Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Nguyễn Đình Toàn - "tuổi xanh như ngày nắng, người xa như hình bóng..."(tuyển truyện trên VĂN)

Displaying Chan dung Nguyen Dinh Toan.jpg

“Ôi son trên môi còn in dấu người. 
Và tóc như dao chia tình đôi. 
Đêm hay gương soi nỗi buồn xa ấy. 
Yêu người đã bỏ đời vui..."
Những cuộc hành trình trở về với quê hương, với quá khứ, với thân phận, dù chỉ là trong tâm tưởng …dường như là nét chủ đạo trong văn, thơ & nhạc của Nguyễn Đình Toàn. Âm nhạc, thứ ngôn ngữ ma mị...có thể cuốn hút người nghe 1 cách say đắm, với những lời hát hay như thơ càng làm tác phẩm của NĐT thêm quyến rũ  -  một nỗi buồn quyến rũ.

Nguyễn Đình Toàn, trước tiên, là 1 nhà văn, và nhà thơ....

Thơ Nguyễn Đình Toàn, nhẹ nhàng như bài thơ Khi Em Về:
Khi em về trời xanh và gió mát
Con đường mòn thơm lá mục quê hương
Vườn cải ngồng rủ ong bướm về sân
Anh nằm đây buổi trưa và tiếng nắng
Mặt đất mềm bước chân em chợt nhẹ
Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi
Luống huệ ấy xòe những vầng hoa trắng
Và dầy thêm lá rụng lớp phên che
Quê mẹ đấy ưu phiền nhiều quá lắm
Hàng cau già mo thương bẹ quắt queo
Anh nằm đếm những ngày rồi những tháng
Đi qua dần khi nước mắt buông theo..”

Có khi đó là thơ của những lời ru từ xa xưa vọng lại, từ hiện tai thổi về, như một lời ru cuối cùng cho một cuộc tình xa cách:
Ru em lần cuối cùng này
Bằng hơi mát của một ngày sắp xa
Bằng giờ phút sắp chia xa
Rồi thôi rồi chẳng bao giờ nữa đâu
Giòng kinh năm ngón son cầu
Với môi mặn với hồn trao nghẹn lời
Với sầu xưa ngút trên vai
Tóc xanh non với khuy cài áo thơm
Hàm răng mát tuổi má tròn
Đường thêu chỉ đã hao mòn đây em
Gió trời xin ngủ bình yên
Coi như giấc mộng ưu phiền đấy thôi
Mây cao với mắt trông vời
Soi gương trán bỏng quên người tôi đi”

....Âm nhạc của NĐT cũng thế, cũng trong cùng nỗi đồng vọng và có khả năng chạm đến góc khuất nhất của trái tim, để nghe những xúc cảm trào dâng, để cho kỉ niệm được thổn thức, nó có khác xa là mấy với những lời lẽ trìu mến và giọng đọc chậm rãi của ộng trong băng nhạc TÌNH CA 

“Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ,tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố… Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về, gió cuốn từng cơn nhớ…Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố…”

Nhưng, Cái không-khí-Nguyễn-Đình-Toàn nhất…đặc quánh lại trong những truyện ngắn của ông trên VĂN…

Nhân vật trong truyện của NGUYỄN ĐÌNH TOÀN dường như luôn mang theo một vương vấn của một tâm tồn lưu đầy… một ám ảnh của bóng- ma-chính-mình trong một khung cảnh ơ hờ và nhạt nhòa…được cố tình bày ra

“ Nguyễn Đình Toàn được kể như một người viết chịu ảnh hưởng nhất của phong trào Tân Tiểu Thuyết, một phong trào viết tiều thuyết mà còn được gọi là anti-roman, với chủ trương mới lạ đi ngược lại cách viết tiểu thuyết cổ điển như đã hiện hữu trong văn chương từ trước. Chủ trương của những nhà văn như Alan Robble Grillet, Claude Simon, Nathalie Sarraute,.. là nhà văn phải xóa bỏ chủ quan khi cầm bút. Cách viết phải rất khách quan, như ống kính của người chụp ảnh, ghi chép lại nguyên vẹn sự việc và không có xúc cảm hoặc nhận định chủ quan chen vào. Tân tiểu thuyết ( nouveau roman) còn có tên mệnh danh khác là trường phái của cái nhìn, nghĩa là y hệt một cặp mắt, nhìn, quan sát trung thực sự vật không bị biến tướng biến dạng bởi sự cảm nhận cá nhân.” (Nguyễn Mạnh Trinh nói về NĐT)

Những nhân vật ấy vong thân trước chính họ/ vong thân ngay trong họ…

Những tâm tư đằng sau những con chữ, đằng sau một câu chuyện..không có chuyện..

Những bức bách, những bế tắc…

Âm vang..chỉ là những âm vang xa ngái, bất kể đó có thể là một đoạn đối thoại hay một miên man độc thoại trong văn chương NGUYỄN ĐÌNH TOÀN..

Nhu trong một lời nhạc của ông:
“Đội một hòn than chôn chân sầu đứng đợi...”

Bề mặt của những “chân dung” ấy là như những mặt hồ không gợn sóng nhưng sau lưng con chữ/ sau lưng những ơ thờ, bải hoải ấy…luôn là một cuồn cuộn sóng nổi, luôn là một khát khao thoát ly, vượt thoát của mỗi và từng nhân vật/ số phận, thoát khỏi những vô lý/ tàn bạo của đời sống..Đời sống vốn như nó phải là!

Không khí NGUYỄN ĐÌNH TOÀN – cái bảng lảng và mờ sương của quá vãng cứ thế, phủ lấp lấy nhân vật, để rồi cái không khí cũng trở thành một thực thể, cũng trở thành một nhân vật của văn chương Nguyễn Đình Toàn… và là một điều làm văn NĐT khó lẫn với một ai khác.

 “Ôi những bông hoa nở bằng nước mắt đau thương nhỏ trên hạnh phúc. Có bao giờ chúng ta sống được hai lần hạnh phúc của mình…
Những ảo ảnh, những vỡ vụn trong văn NGUYỄN ĐÌNH TOÀN lại khiến độc giả thấm thía và yêu thêm cuộc đời đầy vụn vỡ này…

Phải thế không?

huyvespa@gmail.com

Photobucket

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket

PhotobucketPhotobucket


















































chân dung Nguyễn Đình Toàn
đinhcường 7 – 2013






































































http://vietmessenger.com/books/?title=ngaythang














































P/S:

BÀI MƯỜI TÁC  GIẢ NÓI VỀ MƯỜI TÁC GIẢ TRÊN NGHỆ THUẬT 1967



----------------------------------------------


tập hợp 6 tiểu thuyết ÁO MƠ PHAI/ CON ĐƯỜNG/ TRO THAN/ ĐỒNG CỎ/ GIỜ RA CHƠI/ 

NGÀY THÁNG...




Nguyễn Đình Toàn Sinh ngày 19/11/1930 tại Bồ Đề, Gia Lâm, Bắc Việt. Viết văn từ năm 1954. Những tác phẩm đã phát hành như:
1. Chị em Hải, nhà xuất bản Tự Do, 1962
2. Những kẻ đứng bên lề, nhà xuất bản Giao Điểm, 1964
3. Con đường, nhà xuất bản Giao Điểm, 1967
4. Ngày tháng, nhà xuất bản An Tiêm, 1968
5. Phía ngoài, nhà xuất bản Hồng Đức, 1969
6. Giờ ra chơi, nhà xuất bản Khai Phóng, 1970
7. Đêm hè, nhà xuất bản Hiện Đại 1970
8. Đêm lãng quên, Văn Uyển, 1970
9. Không một ai, nhà xuất bản Hiện Đại, 1971
10. Đám cháy, Văn Uyển 1971
11. Áo Mơ Phai


Áo Mơ Phai, tập truyện dài của Nguyễn Đình Toàn đăng “phơidơtông” ở Nhật Báo Tiền Tuyến, được nhiều người đón nhận, theo dõi say mê từng ngày. Sau này in thành sách và được giải văn chương toàn quốc năm 1972. 

Truyện Áo Mơ Phai kể lại những mối tình thơ mông ở Hà Nội trước ngày di cư năm 1954, khi Hà Nội còn là ngàn năm văn vật đất Thăng Long, cùng với một Hà Nội thơ mộng trữ tình là sự dùng dằng, ra đi hay ở lại của những người Hà Nội trong giai đoạn lịch sử năm 1954, chia đôi đất nước. 

Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong Áo Mơ Phai khi tác giả tả những cái đáng yêu của Hà Nội: 

“Những tiếng động nhỏ ấy, những hương vị mờ nhạt ngửi thấy, cây cối trong mùa mưa, phấn hương của người quen thuộc, những món ăn, thức uống, những câu thơ, những bài hát, Hà Nội giống như một cái chuông và những tiếng kêu ấy là những cách khua động, người ta tự gõ vào trí tưởng mình, tự xé lòng mình, để nhẹ bớt nỗi nhớ mong, ám ảnh của Hà Nội, Hà Nội đã biến thành khuôn mặt người tình đầu tiên, khi người ta ghé môi hôn thì cũng là lúc cái hình ảnh ấy khắc sâu vào tâm khảm. Những khu phố dịu dàng dưới sương đêm, sáng cái ánh sáng của vầng trăng lúc nào cũng giống như, trăng khi còn thơ ấu, và những cơn gió nhẹ thổi trên các lối đi, thổi lên các cành cây, chẳng khác những hơi thở nồng nàn tình ái, người ta không thể biết rõ cái vẻ dịu dàng của Hà Nội được tẩm đẫm nhan sắc, dáng vẻ của những người đàn bà, những cô gái Hà Nội, hay chính những người này thừa hưởng cái không khí êm đềm đó, những trận gió mang đầy hơi phù sa của sông Hồng, mùi cỏ của con đê Yên Phụ, mùi rượu ngang, rêu phong của những mái nhà cũ kỹ, của những bức tường thành của ngày Hà Nội bị xâm chiếm xa xưa, của các xưởng máy, của hoa đào, hoa sấu, sắc đỏ của những bông gạo vừa tàn rụng hết trong ngày hè với muôn ngàn tiếng chim kêu hót..."



