Một trong những nét đặc thù của sinh hoạt tân nhạc miền Nam, 20 năm, theo tôi là sự xuất hiện, như những mảnh đất tân-bồi-nghệ-thuật của lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai - Những người sinh trong khoảng 1940.
Ảnh hưởng từ những thành tựu văn chương mang ý nghĩa dứt khoát bước ra khỏi vạch phấn tiền chiến; nỗ lực đoạn tuyệt mọi diễn tả có tính khuôn sáo, đã khô cứng, đã cliché; lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, ở miền Nam, cũng cho thấy sự thành công huy hoắc của họ - Nhất là lãnh vực tình ca, với những ca từ mà, người thưởng ngoạn khó tìm thấy nơi những tình khúc thời tiền chiến.
Theo nhạc sĩ Cung Tiến, Việt Nam không có âm nhạc thuần túy, hiểu theo nghĩa nhạc không lời mà, chúng ta chỉ có những ca khúc. Cho nên ca từ của một ca khúc trở thành linh hồn, yếu tố quyết định giá trị, sự tồn tại của ca khúc ấy.
Nói về ảnh hưởng của thi ca đối với âm nhạc miền Nam 20 năm trước đây, một lần, đã lâu, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang cũng đồng ý rằng, nhờ những đổi mới tích cực của thi ca mà ca từ của tân nhạc đã có những chuyển biến đáng kể.
Tôi vẫn nghĩ, nếu không có những cuộc “cách mạng” chữ nghĩa một cách táo bạo của một số thi sĩ ở cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, đưa thi ca miền Nam tới những biển trời chói chan cảm thức mới - Ðể sau đó, âm nhạc được chắp cánh, bay tới những biên cương tự do phơi phới; thì không ai có thể đoán biết, bao giờ tình ca miền Nam mới đoạn tuyệt được tàng cây, bóng lớn của tình khúc tiền chiến.
Một trong những thi sĩ có công làm cuộc cách mạng khá rốt ráo ở lãnh vực chữ nghĩa với thể so sánh và liên tưởng, theo tôi là Nguyên Sa.
Một Nguyên Sa, thơ tình, với những câu thơ như “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/như con mèo ngái ngủ trên tay anh/đôi mắt cá ươn sắp sửa xe mình/để anh giận sao chả là nước biển!...” trong bài “Nga”. Hoặc “...Nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly/của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi/những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau/với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh/như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn..” trong bài “Paris”. (1)
Ngay cả câu thơ (như lời tiên tri về định mệnh chính mình), của nhà thơ Quách Thoại, trước khi mất: “Rưng rưng mùa hoa gạo/lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo”; (2) cùng một số nhà thơ khác, tất cả, cộng lại, đã làm thành những nhát rìu phá tung nhiều ngục tù ngôn ngữ sáo mòn từ tiền chiến.
Trước Nguyên Sa, tôi không thấy ai đem người yêu của mình so sánh với “chó/mèo”! Ðôi mắt của người yêu khi hờn dỗi, được ông ví von với “đôi mắt cá ươn”! Cũng trước ông, tôi chưa thấy ai đem những “người phu đổ rác,” “những thùng rác,” những “đinh”, những “búa” ra làm nhân chứng cho cuộc chia tay giữa hai người yêu nhau. Trước Quách Thoại, tôi cũng chưa thấy ai mang vào trong thơ họ, cụm từ “chết trần truồng không cơm áo”
Lý do? Rất dễ hiểu: Ðó là những hình ảnh không thơ. Không đẹp theo quan niệm thi ca cũ.
Một khi những hình ảnh được coi là không thơ, không đẹp vốn hiếm thấy xuất hiện trong dòng thơ tình thời tiền chiến; thì người ta sẽ càng khó tìm thấy chúng hơn nữa, trong những tình khúc cùng thời điểm.
Nhìn lại ca từ những tình khúc tiền chiến, ngay giai đoạn cực thịnh của phong trào lãng mạn, khi nói tới người nữ, người ta chỉ thấy những những mô tả chung chung, mờ nhạt, không cá tính. Vì thế, các nhạc sĩ thường bị “đụng hàng” khi so sánh người yêu của họ, một cách ước lệ như: “Em hay nàng” đẹp như tranh! “Em hay nàng” đẹp như thơ! Cụ thể hơn một chút thì, họ ví nhan sắc người nữ đẹp như trăng, như sao, như hoa tươi, như nắng sớmà Nghĩa là những so sánh, những ví von rất mơ hồ. Rất “huề vốn”!
Lại nữa, khi mô tả dung nhan người yêu, đa số các nhạc sĩ chú tâm vào vài điểm khôngà hiểm hóc, như tóc, môi, mắt. Do đó, chúng ta có hàng loạt tóc mây, tóc thề, tóc (dài như) suối. Về đôi mắt người nữ, thì chúng ta cũng có hàng loạt mắt buồn, mắt hồ thu, hay mắt mơ huyền. Còn môi thì chúng ta có môi tiên nữ, môi thắm, môi son, môi quyến rũ.
