Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

{Tuần báo NGHỆ THUẬT 1966-1967} - Loạt bài 10 tác giả viết về 10 tác giả


10 tác giả, 10 nhận định…về 10 tác giả khác…

10 “tiếng vọng”, từ cõi “bụi khói khóc hư vô”, những trang giấy ngả màu thời gian trên tuần báo NGHỆ THUẬT (1966-1967) cũng đủ làm nên một diện mạo khá đủ đầy của 20 năm rực rỡ dòng văn chương nhiều…hệ lụy, dòng văn chương bị cào cấu, cắn xé và rách tung như thân phận của vùng đất phía dưới vĩ tuyến 17….trong trận phần thư khủng khiếp sau tháng Tư năm ấy.

Nơi những nhận định này, hiển lộ nên bốn dòng chảy của văn chương miền Nam: Văn hóa bản địa miền Nam. Văn Hóa từ Bắc du nhập vào sau cuộc di cư từ 1954. Văn hóa du nhập từ phương Tây do các trí thức du học chọn về Miền Nam. Và cuối cùng không kém phần quan trọng là dòng văn học vắng mặt…(những tác giả lặng thinh ở phía bên kia vĩ tuyến nhưng tiếng nói đã vượt giòng Bến Hải và được đón nhận ở nơi   niềm vui chan chứa đêm mơ hồ” này)(*)

10 tiếng nói đơn lẻ, nhưng có thể thấy được một “khí thế” bừng bừng của những người làm “văn hóa” như Mai Thảo đã từng nói:
“Đem ngọn lửa Văn hóa vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay… Cái đẹp ấy của mùa mới, cái đẹp ấy của lên đường. Ta từng đi chật đất. Ta từng có lớp lớp. Ta từng đến hàng hàng. Những khởi đầu của từng hoạt động văn học, từng phát động nghệ thuật nói chung của ta tuyệt đúng, tuyệt đẹp”

“Bởi vậy mà người làm nghệ thuật là một con người chân thân cách mạng, không có sự lựa chọn và con đường nào khác. Bởi vậy mà tác động và hiệu lực của nghệ thuật là một tác động hiệu lực cách mạng…” (**)

Sự quyết liệt và cái đẹp … “cách mạng” mà Mai Thảo cứ nhắc đi nhắc lại trong bài nhận định của mình có thể thấy trong loạt bài này… từ góc nhìn và cách nhìn của những tác giả cùng thời…
Cách mạng, nhưng mà là cách mạng nào…Một danh từ … không được thiện cảm thì phải, bởi lẽ sau này, người ta nghĩ ngay đến cái “trường phái” cách mạng khởi đi từ một người ngoại bang - nay chẳng còn gì hơn ngoài là một tượng đá vô tri nơi… vườn hoa Hà Nội - nhưng không, cái “cách mạng” trong nghệ thuật thời đó, nói theo nơi Mai Thảo phải chăng là cái “đẹp như cách mạng” (***)  Joseph Huỳnh Văn đã từng viết
Ôi! những người kiêu hãnh chẳng ngày mai
đẹp tàn phai…
Vì lòng hoài cách mạng”
Và lại cũng Mai Thảo
Một tác phong cách mạng nào cũng nhuốm một màu sắc quyết liệt, khổ hạnh. Nghệ thuật hôm nay, trước những đối tượng phải thực hiện, phải hủy phá của nó, đòi hỏi ở mỗi người làm nghệ thuật có ý thức trách nhiệm một sự khổ hạnh của tư tưởng và tâm hồn.” (**)

Sự “khổ hạnh” ấy, đã được cứu chuộc ???, hay đó là sự khổ hạnh cần/ buộc có của bất cứ ai làm nghệ thuật chân chính…? …của những ai dính líu tới văn chương…? Và đặc biệt…với văn chương Miền Nam?
Đã dấn thân vào sự “khổ hạnh” đó, đã đi qua cuộc-khổ-nạn-của người Việt Nam đó, những tiếng nói ấy… phiêu linh đến khoảng trời nào rồi? Đã vượt thoát? Hay còn vướng vất sau những trang giấy úa ngà của màu thời gian?
Dù sao đi nữa, những tiếng nói còn lại này… hôm nay đã được đọc lại, đã được nhìn ngắm lại….sẽ như là một “niềm ủi an cuối cùng”!!! (****)

 (*) http://www.vietthuc.org/dien-mao-van-hoa-van-hoc-mien-nam-trong-nhung-tinh-the-cuc-doan-lai-la-noi-hoi-tu-cua-bon-dong-chay-van-hoa-van-hoc/
(**) trích “Con đường trở thành và tiến tới của nghệ thuật hôm nay “ – Mai Thảo (Tạp chí Sáng Tạo, bộ mới, số 6, ra tháng 12-1960 và 1-1961) http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13025&rb=0102
(***)http://www.tanvien.net/tg_vn_01/em_dep_nhu_cach_mang.html

(****) (Truyện đầu tay khi Y Uyên bắt đầu viết văn. 
Bán Nguyệt San Bách Khoa, số 149 phát hành ngày 15.3.1963 ) http://damau.org/archives/12986

huyvespa@gmail.com








































































 photo CVN338NghethuatSo53-1966-p01_zpsc617c16c.jpg





Không có nhận xét nào: