Hoàng Cầm: Tiễn biệt thi sĩ "Lá Diêu Bông" về “Bên kia sông Đuống” (TT 6-5-10) -- Thi sĩ Hoàng Cầm - Nghĩ lúc nằm im (viet-studies 19-8-10) -- Bài phỏng vấn đã đăng hơn một năm trước, của Nguyễn Thị Ngọc Hải - Ơi Diêu Bông! (Bee.net 7-5-10) -- Nguyễn Trọng Tạo: Tiễn biệt hồn thơ Kinh Bắc (TT 7-5-10) -- Nguyễn Quang Lập: Hoàng Cầm đã đi tìm cõi mơ khác (SGTT 6-5-10) -- Nguyễn Duy: Hoàng Cầm đi về phía rạng đông (NLĐ 7-5-10) -- Ngô Thảo: Hoàng Cầm hết hoạn nạn ! (NLĐ 8-5-10) -- Xuân Ba: Còn ve vé mãi một giống Hoàng Cầm xanh (TP 7-5-10) -- Thiếu tướng Phạm Chuyên và những người bạn tưởng niệm Hoàng Cầm… (TTVH 8-5-10) -- Nguyễn Trọng Tạo: “Ông Hoàng thơ tình” của tôi (SGGP 8-5-10) -- Nhà thơ Hoàng Cầm đã... "Về Kinh Bắc" (TTVH 9-5-10) Tiễn đưa thi sỹ Hoàng Cầm: Sông Đuống nghiêng nghiêng đưa thơ anh về biển lớn (SGGP 11-5-10) Nguyễn Quang Thân: Vĩnh biệt người vinh danh sông Đuống (TBKTSG 13-5-10) -- Điếu văn của Hữu Thỉnh "Sông Đuống vẫn nghiêng nghiêng mang thơ Anh về biển lớn" (Bee.net 11-5-10) -- Nhiều hình: Lễ viếng thi sĩ vùng Kinh Bắc (TTVH 11-5-10) Xúc động lễ tiễn đưa Hoàng Cầm 'về Kinh Bắc' (VNN 11-5-10) -- Người yêu thơ tiễn Hoàng Cầm 'về Kinh Bắc' (eVan 12-5-10)
Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010
Thông điệp mùa xuân 1985 (Hoàng Cầm-Phạm Duy)
Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010
Đọc lại KỶ VẬT CHO EM
Trước và sau thập niên 70, chiến tranh Việt Nam bùng phát dữ dội và đó cũng là hệ quả tất yếu khiến hàng hàng lớp lớp thanh niên, sinh viên học sinh đến tuổi phải từ giã sự nghiệp, sách vở, giảng đường để tham gia cuộc chiến với nhiều cách khác nhau. Đó cũng là thời gian xã hội miền Nam có nhiều biến động nhất: chiến tranh lan rộng sâu tận thành phố, những cuộc biểu tình lớn nhỏ dưới nhiều chiêu bài, khuynh hướng hỗn tạp, đã ít nhiều làm cho thanh niên tỏ vẻ hoài nghi về những hoài bão, lựa chọn của mình. Và chính sự khủng hoảng chính trị, xã hội dẫn tới một hiện tượng không thể phủ nhận: văn đàn miền Nam xuất hiện những khuôn mặt trẻ đầy bất ngờ, mới mẻ, phần nào làm mới sinh khí văn chương vốn dĩ bị che mù bởi dòng văn học hiện sinh, bị lấn át bởi những đàn anh tên tuổi. Đó là những Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Bắc Sơn, Trần Hoài Thư, Hoàng Ngọc Tuấn, Y Uyên, Vũ Hữu Định, Trần Thị Ngh… Công chúng, nhất là giới trẻ đã đón nhận họ như đón nhận một luồng gió mới, một sinh khí mới trong dòng văn học miền Nam.
Thật ra luồng gió hay sinh khí mới kia cũng chẳng có gì lạ. Họ, những người trẻ viết văn, làm thơ không mang kiểu cách buồn nôn, chán nãn xa lạ mà, họ viết bởi cảm xúc chân thật bắt nguồn từ những gì xảy ra chung quanh, gắn liền với tình cảm, đời sống: một chút nhớ nhung về mối tình thời trai trẻ “anh theo Ngọ về/đường mưa nho nhỏ” hay một chút giận dỗi “nghe nói em vừa thi rớt Luật/môi trâm anh tàn héo nụ xa vời…rớt đi Duyên, rớt để thương người”. Và lắm khi là ngông nghênh, ngang tàn của người “lính thư sinh” sau những lần hành quân “mai ta đụng trận ta còn sống/về ghé sông Mao phá phách chơi/chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm/đốt tiền mua vội một ngày vui” và “xin cảm ơn một mái tóc mềm/mai xa lắm trên đồn biên giới/còn một chút gì để nhớ để quên”. Và một tiếng kêu não lòng, xé ruột của Y Uyên: “chiến tranh mẹ gì mà lâu dữ vậy?…
Những tâm tình bùi ngùi như thế lại được âm nhạc tiếp sức, đẩy lên một bậc khiến giới công chúng càng yêu thích luồng gió mới kia nhiều hơn.
Rồi theo trào lưu thơ phổ nhạc ngày càng thịnh hành, bất ngờ công chúng lại được nghe trên đài phát thanh Sài Gòn, trong các phòng trà đô thành, các quán cà phê: “em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại…xin trả lời mai mốt anh về… anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa…” khiến mọi người ngơ ngác hỏi: Linh Phương, tác giả bài thơ, là ai vậy? Hắn trong bưng làm thơ địch vận hay trong nhóm phản chiến? Thần hồn và tứ trong bài thơ cứ bình-thản-nức-nở, bình-thản-nghẹn-ngào, coi như không có gì ghê gớm. Rồi khi cái tứ đó đi qua những cung bậc cao thấp của nhạc sĩ Phạm Duy, cộng với chất giọng của Thái Thanh lại cảng run rẩy, thê thiết hơn. Những năm tháng ấy, kẻ viết bài này chỉ mới là anh sinh viên trong giảng đường, tình cờ đọc trên tờ nhật báo Độc Lập đã thoáng giật mình! Càng giật mình hơn khi được biết Linh Phương viết bài Kỷ vật cho em trong lúc đang hành quân ở Chương Thiện khoảng đầu năm 1970! Trong khi đó, những người bạn tôi đang có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật lại cười ha hả từ những kbc có con tem anh chiến binh bồng súng xông tới, phong bì lấm lem bùn đất, sờn rách: “… mình chắc mẩm hắn cũng là lính. Hắn mô tả tâm trạng, hoàn cảnh sao đúng hoàn cảnh tụi mình quá trời. Mai mốt tụi mình có về trên đôi nạng gỗ có về hòm gỗ cài hoa hay trên trực thăng sơn màu tang trắng… thì các cậu chớ có ngạc nhiên, chớ có buồn! Đời trai chinh chiến mấy thằng sống sót trở về?”. Mấy câu ngắn ngủn kia mãi ám ảnh tôi. Ám ảnh bởi vẻ lạc quan, coi sống chết như chuyện có không của người bạn. Mà hắn đâu để mắt tới Ngũ uẩn giai không, hắn đâu biết gì về tâm kinh đâu ảnh hưởng gì về triết học Phật giáo? Chẳng qua khi đối mặt quá nhiều với cái chết, luôn rình rập bên cạnh, không báo trước thì con người ta chẳng còn buồn để ý đến nó? Cứ chờ đón nó một cách thản nhiên như trong bài thơ Kỷ vật cho em của Linh Phương.
