Nhạc rock du nhập vào Việt Nam theo chân những người lính viễn chinh tham gia Chiến tranh Việt Nam. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như là biểu hiện của sự đề kháng đối với sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng phổ biến. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của Rock 'n' Roll của Anh và Mỹ. Nhanh chóng thể loại này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần lớp trẻ thời bấy giờ.
Những năm 1967-1968, hàng loạt ban nhạc lấy tên tiếng Anh ra đời như The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc Hiền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh), nhóm Les Vampires đổi tên thành The Rocking Stars. Thời kỳ này họ thường xuyên biểu diễn ở các câu lạc bộ dành cho lính Mỹ, chơi lại những ca khúc nổi tiếng đương thời của các ban nhạc đang làm mưa làm gió trên thế giới như Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple,...
Đầu thập niên 1970, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mới thành lập mang hơi hướng nhạc soul và nhạc blues nhiều hơn: như The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog... Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổi tương đối lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân... Ngoài những loại hình rập khuôn nhạc psychedelic hoặc nhạc soul như trên còn có vài điển hình nhạc folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy.
Thời kỳ này phải kể đến ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi thời bấy giờ. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.
Rồi đất nước lâm cảnh đại nạn 30/4/1975, Phượng Hoàng cũng rã đám theo cơn quốc biến, kẻ ở lại quê nhà, người ra đi xứ lạ. Từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm, những tác phẩm bất hủ của Phượng Hoàng thỉnh thoảng chỉ được đưa vào các chương trình đại nhạc hội, các băng video ca nhạc hải ngoại thật ít ỏi và gần như bị quên lãng.
_________________
Có vẻ khập khiễng khi so sánh mức độ"ăn khách"và được nhiều fan(ngôn ngữ của thời đại hôm nay)của ban PH với các ca sĩ "hot"bây giờ..nhưng quả thật là ban nhạc đã thật sự gây ra 1 cơn sốt trong giới trẻ SG những năm trước 75;giai điệu phóng khoáng;ca từ trẻ trung;sôi nổi....nhưng không hời hợt...có lẽ bấy nhiêu đó thôi;cũng quá đủ cho PhượngHoàng cất cánh.
Nổi tiếng nhất của Band PH có thể kể đến Lê Hựu Hà-Nguyễn Trung Cang&giọng hát nồng nàn Elvis Phương-ngừơi trình bày các ca khúc của nhóm.
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà, sinh năm 1946, người mê nhạc Sài Gòn từng biết đến Lê Hựu Hà lần đầu tiên qua ban nhạc Hải Âu tại đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1965, và anh nhanh chóng nổi tiếng từ phong trào nhạc trẻ những năm 1970 qua ban nhạc Phượng Hoàng, lúc ấy đã tạo được vóc dáng riêng vừa tiếp thu phong cách nhạc trẻ phương Tây, vừa phảng phất âm hưởng dân ca Việt Nam. Những bài hát "Tôi muốn", "Hãy ngước mặt nhìn đời"... đã làm thay đổi hẳn cả môi trường âm nhạc vốn sùng ngoại của giới trẻ.
Lê Hựu Hà để lại một sự nghiệp chỉ khoảng trên 50 ca khúc, nhưng không vì thế mà sự tài hoa và táo bạo của anh chìm khuất. Sáng tác của Lê Hựu Hà ứng dụng giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ phương Tây mà vẫn mang hơi thở rất VN.Có thể là cái"phớt tỉnh Ăng-lê"khi chống chọi với cuộc đời"đầy toan tình trong tiếng cuời" rồi hô hào mọi người"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời";hay thi vị hoá hình ảnh của honey với"ngọc đá;hoa trắng;rêu biếc;sen;tuyết;mây;chim"và thậm chí là hỉnh ảnh"Ngư nữ"để xây dựng"Huyền thoại 1 người con gái";Ngước mặt nhìn đời....và sau đó là"Hãy nhìn xuống chân":"Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng-Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân-Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình..."..và khi yêu thì"Hãy yêu như chưa yêu lần nào"....
_______________________
Qua những tác phẩm này, phải công nhận là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã đi tiên phong trong việc khai phá những lĩnh vực mới mẻ cho dòng nhạc trẻ Việt Nam bằng những âm điệu, tiết tấu nhanh nhẹn tươi sáng của thể loại Pop/Rock. Những tác phẩm này đều được kết cấu bởi những chuỗi hợp âm liên kết rất hợp lý. đồng thời ở các đoạn chuyển động, các câu nhập khúc intro và đoạn kết cũng cho thấy sự nối tiếp chặt chẽ trong một bố cục vững vàng phong phú. Hơn nữa, qua tiếng hát của Elvis Phương, ca sĩ chính của ban nhạc, những tác phẩm tự biên này đã được chuyển đạt thật xuất sắc đến tâm cảm người nghe. Giọng ca của anh thật trầm bổng khó lường với những tần số vượt qua mức xác định của âm vực bài hát, không cầu kỳ chải chuốt nhưng hùng hồn rõ ràng, dồi dào âm sắc và nhất là có được chất thanh diệu kỳ ảo trong những âm vực thật cao.
Nói đến các tác phẩm của Phượng Hoàng, trước tiên phải đề cập đến tuyệt tác “Phiên Khúc Mùa Đông”.
Ngay từ câu intro nhập khúc mang chủ âm Sol trưởng, bài hát đã kích thích thính giác của người nghe bằng 8 nốt nhạc liên hoàn qua nghệ thuật rải acoustic guitar vang lên thật réo rắt, nhưng lại mang đầy âm hưởng xa vắng cảm thương. Sự độc đáo chính là ở điểm này. Vì thông thường các hợp âm trưởng đều thể hiện những âm chất vui tươi, nhẹ nhàng nhưng Phượng Hoàng lại có lối tác cảm đối tượng khi khởi dụng 8 nốt nhạc nói trên một cách sáng tạo và tài tình. Kế đến 8 câu thơ trong phần phiên khúc mang những lời lẽ thương cảm, phóng khoáng được trải đều qua hợp âm Sol trưởng (G), Fa trưởng (F), Do trưởng (C) và Re thứ (Dm) thật nhịp nhàng. Rồi bất chợt câu solo êm dịu của đoạn chuyển tiếp xuất hiện như tuôn chảy, giải tỏa tâm trạng ray rứt băn khoăn, cái không khí buông lơi lúc đầu, để báo hiệu cho những đợt sóng âm thành hùng tráng kế tiếp. Đến đây thì càng minh chứng tài nghệ của Phượng Hoàng, khi nhịp trống báo vừa dứt điểm câu solo phần điệp khúc đã vang lên mạnh mẽ trong chủ âm Do trưởng, cho thấy một nghệ thuật cải biến và đảo nghịch chủ âm giữa Sol và Do thật linh động xuất sắc. Chỉ cần những đặc điểm nói trên, bài hát này đã vuợt xa các lối sáng tác thông thường của dòng nhạc tình ca Việt Nam và nhất là nhạc trẻ.
Còn về phần lời nhạc thì Phiên Khúc Mùa Đông quả là một bài thơ tình đẹp, lãng mạn, phảng phất chút triết lý hiện sinh để nói lên thú đau thương của những cuộc tình dang dở. Qua đó, ta thấy Phượng Hoàng có lối dùng từ thẳng thừng nhưng mơ mộng, kỳ bí nhưng dễ thấm nhập như: “đoạ đầy ấy giờ đã đến mùa....trong quan tài buồn hồn nghe như trống vắng, tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.....” v.v... thật mới mẻ và phóng thoáng.
Nói chung đây là một sáng tác có tính cách để đời của Phượng Hoàng đã được giới hâm mộ thời bấy giờ rất yêu thích.
Kế đến là “song tác” bài trùng không thể thiếu được khi đề cập tới sự nghiệp của PhượngHoàng. Đó là 2 tác phẩm thường được trình bày qua hình thức liên khúc nối tiếp và đan kẽ lẫn nhau: Tôi Muốn, Yêu Người Và Yêu Đời.
Hai ca khúc này đều mang nhịp điệu Pop thật sáng sủa, sinh động đúng như tên gọi của nó. Được kết cấu bằng chủ âm Fa trưởng và kèm theo những phụ âm chuẩn xác, dòng nhạc chẳng những đã được gửi đi một cách trôi chảy mạch lạc, mà còn tạo được sự sôi nổi cuồng nhiệt nơi những trường âm mang nhạc tính của Rock. Lời nhạc thì nói lên những ước muốn hồn nhiên, chân thật, đáng yêu của lứa tuổi thanh xuân và biểu hiện sự hướng thượng cao quí nơi tấm lòng quảng đại yêu thương, tha thứ cho mọi người. Tựu trung, nhạc tính và nhạc ý của 2 ca khúc này đã trở nên hoàn hảo. Chính vì thế mà hai tác phẩm nói trên đã đoạt giải bài hát hay nhất trong năm 73-74 của giải “Kim Khánh”.
Những nhân sinh quan, những nhận định về thân phận con người ở kiếp đời trần tục này cũng đã được Phượng Hoàng gửi gấm qua ca khúc “Hãy nhìn xuống chân”. Không cần triết lý sâu xa hay ẩn dụ huyền bí cao siêu, ngay câu thơ đầu tiên mà Phượng Hoàng nhắn gửi đến chúng ta ở phần phiên khúc đã đưa ra một cái nhìn chính xác của kiếp nhân sinh: “Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng, sống đời tối tăm như loài giun”.
Nhạc tính của ca khúc này tuy mang âm điệu tự do qua lối trình tấu trải đều guitar thùng, nhưng thật sự nó đã bàng bạc các khuôn phách của loại Folk Song, một lần nữa PhượngHoàng lại đưa dòng nhạc trẻ Việt Nam đi vào một khu vườn mới lạ. Âm điệu trầm buồn của chủ âm Mi thứ (Em) như càng xoáy mạnh vào những lời kêu gọi tha thiết nhẹ nhàng về một sự nhận diện nơi chính bản thân mình, đừng hờn ghét, đừng tranh giành, cấu xé lẫn nhau vì chúng ta vốn là đồng loại. Sao tuổi trẻ và cuộc đời với cái nhìn của Phượng Hoàng lại cao thượng đáng yêu đến thế.
Không dừng bước chân mạo hiểm, Phượng Hoàng lại tiến xa bước nữa khi đưa thể điệu Swing Rock vào nhạc trẻ Việt Nam một cách thú vị qua 2 tác phẩm “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời” và “Bái Hát Cho Người Tuổi Trẻ”. Swing Rock vốn là một thể điệu giật nẩy ở các nốt bass và các câu trống dằn nhịp, vì vậy phải nói là rất khó khăn trong việc đưa lời hát bằng tiếng Việt vào bản nhạc. Bởi lẽ tiếng Việt có lục thanh khác với các thứ tiếng ngoại quốc không có dấu nhấn giọng. Nhưng điều này cũng không cản trở nổi trước sự khai phá mãnh liệt của ban Phượng Hoàng. Kết quả là 2 tác phẩm nói trên đã rất thành công trong lời nhạc gẫy gọn, suông câu, tròn ý.
Và dĩ nhiên là thể tình ca Ballad cũng không thể nào vắng mặt trong các sáng tác của Phượng Hoàng. Bài “Thương Nhau Ngày Mưa” và “Yêu Em” là thí dụ điển hình.
“Thương Nhau Ngày Mưa” là một bản nhạc đã từng làm xao xuyến biết bao con tim xúc cảm của giới trẻ Việt Nam thời đó với đoạn điệp khúc quen thuộc thật dễ thương:
“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm”. Và nó cũng thuộc vào một trong các sáng tác đặc biệt của Phượng Hoàng khi câu điệp khúc nói trên được đưa ngay vào phần nhập đề của bài hát. Hai hợp âm Rê thứ (Dm) và La trưởng (A) đã thay phiên nhau đóng vài trò chủ yếu trong phần phiên khúc và điệp khúc càng tạo thêm nét trữ tình cho bài hát. Đồng thời qua thể điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn. dòng nhạc đã tựa như những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên các trường canh nối liền những cảm xúc của ý nhạc.
Riêng tác khúc “Yêu Em” thì lại mang một nét đặc thù là không có lời nhạc trong phần điệp khúc, thay vào đó là đoạn nhạc đệm êm dịu, lả lướt, Mặc dù mang chủ âm Rê trưởng (D), nhưng tác phẩm này lại dầy đặc những không gian gợi cảm, tao nhã với tiết tấu đều đặn của thể điệu Slow Rock. Lời nhạc cũng khá táo bạo qua cách dùng những từ “chán, ghét, khinh khi, thèm v.v...” “Yêu em vì ta Ghét buồn, yêu em vì ta Chán đời, yêu em vì ta Khinh Khi dối dan, ta không Thèm mái tóc huyền”
Phượng Hoàng đã không yêu em vì em đẹp lộng lẫy kiêu sa, mà yêu em vì em chân thật, ngây ngô và hồn nhiên như những loài hoa thơm cỏ dại.