Làm như dung nhan hay thân thể phụ nữ, chỉ có mấy điểm đó đáng ca ngợi. Ngoại giả, những phần còn lại đều xấu! Phải quên đi! Không nên nhắc tới! Trong khi thực tế, từ lâu, đa số đã “đồng thuận” với nhau rằng: Nét đẹp, sự quyến rũ tự nhiên của bộ ngực, vòng eo, tay, chân, dáng đi của người phụ nữà là những gì ta không dễà“nhắm mắt. Bỏ qua!”
Tuy nhiên, ở thế hệ nhạc sĩ thứ hai của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, lãnh vực tình khúc, những giới hạn hay, những úy kỵ kể trên, đã được vượt qua.
Lần đầu tiên, giới thưởng ngoạn gặp được trong tình ca của các nhạc sĩ lớp tân- bồi-âm-nhạc này, nhiều hình ảnh mới, lạ bất ngờ, như “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, trong tình khúc Trịnh Công Sơn - Như “Em rơi vào đời tôi/tình yêu em khôn lớn trong dịu dàng” Hoặc “Dòng sông đang thì thầm trong tóc những khúc nhạc tình” trong các ca khúc nhan đề “Như Ngọn Buồn Rơi” và, “Tình Tự Mùa Xuân” của họ Từ.
Trước Trịnh Công Sơn, tôi không thấy nhạc sĩ nào nhân cách hóa “sỏi đá” để nói lên khao khát có nhau của đôi lứa. Trước Từ Công Phụng, tôi cũng chưa thấy một nhạc sĩ nào “vật thể hóa” người yêu khi ông dùng động tự “rơi” hoặc, nhân cách hóa dòng sông, để dòng sông có thể “thì thầm” trong tóc. Và, nếu tình khúc tiền chiến chỉ ghi nhận hình ảnh người nữ từ đầu tới cổ thì, qua một vài bài thơ phổ nhạc, ông cũng đã mang được nhiều phần khác của người nữ vào trong ca khúc của mình.
Một đặc điểm khác, tôi nghĩ, cũng nên ghi lại. Ðó là: Trước khi chúng ta có truyền hình vào cuối thập niên 1960, khởi đầu, đa số các nhạc sĩ thường nhờ tới các làn sóng phát thanh, để phổ biến sáng tác của mình. Nhưng một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai, như Từ Công Phụng, đã không chọn đi qua chiếc cầu gập ghềnh, gian nan này.
Nhiều tình khúc Từ Công Phụng được cất lên từ sân trường, các giảng đường đại học; trước khi chúng “xuống đường” bước về đại chúng. Lớp thính giả đầu tiên của Từ Công Phụng là thanh niên, sinh viên. Họ đón nhận ông, như đón nhận một phát ngôn nhân tình yêu gần gũi, đằm thắm nhất của họ. Họ cũng tìm thấy hình bóng, trái tim họ, trong cả những tình khúc chia, lìa, phụ rẫy nhất, của họ Từ.
------------
Chú thích:
(1) Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1 Tháng Ba, năm 1932 tại Hà Nội. Ông mất ngày 18 Tháng Tư, năm 1998, tại miền Nam California. Cả hai bài thơ được trích dẫn, đều nằm trong “Thơ Nguyên Sa” tập 1. Tổ hợp Gió, xuất bản lần thứ 6, Saigon, 1971.
(2) Nhà thơ Quách Thoại sinh năm 1929 tại Huế. Ông mất ngày 7 Tháng Mười Một, năm 1957 tại Saigòn.
PART 1
PART 2
Từ Công Phụng và ‘Bây Giờ Tháng Mấy’
Du Tử Lê
(Bài 2)
Tôi không biết Từ Công Phụng tìm đến với âm nhạc hay âm nhạc đưa tay gõ những tiếng gõ rụt rè đầu tiên, nơi cánh cửa tâm hồn, khi ông mới 13 tuổi, lúc còn theo học bậc tiểu học ở quê hương Phanrang, Ninh Thuận. (*)
Ông kể, thời điểm đó, một lần, khi tình cờ nghe người anh cả đàn và hát bài “Con Thuyền Không Bến” của Ðặng Thế Phong, và “Trương Chi” của Văn Cao, ông bồi hồi, xúc động. Chạm mặt đầu tiên với âm nhạc, nơi Từ Công Phụng khiến ông ngây ngất, như sự chạm mặt với tình yêu thứ nhất. Ông bắt đầu học nhạc với người anh, qua những câu hỏi đơn giản về các nốt nhạc, cách đánh đàn.