Bìa tập thơ Kỷ Vật Cho Em – Cơ sở Động Đất xuất bản năm 1971 tại Sài Gòn
Vào độ tuổi ra trận mạc ấy, hẳn ai cũng có người yêu, chí ít cũng em gái hậu phương, thản hoặc một Dạ Lan từ trời cao thầm thì, chia sẻ với các anh mỗi đêm. Ấy vậy nhưng khi em của Linh Phương hỏi: Em hỏi anh bao giờ trở lại thì nhà thơ cứ thẳng đuột trả lời mai mốt anh về, có thể bằng nhiều cách về khác nhau:
…Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca …
…Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt …
…Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân …
Về bằng con đường nào thì thân thể thế hệ các anh không còn nguyên vẹn như lúc ra đi. Họ đã chắc chắn như vậy, nên chi cứ tạo một tâm thế trong những tình huống khắc nghiệt để em chuẩn bị đón nhận những bất toại trong cuộc sống chỉ có khói lửa trước mặt!
Những tình huống Linh Phương đặt ra trong bài thơ là sự thường tình, vì tự cổ kim các tình huống đó đã đến với mọi chiến binh, như trong Lương châu từ của Vương Hàn:
…Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
Nhưng sự “không trở về” của người xưa có vẻ nhẹ nhàng, thanh thản còn với Linh Phương thì lại ưu uất, dằn xé tâm can:
Thì thôi! Hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.
Một sự chia cắt bi thảm, không phải lỗi ở nơi hai người, anh và em gây ra, mà chỉ vì một viên đạn màu đồng và hàng triệu viên đạn vô tình hay cố ý như thế trong giai đoạn máu lửa kinh hoàng bất ngờ găm thẳng vào ngực, từ những tranh chấp về chủ nghĩa và quyền lực điên cuồng!
Những bài khác trong tập Kỷ vật cho em, giọng điệu thì bớt đi vẻ đau xót, bi thương nhưng những cách nhà thơ đưa hiện tượng cuộc sống vào thi ca, thì bức tranh nguyệch ngoạc kia lại có vẻ tàn nhẫn hơn nhiều, dưới những góc cạnh khác nhau trong xã hội chiến tranh. Chất thơ bớt đi vẻ nồng nàn sâu lắng, nhường chỗ cho loại ngôn ngữ kể sắp lớp, như thể buổi sáng thức dậy đi ngang qua quảng trường, bổng thấy người ta trưng bày xác quân địch cụt đầu, mất chân, ruột gan phơi tràn ra ngoài… với một cảm giác buồn nôn, ớn lạnh:
Có người vợ nào không tủi thân
Trước giờ sinh đẻ
Được tin chồng nằm xuống
Trận Đakto-Đồng Xoài-Bình Giã
Đức Cơ-Phủ Cũ-Tam Quan
Có người mẹ nào không tủi thân
Khi đứa con đầu lòng mở mắt
Đã để tang cho bố.
(Làm vợ người cầm súng)
Càng kinh khủng hơn nữa, khi nàng góa phụ đã chấp nhận mọi cái giá phải trả, thì sợi dây cuối cùng còn lại của tình yêu giữa chàng và nàng là đứa con trai đầu lòng. Hẳn rằng đứa con trai ấy còn rất nhỏ, chưa biết giận hờn, chưa biết yêu ghét, đầu óc sáng trưng như tờ giấy trắng. Vậy nhưng, vì những tai ách giáng xuống, khiến nàng mất tất cả, đến nỗi ngày sinh nhật con nàng phải tặng:
Mẹ cho con viên đạn AK còn ngời sáng
Mẹ cho con quả lựu đạn M.26 còn thơm mùi thép mới tinh
Mẹ cho con mảnh mìn Claymore nằm trong lồng ngực bố
vừa chết trận U Minh
Con ơi con!
(Cho đứa con trai đầu lòng)
Trên đời này hiếm có người mẹ nào hành động như vậy. Rất có thể người mẹ giữ được tất cả các vật dụng vũ khí gây chết chóc kia, nhưng hành động và thái độ tặng cho con những thứ giết người dã man ấy, nhân ngày sinh nhật, thì không hẳn là hận thù chồng chất lên mãi. Nó mang tính chất tố cáo nhiều hơn. Cách dàn trải ngôn ngữ liệt kê như trên, nhà thơ chỉ muốn phơi bày bộ mặt thật, tàn nhẫn của hậu quả chiến tranh. Đó là tiếng gào bi thống, là sự phản kháng không cân sức giữa một góa phụ hay nhiều góa phụ với chiến tranh. Họ biết rõ họ không thể ngăn được cuộc chiến dừng lại, họ cũng không đủ sức trả thù. Và sự trả thù ngọt ngào nhất là sự phản kháng bằng những hành động tưởng chừng phi nhân bản, nhưng kỳ thực đó là tiếng kêu bi thương của loài người đang đứng bên bờ vực hủy diệt, tàn sát phi nhân.
Tâm trạng não nề, chán ngán của tầng lớp thanh niên, trí thức thời kỳ ấy như một đám mây u ám, cứ vần vũ mãi trên bầu trời, che lấp khoảng không gian không xanh, không hồng. Họ chán ngán bởi cuộc chiến kéo dài khủng khiếp, tranh chấp triền miên. Họ tuyệt vọng bởi ngày nối tiếp năm là bom rơi đạn nổ, sự bình yên, niềm hạnh phúc như một miền mơ ước không bao giờ có thực: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…”.
Hệ lụy của những tháng năm khói lửa triên miên là thái độ buông thả, thất vọng. Họ hối hả sống, hối hả yêu, hối hả bấu víu mỗi sáng thấy thân thể còn nguyên vẹn:
Tuổi trẻ tôi biết yêu và yêu rất vội
Sợ không kịp yêu đến ngày mai
Sợ chiến tranh còn dài
Đời người thì quá ngắn
(Giấc mơ màu đỏ)
Ngày xưa một mình chàng Kinh Kha qua sông Dịch với con chủy thủ trên tay và vĩnh viễn không quay lại điểm xuất phát! Ngày nay, hàng ngàn Kinh Kha qua hàng trăm sông Dịch như thế với nỗi băn khoăn ồn ào, hy vọng và thất vọng trộn lẫn. Thoắt một cái đời thư sinh chuyển thành đời chiến binh, rồi phế binh: buổi sớm mai anh thay áo học trò/buổi sớm mai anh mặc đồ nhà binh, chỉ một tích tắc, một chớp mắt chuyển dịch! Vậy là:
Thôi trước ngày anh vào lính
Hãy ngủ cùng em đêm nay lần cuối cùng
Hãy dã man trên thân thân thể con gái còn đẹp
(Trước ngày anh vào lính)
Chuyện dã man trên thân thể con gái còn đẹp giữa em và anh trước ngày anh vào lính không phải là vấn đề tình dục, không phải là sự trao đổi thân xác thông thường hay tệ hơn là bán buôn, mà chính là vội vã tranh cướp lấy đời sống ngắn ngủi bởi cảnh ngộ đẩy đưa, bởi sống-chết khó lường/chỉ cần tích tắc.
Phải sống mãi trong những hoài nghi, thất vọng… cũng có lúc lóe lên chút niềm tin, hy vọng. Họ tin ngày mai sẽ có hòa bình, ngày mai tiếng súng sẽ im, sẽ mở ra những viễn tượng tươi sáng trên quê hương. Họ, những chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt sẽ nghĩ gì, làm gì trong những ngày tươi đẹp mai sau?
Một ngày mìn định hướng không đặt
Lựu đạn không gài
Máy bay không bỏ bom
…Tôi vui mừng như lần cắp sách đến trường.
Nhưng đó mới chỉ là một ngày tạm yên tiếng súng. Còn mai kia, nếu hòa bình sẽ đến trên quê hương khốn khổ này thì sao? Và Linh Phương đã vẽ ra:
Ngày với chuyến tàu suốt từ Sài Gòn ra Hà Nội
…Ngày em hân hoan mặc áo dài dạo phố
Ngày em hân hoan ngồi trong rạp Rex xem phim lãng mạn ái tình …
…Ngày tôi không còn mặc đồ quân nhân ở nhà nuôi vợ đẻ.
(Trong ngày hòa bình)
Câu thơ như câu nói giữa hai người với nhau. Chất thơ mất đi và thay bằng ngôn ngữ đời thường để tỏ bày một ước vọng nhỏ nhoi, như thể tiếng kêu cứu của những kẻ bị đắm tàu giữa biển khơi mênh mông, trùng trùng sóng dập!
Đó cũng là khuynh hướng chung của những người làm thơ trẻ thuộc thế hệ anh. Những Nguyễn Bắc Sơn, Vũ Hữu Định hay Đinh Trầm Ca, Nguyễn Dương Quang… đều có cùng một tâm trạng như vậy, và bày tỏ niềm hy vọng, mơ ước mong manh như vậy, để cuối cùng chút ánh sáng ở cuối đường hầm vẫn cứ lùi xa tít và tắt ngấm đâu đó trong các trận chiến ngày càng tàn khốc hơn.
Hỡi hòa bình lạ mặt yêu dấu
Sao người cứ kiêu hãnh như giai nhân
Hoài hoài lỗi hẹn
Khi tuổi xuân chúng tôi chỉ có một lần
Làm sao chờ được trăm năm
Mà đến trăm năm còn gì xương máu anh em
(Hà Thúc Sinh – Xin hãy đến Hòa Bình)
Cảnh chiến tranh tàn khốc đã biến các nhà thơ trẻ thành những người cà khịa, ngông nghênh, bất cần đời nhuốm chút ngang tàng dễ thương, trở thành những bài thơ khẩu khí, ví như Nguyễn Bắc Sơn:
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
Dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy dựa gốc cây hãy ngắm mây trời
Hãy tưởng tượng mình đi picnic
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo
…Lúc này đây ta không thèm đánh giặc.
(Nguyễn Bắc Sơn – Chiến tranh Việt Nam và tôi, nxb Đồng Dao, SG 1971)
Họ ăn nói, sử dụng ngôn ngữ thơ một cách thoải mái tự do, như giỡn như đùa, không vì chính kiến, không lý tưởng này nọ mà nếu như ở một thể chế khác, các nhà thơ không thể có gan trời như thế!
Còn một Phan Xuân Sinh thì:
Hãy rót cho ta thêm cốc nữa đi
Ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí
Chuyện ngày mai có chi đáng kể
Dẹp nó đi cho khỏi bận tâm
Thằng lính nào mà không rét lúc ra quân
Khi xung trận mà không té đái
…Uống với bạn hôm nay ta phải uống thật say
Để không phải còn nhìn nhau hận thù ngun ngút
(Phan Xuân Sinh – Uống rượu với người lính Bắc phương)
Có trời mới giải thích tại sao người lính Bắc phương lại dám ngồi “đối ẩm” với người lính phương Nam? Họ đã nhận ra điều gì trong những ngày điên cuồng bắn nhau? Họ đã nhận ra điều gì trong câu khẩu hiệu: “Nhắm thẳng đầu thù mà bắn”. Là anh em với nhau rồi sao? Là máu mủ ruột thịt rồi sao? Hay là chiến tranh làm họ mệt mỏi, buông xuôi là hệ lụy của một thái độ, một chọn lựa từ ý thức trong sạch?
Có thể đó là thái độ bất cần. Nhưng thái độ bất cần đó đâu hẳn là tính vô kỷ luật trong quân đội? Cũng chưa phải là tinh thần phản chiến đang bắt đầu nhẩn nha, đậm đặc trong đầu óc họ? Mà chỉ là sự bày tỏ cách nhìn, cách nghĩ của tuổi trẻ về cuộc chiến tranh quái gỡ phi lý kia. Tuổi trẻ Bắc Nam can cớ chi mà thù hận nhau? Tôi nhớ man máng một truyện ngắn của Lê Văn Thiện trên tạp chí Bách Khoa trước 75, có tựa “Xuất ngoại bằng trực thăng võ trang” có đoạn viết đại ý: Không biết quốc vương Shihanouk có ngồi ỉa như tụi mình?… Sao cứ bắt ra trận đánh nhau hoài? Muốn tranh bá đồ vương thì lãnh tụ hai bên chọn bãi đất đẹp, hai người tha hồ quần thảo, kẻ thắng thì được, ai thua thì mất hết. Sao lại bắt dân đen phải hứng chịu?
Nếu chỉ có vậy thì đâu có E.M. Remarque, đâu có E. Hemingway hay một P. Gallico với những tác phẩm viết về chiến tranh hay đến vậy? Và nếu như thế thì làm gì có một Phan Nhật Nam với Mùa hè đỏ lửa, Thế Uyên với Tiền Đồn, Y Uyên với Bão Khô, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh hay một Kiều Mỹ Duyên với Chinh chiến điêu linh…?