Nói tóm lại, ở các tác phẩm của Phượng Hoàng ta thấy mỗi vẻ mỗi khác nhau và mang nhiều sắc thái phong phú đa dạng, thể hiện một sự vận dụng sáng tạo trong những nét cải cách về kỹ thuật tác khúc trên phương diện tình ca nhạc trẻ Việt Nam . Lối sáng tác của Phượng Hoàng còn mang tính cách quy ước chuyên nghiệp quốc tế, khi các phần cấu tạo trong ca khúc được biên soạn kỹ lưỡng, đầy đủ và chặt chẽ từ câu intro, đoạn chuyển động nối tiếp đến đoạn kết với những hợp âm chính xác. Vì thế khi trình tấu các tác phẩm của ban Phượng Hoàng, các ban nhạc khác bắt buộc phải tuân theo bố cục này chứ không thể nào tùy tiện cải biến nhất là phần nhập khúc. Như ta thấy hầu hết những bản nhạc trước 75 cho tới những sáng tác sau này tại hải ngoại đã bị hiện tượng “lạm phát intro”, và đa số hợp âm trong bài hát đã được biến chế thêm bớt qua mỗi lần các ban nhạc và ca sĩ trình diễn. Đó chính là vì tác giả của những bài hát này đã không có lối sáng tác chặt chẽ nói trên như ban Phượng Hoàng.
Hơn 3 thập niên đã trôi qua, 2 con Phượng Hoàng đầu đàn Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã gãy cánh, vĩnh viễn ra đi mang theo nhiều sự tiếc nuối của giời yêu trẻ và một câu hỏi khó có câu trả lời: bao giờ chúng ta lại có được một ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng.
Những năm 1967-1968, hàng loạt ban nhạc lấy tên tiếng Anh ra đời như The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc Hiền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh), nhóm Les Vampires đổi tên thành The Rocking Stars. Thời kỳ này họ thường xuyên biểu diễn ở các câu lạc bộ dành cho lính Mỹ, chơi lại những ca khúc nổi tiếng đương thời của các ban nhạc đang làm mưa làm gió trên thế giới như Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple,...
Đầu thập niên 1970, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mới thành lập mang hơi hướng nhạc soul và nhạc blues nhiều hơn: như The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog... Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổi tương đối lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân... Ngoài những loại hình rập khuôn nhạc psychedelic hoặc nhạc soul như trên còn có vài điển hình nhạc folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy.
Thời kỳ này phải kể đến ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi thời bấy giờ. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.
Rồi đất nước lâm cảnh đại nạn 30/4/1975, Phượng Hoàng cũng rã đám theo cơn quốc biến, kẻ ở lại quê nhà, người ra đi xứ lạ. Từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm, những tác phẩm bất hủ của Phượng Hoàng thỉnh thoảng chỉ được đưa vào các chương trình đại nhạc hội, các băng video ca nhạc hải ngoại thật ít ỏi và gần như bị quên lãng.
_________________
Có vẻ khập khiễng khi so sánh mức độ"ăn khách"và được nhiều fan(ngôn ngữ của thời đại hôm nay)của ban PH với các ca sĩ "hot"bây giờ..nhưng quả thật là ban nhạc đã thật sự gây ra 1 cơn sốt trong giới trẻ SG những năm trước 75;giai điệu phóng khoáng;ca từ trẻ trung;sôi nổi....nhưng không hời hợt...có lẽ bấy nhiêu đó thôi;cũng quá đủ cho PhượngHoàng cất cánh.
Nổi tiếng nhất của Band PH có thể kể đến Lê Hựu Hà-Nguyễn Trung Cang&giọng hát nồng nàn Elvis Phương-ngừơi trình bày các ca khúc của nhóm.
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà, sinh năm 1946, người mê nhạc Sài Gòn từng biết đến Lê Hựu Hà lần đầu tiên qua ban nhạc Hải Âu tại đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1965, và anh nhanh chóng nổi tiếng từ phong trào nhạc trẻ những năm 1970 qua ban nhạc Phượng Hoàng, lúc ấy đã tạo được vóc dáng riêng vừa tiếp thu phong cách nhạc trẻ phương Tây, vừa phảng phất âm hưởng dân ca Việt Nam. Những bài hát "Tôi muốn", "Hãy ngước mặt nhìn đời"... đã làm thay đổi hẳn cả môi trường âm nhạc vốn sùng ngoại của giới trẻ.
Lê Hựu Hà để lại một sự nghiệp chỉ khoảng trên 50 ca khúc, nhưng không vì thế mà sự tài hoa và táo bạo của anh chìm khuất. Sáng tác của Lê Hựu Hà ứng dụng giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ phương Tây mà vẫn mang hơi thở rất VN.Có thể là cái"phớt tỉnh Ăng-lê"khi chống chọi với cuộc đời"đầy toan tình trong tiếng cuời" rồi hô hào mọi người"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời";hay thi vị hoá hình ảnh của honey với"ngọc đá;hoa trắng;rêu biếc;sen;tuyết;mây;chim"và thậm chí là hỉnh ảnh"Ngư nữ"để xây dựng"Huyền thoại 1 người con gái";Ngước mặt nhìn đời....và sau đó là"Hãy nhìn xuống chân":"Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng-Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân-Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình..."..và khi yêu thì"Hãy yêu như chưa yêu lần nào"....
_______________________
Qua những tác phẩm này, phải công nhận là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã đi tiên phong trong việc khai phá những lĩnh vực mới mẻ cho dòng nhạc trẻ Việt Nam bằng những âm điệu, tiết tấu nhanh nhẹn tươi sáng của thể loại Pop/Rock. Những tác phẩm này đều được kết cấu bởi những chuỗi hợp âm liên kết rất hợp lý. đồng thời ở các đoạn chuyển động, các câu nhập khúc intro và đoạn kết cũng cho thấy sự nối tiếp chặt chẽ trong một bố cục vững vàng phong phú. Hơn nữa, qua tiếng hát của Elvis Phương, ca sĩ chính của ban nhạc, những tác phẩm tự biên này đã được chuyển đạt thật xuất sắc đến tâm cảm người nghe. Giọng ca của anh thật trầm bổng khó lường với những tần số vượt qua mức xác định của âm vực bài hát, không cầu kỳ chải chuốt nhưng hùng hồn rõ ràng, dồi dào âm sắc và nhất là có được chất thanh diệu kỳ ảo trong những âm vực thật cao.