Ông nói:
“Nhưng mãi tới năm 16 tuổi, tôi mới thực sự hiểu biết về âm nhạc một cách sâu sắc qua cuốn sách nhạc nhan đề 'Harmonie et Orchestration' của Robert de Kers, bản tiếng Pháp, xuất bản tại Paris, năm 1944; mà tôi vẫn còn giữ, như một kỷ niệm quý báu.”
Cũng thuộc về kỷ niệm thời niên thiếu, Từ Công Phụng kể, lần đầu tiên ông bước lên sân khấu là khi đang học năm lớp nhất, trường Nam Phanrang (lớp 5 bây giờ). Sau đó, ông được đề cử đi hát ở các buổi lễ lớn, thi đua cùng các trường tiểu học khác. Con đường “nghệ sĩ trình diễn” này, tiếp tục đon đả mời ông bước tới khi lên trung học. Ông luôn được chọn lên sân khấu đơn ca trong các buổi sinh hoạt văn nghệ toàn trường. Hai năm cuối cùng của bậc trung học ở các trường Duy Tân, Phanrang và Trần Hưng Ðạo, Ðà Lạt, ông được chọn làm trưởng ban văn nghệ toàn trường.
Năm 1961, ông sáng tác ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy.”
“Nhưng tôi không dám trình bày trước công chúng. Phần vì nhát, phần chưa tin tưởng lắm vào tài sáng tác của mình,” họ Từ tâm sự.
Thời gian ở Ðà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới, thành lập ban nhạc Ngàn Thông, chơi hàng tuần cho đài phát thanh Ðà Lạt. Ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy” của họ Từ được trình bày lần đầu tiên, qua làn sóng điện này.
Ngay sau đó, ông nhận được rất nhiều thư khen ngợi. Những bức thư khen ngợi kia, đã khuyến khích Từ Công Phụng mạnh dạn hơn trong lãnh vực sáng tác. Và lần lượt, những ca khúc như “Mùa Thu Mây Ngàn,” “Bài Cho Em” ra đời.
Tác giả “Bây Giờ Tháng Mấy” kể, một thành viên cùng trong ban Ngàn Thông với ông, sau này cũng trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Ðó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương.
Tuy nhiên, vẫn theo Từ Công Phụng, kể từ khi di chuyển về Saigòn, học Ðại Học Quốc Gia Hành Chánh, thì:
“Con đường âm nhạc của tôi mở ra thênh thang hơn. Sách vở về âm nhạc nhiều hơn, đã cho tôi một cái nhìn khác về âm nhạc. Tôi bắt đầu mê nhạc hòa tấu giao hưởng và thích nghe nhạc cổ điển Tây phương nhiều hơn. Trường hợp ca khúc ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ cũng là một cái duyên kỳ lạ, đưa nó tới quảng đại quần chúng. Ban đầu nó chỉ nằm trong khuôn viên ký túc xá của trường Quốc Gia Hành Chánh. Ðêm đêm anh em ngồi quây quần chung quanh, nghe tôi hát. Bản ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bị một anh bạn ‘chôm’, đem ra nhà xuất bản gạ bán giùm tôi. Nhà xuất bản Minh Phát lúc bấy giờ đã trả giá bản nhạc ấy có $4,000; và được hứa hẹn khi nào bán chạy sẽ trả thêm. Sau khi ca sĩ Nhật Trường trình bày ca khúc ấy, lần đầu tiên trên đài Quân Ðội, bản nhạc bán chạy như tôm tươi. Nhạc lẻ in ra bán hết chục ngàn này tới chục ngàn khác, mà lời hứa hẹn của Minh Phát ngày nào, cũng tan bay theo gió!”
Về nguồn gốc của ca khúc đầu tay vừa đề cập, Từ Công Phụng nói:
“‘Bây Giờ Tháng Mấy’ là một sáng tác hoàn toàn hư cấu, là những mơ mộng của chàng học sinh mới lớn, là tâm tư của một tên học trò đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn,” cho nên, như ghi nhận của nhà văn Song Thao: “‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bắt được nhịp đập con tim của giới trẻ lúc bấy giờ. Lúc họ đang sống thấp thỏm trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát một tình yêu trong sáng lãng mạn. Và Từ Công Phụng đã mang lại cho họ món ăn tinh thần ấy.”
Sau gần 40 năm, kể từ sáng tác đầu tay, cảnh thổ âm nhạc mang tên Từ Công Phụng vẫn là tình ca. Ông tâm sự:
“Với tôi, tình ca vẫn là con đường đẹp nhất dẫn mọi người đến gần nhau hơn, chia sẻ được với nhau nhiều hơn vì cùng chung một hơi thở.”
Họ Từ nói thêm:
“...Cho đến tuổi này,
chúng ta không còn thì giờ để chia lìa. Quá muộn màng cho một bắt đầu mới (?). Dĩ nhiên mỗi tuổi cái nhìn về cuộc đời có khác đi (tùy người). Và dĩ nhiên sự chuyển hướng có đậm nét hay không, chắc chắn là phải có trong sáng tác của tôi sau này khi ra hải ngoại và khi tuổi đời đã chồng chất.” Nhân đề cặp tới tình khúc, nhạc sĩ Từ cũng đưa ra quan niệm của ông chung quanh hai danh từ “ca khúc” và “nhạc phẩm.”