Chiến tranh thật quái gở, bởi không do nhân dân chọn lựa, không phát khởi từ ý thức của nhân dân, mà từ những chủ nghĩa quái gở, từ những quyền lợi của kẻ cả khống chế.
Nhìn nhận được chỗ phi lý kia, lớp người trẻ tuổi bị bắt buộc tham chiến bắt đầu chửi đổng. Chỉ là chửi đổng sau những cuộc hành quân, chửi đổng trong mấy ngày phép được về thành phố… và rồi bật ra những câu “không thể tha thứ” đối với quân kỷ, chủ nghĩa…
Dăm thằng đánh trận. Dăm thằng chết
Chỉ sót mình ta cứ sống nhăn
Đù má nhiều khi buồn hết biết
Lo mãi sau này cụt mất chân
Mấy tháng hành quân chưa ngơi nghỉ
Tóc tai dài thượt giống người rừng
Kinh Kha vác súng qua Dịch thủy
Thề chẳng trở về với tay không
Chiến hữu ta toàn dân thứ dữ
Uống rượu say chửi đổng dài dài
Bồ bỏ. Tức mình xâm bốn chữ
“Hận kẻ bạc tình” trên cánh tay
Chiều qua sém chết vì viên đạn
Du kích bên sông bắn tỉa hù
Cũng may gặp phải thằng cà chớn
Thấy mặt ta ngầu bắn đéo vô
Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
Mai mốt này đây ra trận tuyến
Gặp ta em bắn chớ ngại ngùng
Cuộc chiến đâu dành cho nhân nghĩa
Đời nào đạo lý với bao dung
(Hành quân)
Trích trọn bài, bởi tôi nghĩ, đây là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Linh Phương, và có thể là tiêu biểu cho cả thế hệ anh trong cuộc chiến tranh không có lối thoát. Hẳn nhiên sẽ có người không đồng tình theo cách nghĩ của tôi, vì trong hàng ngàn bài thơ của hàng trăm nhà thơ thời kỳ đó cũng hay, cũng tiêu biểu? Đồng ý. Tuy nhiên cái hay cái tiêu biểu của những bài thơ kia là những cảm xúc, những phơi bày ở khía cạnh khác; trong khi Hành quân, linh Phương đã phác họa thành công khuôn mặt méo mó của thế hệ anh, đầu óc méo mó với cái nhìn cũng méo mó và chân thực không kém của hàng triệu người hai bờ Nam Bắc phải cúi đầu, nén lòng cầm súng.
Hình bìa Kỷ Vật Cho Em (Thư Ấn Quán tái bản năm 2006)
Nơi xứ người giá rét, đọc được tập thơ này, bỗng nhói đau một thời kỳ đen tối hiển hiện trước mặt và không thể dằn lòng, bèn thốt lên vài tiếng, vẽ vời vài dòng về Linh Phương về tuổi trẻ và chiến tranh Việt Nam kéo dài, tàn phá mọi nhân phẩm đạo đức, đảo lộn mọi trật tự xã hội suốt hai mươi năm trời: Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Và để lại một gia tài “di căn mụt nhọt” cho nhiều thế hệ tiếp theo!
(Seatle, đầu đông tuyết phủ mịt mù)
NLU
(*) Linh Phương – Kỷ vật cho em, Thư Ấn quán tái bản, 2006
trang blog của tác giả:
http://my.opera.com/hoadongphuong/blog/
KỈ NIỆM VỀ 1 BÀI HÁT: http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=10696
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010
"Và cô đơn đã ghi dấu trên tay"(Thơ Hoài Khanh)
"Người ngửng trông mới hay tình xưa. Làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa"(Nguyễn Đình Toàn)
Cuộc tiễn đưa nào, tiễn đưa 1 cuộc tình vừa mới nở hoa nhưng nay bỗng bàng hoàng...mất trên tay, hay tiễn đưa những kỉ niệm...về nghìn trùng xa cách, hay tiễn đưa chính mình về với nỗi buồn héo hắt?
Sứ mệnh của nhà thơ hay/ và đó cũng là nỗi oan nghiệt của họ, họ phải gắn chặt hồn mình, tâm mình và thân mình với những nỗi buồn...mà đôi khi, vì quá thân thiết nên họ và nỗi buồn nhiều lúc...chỉ là một.
Hoài Khanh, đã từng "Nuốt trọn niềm đau khổ. Cho sự chết vui cười. Giữa vô cùng vĩnh viễn. Ta cuối đầu im hơi"
Những ảo hình, những tro tàn của một cuộc tình không trọn vẹn, những mùi hương- chút dư vị xót xa của cuộc yêu...đã hiển hiện qua thơ của ông....và trong 1 thoáng nào đó, nó cũng kịp làm rung lên trong mỗi độc giả 1 chút âm ba buồn và sâu lắng trông bộn bề cơm áo gạo tiền, "người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm"
"Con sông nào đã xa nguồn. Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi". Dòng sông, hay chính là dòng đời, những trôi nổi, những bềnh bồng, những chếnh choáng, đó, chính cuộc sống của chúng ta, chính nỗi buồn trong mỗi con người, may quá, có Hoài Khanh, ông đã nói họ, ông đã nhìn hộ, ông đã viết hộ, cho tất cả những ai đang còn trôi nổi, đang còn xoay cuồng mãi trong chốn gọi là nhân gian này!
Trong 1 bức thư của 1 anh chàng Văn Khoa của Quốc học Huế gửi cho Hoài Khanh, anh ví "Nếu Hoài Khanh là Đời, thì thơ Hoài Khanh chính là cuộc ĐỜI lên tiếng, cuộc đời đang trở thành THƠ.."
Còn với riêng tôi, tôi luôn bị ám ảnh với 2 câu thơ của ông
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay....
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/GioBacTreNhoHoaHongVaDe_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/Luc_Bat_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/ThanPhan-HoaiKhanh.pdf
Tiểu sử
Hoài Khanh, tên thật Võ Văn Quế.
Sinh ngày 13 tháng 6 năm 1934 tại phường Ðức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Cựu công chức. Từng chăm sóc tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ và chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.
Tác phẩm đã in :
Dâng Rừng (thơ-1957)
Thân Phận (thơ- 1962)
Lục Bát (thơ-1968)
Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế ( thơ-1970)
Trí Nhớ Hoang Vu Và Khói (thơ-1970)
Đọc
THÂN PHẬN
của
HOÀI KHANH
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc một câu thơ của Hoài Khanh nghe dường như muốn ràn rụa nước mắt.
Tôi đã đọc nhiều câu thơ thật buồn :
Chao ôi ghê qua trong tư tưởng
Một vũng hoang liêu cũ vạn đời
Nhưng tưởng muốn cảm thấy nỗi buồn ghê rợn, ma quái ấy phải mang trong thân phận một căn bịnh hủi như Hàn Mặc Tử. Nỗi buồn bệnh lý kia vẫn xa xôi.
Tôi đã ngậm ngùi với nỗi xa vắng, mênh mông, đằng đằng của Huy Cận :
Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu
Nhưng lại là nỗi buồn vạn cổ của thi nhân theo lời Xuân Diệu, làm tâm sự cơn gió nức nở trên rặng phi lao hay bóng mây bay qua cảnh lưng đèo quán chật.
Đọc Hoài Khanh, tôi cảm thấy sống dậy trong lòng nỗi buồn chính mình vừa bắt gặp hôm qua.
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc. Tôi chạnh nhớ đến Heine qua một câu thơ dịch sang tiếng Pháp :
Ces larmes qui n’ont pas été pleurées
(Những giọt lệ chưa bao giờ được khóc)
Hoài Khanh còn là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cảnh xô bồ của một xã hội chưa tìm được lối đi. Anh đã làm quen với độc giả, với tập Dâng Rừng xuất bản năm 1957.
Hoài Khanh của Dâng Rừng là một chàng trai, vui tươi, hý hửng với những buổi mai hồng hẹn hò một hoàng hôn ngập nắng :
Thế hệ hai mươi vườn hoa thơm nắng
Nghe diụ hiền thắm thiết với sao trăng
Bước chân đi đường rộng mấy mươi lần
Mơ hay tỉnh hỡi thiên đàng rực rỡ ?
Dâng Rừng tr. 28
Niềm vui dễ dãi ấy đã tìm đến những vần điệu cổ điển, cổ điển đến thành khuôn sáo. Đọc Dâng Rừng sẽ bắt gặp những lời, những ý, những cảm xúc, những vần điệu tiền chế :
Nát từng nếp áo hoàng hoa
Tâm tư lạnh cả bài ca độc hành
Dâng Rừng tr. 30
Tâm hồn dễ dãi như vậy, kỹ thuật làm thơ khuôn sáo như vậy, thi phẩm đã không tạo cho Hoài Khanh một chỗ đứng nào cả.
Sang đến Thân Phận con người thực Hoài Khanh và nhà thơ Hoài Khanh đã đổi khác. Trong khoảng năm năm, nỗi buồn của một thế kỷ đã chồng chất tâm sự Hoài Khanh.
Trong thơ chàng luôn luôn có cái ám ảnh của thời gian; bài thơ đầu là Sau lưng ngày tháng, bài thứ hai là Thời gian, tiếp theo là Ngày tháng trôi qua, Hao mòn…và cứ như thế giòng thời gian liên tục xoáy vào tâm hồn Hoài Khanh những vũng hoang liêu :
Tháng ngày qua hôm nay nữa dần trôi
Rồi như thế tôi biết làm sao được
Tr. 14
Tượng trưng cho thời gian là những giòng sông. Thi nhân vốn yêu giòng nước chảy từ một Apollinaire :
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il m’en souvienne.
(Dưới cầu Mirabeau xuôi chảy nước sông Seine
Và tình ta
Cần chi mà nhớ mãi)
Đến một Nguyên Sa :
Hãy đưa tôi ra bờ sông
Để tôi nhìn cho rõ
Tôi nhìn giòng nước chảy
Tôi nhìn tôi bơ vơ.
Trong Hoài Khanh, giòng nước luân lưu là khung cảng thường xuyên của thi hứng :
Thôi em đời một lần quên
Dòng sông thưở ấy lênh đênh mất rồi.
tr. 70
Nước ơi sông vẫn còn đây
Hồn ơi thơ vẫn lên đầy không trung
tr. 12
Khi Huy Cận viết :
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Thì giòng sông và thi nhân vẫn là hai thực thể xa nhau. Con sông của Hoài Khanh là một linh hồn, một tri kỷ :
Con sông nào đã xa nguồn
Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi
tr. 24
Những hình ảnh khác trong Thân Phận cũng lại là những sự vật luân chuyển. Những áng mây bay đi sẽ không bao giờ trở lại :
Còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
tr. 16
Ánh sáng trong Thân Phận cũng mong manh, ánh nắng hoàng hôn ngả sang bóng tối, với những sợi khói tan mờ trong gió thoảng.
Âm thanh trong Thân Phận là một điệu nhạc mơ hồ, đìu hiu trong lau lách, xa vắng như từ một kiếp nào thổi lại.
Hoài Khanh chỉ mến thương những chiếc lá sắp sửa không còn là lá :
Những ngày xanh những mầm xanh
Tôi nhìn chiếc lá rơi cành mà thương
tr. 68
Rồi đến tà áo của người yêu cũng chỉ xuất hiện để chợt biến trong niềm ly biệt thường xuyên của mây nước :
Màu áo đó phất phơ màu vĩnh biệt
Bay về đâu xin còn lại linh hồn.
tr. 29
Trong sự thay đổi của linh hồn, Hoài Khanh nhìn sang những sự vật bằng hữu chung quanh đều thấy muôn màu đều chợt biến :
Nhưng núi rừng ngày tháng đã là mây
Bay vô định, tôi một loài vô định
tr. 58
Hoài Khanh chấp nhận ngoan ngoãn số phận thoảng qua. Niềm biệt ly thường trực và chua xót trong lòng chàng đã được gói ghém trong một bài thơ thật hay. Tôi xin trích trọn vẹn vì bài thơ này tượng trưng cho hồn thơ và lời thơ của Hoài Khanh. Thiết tưởng viết một trăm trang trình bày không bằng để cho tác giả tự nói trọn vẹn tiếng nói của mình :
Người em gái trở về đây một bận
Con đường câm bỗng sáng ánh diệu kỳ
Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể
Mây của trời rồi gió sẽ mang đi
Em thì vẫn nụ cười xanh mắt biếc
màu cô đơn trên suối tóc la đà
còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay
Chân đã bước trên lối về hoang vắng
Còn chăng em nghĩa sống ngực căng đầy
Quá khứ đó dòng sông em sẽ ngủ
Giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
Ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
Con thuyền hồn trở laị bến hoang sơ
Rồi em lại ra đi như đã đến
Dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
Tôi ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu,
(Ngồi lại bên cầu tr. 16)
Tôi tưởng đây là một trong những bài thơ hay của Hoài Khanh và của thi ca hậu chiến. Tình ý rất bình thản và kín đáo gây được những cảm xúc lâu dài và thắm thía. Hình ảnh trực tiếp tạo cho ngôn ngữ một gia tài riêng phong phú, và vượt hẳn những ngôn ngữ không phải là thi ca. Âm điệu nhịp nhàng và uyển chuyển, nhẹ như mây bay, buồn như nước chảy, êm đềm như một cuộc chia ly, trong tâm trạng của kẻ lẩn
"Và cô đơn đã ghi dấu trên tay"(Thơ Hoài Khanh)
"Người ngửng trông mới hay tình xưa. Làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa"(Nguyễn Đình Toàn)
Cuộc tiễn đưa nào, tiễn đưa 1 cuộc tình vừa mới nở hoa nhưng nay bỗng bàng hoàng...mất trên tay, hay tiễn đưa những kỉ niệm...về nghìn trùng xa cách, hay tiễn đưa chính mình về với nỗi buồn héo hắt?