Nói đến các tác phẩm của Phượng Hoàng, trước tiên phải đề cập đến tuyệt tác “Phiên Khúc Mùa Đông”.
Ngay từ câu intro nhập khúc mang chủ âm Sol trưởng, bài hát đã kích thích thính giác của người nghe bằng 8 nốt nhạc liên hoàn qua nghệ thuật rải acoustic guitar vang lên thật réo rắt, nhưng lại mang đầy âm hưởng xa vắng cảm thương. Sự độc đáo chính là ở điểm này. Vì thông thường các hợp âm trưởng đều thể hiện những âm chất vui tươi, nhẹ nhàng nhưng Phượng Hoàng lại có lối tác cảm đối tượng khi khởi dụng 8 nốt nhạc nói trên một cách sáng tạo và tài tình. Kế đến 8 câu thơ trong phần phiên khúc mang những lời lẽ thương cảm, phóng khoáng được trải đều qua hợp âm Sol trưởng (G), Fa trưởng (F), Do trưởng (C) và Re thứ (Dm) thật nhịp nhàng. Rồi bất chợt câu solo êm dịu của đoạn chuyển tiếp xuất hiện như tuôn chảy, giải tỏa tâm trạng ray rứt băn khoăn, cái không khí buông lơi lúc đầu, để báo hiệu cho những đợt sóng âm thành hùng tráng kế tiếp. Đến đây thì càng minh chứng tài nghệ của Phượng Hoàng, khi nhịp trống báo vừa dứt điểm câu solo phần điệp khúc đã vang lên mạnh mẽ trong chủ âm Do trưởng, cho thấy một nghệ thuật cải biến và đảo nghịch chủ âm giữa Sol và Do thật linh động xuất sắc. Chỉ cần những đặc điểm nói trên, bài hát này đã vuợt xa các lối sáng tác thông thường của dòng nhạc tình ca Việt Nam và nhất là nhạc trẻ.
Còn về phần lời nhạc thì Phiên Khúc Mùa Đông quả là một bài thơ tình đẹp, lãng mạn, phảng phất chút triết lý hiện sinh để nói lên thú đau thương của những cuộc tình dang dở. Qua đó, ta thấy Phượng Hoàng có lối dùng từ thẳng thừng nhưng mơ mộng, kỳ bí nhưng dễ thấm nhập như: “đoạ đầy ấy giờ đã đến mùa....trong quan tài buồn hồn nghe như trống vắng, tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.....” v.v... thật mới mẻ và phóng thoáng.
Nói chung đây là một sáng tác có tính cách để đời của Phượng Hoàng đã được giới hâm mộ thời bấy giờ rất yêu thích.
Kế đến là “song tác” bài trùng không thể thiếu được khi đề cập tới sự nghiệp của PhượngHoàng. Đó là 2 tác phẩm thường được trình bày qua hình thức liên khúc nối tiếp và đan kẽ lẫn nhau: Tôi Muốn, Yêu Người Và Yêu Đời.
Hai ca khúc này đều mang nhịp điệu Pop thật sáng sủa, sinh động đúng như tên gọi của nó. Được kết cấu bằng chủ âm Fa trưởng và kèm theo những phụ âm chuẩn xác, dòng nhạc chẳng những đã được gửi đi một cách trôi chảy mạch lạc, mà còn tạo được sự sôi nổi cuồng nhiệt nơi những trường âm mang nhạc tính của Rock. Lời nhạc thì nói lên những ước muốn hồn nhiên, chân thật, đáng yêu của lứa tuổi thanh xuân và biểu hiện sự hướng thượng cao quí nơi tấm lòng quảng đại yêu thương, tha thứ cho mọi người. Tựu trung, nhạc tính và nhạc ý của 2 ca khúc này đã trở nên hoàn hảo. Chính vì thế mà hai tác phẩm nói trên đã đoạt giải bài hát hay nhất trong năm 73-74 của giải “Kim Khánh”.
Những nhân sinh quan, những nhận định về thân phận con người ở kiếp đời trần tục này cũng đã được Phượng Hoàng gửi gấm qua ca khúc “Hãy nhìn xuống chân”. Không cần triết lý sâu xa hay ẩn dụ huyền bí cao siêu, ngay câu thơ đầu tiên mà Phượng Hoàng nhắn gửi đến chúng ta ở phần phiên khúc đã đưa ra một cái nhìn chính xác của kiếp nhân sinh: “Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng, sống đời tối tăm như loài giun”.
Nhạc tính của ca khúc này tuy mang âm điệu tự do qua lối trình tấu trải đều guitar thùng, nhưng thật sự nó đã bàng bạc các khuôn phách của loại Folk Song, một lần nữa PhượngHoàng lại đưa dòng nhạc trẻ Việt Nam đi vào một khu vườn mới lạ. Âm điệu trầm buồn của chủ âm Mi thứ (Em) như càng xoáy mạnh vào những lời kêu gọi tha thiết nhẹ nhàng về một sự nhận diện nơi chính bản thân mình, đừng hờn ghét, đừng tranh giành, cấu xé lẫn nhau vì chúng ta vốn là đồng loại. Sao tuổi trẻ và cuộc đời với cái nhìn của Phượng Hoàng lại cao thượng đáng yêu đến thế.
Không dừng bước chân mạo hiểm, Phượng Hoàng lại tiến xa bước nữa khi đưa thể điệu Swing Rock vào nhạc trẻ Việt Nam một cách thú vị qua 2 tác phẩm “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời” và “Bái Hát Cho Người Tuổi Trẻ”. Swing Rock vốn là một thể điệu giật nẩy ở các nốt bass và các câu trống dằn nhịp, vì vậy phải nói là rất khó khăn trong việc đưa lời hát bằng tiếng Việt vào bản nhạc. Bởi lẽ tiếng Việt có lục thanh khác với các thứ tiếng ngoại quốc không có dấu nhấn giọng. Nhưng điều này cũng không cản trở nổi trước sự khai phá mãnh liệt của ban Phượng Hoàng. Kết quả là 2 tác phẩm nói trên đã rất thành công trong lời nhạc gẫy gọn, suông câu, tròn ý.