Ông đề nghị những bài hát hiện nay các ca sĩ thường hát, chúng ta nên gọi là “ca khúc” hay “bài hát”, hơn là “nhạc phẩm.”
“Vì danh từ ‘nhạc phẩm’ thường được dành cho những sáng tác âm nhạc lớn. Những sáng tác dùng nốt nhạc để diễn tả tâm tư hay hình ảnh v.v... Nhưng vì dùng nốt nhạc để diễn tả khiến không mấy ai hiểu nổi. Nên chúng ta mới có ca khúc. Ca khúc dùng nốt nhạc để chuyển lời ca đến với khán thính giả thì dễ hiểu hơn. Cho nên, nhạc và lời bao giờ cũng phải quyện với nhau sao cho tương xứng. Nói cách khác là khéo xếp đặt lời ca và nốt nhạc làm sao dễ đi vào lòng người. Tóm lại, ca khúc là chuyển tâm tư của người viết đến người nghe bằng những lời thơ qua âm nhạc” Ông nói.
Về thói quen sáng tác, Từ Công Phụng cho biết, ông không biết các nhạc sĩ sáng tác ca khúc như thế nào; nhưng riêng với ông, ông coi trọng cả hai thứ: Nhạc và Lời. Ông nói, Nhạc phải cho hay, Lời phải cho đẹp và ý nghĩa. Ðôi khi ông viết nhạc trước theo dòng cảm hứng và tìm lời phù hợp với nốt nhạc gắn vào. Ðôi khi ông lại làm lời trước. Ðó là trường hợp ông muốn nói tới một điều gì đặc biệtà Sau đó ông mới tìm nốt nhạc gắn vào.
Ông tóm gọn:
“Tôi luôn tìm cách hành âm cho có sự thay đổi khác lạ; gây thích thú cho người nghe. Và cũng có đôi khi, tôi viết luôn hai thứ một lúc.”
-----------
Chú thích:
(*): Từ Công Phụng sinh ngày 27 Tháng Bảy, năm 1943 tại xã Văn Lâm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
PART 1
PART 2
Từ Công Phụng, hạnh phúc tựa những lời nói dối
Du Tử Lê
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời. Nhưng ông không chỉ cho thấy khả năng viết ca từ với những câu đầy thi tính mà, trong nhiều ca khúc của họ Từ, người ta còn thấy sự hiện diện cùng lúc, những ca từ như thơ và những ngôn ngữ dung dị, đời thường.
Bạn tôi, một lần, kể rằng giữa lúc đang chăm chú làm việc, khi không, một đoạn nhạc của Từ Công Phụng đã dềnh lên trong đầu bạn tôi. Ðó là hai câu: “Ðôi mắt em rất buồn / đôi chúng ta rất buồn...” (ca khúc “Mắt Lệ Cho Người”) “Ðôi mắt em rất buồn” hay “quá buồn,” là một câu nói đơn giản. Ở đời thường, một lúc nào đó, có thể chúng ta cũng đã từng buột miệng, nói như vậy, với người thương yêu của mình. Nhưng cũng trong ca khúc này, trước đấy, lại là những câu mang tính văn chương bác học, với chủ tâm (tình cờ) nhân cách hoá “mưa” và “rong rêu”; khi tác giả viết: “Mưa soi dấu chân em qua cầu / theo những cánh rong cưu mang niềm đau.” Bạn tôi nói, những ca từ đơn giản này, như có năng lực huyền bí, thẩm, nhập, rồi tiềm phục đâu đó, trong vô thức của bạn tôi. Tôi cho đó cũng là một trong những nét đặc thù của tình khúc Từ Công Phụng.
Sự kiện vừa kể, khiến tôi liên tưởng tới khí hậu trong cõi giới tình ca của Phụng. Khí hậu trong nhạc tình Từ Công Phụng, theo cảm nhận của tôi, là cái khí hậu ẩm đục những cơn mưa. Ðầm đìa những lệ mặn, chát đắng những quá khứ. La đà những cây, trái thất lạc tương lai. Ðồng thời, người nghe cũng có thể cảm được những tay ôm, vỗ về của biển. Những chân đi chập chùng của gió. Những rét mướt của rừng. Những bơ vơ của núi. Những ngơ ngác phố cũ. Những rữa nát thềm xưa. Những cỏ cây. Chim muông. Hình bóng. Kỷ niệm... Tất cả, dường đã cùng thức dậy, đứng lên, buồn bã, chông chênh bước vào tâm hồn người thưởng ngoạn. Vì trong rất nhiều tình khúc của Phụng, hạnh phúc đã tựa như lời nói dối; nếu hiểu, tình yêu, vốn là điều không thật! Nói tới tình ca, tôi nhớ, tình cờ đọc được ở đâu đó, trước Tháng Tư, 1975, một câu của nhạc sĩ Phạm Duy, in trang trọng nơi trang đầu một tuyển tập nhạc tình của ông. Ðại ý ông tỏ dấu tiếc đã không dành hết quãng đời viết nhạc của mình, cho sự ngợi ca tình yêu. Tôi thú vị lắm, phải nói thế, khi đọc lời tâm sự buồn bã nhưng rất thực của người viết nhạc lớp trước. Tình yêu, cách nào khác, tôi nghĩ, chính là khuôn mặt chập lại, sáng lên cùng lúc: Sự sống và lẽ chết.