Sứ mệnh của nhà thơ hay/ và đó cũng là nỗi oan nghiệt của họ, họ phải gắn chặt hồn mình, tâm mình và thân mình với những nỗi buồn...mà đôi khi, vì quá thân thiết nên họ và nỗi buồn nhiều lúc...chỉ là một.
Hoài Khanh, đã từng "Nuốt trọn niềm đau khổ. Cho sự chết vui cười. Giữa vô cùng vĩnh viễn. Ta cuối đầu im hơi"
Những ảo hình, những tro tàn của một cuộc tình không trọn vẹn, những mùi hương- chút dư vị xót xa của cuộc yêu...đã hiển hiện qua thơ của ông....và trong 1 thoáng nào đó, nó cũng kịp làm rung lên trong mỗi độc giả 1 chút âm ba buồn và sâu lắng trông bộn bề cơm áo gạo tiền, "người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm"
"Con sông nào đã xa nguồn. Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi". Dòng sông, hay chính là dòng đời, những trôi nổi, những bềnh bồng, những chếnh choáng, đó, chính cuộc sống của chúng ta, chính nỗi buồn trong mỗi con người, may quá, có Hoài Khanh, ông đã nói họ, ông đã nhìn hộ, ông đã viết hộ, cho tất cả những ai đang còn trôi nổi, đang còn xoay cuồng mãi trong chốn gọi là nhân gian này!
Trong 1 bức thư của 1 anh chàng Văn Khoa của Quốc học Huế gửi cho Hoài Khanh, anh ví "Nếu Hoài Khanh là Đời, thì thơ Hoài Khanh chính là cuộc ĐỜI lên tiếng, cuộc đời đang trở thành THƠ.."
Còn với riêng tôi, tôi luôn bị ám ảnh với 2 câu thơ của ông
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay....
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/GioBacTreNhoHoaHongVaDe_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/Luc_Bat_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/ThanPhan-HoaiKhanh.pdf
Tiểu sử
Hoài Khanh, tên thật Võ Văn Quế.
Sinh ngày 13 tháng 6 năm 1934 tại phường Ðức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Cựu công chức. Từng chăm sóc tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ và chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.
Tác phẩm đã in :
Dâng Rừng (thơ-1957)
Thân Phận (thơ- 1962)
Lục Bát (thơ-1968)
Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế ( thơ-1970)
Trí Nhớ Hoang Vu Và Khói (thơ-1970)
Đọc
THÂN PHẬN
của
HOÀI KHANH
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc một câu thơ của Hoài Khanh nghe dường như muốn ràn rụa nước mắt.
Tôi đã đọc nhiều câu thơ thật buồn :
Chao ôi ghê qua trong tư tưởng
Một vũng hoang liêu cũ vạn đời
Nhưng tưởng muốn cảm thấy nỗi buồn ghê rợn, ma quái ấy phải mang trong thân phận một căn bịnh hủi như Hàn Mặc Tử. Nỗi buồn bệnh lý kia vẫn xa xôi.
Tôi đã ngậm ngùi với nỗi xa vắng, mênh mông, đằng đằng của Huy Cận :
Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu
Nhưng lại là nỗi buồn vạn cổ của thi nhân theo lời Xuân Diệu, làm tâm sự cơn gió nức nở trên rặng phi lao hay bóng mây bay qua cảnh lưng đèo quán chật.
Đọc Hoài Khanh, tôi cảm thấy sống dậy trong lòng nỗi buồn chính mình vừa bắt gặp hôm qua.
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc. Tôi chạnh nhớ đến Heine qua một câu thơ dịch sang tiếng Pháp :
Ces larmes qui n’ont pas été pleurées
(Những giọt lệ chưa bao giờ được khóc)
Hoài Khanh còn là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cảnh xô bồ của một xã hội chưa tìm được lối đi. Anh đã làm quen với độc giả, với tập Dâng Rừng xuất bản năm 1957.
Hoài Khanh của Dâng Rừng là một chàng trai, vui tươi, hý hửng với những buổi mai hồng hẹn hò một hoàng hôn ngập nắng :
Thế hệ hai mươi vườn hoa thơm nắng
Nghe diụ hiền thắm thiết với sao trăng
Bước chân đi đường rộng mấy mươi lần
Mơ hay tỉnh hỡi thiên đàng rực rỡ ?
Dâng Rừng tr. 28
Niềm vui dễ dãi ấy đã tìm đến những vần điệu cổ điển, cổ điển đến thành khuôn sáo. Đọc Dâng Rừng sẽ bắt gặp những lời, những ý, những cảm xúc, những vần điệu tiền chế :
Nát từng nếp áo hoàng hoa
Tâm tư lạnh cả bài ca độc hành
Dâng Rừng tr. 30
Tâm hồn dễ dãi như vậy, kỹ thuật làm thơ khuôn sáo như vậy, thi phẩm đã không tạo cho Hoài Khanh một chỗ đứng nào cả.
Sang đến Thân Phận con người thực Hoài Khanh và nhà thơ Hoài Khanh đã đổi khác. Trong khoảng năm năm, nỗi buồn của một thế kỷ đã chồng chất tâm sự Hoài Khanh.
Trong thơ chàng luôn luôn có cái ám ảnh của thời gian; bài thơ đầu là Sau lưng ngày tháng, bài thứ hai là Thời gian, tiếp theo là Ngày tháng trôi qua, Hao mòn…và cứ như thế giòng thời gian liên tục xoáy vào tâm hồn Hoài Khanh những vũng hoang liêu :
Tháng ngày qua hôm nay nữa dần trôi
Rồi như thế tôi biết làm sao được
Tr. 14
Tượng trưng cho thời gian là những giòng sông. Thi nhân vốn yêu giòng nước chảy từ một Apollinaire :
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il m’en souvienne.
(Dưới cầu Mirabeau xuôi chảy nước sông Seine
Và tình ta
Cần chi mà nhớ mãi)
Đến một Nguyên Sa :
Hãy đưa tôi ra bờ sông
Để tôi nhìn cho rõ
Tôi nhìn giòng nước chảy
Tôi nhìn tôi bơ vơ.
Trong Hoài Khanh, giòng nước luân lưu là khung cảng thường xuyên của thi hứng :
Thôi em đời một lần quên
Dòng sông thưở ấy lênh đênh mất rồi.
tr. 70
Nước ơi sông vẫn còn đây
Hồn ơi thơ vẫn lên đầy không trung
tr. 12
Khi Huy Cận viết :
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Thì giòng sông và thi nhân vẫn là hai thực thể xa nhau. Con sông của Hoài Khanh là một linh hồn, một tri kỷ :
Con sông nào đã xa nguồn
Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi
tr. 24
Những hình ảnh khác trong Thân Phận cũng lại là những sự vật luân chuyển. Những áng mây bay đi sẽ không bao giờ trở lại :
Còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
tr. 16
Ánh sáng trong Thân Phận cũng mong manh, ánh nắng hoàng hôn ngả sang bóng tối, với những sợi khói tan mờ trong gió thoảng.
Âm thanh trong Thân Phận là một điệu nhạc mơ hồ, đìu hiu trong lau lách, xa vắng như từ một kiếp nào thổi lại.
Hoài Khanh chỉ mến thương những chiếc lá sắp sửa không còn là lá :
Những ngày xanh những mầm xanh
Tôi nhìn chiếc lá rơi cành mà thương
tr. 68
Rồi đến tà áo của người yêu cũng chỉ xuất hiện để chợt biến trong niềm ly biệt thường xuyên của mây nước :
Màu áo đó phất phơ màu vĩnh biệt
Bay về đâu xin còn lại linh hồn.
tr. 29
Trong sự thay đổi của linh hồn, Hoài Khanh nhìn sang những sự vật bằng hữu chung quanh đều thấy muôn màu đều chợt biến :
Nhưng núi rừng ngày tháng đã là mây
Bay vô định, tôi một loài vô định
tr. 58
Hoài Khanh chấp nhận ngoan ngoãn số phận thoảng qua. Niềm biệt ly thường trực và chua xót trong lòng chàng đã được gói ghém trong một bài thơ thật hay. Tôi xin trích trọn vẹn vì bài thơ này tượng trưng cho hồn thơ và lời thơ của Hoài Khanh. Thiết tưởng viết một trăm trang trình bày không bằng để cho tác giả tự nói trọn vẹn tiếng nói của mình :
Người em gái trở về đây một bận
Con đường câm bỗng sáng ánh diệu kỳ
Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể
Mây của trời rồi gió sẽ mang đi
Em thì vẫn nụ cười xanh mắt biếc
màu cô đơn trên suối tóc la đà
còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay
Chân đã bước trên lối về hoang vắng
Còn chăng em nghĩa sống ngực căng đầy
Quá khứ đó dòng sông em sẽ ngủ
Giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
Ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
Con thuyền hồn trở laị bến hoang sơ
Rồi em lại ra đi như đã đến
Dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
Tôi ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu,
(Ngồi lại bên cầu tr. 16)
Tôi tưởng đây là một trong những bài thơ hay của Hoài Khanh và của thi ca hậu chiến. Tình ý rất bình thản và kín đáo gây được những cảm xúc lâu dài và thắm thía. Hình ảnh trực tiếp tạo cho ngôn ngữ một gia tài riêng phong phú, và vượt hẳn những ngôn ngữ không phải là thi ca. Âm điệu nhịp nhàng và uyển chuyển, nhẹ như mây bay, buồn như nước chảy, êm đềm như một cuộc chia ly, trong tâm trạng của kẻ lẩn
"Và cô đơn đã ghi dấu trên tay"(Thơ Hoài Khanh)
"Người ngửng trông mới hay tình xưa. Làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa"(Nguyễn Đình Toàn)
Cuộc tiễn đưa nào, tiễn đưa 1 cuộc tình vừa mới nở hoa nhưng nay bỗng bàng hoàng...mất trên tay, hay tiễn đưa những kỉ niệm...về nghìn trùng xa cách, hay tiễn đưa chính mình về với nỗi buồn héo hắt?
Sứ mệnh của nhà thơ hay/ và đó cũng là nỗi oan nghiệt của họ, họ phải gắn chặt hồn mình, tâm mình và thân mình với những nỗi buồn...mà đôi khi, vì quá thân thiết nên họ và nỗi buồn nhiều lúc...chỉ là một.
Hoài Khanh, đã từng "Nuốt trọn niềm đau khổ. Cho sự chết vui cười. Giữa vô cùng vĩnh viễn. Ta cuối đầu im hơi"
Những ảo hình, những tro tàn của một cuộc tình không trọn vẹn, những mùi hương- chút dư vị xót xa của cuộc yêu...đã hiển hiện qua thơ của ông....và trong 1 thoáng nào đó, nó cũng kịp làm rung lên trong mỗi độc giả 1 chút âm ba buồn và sâu lắng trông bộn bề cơm áo gạo tiền, "người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm"
"Con sông nào đã xa nguồn. Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi". Dòng sông, hay chính là dòng đời, những trôi nổi, những bềnh bồng, những chếnh choáng, đó, chính cuộc sống của chúng ta, chính nỗi buồn trong mỗi con người, may quá, có Hoài Khanh, ông đã nói họ, ông đã nhìn hộ, ông đã viết hộ, cho tất cả những ai đang còn trôi nổi, đang còn xoay cuồng mãi trong chốn gọi là nhân gian này!
Trong 1 bức thư của 1 anh chàng Văn Khoa của Quốc học Huế gửi cho Hoài Khanh, anh ví "Nếu Hoài Khanh là Đời, thì thơ Hoài Khanh chính là cuộc ĐỜI lên tiếng, cuộc đời đang trở thành THƠ.."
Còn với riêng tôi, tôi luôn bị ám ảnh với 2 câu thơ của ông
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay....
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/GioBacTreNhoHoaHongVaDe_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/Luc_Bat_HoaiKhanh.pdf
http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoToanTap/pdf/ThanPhan-HoaiKhanh.pdf
Tiểu sử
Hoài Khanh, tên thật Võ Văn Quế.
Sinh ngày 13 tháng 6 năm 1934 tại phường Ðức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Cựu công chức. Từng chăm sóc tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ và chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.
Tác phẩm đã in :
Dâng Rừng (thơ-1957)
Thân Phận (thơ- 1962)
Lục Bát (thơ-1968)
Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế ( thơ-1970)
Trí Nhớ Hoang Vu Và Khói (thơ-1970)
Đọc
THÂN PHẬN
của
HOÀI KHANH
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc một câu thơ của Hoài Khanh nghe dường như muốn ràn rụa nước mắt.
Tôi đã đọc nhiều câu thơ thật buồn :
Chao ôi ghê qua trong tư tưởng
Một vũng hoang liêu cũ vạn đời
Nhưng tưởng muốn cảm thấy nỗi buồn ghê rợn, ma quái ấy phải mang trong thân phận một căn bịnh hủi như Hàn Mặc Tử. Nỗi buồn bệnh lý kia vẫn xa xôi.