Và dĩ nhiên là thể tình ca Ballad cũng không thể nào vắng mặt trong các sáng tác của Phượng Hoàng. Bài “Thương Nhau Ngày Mưa” và “Yêu Em” là thí dụ điển hình.
“Thương Nhau Ngày Mưa” là một bản nhạc đã từng làm xao xuyến biết bao con tim xúc cảm của giới trẻ Việt Nam thời đó với đoạn điệp khúc quen thuộc thật dễ thương:
“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm”. Và nó cũng thuộc vào một trong các sáng tác đặc biệt của Phượng Hoàng khi câu điệp khúc nói trên được đưa ngay vào phần nhập đề của bài hát. Hai hợp âm Rê thứ (Dm) và La trưởng (A) đã thay phiên nhau đóng vài trò chủ yếu trong phần phiên khúc và điệp khúc càng tạo thêm nét trữ tình cho bài hát. Đồng thời qua thể điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn. dòng nhạc đã tựa như những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên các trường canh nối liền những cảm xúc của ý nhạc.
Riêng tác khúc “Yêu Em” thì lại mang một nét đặc thù là không có lời nhạc trong phần điệp khúc, thay vào đó là đoạn nhạc đệm êm dịu, lả lướt, Mặc dù mang chủ âm Rê trưởng (D), nhưng tác phẩm này lại dầy đặc những không gian gợi cảm, tao nhã với tiết tấu đều đặn của thể điệu Slow Rock. Lời nhạc cũng khá táo bạo qua cách dùng những từ “chán, ghét, khinh khi, thèm v.v...” “Yêu em vì ta Ghét buồn, yêu em vì ta Chán đời, yêu em vì ta Khinh Khi dối dan, ta không Thèm mái tóc huyền”
Phượng Hoàng đã không yêu em vì em đẹp lộng lẫy kiêu sa, mà yêu em vì em chân thật, ngây ngô và hồn nhiên như những loài hoa thơm cỏ dại.
Nói tóm lại, ở các tác phẩm của Phượng Hoàng ta thấy mỗi vẻ mỗi khác nhau và mang nhiều sắc thái phong phú đa dạng, thể hiện một sự vận dụng sáng tạo trong những nét cải cách về kỹ thuật tác khúc trên phương diện tình ca nhạc trẻ Việt Nam . Lối sáng tác của Phượng Hoàng còn mang tính cách quy ước chuyên nghiệp quốc tế, khi các phần cấu tạo trong ca khúc được biên soạn kỹ lưỡng, đầy đủ và chặt chẽ từ câu intro, đoạn chuyển động nối tiếp đến đoạn kết với những hợp âm chính xác. Vì thế khi trình tấu các tác phẩm của ban Phượng Hoàng, các ban nhạc khác bắt buộc phải tuân theo bố cục này chứ không thể nào tùy tiện cải biến nhất là phần nhập khúc. Như ta thấy hầu hết những bản nhạc trước 75 cho tới những sáng tác sau này tại hải ngoại đã bị hiện tượng “lạm phát intro”, và đa số hợp âm trong bài hát đã được biến chế thêm bớt qua mỗi lần các ban nhạc và ca sĩ trình diễn. Đó chính là vì tác giả của những bài hát này đã không có lối sáng tác chặt chẽ nói trên như ban Phượng Hoàng.
Hơn 3 thập niên đã trôi qua, 2 con Phượng Hoàng đầu đàn Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã gãy cánh, vĩnh viễn ra đi mang theo nhiều sự tiếc nuối của giời yêu trẻ và một câu hỏi khó có câu trả lời: bao giờ chúng ta lại có được một ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng.
Band Nhạc Phượng Hoàng
(Những người trụ cột (đã mất) là Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)
Điều đáng buồn là những đóng góp của Phượng Hoàng chưa đc nhìn nhận đúng như tài năng của nhóm.Thật sự Elvis Phương ko phải là thành viên của Phượng Hoàng, nói cho dễ hiểu là nhóm sáng tác và chơi nhạc cho Elvis Phương dạng như sự kết hợp giữa ca sỹ Cliff Richard với nhóm The Shadows, nhưng thật sự nếu không có giọng của Elvis Phương thì nhạc của Phượng Hoàng sẽ mất đi 1 nữa, Elvis Phương và Phượng Hoàng là 1 sự kết hợp hoàn hảo, sau này khi Elvis Phương trở nên nổi tiếng ông đã tách riêng ra khỏi Phượng Hoàng , và nhóm củng đổi tên thành Mây Trắng ( nhóm này có 5 thành viên và toàn chơi guitar thùng ).Những điều chưa biết về lê Hựu Hà , ngoài là 1 ng` sáng tác tài năng ông còn là 1 chuyên gia sưu tầm và có 1 kho tư liệu về nhạc nhất là các đĩa LP ( đĩa nhựa ) , những món đc ông sưu tầm thì hiện giờ mọi ng` chưa ai biết thấu đáo gồm những gì , và hiện giờ sau khi ông mất bộ sưu tập đó đi về đâu vẫn là 1 câu hỏi bí ẩn. Có 1 điều mình còn thắc mắc ở Phượng Hoàng là ngoài Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang thì 2 người còn lại tên gì tiểu sử của họ như thế nào và họ chơi nhạc cụ gì trong nhóm , đúng là còn rất nhiều ẩn số chưa đc giải đáp !
http://www.mediafire.com/?zuyyxjunn2p Part I - Vol 1
http://www.mediafire.com/?sxoj1c1xyfz Part II - Vol 1
http://www.mediafire.com/?mjx2dnnnxjz Part I - Vol 2
http://www.mediafire.com/?m9yb4zmcmjr Part II - Vol 2
Trong thời kỳ Phượng Hoàng, Hà đã cho phổ biến những nhạc phẩm để đời như:
"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời"
"Hãy Nhìn Xuống Chân"
"Hãy Vui Lên Bạn Ơi"
"Huyền Thoại Người Con Gái"
"Lời Người Điên"
"Phiên Khúc Mùa Đông"
"Yêu Người Và Yêu Đời".