Nói tới tình ca, cũng là nói tới bước đường mà, chẳng một nhạc sĩ nào không ít, nhiều kinh qua. Nó giống như cánh cửa mê hoặc đầy cạm bẫy sinh / tử của thể thơ lục bát, với những người làm thơ vậy. Tình ca, cái thế giới mầu nhiệm, thần thánh của tuổi trẻ? Hay nó là mặt bên kia của cảm nhận địa ngục, thiên đường; hắt lên từ một dương gian hiu quạnh? Lại nữa, những tình khúc của họ Từ, hình như đã không chỉ như những tình khúc hiểu theo nghĩa một sáng tác nói về tình yêu đôi lứa. Ẩn giữa những dòng nhạc, giấu trong những lời ca, mỗi tình khúc của Từ Công Phụng còn là một thánh thoát êm đềm, dù cho nhạc phẩm nói về một tình yêu đổ vỡ. Ở đâu đó, trong những dòng nhạc, giữa những từ ngữ, vẫn thấp thoáng một nhân sinh quan đầy cam chịu và độ lượng.
Từ những cảm nhận trên, tôi thấy, một trong những nét đặc thù của sinh hoạt âm nhạc miền Nam trước Tháng Tư, 1975, là sự góp mặt đông đảo và sự phồn thịnh sáng tác của nhiều người viết nhạc. Nhưng, nói như thế, không có nghĩa tất cả những người sáng tác nhạc đều trở thành nhạc sĩ. Ðịnh đề khắc nghiệt của nghệ thuật là, giá trị thực hữu trong sáng tác, phải được ấn chứng bởi ngọn lửa thời gian bạo liệt. Thời gian tuồng keo kiệt nụ cười trước mỗi lao tác tinh thần, tự nguyện. Mặc dù, cuối cùng, thời gian, cũng vẫn là đôi tay duy nhất, nâng niu, gìn gìn giữ cho chúng ta, những hạt ngọc. Trong biển sống cuồn cuộn của nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng thì, mỗi tài hoa tiêu biểu cho một dòng sống. Kẻ đại diện dòng sống đó, được quần chúng ngắm nhìn, yêu thích, như một phần đời dậy hương của chính họ. Trong nghĩa này, Từ Công Phụng là người đã được giới thưởng ngoạn chọn lựa. ông là đại diện thân ái nhất cho dòng suối tình ca lênh đênh ly biệt, của hai mươi năm tân nhạc Nam, Việt Nam.
Là một trong những ngọn thác âm giai chảy từ đầu nguồn riêng lẻ, đời nhạc Từ Công Phụng, nhìn lại, từ điểm đứng tỵ nạn, nửa vòng trái đất, tôi thấy, trước sau, vẫn đằm đằm sang-cả-buồn-bã, mới. Từ điểm đứng kia, tôi chợt hiểu sự kỳ diệu của âm nhạc, không chỉ là những phối ngẫu toàn hảo giữa âm giai và ca từ mà, âm nhạc, ở độ chín nào đó, còn là những hồi chuông lung linh kỷ niệm khôn nguôi, một đời vậy. Bạn có quyền không đồng ý những cảm nhận của tôi. Bạn cũng có quyền cất tiếng thảo luận với nhạc sĩ... Nhưng trước đó, tôi đề nghị, bạn nên có một lần, buông, thả thân, tâm mình trong dòng suối tình khúc của họ Từ. Dù cho, hạnh phúc trong tình khúc Từ Công Phụng có tựa như những lời nói dối!
Hết
Du Tử Lê, (Calif. 7 Tháng Mười, 2009)
Du Tử Lê
(Bài 2)
Tôi không biết Từ Công Phụng tìm đến với âm nhạc hay âm nhạc đưa tay gõ những tiếng gõ rụt rè đầu tiên, nơi cánh cửa tâm hồn, khi ông mới 13 tuổi, lúc còn theo học bậc tiểu học ở quê hương Phanrang, Ninh Thuận. (*)
Ông kể, thời điểm đó, một lần, khi tình cờ nghe người anh cả đàn và hát bài “Con Thuyền Không Bến” của Ðặng Thế Phong, và “Trương Chi” của Văn Cao, ông bồi hồi, xúc động. Chạm mặt đầu tiên với âm nhạc, nơi Từ Công Phụng khiến ông ngây ngất, như sự chạm mặt với tình yêu thứ nhất. Ông bắt đầu học nhạc với người anh, qua những câu hỏi đơn giản về các nốt nhạc, cách đánh đàn.