Tôi đã ngậm ngùi với nỗi xa vắng, mênh mông, đằng đằng của Huy Cận :
Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu
Nhưng lại là nỗi buồn vạn cổ của thi nhân theo lời Xuân Diệu, làm tâm sự cơn gió nức nở trên rặng phi lao hay bóng mây bay qua cảnh lưng đèo quán chật.
Đọc Hoài Khanh, tôi cảm thấy sống dậy trong lòng nỗi buồn chính mình vừa bắt gặp hôm qua.
Nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc. Tôi chạnh nhớ đến Heine qua một câu thơ dịch sang tiếng Pháp :
Ces larmes qui n’ont pas été pleurées
(Những giọt lệ chưa bao giờ được khóc)
Hoài Khanh còn là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cảnh xô bồ của một xã hội chưa tìm được lối đi. Anh đã làm quen với độc giả, với tập Dâng Rừng xuất bản năm 1957.
Hoài Khanh của Dâng Rừng là một chàng trai, vui tươi, hý hửng với những buổi mai hồng hẹn hò một hoàng hôn ngập nắng :
Thế hệ hai mươi vườn hoa thơm nắng
Nghe diụ hiền thắm thiết với sao trăng
Bước chân đi đường rộng mấy mươi lần
Mơ hay tỉnh hỡi thiên đàng rực rỡ ?
Dâng Rừng tr. 28
Niềm vui dễ dãi ấy đã tìm đến những vần điệu cổ điển, cổ điển đến thành khuôn sáo. Đọc Dâng Rừng sẽ bắt gặp những lời, những ý, những cảm xúc, những vần điệu tiền chế :
Nát từng nếp áo hoàng hoa
Tâm tư lạnh cả bài ca độc hành
Dâng Rừng tr. 30
Tâm hồn dễ dãi như vậy, kỹ thuật làm thơ khuôn sáo như vậy, thi phẩm đã không tạo cho Hoài Khanh một chỗ đứng nào cả.
Sang đến Thân Phận con người thực Hoài Khanh và nhà thơ Hoài Khanh đã đổi khác. Trong khoảng năm năm, nỗi buồn của một thế kỷ đã chồng chất tâm sự Hoài Khanh.
Trong thơ chàng luôn luôn có cái ám ảnh của thời gian; bài thơ đầu là Sau lưng ngày tháng, bài thứ hai là Thời gian, tiếp theo là Ngày tháng trôi qua, Hao mòn…và cứ như thế giòng thời gian liên tục xoáy vào tâm hồn Hoài Khanh những vũng hoang liêu :
Tháng ngày qua hôm nay nữa dần trôi
Rồi như thế tôi biết làm sao được
Tr. 14
Tượng trưng cho thời gian là những giòng sông. Thi nhân vốn yêu giòng nước chảy từ một Apollinaire :
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il m’en souvienne.
(Dưới cầu Mirabeau xuôi chảy nước sông Seine
Và tình ta
Cần chi mà nhớ mãi)
Đến một Nguyên Sa :
Hãy đưa tôi ra bờ sông
Để tôi nhìn cho rõ
Tôi nhìn giòng nước chảy
Tôi nhìn tôi bơ vơ.
Trong Hoài Khanh, giòng nước luân lưu là khung cảng thường xuyên của thi hứng :
Thôi em đời một lần quên
Dòng sông thưở ấy lênh đênh mất rồi.
tr. 70
Nước ơi sông vẫn còn đây
Hồn ơi thơ vẫn lên đầy không trung
tr. 12
Khi Huy Cận viết :
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Thì giòng sông và thi nhân vẫn là hai thực thể xa nhau. Con sông của Hoài Khanh là một linh hồn, một tri kỷ :
Con sông nào đã xa nguồn
Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi
tr. 24
Những hình ảnh khác trong Thân Phận cũng lại là những sự vật luân chuyển. Những áng mây bay đi sẽ không bao giờ trở lại :
Còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
tr. 16
Ánh sáng trong Thân Phận cũng mong manh, ánh nắng hoàng hôn ngả sang bóng tối, với những sợi khói tan mờ trong gió thoảng.
Âm thanh trong Thân Phận là một điệu nhạc mơ hồ, đìu hiu trong lau lách, xa vắng như từ một kiếp nào thổi lại.
Hoài Khanh chỉ mến thương những chiếc lá sắp sửa không còn là lá :
Những ngày xanh những mầm xanh
Tôi nhìn chiếc lá rơi cành mà thương
tr. 68
Rồi đến tà áo của người yêu cũng chỉ xuất hiện để chợt biến trong niềm ly biệt thường xuyên của mây nước :
Màu áo đó phất phơ màu vĩnh biệt
Bay về đâu xin còn lại linh hồn.
tr. 29
Trong sự thay đổi của linh hồn, Hoài Khanh nhìn sang những sự vật bằng hữu chung quanh đều thấy muôn màu đều chợt biến :
Nhưng núi rừng ngày tháng đã là mây
Bay vô định, tôi một loài vô định
tr. 58
Hoài Khanh chấp nhận ngoan ngoãn số phận thoảng qua. Niềm biệt ly thường trực và chua xót trong lòng chàng đã được gói ghém trong một bài thơ thật hay. Tôi xin trích trọn vẹn vì bài thơ này tượng trưng cho hồn thơ và lời thơ của Hoài Khanh. Thiết tưởng viết một trăm trang trình bày không bằng để cho tác giả tự nói trọn vẹn tiếng nói của mình :
Người em gái trở về đây một bận
Con đường câm bỗng sáng ánh diệu kỳ
Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể
Mây của trời rồi gió sẽ mang đi
Em thì vẫn nụ cười xanh mắt biếc
màu cô đơn trên suối tóc la đà
còn gì nữa với mây trời đang trắng
Đã vô tình trôi mãi bến sông xa
Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay
Chân đã bước trên lối về hoang vắng
Còn chăng em nghĩa sống ngực căng đầy
Quá khứ đó dòng sông em sẽ ngủ
Giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
Ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
Con thuyền hồn trở laị bến hoang sơ
Rồi em lại ra đi như đã đến
Dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
Tôi ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu,
(Ngồi lại bên cầu tr. 16)
Tôi tưởng đây là một trong những bài thơ hay của Hoài Khanh và của thi ca hậu chiến. Tình ý rất bình thản và kín đáo gây được những cảm xúc lâu dài và thắm thía. Hình ảnh trực tiếp tạo cho ngôn ngữ một gia tài riêng phong phú, và vượt hẳn những ngôn ngữ không phải là thi ca. Âm điệu nhịp nhàng và uyển chuyển, nhẹ như mây bay, buồn như nước chảy, êm đềm như một cuộc chia ly, trong tâm trạng của kẻ lẩn