Trong thời kỳ hậu Phượng Hoàng:
"Chờ Một Tiếng Yêu"
"Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" Được biết bài này Lê Hựu Hà đã viết trước năm 1975 với một cái tựa và lời khác. Về sau này, Hà đã viết lời và đề tựa lại. Hà có cho tôi biết đây là bài duy nhất Hà viết cho phái nữ. Theo lời Tùng Giang kể lại thì Giang đã gặp Hà ở Sài Gòn vào thời mới mở cửa rồi được Hà giao cho bài này đem về Mỹ để cho Khánh Hà hát. Vào thời điểm đó, bài này đã được thính giả trong nước cũng như hải ngoại đón nhận niềm nở, đi đâu tôi cũng thấy bà con nghe và hát bài này. Tuy nhiên, có một dư luận đã cho là Lê Hựu Hà không hoàn toàn viết bài này mà có thêm cả Nguyễn Trung Cang hay sao đó. Đã từng quen biết và sinh hoạt với Hà lúc còn hàn vi và biết rất rỏ con người của Hà, tôi không tin dư luận và đã có lần hỏi Hà về chuyện này. Hà có cho tôi biết sự việc đã xảy ra như thế nào và tôi tin Hà hoàn toàn. Bây giờ thì cả Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã ra đi. Tôi có đọc được một bài báo phỏng vấn Lê Hựu Hà và trong đó Hà trả lời:
"Trước năm 1975, Jo Marcel (tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh tại Hà Nội, cựu học sinh Taberd) là một trong những người khai thác vũ trường thành công nhất như các vũ trường Đêm Màu Hồng, Ritz, Queen Bee... Jo cũng thành công ở lĩnh vực ca hát nhờ có giọng trầm ấm, cùng bạn bè thực hiện được 2 cuốm phim ca nhạc 'Thế giới nhạc trẻ' và 'Vết chân hoang' (dựa trên tiểu thuyết phóng sự 'Tuổi choai choai' của Trường Kỳ) có nhờ tôi viết ca khúc cho nhạc phim 'Vết chân hoang'. Khi hoàn thành, hát cho Nguyễn Trung Cang nghe, anh đề nghị sửa một số chỗ ở điệp khúc. Sau đó, giao cho Jo, nhưng vì thù lao quá bèo nên tôi lấy lại (hơi bất ngờ là ca khúc nhạc phim của Jo lại giống với ca khúc tôi đã viết trước đó). Năm 1981, gặp Giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Phòng khuyên nên tiếp tục sáng tác, tôi viết 'Vào Hạ'; ông lại hỏi còn hết, tôi bèn lấy 'Vết chân hoang' viết lời mới lại và trở thành 'Hãy yêu như chưa yêu lần nào'. Nội dung bài trước là viết về chuyện cô gái bất mãn bà mẹ kế bỏ nhà ra đi, sau đoàn tụ với gia đình; còn nội dung sau như các bạn đã biết. Chuyện là thế! Cứ hiểu như thế đi. (Hà hà!)"
Tạp chí Thanh Niên số 19 (2219) Thứ bảy 19-1-2002.
"Lời Trái Tim Muốn Nói" Được biết bài này Lê Hựu Hà sáng tác vào khoảng 1983-1984 và phải mất một năm trời tu chỉnh mới hoàn tất. Tựa nguyên thủy là "Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai". Bài hát nói lên hy vọng, niềm tin vào một ngày mai sáng sủa hơn là hiện tại quá đau khổ "cuộc đời không riêng chỉ khổ đau", "những tháng năm không có ngày vui".
"Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình"
"Vào Hạ" Qua báo chí, Lê Hựu Hà cho biết đã viết bài này sau một chuyến lưu diễn ở Hải Phòng đúng vào mùa hoa phượng đang nở rộ. Khi về đến Sài Gòn, những ký ức về thành phố hoa phượng đã đem lại nguồn cảm hứng và Hà đã viết bài này với một nội dung lúc nào cũng khuyên mọi người hãy vui sống dù hoàn cảnh hiện tại có khó khăn đến thế nào.
"Vị Ngọt Đôi Môi".
Hà đã đặt lời Việt cho khoảng 100 ca khúc ngoại quốc, nổi tiếng nhất là "Đồng Xanh" ("Greenfields").
Ngoài ra, còn có nhiều bài hát khác mà Hà chưa cho phổ biến hiện vẫn còn nằm trong tủ theo lời ngưởi em gái của Hà cho biết.
Có một bài mà tôi có thể quả quyết là Hà không bao giờ cho phổ biến. Đó là bài "Mai Này". Lời ca như sau:
"Mai này, anh xin em hãy nhớ,
Mai này, xin em hãy nhớ đến anh.
Mai đây, dù có ghét anh,
xin em cứ hãy giả vờ,
để anh ngờ rằng,
để anh tưởng rằng
trên đời còn có một bgười yêu anh."
Thông thường thì mối tình đầu chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Bài hát này, Hà viết riêng tặng cho tôi vào năm 1966 lúc tôi vẫn còn đang vui vẻ với T. Mai, mối tình đầu của tôi. Tôi không hề buồn phiền vì nội dung bài hát nói về xa cách, dang dỡ. Trái lại, tôi còn thấy ấm lòng vì có được một một người bạn chí thân đã nghĩ đến bạn bè một cách chân tình như thế. Tôi cũng đã có dịp ôm đàn hát cho T. Mai nghe bài này và đã như thế đó, tan vỡ vẫn cứ đến như thường. Nói theo người Mỹ, sự việc đã "set the tone" cho suốt cả những mối tình của tôi về sau này nên tình chia ly đối với tôi quá bình thường.
Lúc Hà còn sống, tôi đã từng có ý định làm một cái gì đó, CD, video..., để cho khắp thế giới biết thêm về Hà và nếu đưa nhạc của Hà vào được quỷ đạo của nền âm nhạc Mỹ thì đó là một giấc mơ tuyệt vời nhất. Việc này không có nghĩa là không thực hiện được nhưng cá nhân tôi lại có những projects riêng của mình nên vẫn chưa có dịp thực hiện ý định về Hà mặc dầu có nhiều lần tôi yêu cầu Hà ngồi yên để tôi chụp hình chân dung của Hà và Hà cũng đã đồng ý cho tôi hoàn toàn xữ dụng những sáng tác của Hà theo chiều hướng tôi đã nói.
Hà đột ngột ra đi vào ngày 9 tháng 5 năm 2003 lúc Hà mới vừa nhận được giấy báo của chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho anh sang California đoàn tụ với các con và Mai Hương, người vợ đầu tiên của anh.
Phần tôi thì lúc nào cũng lanh quanh với quá nhiều projects cộng với lối sống phiêu bạt đây đó.
