũ, PHILIPS HUY-MỶ HUYỀN, cặp này hát hợp rơ mà:). NỸ HUYỀN, thích từ dạo hát bài NGƯỜI TÌNH và QUÊ HƯƠNG trong chtrình gthiệu 3 nhạc sĩ cuả PBN:TRỊNH LÂM NGÂN, VŨ THÀNH AN và NGÔ THỤY MIÊN.
(5) CHUYỆN GIÀN THIÊN LÝ (ca sĩ Mạnh Ðình)
+ CHUYỆN HOA SIM (ca sĩ Ðan Nguyên)
No comments:)
(6) HẠNH PHÚC LANG THANG (Hồ Hoàng Yến)
+ TÂM HỒN CÔ ÐƠN (Khải Tuấn, Minh Thông, Châu Tuấn)
Bài này HHY hát cũng hay, nghe thấm thiá!
Tam ca này bị anh CHÂU TUẤN phá nát. Xem sẽ biết. Thik Dang Minh Thong, hát mạnh mẽ và có style riêng trong dòng nhạc này!
(7) HUẾ XƯA (ca sĩ Như Quỳnh + Thành An)
Thik bài này, k thik 2 ca sĩ:))
(8). TỪ ÐỘ ÁNH TRĂNG TAN (ca sĩ Nguyên Khang + Mai Thanh Sơn)
Bài thứ hai thik trong DVD này, nghe LÂM THÚY VÂN hát cũng ok lắm!
(9).HỒI CHUÔNG XÓM ÐẠO (ca sĩ Ðặng Thế Luân)
No comments!
(10).TÌNH LÀ SỢI TƠ (ca sĩ Trish + Ðoàn Phi)
So-so. thik ĐOAN PHI hat voi ÁNH MINH hơn, có...phản ứng hoá học hơn;)
(11). MAI TÔI ÐI (ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung)
Thik bài MAI TOI DI cuả ...NGUYỄN ĐÌNH TOÀN hơn:)), dù sao, bài này cũng là bài hay, NGUYEN HONG NHUNG did a great job. Bài thứ 3 thik trong DVD này!
(12). CHUYỆN HOA TI-GÔN (ca sĩ Băng Tâm)
No comments. K thik cô ca sĩ điệu+sến này:))
(13). Hài Kịch Quang Minh + Hồng Ðào: TÌNH YÊU QUANH ÐÂY
The worst comedy ever of this couple!
(14). ANH CÒN YÊU EM (ca sĩ Lâm Thúy Vân)
Thik bài này trong medly ANH CON YEU EM-ANH CÒN NỢ EM do Y PHUONG-NGUYEN KHANG-THIEN KIM hát hơn
(15) CON ÐƯỜNG VIỆT NAM (ca sĩ Y Phương)
Bài thứ 4 thik:), Thik Y PHƯƠNG, too!
(16). CHO KỶ NIỆM MÙA ÐÔNG (ca sĩ Y Phụng)
+ ANH BIẾT EM ÐI CHẲNG TRỞ VỀ (ca sĩ Tuấn Vũ)
No comments!
(17).KỲ DIỆU (ca sĩ Quốc Khanh + Lê Anh Quân)
Cũng khá thích. Honestly, bài này GIA HUY hát hay hơn, QUOC KHANH has the wonderful voice which is expected in the real singer:)
(18). TÌNH YÊU TUYỆT VỜI (ca sĩ Ánh Minh)
Bài thik nhất, ÁNH MINH thổi hồn vào bài hát này, Có tể nói là bài hát có hồn nhất trong toàn DVD
(19). TỪ THUỞ YÊU EM (ca sĩ Lâm Nhật Tiến)
So-so
(20). KHÓC MẸ ÐÊM MƯA (ca sĩ Gia Huy + Diễm Liên)
K thik bằng version cũ!
(21). TÌNH LẺ LOI (ca sĩ Như Quỳnh)
K thik!
(22). ÁO DÀI QUÊ HƯƠNG (ca sĩ Vũ Khanh)
Lời hay, ca hay, nhạc hay! K ấn tượng đặc biệt!
3 nhận xét:
Bạn HuyKhiem bên ASIA đó hơi bị... bồi bút :) nhưng hình như đoạn nói "không có những thước phim tài liệu dài lê thê của “lịch sử 30 năm thành lập trung tâm Asia” hay các bài diễn văn dài dòng của Ban Giám Đốc hoặc các mẩu chuyện tiếu lâm sưu tầm, đọc thơ khán giả của các MC." xiên xỏ chương trình Thuynga hay sao đó, nhưng thú thật, chương trình này của ASIA vụng về và lê thê hơn!
Đây là vở kịch tệ nhất của QM và HĐ bởi vì tác giả không phải là họ, và người viết có phần gượng ép các bài hát của AB vào
Nói chung chương trình này chỉ được có các bài múa của ĐP-Trish, Thùy Hương...
Chai, kho cong type nhiu thia? Bravo!
NQ đẹp wá!
Đăng nhận xét