http://vietmessenger.com/books/?title=aomophai&page=1

Large Image



Sách của huyvespa



Sách của NHỊ LINH


Tiểu Thuyết Mới ở Việt Nam

Trong bài phỏng vấn do Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện, đăng trên Văn Học (Hoa Kỳ), Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, trong số những người viết được gộp chung vào một nhóm, Huỳnh Phan Anh là người mặn mà nhất với cái gọi là tiểu thuyết mới.
Theo tôi, người xứng đáng "đại diện" cho tiểu thuyết mới ở Việt Nam phải là Hoàng Ngọc Biên. Anh không những là người đầu tiên giới thiệu trào lưu tiểu thuyết mới tại Pháp tới độc giả Việt Nam, như Nguyễn Xuân Hoàng cho biết trong bài phỏng vấn, nhưng còn đem áp dụng lối viết đó, vào trong tác phẩm, trong tập truyện "Đêm ngủ ở tỉnh" của anh. Người mà anh "mặn" nhất, là Michel Butor. Hồi đó, tụi này thường gọi đùa, "Voilà Monsieur Biên-Butor ", mỗi lần anh tình cờ ghé quán Cái Chùa, ở đường Tự Do Sài-gòn. 
Cũng trong bài phỏng vấn, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, Nguyễn Đình Toàn đã có tác phẩm, và đã nổi tiếng, trước khi "la cà đàn đúm" với đám tiểu thuyết mới. Với cá nhân người viết, Nguyễn Đình Toàn đọc những bài viết của tôi trên Nghệ Thuật, rồi nhân một bữa cùng ăn sáng tại quán phở 44, (ngay phía trước Đài Phát Thanh Sài-gòn, số 5, Phan đình Phùng, nơi anh làm việc, còn tôi làm việc tại building số 7 kế bên), anh đề nghị tôi viết cho Văn. Đó là lần đầu tiên tôi quen biết Toàn. Anh cũng là người "khám phá" và đưa Huỳnh Phan Anh tới với tạp chí Văn, khi cả đám chúng tôi đã trở thành thân thiết. 
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa nhất, sử dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật này, khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự thay đổi đột ngột những quan điểm nhìn sự vật khác nhau". Trong một bài viết của Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đình Toàn. Cả hai nhận định trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố gắng làm mới văn chương Việt Nam. Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới, tôi muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại Pháp, điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục.
 Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...
 Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
 Giả thuyết của Lucien Goldmann dựa vào lý thuyết nổi tiếng của Marx, trong Tư Bản Luận, lý thuyết về sự thờ phụng đồ vật, phương tiện phục vụ, tiện dụng, của xã hội Tây phương, tức xã hội tư bản hiện nay. G. Lukács có một từ rất hay, rất chính xác để gọi hiện tượng này là vật hóa (reification).
Cũng trong bài phỏng vấn kể trên, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, ông không "mặn" với cái món tiểu thuyết mới. Nhưng theo tôi, trong những tác phẩm đầu tay, trong cuốn Sinh Nhật chẳng hạn, ông đã không chấp nhận nhân vật tiểu thuyết như một con người có cá tính, có một đời sống tâm lý, sinh lý, có một hoàn cảnh xã hội đặc biệt... Ông chọn một con người không có cá tính, đại khái như vậy. Và như thế, vô hình chung ông đã chấp nhận, một cái gì đó, của tiểu thuyết mới, khi trào lưu này không thể nào quan niệm một thứ văn chương đồng hóa con người vào những tình cảm ỷ ôi, sướt mướt, con người như là một con vật bị "raped" (hãm hiếp) bởi thất tình, hỷ nộ ái ố...
 Tuy dựa vào lý thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đã làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đã không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đã không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xã hội tư bản. 'Trong mê cung' ('Dans le labyrinthé , của A. Robbe- Grillet) là cái quái gì nếu so với Việt Nam?" Sartre đã từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xã hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "Hình như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có gì mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đã từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ". 
Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cõi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.
"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong   Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại. 
Nhìn theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đã từng thất bại.
 
Nguyễn Quốc Trụ

http://tanvien.net/tg/tg14_tieu_thuyet_moi.html

http://www.tanvien.net/Day_Notes/Saigon_Gau_Ngay_Nao.html
Hit Counter
Hit Counter

1 nhận xét:

Dan Nguyen nói...


Chào Huy,

Đa phần các Web đăng các tác phẩm đã in của ông Ng. Đình Toàn, thiếu quyền : Áo Mơ Phai, được giải thưởng văn chương toàn quốc năm... 1971
hay 1972 ....?

Mong Huy bổ xụng.....

Anh Dan