Nhưng bây giờ thì đã đến lúc phải nói về Lê Hựu Hà vì có một số bạn bè yêu cầu tôi làm một cái gì đó để cho đời biết thật nhiều về Lê Hựu Hà trong khi Internet quá thiếu sót thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của một nhạc sĩ có tính tình hiền hậu gần như có một không hai. Một điểm thuận lợi khác là với kỹ thuật thông tin hiện đại qua Internet, mọi tài liệu và hình ảnh đều có thể chuyển tải đến hàng triệu người xem một cách thật dễ dàng, điều mà chỉ mới cách đây hơn mười năm không ai nghĩ là có thể thực hiện được.
Vậy thì với những phương tiện trong tầm tay có được, tôi xin đóng góp bằng trang blog này để tôn vinh những lời ca ý nhạc cao đẹp mà Lê Hựu Hà đã bỏ ra cả đời để đi tiên phong khai phá.
Lê Hựu Hà và Elvis Phương trên sân khấu phòng trà 'Em & Tôi' trong đêm nhạc Lê Hựu Hà / 'Chờ Một Tiếng Yêu', 9 tháng 8, năm 2002. Kể từ ngày này, Hà còn sống đúng 9 tháng.
Lê Hựu Hà, Elvis Phương và Lý Được trên sân khấu phòng trà 'Em & Tôi' trong đêm nhạc Lê Hựu Hà / 'Chờ Một Tiếng Yêu'.
Buổi liên hoan do thân hữu Lê Hữu Hạnh khoản đải tại phòng trà Bodega góc đường Ngô Đức Kế, 8 tháng 11, 2002. Từ trái sang phải: Đắc Lân, Lê Hựu Hà, Trịnh Nam Sơn.
Nhà hàng ca nhạc Uyên Nguyên trên đường Trương Định, nơi chơi nhạc cuối cùng của Lê Hựu Hà. Bảng hiệu Uyên Nguyên là do Lê Hựu Hà chọn cho chủ nhân. Từ trái sang phải: Lê Hựu Hà (vocal, harmonica, rhythm guitar), Thanh Tùng (ex The Black Stones, vocal), Tài ngò (ex The Outsiders, vocal, lead guitar).
Ngôi mộ của Lê Hựu Hà tọa lạc ở vùng Bến Cá, ngoại ô Biên Hòa, nơi Hà đã sinh sống trong một một khoảng đời thơ ấu.
Các con của Lê Hựu Hà từ trái qua phải: Huy (con trưởng của người vợ thứ nhất), Hưng (con của người vợ thứ nhì), Huyền (con thứ của người vợ thứ nhất). Hà còn hai đứa con nữa với người vợ sau cùng là ca sĩ Nhã Phương.
Văn nghệ bỏ túi sau buổi lễ cầu siêu 49 ngày cho Lê Lựu Hà được tổ chức tại chùa Phật Giáo trên đường Magnolia, Garden Grove, California ngày 21 tháng 6 năm 2003. Hôm đó có sự góp mặt của một số ca nhạc sĩ đã từng cộng tác với Lê Hựu Hà. Từ trái qua phải: Ngọc Thành (Hải Âu), Jimmy Tòng, Đăng Chí (Hải Âu), Mạnh Hà Vopco, Trung Nghĩa, Michael Hoàng Long, Elvis Phương (Phượng Hoàng), Tuấn Dũng (Mây Trắng), Thanh Tùng (Hải Âu). Mai Hương, người vợ đầu tiên của Lê Hựu Hà, cũng từ San Jose về tham dự buổi lễ.
Một vài hình ảnh các band nhạc trẻ trước 75
Trường Kỳ trên sân khấu Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd
(trường Lasan Taberd nay là trường PTTH Trần Đại Nghĩa, Sg)
năm 1971 với sự tham dự của trên 5000 khán giả.
Từ trái qua phải: Tiến Chỉnh (tay bass của The Spotlights ),
Ngọc Bích (ca sĩ, tức Bích Trâm, vợ của Nguyễn Chánh Tín hiện nay ),
Jimmy Tòng (ca sĩ và tay trống của ban nhạc Les Cavaliers).
Đứng phía sau là Tòng Sơn (Les Cavaliers)
Ban nhạc The Rising Sun vào cuối thập niên 1960
trong một buổi party tổ chức tại tư gia
Nữ ca sĩ Kim Oanh trên sân khấu
Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd năm 1972
The Blue Stars, ban nhạc phái nữ đầu tiên
và hoạt động lâu đời nhất của nhạc trẻ VN
Từ trái qua phải: Tuấn Ngọc, Minh Phúc, Tiến Chỉnh,
Thụy Ái, Trường Kỳ và Tùng Giang vào năm 1970
Ban nhạc The Top Five, một trong những ban nhạc nổi tiếng
vào đầu thập niên 70, trên đường lưu diễn.
Thành phần gồm ( từ trái qua phải ):
Tùng Giang, Minh Phúc, Tuấn Ngọc, Thụy Ái và Quốc Hùng
Tùng Giang trong dịp đóng phim
" Vết Chân Hoang" tại Vũng Tầu
Nữ ca sĩ ngồi giữa là Francoise Hằng,
một trong những nữ ca sĩ đầu tiên của nhạc trẻ VN.
Phía trái cô là nam ca sĩ Jimmy Joseph.
Hình chụp vào năm 66 trong buổi trao giải thưởng
cho các ca sĩ xuất s¡c và dễ thương nhất do Teenager''''s Club tổ chức
Elvis Phương và The Rockin''''s Stars,
một trong những ban nhạc trẻ tiêu biểu
của VN trong thời kỳ phôi thai.
Bên trái là Jules Tambicanou, một trong
những tay lead guitar nổi tiếng trong thời kỳ này
Cathy Huệ và The Hammers cùng 2 "gogo girls"
trong một buổi trình diễn tại một club Mỹ
trong thời kỳ phát triển mạnh của nhạc trẻ VN song song
với sự hiện diện đông đảo của quân nhân Mỹ và đồng minh tại VN
Trường Kỳ ( giữa ) và Nam Lộc ( trái, đeo kính )
trên sân khấu Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd
cùng với ban nhạc CBC vào năm 1972
Jo Marcel trong thời gian thực hiện phim
Vết Chân Hoang (phỏng theo tiểu thuyết phóng sự
Tuổi Choai Choai của Trường Kỳ) vào năm 1971
Ngọc Bích và Ngọc Quý (con gái của nghệ sĩ Việt Hùng)
và ban nhạc The Crazy Dogs vào năm 1971
Trường Kỳ, thay mặt cho Teenager''''s Club tuyên bố trao giải
nam ca sĩ xuất sac nhất năm 1966 cho Billy Shane (tay mặt).