Ông nói:
“Nhưng mãi tới năm 16 tuổi, tôi mới thực sự hiểu biết về âm nhạc một cách sâu sắc qua cuốn sách nhạc nhan đề 'Harmonie et Orchestration' của Robert de Kers, bản tiếng Pháp, xuất bản tại Paris, năm 1944; mà tôi vẫn còn giữ, như một kỷ niệm quý báu.”
Cũng thuộc về kỷ niệm thời niên thiếu, Từ Công Phụng kể, lần đầu tiên ông bước lên sân khấu là khi đang học năm lớp nhất, trường Nam Phanrang (lớp 5 bây giờ). Sau đó, ông được đề cử đi hát ở các buổi lễ lớn, thi đua cùng các trường tiểu học khác. Con đường “nghệ sĩ trình diễn” này, tiếp tục đon đả mời ông bước tới khi lên trung học. Ông luôn được chọn lên sân khấu đơn ca trong các buổi sinh hoạt văn nghệ toàn trường. Hai năm cuối cùng của bậc trung học ở các trường Duy Tân, Phanrang và Trần Hưng Ðạo, Ðà Lạt, ông được chọn làm trưởng ban văn nghệ toàn trường.
Năm 1961, ông sáng tác ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy.”
“Nhưng tôi không dám trình bày trước công chúng. Phần vì nhát, phần chưa tin tưởng lắm vào tài sáng tác của mình,” họ Từ tâm sự.
Thời gian ở Ðà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới, thành lập ban nhạc Ngàn Thông, chơi hàng tuần cho đài phát thanh Ðà Lạt. Ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy” của họ Từ được trình bày lần đầu tiên, qua làn sóng điện này.
Ngay sau đó, ông nhận được rất nhiều thư khen ngợi. Những bức thư khen ngợi kia, đã khuyến khích Từ Công Phụng mạnh dạn hơn trong lãnh vực sáng tác. Và lần lượt, những ca khúc như “Mùa Thu Mây Ngàn,” “Bài Cho Em” ra đời.
Tác giả “Bây Giờ Tháng Mấy” kể, một thành viên cùng trong ban Ngàn Thông với ông, sau này cũng trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Ðó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương.
Tuy nhiên, vẫn theo Từ Công Phụng, kể từ khi di chuyển về Saigòn, học Ðại Học Quốc Gia Hành Chánh, thì:
“Con đường âm nhạc của tôi mở ra thênh thang hơn. Sách vở về âm nhạc nhiều hơn, đã cho tôi một cái nhìn khác về âm nhạc. Tôi bắt đầu mê nhạc hòa tấu giao hưởng và thích nghe nhạc cổ điển Tây phương nhiều hơn. Trường hợp ca khúc ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ cũng là một cái duyên kỳ lạ, đưa nó tới quảng đại quần chúng. Ban đầu nó chỉ nằm trong khuôn viên ký túc xá của trường Quốc Gia Hành Chánh. Ðêm đêm anh em ngồi quây quần chung quanh, nghe tôi hát. Bản ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bị một anh bạn ‘chôm’, đem ra nhà xuất bản gạ bán giùm tôi. Nhà xuất bản Minh Phát lúc bấy giờ đã trả giá bản nhạc ấy có $4,000; và được hứa hẹn khi nào bán chạy sẽ trả thêm. Sau khi ca sĩ Nhật Trường trình bày ca khúc ấy, lần đầu tiên trên đài Quân Ðội, bản nhạc bán chạy như tôm tươi. Nhạc lẻ in ra bán hết chục ngàn này tới chục ngàn khác, mà lời hứa hẹn của Minh Phát ngày nào, cũng tan bay theo gió!”
Về nguồn gốc của ca khúc đầu tay vừa đề cập, Từ Công Phụng nói:
“‘Bây Giờ Tháng Mấy’ là một sáng tác hoàn toàn hư cấu, là những mơ mộng của chàng học sinh mới lớn, là tâm tư của một tên học trò đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn,” cho nên, như ghi nhận của nhà văn Song Thao: “‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bắt được nhịp đập con tim của giới trẻ lúc bấy giờ. Lúc họ đang sống thấp thỏm trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát một tình yêu trong sáng lãng mạn. Và Từ Công Phụng đã mang lại cho họ món ăn tinh thần ấy.”
Sau gần 40 năm, kể từ sáng tác đầu tay, cảnh thổ âm nhạc mang tên Từ Công Phụng vẫn là tình ca. Ông tâm sự:
“Với tôi, tình ca vẫn là con đường đẹp nhất dẫn mọi người đến gần nhau hơn, chia sẻ được với nhau nhiều hơn vì cùng chung một hơi thở.”
