Tác giả cuả Loan Mắt Nhung-nhà văn Nguyễn Thụy Long vừa từ giã cõi đời. Chỉ sau khi ra đi, họ mới được nhắc nhớ! Điều ngậm ngùi cho số phận các nhà văn, nhà thơ là ở chỗ đó. Khi họ không còn nữa thì người đời mới ngoảnh mặt nhìn lại, mới biết họ đang sống ở đâu, đang và đã làm gì...Âu cũng là số phận đoán trước cho các nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là những tác giả trước năm 1975.
Bỏ qua những yếu tố chính trị, hay chiến tranh. Trước 1975 ở miền
Nhà thơ Du Tử Lê từng nhận định " Ðó là thời điểm lịch sử văn học miền Nam ghi nhận những lên đường ồ ạt, đa dạng, phong phú, với những bội thu từ văn chương qua tới âm nhạc, hội họa... Những bứt phá ngoạn mục của cuộc đua việt dã văn học này, lần lượt được thực chứng bởi tài năng của từng cá nhân, trong từng lãnh vực. Những kỷ lục hay thành tựu cũ bị vượt qua. Những dấu mốc mới, được cắm xuống, với tất cả hăm hở, tươi, rỡ của những trí tuệ vạm vỡ, cùng những trái tim thanh niên ngồn ngộn nắng, gió chân trời"
Trước đó và cả sau này, chưa và chắc là sẽ không còn 1 thời điểm nào mà âm nhạc, văn học, nghệ thuật có thể phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng như vậy. Sẽ không còn những bài hát, những áng văn, những bài thơ, những trào lưu đầy phóng khoáng, tự do, làm vưà lòng cả quảng đại người dân và chạm tới được những giá trị hàn lâm như thời kì đó!
Đọc văn, thơ hay nghe nhạc trước 1975 khiến nhiều người mê mẩn là lẽ đó, nó chạm được đến tầng rung cảm cuả khán-thính giả, độc giả mà tinh thần nhân văn tràn đầy ẩn chưá trong những tác phẩm đó.
Bởi lẽ thế, dù mấy chục năm trôi qua, ít khi nào những người xưa tìm đọc hay nghe lại những bài văn, bài thơ hay 1 ca khúc nào đó. Nhưng dường như nó đã ghim sâu vào tim óc họ.
Đáng tiếc là có 1 hay..vài lí do gì đó, mang tính cá nhân hoặc...tập thể, những giá trị tốt đẹp cuả nền văn hoá nghệ thuật miền
Những lời thơ, ý nhạc, những quyến sách, áng văn, từng làm nức lòng biết bao nhiêu con người cuả ngày xưa ấy, nay tìm kiếm lại cũng là 1 điều kì công.
Nhạc Phạm Duy, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ. Trần Thiện Thanh...thì bị cấm, nhạc chế, nhạc chửi, nhạc Tàu lai Tây lai Ấn lẫn lộn sang cả Hàn, Nhật thì nhan nhản
Sách cuả Duyên Anh, Nguyển Xuân Hoàng, tác phẩm Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, thơ Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê, Thái Tú Hạp và còn nhiều nhiều nưã....thì coi như mất tích. "Gay, les, bi"...thì tràn ngập trên văn đàn.
Thì thôi, cũng đành chắc mót mà truy tìm, "mau với chứ vội vàng lên với chứ", kẻo mai này không còn tung tích gì thì quả thật đau xót cho cả nền văn nghệ cuả mảnh đất hình chữ S này vậy!
2 nhận xét:
Nguyễn Thụy Long là một cây bút mà tôi rất "chịu". Văn của ông trần trụi, đầy nam tính, nhưng đậm nét nhân bản. Đâu đó giữa những con chữ là một sức chịu đựng, đối đầu với nghịch cảnh đến phi thường. Tôi đọc "Viết Trên Gác Bút" và "Thân Phận Ma Trơi" của ông mà bị ám ảnh đến mấy ngày trời. Tôi chưa bao giờ sống ở Việt Nam (chỉ đến đó một tháng với Bố tôi), nhưng, cảm ơn Nguyễn Thụy Long, qua ngòi bút của ông, tôi đã cảm nhận được thế nào là cuộc sống của những thân phận con người trong chế độ việt cộng, tôi thấm thía hơn vì sao mà Bố Mẹ tôi đã phải chịu 9 chết 1 sống bỏ nước ra đi, và tôi vô cùng biết ơn những người đã nằm xuống, hy sinh tìm chỗ đứng cho thế hệ sau.
Man mác vẫn là trái tim -- dù bị tình đời, tình người đạp đá bầm dập -- nhân hậu, và một tình yêu thương con mình đến vô bờ bến.
Cám ơn bạn. Nguyễn Thụy Long ra đi là một mất mát lớn. Đau lòng hơn nữa là những "người trên núi" độc ác kia đã thẳng tay vùi dập ông đến tận cùng của xã hội, không còn chỗ đứng suốt hơn 34 năm. (Ông sống ở SG bao nhiêu năm mà vẫn không có "hộ khẩu"!)
thanks 4 your comment:)
Đăng nhận xét