Billy dã qua đời vào năm 1994
Ban tam ca nữ Ba Trái Táo (The Apple Three)
nổi tiếng vào đầu thập niên 70 tại khap các vũ trường Saigon.
Từ trái qua phải: Tuyết Hương, Tuyết Dung, Vy Vân
Trường Kỳ vào năm 1969,
khi phong trào Hippy đang lên cao
Trường Kỳ chụp chung với Lê Hựu Hà
của ban nhạc Phượng Hoàng,
trong thời kỳ chuyển hướng của nhạc trẻ VN
vào năm 1971 với phong trào Việt Hóa Nhạc Trẻ VN
(soạn lời Việt cho nhạc ngoại quốc,
sáng tác những nhạc phẩm hoàn toàn VN)
Trường Kỳ vào cuối thập niên 60
Từ trái qua phải: Đức Hiền (bass, ban nhạc CBC)
, Anh Tú (The Uptigh), Tùng Giang và Trường Kỳ năm 1971
Ban nhạc Phương Hoàng năm 1970
Trường Kỳ chụp chung với
toàn ban nhạc CBC tại Houston vào năm 1987
23 nhận xét:
Thanks a lot !!!! Gà cũng là 1 fan của nhạc Phượng Hoàng đây & rất iu nhạc trẻ VN những năm 60-70 :)
Hoành tráng quá hả em!
@Gà: thanks 4 your comment, rất vui vì gặp 1 blogger thích nhạc xưa, và đặc biệt là band PHƯỢNG HOÀNG, hãy xem và giới thiệu cho nhiều người cùng nghe nhé bạn Gà:)))
@anh Châu: band hoành tráng hay entry hoành tráng a? Entry hoành tráng là "truyền thống" của blog em mà, mà với 1 band nhạc lừng lẫy như vậy thì viết bao nhiêu cho vừa!
Enjoy anh:)!
Dĩ nhiên rùi hihi Gà cũng có làm énchì dzìa ban Phương Hoàng & nhạc trẻ xưa trong chuồng hôm bữa nhưng énchì hông có đầy đủ như của Huy đâu & Gà cũng mới copy énchì nì dzìa dể add thêm hihi
Mình nhờ anh Huy chỉ chổ mua cd hay copy nhạc PH, vì mình chỉ nghe EP hát toàn nhạc sau nầy, nghe trên mạng thì không đã. Cám ơn aH nhiều
trong entry mình có link download đó bạn, nếu muốn mua thì ở SG bạn có thể đến TRÔNG ĐỒNG(VÕ VĂN TẦN, CAO THẮNG), UYÊN (NTMK)hay tiệm NHÂN ở NGÔ ĐỨC KẾ!
have a nice day!
Dạ, em mới vừa download 2 cái và copy vô máy, chiều chạy ra mấy chổ anh chỉ, cám ơn nhiều
Entry hay nhưng chữ và hình nhỏ quá.
@Msscarlett: Cựu học sinh Minh Khai ngoài đi tuyên truyền chống đối cũng thích nhạc nhẽo nữa heng :)
em chào anh Huy, chiều hôm qua (8/4) em mới mua được, dù kg đúng ý mình 100%
--Trống Đồng (VVT+CMtg8) không còn ai biết PH là gì...hai anh chàng ở quầy thu ngân còn nói là : hồi trước có cuốn DVD chiến dịch PH tìm và diệt...đã lắm , huhuh
--Uyên (NTMK) bây giờ chỉ bán hàng chợ mà thôi, không như hồi cách đây khoãng 10 năm trước
--Thanh Nhân (NĐK) ...bơi hết tủ CD thì mua được :
1. Tình ca PH2( hoà âm : Ng T C, LHH, Chí Tài)
2. Ca khúc LHH( thực hiện Làng Văn, hoà âm: Ng TC, Chí Tài)
Một lần nữa cám ơn anh Huy,.....những bài trong entry của anh vẫn là đồ cổ và thuộc hàng Quý & Hiếm
@mt9011, còn 1 chỗ nữa trên CMT8, mà a k nhớ địa chỉ, gần ngã tư CMT8, HÒA HƯNG:)
Nghe nhạc vui nha e:)
Vậy là em có cái để cuối tuần bận bịu hihihhi
Có phải Hoà Hưng là đi từ hướng Saigon theo CMtg8 >quẹo trái vô hết đường là đến nhà ...bác tụi mình, ý quên bát quái Phải không anh Huy ?
Cám ơn a Huy nhiều.
@Enterlife: hihi Chòi, chuồng Gà toàn nghệ thực & sex hem à hihi
@MT: ĐÚNG RỒI ĐÓ E, sáng nay a chay ngang qua tiem đó, nhìn thấy dc hinh nhu la 248 hay 428 gi do, e tim thu xem nha:)
@mr scarlet: art và sex hòa hợp nhau??chậc chậc:))
Dạ ....:))
Sex cũng là 1 nghệ thực muh, đâu phải chiện dzỡn hehe :P
@Msscarlett : Chà A6 Minh Khai ngoài tuyên truyền chính trị còn hướng dẫn nghệ thực sét :D . đúng là cựu cháu ngoan bác Hồ :))
Chính chị là huynh của Gà thui, còn Gà lo mí dzụ kia, hép dẽn hơn nhìu hihi Mà Gà hư lém, hẻm có ai dám kết nạp Gà làm cháu ngoan hết á hihihi :PP
Thich nhat hinh cái mộ cua LHH
dạ, tiệm đó là 278 cmt8...cũng kg có, chiều qua em vô tới 1 tiệm có máu mặt ở Ng Trãi, đối diện Cao đẵng SP ...cũng thua luôn và lùng sục khoãng 20 tiệm ở HTKháng, hihihi và tay trắng. Một lần nữa xác minh là PH là đồ cổ Quý và Hiếm . Em chào anh
hihi:)
Không cười trên sự đau khổ của người khác à nha ?
Hihihi em báo cho anh hay là em...sắp có cd "tình khúc Phượng Hoàng" hình bìa y chang như của anh (xác xuất là 99,99%) hihiih
Đăng nhận xét