Họ Từ nói thêm:
“...Cho đến tuổi này,
chúng ta không còn thì giờ để chia lìa. Quá muộn màng cho một bắt đầu mới (?). Dĩ nhiên mỗi tuổi cái nhìn về cuộc đời có khác đi (tùy người). Và dĩ nhiên sự chuyển hướng có đậm nét hay không, chắc chắn là phải có trong sáng tác của tôi sau này khi ra hải ngoại và khi tuổi đời đã chồng chất.” Nhân đề cặp tới tình khúc, nhạc sĩ Từ cũng đưa ra quan niệm của ông chung quanh hai danh từ “ca khúc” và “nhạc phẩm.”
Ông đề nghị những bài hát hiện nay các ca sĩ thường hát, chúng ta nên gọi là “ca khúc” hay “bài hát”, hơn là “nhạc phẩm.”
“Vì danh từ ‘nhạc phẩm’ thường được dành cho những sáng tác âm nhạc lớn. Những sáng tác dùng nốt nhạc để diễn tả tâm tư hay hình ảnh v.v... Nhưng vì dùng nốt nhạc để diễn tả khiến không mấy ai hiểu nổi. Nên chúng ta mới có ca khúc. Ca khúc dùng nốt nhạc để chuyển lời ca đến với khán thính giả thì dễ hiểu hơn. Cho nên, nhạc và lời bao giờ cũng phải quyện với nhau sao cho tương xứng. Nói cách khác là khéo xếp đặt lời ca và nốt nhạc làm sao dễ đi vào lòng người. Tóm lại, ca khúc là chuyển tâm tư của người viết đến người nghe bằng những lời thơ qua âm nhạc” Ông nói.
Về thói quen sáng tác, Từ Công Phụng cho biết, ông không biết các nhạc sĩ sáng tác ca khúc như thế nào; nhưng riêng với ông, ông coi trọng cả hai thứ: Nhạc và Lời. Ông nói, Nhạc phải cho hay, Lời phải cho đẹp và ý nghĩa. Ðôi khi ông viết nhạc trước theo dòng cảm hứng và tìm lời phù hợp với nốt nhạc gắn vào. Ðôi khi ông lại làm lời trước. Ðó là trường hợp ông muốn nói tới một điều gì đặc biệtà Sau đó ông mới tìm nốt nhạc gắn vào.
Ông tóm gọn:
“Tôi luôn tìm cách hành âm cho có sự thay đổi khác lạ; gây thích thú cho người nghe. Và cũng có đôi khi, tôi viết luôn hai thứ một lúc.”
-----------
Chú thích:
(*): Từ Công Phụng sinh ngày 27 Tháng Bảy, năm 1943 tại xã Văn Lâm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
PART 1
PART 2
Từ Công Phụng, hạnh phúc tựa những lời nói dối
Du Tử Lê
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời. Nhưng ông không chỉ cho thấy khả năng viết ca từ với những câu đầy thi tính mà, trong nhiều ca khúc của họ Từ, người ta còn thấy sự hiện diện cùng lúc, những ca từ như thơ và những ngôn ngữ dung dị, đời thường.
Bạn tôi, một lần, kể rằng giữa lúc đang chăm chú làm việc, khi không, một đoạn nhạc của Từ Công Phụng đã dềnh lên trong đầu bạn tôi. Ðó là hai câu: “Ðôi mắt em rất buồn / đôi chúng ta rất buồn...” (ca khúc “Mắt Lệ Cho Người”) “Ðôi mắt em rất buồn” hay “quá buồn,” là một câu nói đơn giản. Ở đời thường, một lúc nào đó, có thể chúng ta cũng đã từng buột miệng, nói như vậy, với người thương yêu của mình. Nhưng cũng trong ca khúc này, trước đấy, lại là những câu mang tính văn chương bác học, với chủ tâm (tình cờ) nhân cách hoá “mưa” và “rong rêu”; khi tác giả viết: “Mưa soi dấu chân em qua cầu / theo những cánh rong cưu mang niềm đau.” Bạn tôi nói, những ca từ đơn giản này, như có năng lực huyền bí, thẩm, nhập, rồi tiềm phục đâu đó, trong vô thức của bạn tôi. Tôi cho đó cũng là một trong những nét đặc thù của tình khúc Từ Công Phụng.
Sự kiện vừa kể, khiến tôi liên tưởng tới khí hậu trong cõi giới tình ca của Phụng. Khí hậu trong nhạc tình Từ Công Phụng, theo cảm nhận của tôi, là cái khí hậu ẩm đục những cơn mưa. Ðầm đìa những lệ mặn, chát đắng những quá khứ. La đà những cây, trái thất lạc tương lai. Ðồng thời, người nghe cũng có thể cảm được những tay ôm, vỗ về của biển. Những chân đi chập chùng của gió. Những rét mướt của rừng. Những bơ vơ của núi. Những ngơ ngác phố cũ. Những rữa nát thềm xưa. Những cỏ cây. Chim muông. Hình bóng. Kỷ niệm... Tất cả, dường đã cùng thức dậy, đứng lên, buồn bã, chông chênh bước vào tâm hồn người thưởng ngoạn. Vì trong rất nhiều tình khúc của Phụng, hạnh phúc đã tựa như lời nói dối; nếu hiểu, tình yêu, vốn là điều không thật! Nói tới tình ca, tôi nhớ, tình cờ đọc được ở đâu đó, trước Tháng Tư, 1975, một câu của nhạc sĩ Phạm Duy, in trang trọng nơi trang đầu một tuyển tập nhạc tình của ông. Ðại ý ông tỏ dấu tiếc đã không dành hết quãng đời viết nhạc của mình, cho sự ngợi ca tình yêu. Tôi thú vị lắm, phải nói thế, khi đọc lời tâm sự buồn bã nhưng rất thực của người viết nhạc lớp trước. Tình yêu, cách nào khác, tôi nghĩ, chính là khuôn mặt chập lại, sáng lên cùng lúc: Sự sống và lẽ chết.
Nói tới tình ca, cũng là nói tới bước đường mà, chẳng một nhạc sĩ nào không ít, nhiều kinh qua. Nó giống như cánh cửa mê hoặc đầy cạm bẫy sinh / tử của thể thơ lục bát, với những người làm thơ vậy. Tình ca, cái thế giới mầu nhiệm, thần thánh của tuổi trẻ? Hay nó là mặt bên kia của cảm nhận địa ngục, thiên đường; hắt lên từ một dương gian hiu quạnh? Lại nữa, những tình khúc của họ Từ, hình như đã không chỉ như những tình khúc hiểu theo nghĩa một sáng tác nói về tình yêu đôi lứa. Ẩn giữa những dòng nhạc, giấu trong những lời ca, mỗi tình khúc của Từ Công Phụng còn là một thánh thoát êm đềm, dù cho nhạc phẩm nói về một tình yêu đổ vỡ. Ở đâu đó, trong những dòng nhạc, giữa những từ ngữ, vẫn thấp thoáng một nhân sinh quan đầy cam chịu và độ lượng.
Từ những cảm nhận trên, tôi thấy, một trong những nét đặc thù của sinh hoạt âm nhạc miền Nam trước Tháng Tư, 1975, là sự góp mặt đông đảo và sự phồn thịnh sáng tác của nhiều người viết nhạc. Nhưng, nói như thế, không có nghĩa tất cả những người sáng tác nhạc đều trở thành nhạc sĩ. Ðịnh đề khắc nghiệt của nghệ thuật là, giá trị thực hữu trong sáng tác, phải được ấn chứng bởi ngọn lửa thời gian bạo liệt. Thời gian tuồng keo kiệt nụ cười trước mỗi lao tác tinh thần, tự nguyện. Mặc dù, cuối cùng, thời gian, cũng vẫn là đôi tay duy nhất, nâng niu, gìn gìn giữ cho chúng ta, những hạt ngọc. Trong biển sống cuồn cuộn của nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng thì, mỗi tài hoa tiêu biểu cho một dòng sống. Kẻ đại diện dòng sống đó, được quần chúng ngắm nhìn, yêu thích, như một phần đời dậy hương của chính họ. Trong nghĩa này, Từ Công Phụng là người đã được giới thưởng ngoạn chọn lựa. ông là đại diện thân ái nhất cho dòng suối tình ca lênh đênh ly biệt, của hai mươi năm tân nhạc Nam, Việt Nam.
Là một trong những ngọn thác âm giai chảy từ đầu nguồn riêng lẻ, đời nhạc Từ Công Phụng, nhìn lại, từ điểm đứng tỵ nạn, nửa vòng trái đất, tôi thấy, trước sau, vẫn đằm đằm sang-cả-buồn-bã, mới. Từ điểm đứng kia, tôi chợt hiểu sự kỳ diệu của âm nhạc, không chỉ là những phối ngẫu toàn hảo giữa âm giai và ca từ mà, âm nhạc, ở độ chín nào đó, còn là những hồi chuông lung linh kỷ niệm khôn nguôi, một đời vậy. Bạn có quyền không đồng ý những cảm nhận của tôi. Bạn cũng có quyền cất tiếng thảo luận với nhạc sĩ... Nhưng trước đó, tôi đề nghị, bạn nên có một lần, buông, thả thân, tâm mình trong dòng suối tình khúc của họ Từ. Dù cho, hạnh phúc trong tình khúc Từ Công Phụng có tựa như những lời nói dối!
Hết
Du Tử Lê, (Calif. 7 Tháng Mười, 2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét