SÀI GÒN CÒN MÃI DUYÊN ANH
Sài gòn còn mãi Duyên Anh… hay Duyên Anh còn mãi Sàigòn, như những quấn quyện tình yêu với thành phố một thời đã thênh thang trải rộng con đường sự nghiệp hoa niên Duyên Anh.
Anh mới hiểu
Sài gòn trái tim anh, tim đất nước
Anh mới hiểu
Tại sao mình yêu tổ quốc
Và tại sao mình yêu dấu Sài gòn
Em cho anh nhiều, em nhớ nổi không
Tiếng hát thê lương, điệu ru kỷ niệm
Em cho anh no tròn sự nghiệp
Để anh đi làm đẹp cuộc đời
Sự nghiệp văn chương Duyên Anh đi từ những tác phẩm tuổi thơ đến hoa niên, từ đời sống học đường hoa mộng đến hè phố bụi đời cơ nhỡ! Sài gòn cũng như tất cả mọi thành phố lớn khác khắp thế giới từ Paris, Luân Đôn, Amsterdam, New York… đến Hồng Kông hay Thượng Hải đều mang sức sống xô bồ của tuổi trẻ, từ học sinh, sinh viên đầy ắp những trăn trở mộng ước tương lai, đến giới bụi đời cơ nhỡ, giới giang hồ tứ chiến không hề muốn bị câu thúc trong vòng pháp luật, thế giới du đảng yêu cuồng sống vội, chỉ thích giải quyết với nhau bằng luật chơi giang hồ. Tay anh chị nào có máu mặt nhất, chi tiền hào phóng nhất, lăn xả trước mọi hiểm nguy dao búa nhất để bảo vệ cho băng đảng và đàn em có đất sống, nghiễm nhiên sẽ được giới giang hồ tâng lên làm đàn anh, ít ra cũng có nghĩa khí xử sự đẹp theo luật giang hồ.
Trước Duyên Anh chưa có ai đặt bút khai thác mảnh đất tuổi trẻ đầy màu mở nhưng còn bỏ hoang này, nên ngòi bút Duyên Anh hẳn nhiên chiếm trọn cả một giang sơn không đối thủ… sự nghiệp lên cao, lẫy lừng theo mảnh đất Sàigòn hoa lệ!
Em cho anh cả đất lẫn trời
Cả nắng thi ca, cả mưa tiểu thuyết
Em cho anh đếm làm sao hết
Đời yên vui nhờ liếp ấm em che
Đời yên vui nhờ một chốn lui về
Anh thấy rõ ngọn đèn soi cuộc sống
Phóng tầm mắt anh nhìn xa trông rộng
Thế giới ơi, tôi kiêu hãnh có Sài gòn.
Ân tình đồng vọng với Sàigòn là thế! Yêu lắm Sàigòn là thế! Duyên Anh đã tận hưởng trọn vẹn mọi hào hoa của Sàigòn hơn tất cả mọi người nên khi xa Sàigòn vẫn thấy như gần, tình yêu hạnh phúc ngày nào vẫn tinh khôi trước bao tang thương kể từ tháng tư đen phủ xuống phận người.
Sài gòn khăn sô
Mùa xuân tím tái
Để Duyên Anh tự dặn lòng mang thập tự trên vai như mang hồn nước, chờ phục sinh để thấy lại Sàigòn!
Sài gòn
Em đã cho anh hai mươi năm sung sướng
Anh phải van lơn để hứng chịu cơ cầu
Ngày mai, trong ngục tù hay phát vãng rừng sâu
Anh không thẹn khi nói: Anh yêu em tha thiết
Hãy mơn nhẹ nỗi đau, đừng rên xiết
Hãy thinh không niềm bí ẩn trùng khơi
Sài gòn ơi
mãi là em nhé,
Sài gòn ơi ...
Gần lại với thiên đuờng trong cuộc thế là Tình yêu và Hạnh phúc, Duyên Anh đã tự hỏi đất trời, với cả tình yêu hạnh phúc gắn chặt với Sàigòn bằng cả sự nghiệp văn chương một đời ghi dấu nơi “Sàigòn trái tim anh, tim đất nước”. Còn khơi sáng lên cho nhân sinh một triết lý đồng vọng suốt mai sau về Tình yêu và Hạnh phúc như niềm tân trang sáng tạo luôn son trẻ Sàigòn, thành phố lớn như mọi thành phố khác trên thế giới sẽ luôn mang sức sống tràn trề mảnh liệt “Sài gòn ơi, em trẻ mãi chẳng già”.
Sàigòn ơi, còn mãi Duyên Anh.
(Thơ trích từ ”Sàigòn Trường Ca” của Duyên Anh)
RỒI EM NGỦ VÕNG ĐONG ĐƯA
http://www.music.hatnang.com/node/19290
Bài hát rút ra từ băng CÒN THOÁNG CHIÊM BAO - QUỲNH GIAO hát nhạc DUYÊN ANH
"Ôi... mắt xưa em cười
Còn trong giấc mơ xanh ngời
Còn trong ý thu gọi mời, thương nhớ..."
tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở nhà bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi
em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon
tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai
phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương
em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để qúa đêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao
em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
hồn hải điểu bay ngày đêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ
em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba
em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê đá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi
tôi ngủ mấy ngày đêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô
em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực.."
Cao Đông Khánh
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở nhà bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi
em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon
tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai
phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương
em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để qúa đêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao
em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
hồn hải điểu bay ngày đêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ
em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba
em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê đá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi
tôi ngủ mấy ngày đêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô
em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực.."
Cao Đông Khánh
Lầu chuông
Nhận tin em một năm rồi
Thành xưa đã đổi con người đã thay
Cơn mưa chia biệt tháng ngày
Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.
Mưa lầy con phố bôi tên
Em chôn tầm vóc thanh niên giữa đời
Nhớ em biển sách làm khơi
Thả thân trôi giạt với lời muôn phương.
Nhớ em đêm tựa lầu chuông
Rung con tim nhỏ nghìn đường âm thanh
Em yêu lá ở trên cành
Yêu chim trong gió yêu thành vắng quân.
Em yêu miếu mộ linh thần
Yêu đầu không mũ yêu chân lột giày
Yêu người không thiết đi dây
Yêu nhà văn hoá đi Tây lại về.
Em yêu lòng trúc ý tre
Yêu kinh vô tự như bè yêu sông
Em yêu Camus lạnh lùng
Đạt Ma qua biển Ngộ Không giữa trời.
Yêu anh phóng đãng lầm nơi
Văn chương sai lúc thân dơi lộn chiều
Em yêu cuộc sống em yêu
Lầu chuông gác sách mộng điều tuổi xanh.
Hôm nay túi vải bên mình
Em tôi bán dạo trong thành phố quen
Ầm vang trong trí cơn điên
Ném thân anh giạt tới miền hư sinh.
Hơn ba mươi mộng tan tành
Tay xương quét lệ quanh trong mắt mờ
Thấy em lầm lũi hơn xưa
Loanh quanh ngõ dưới dật dờ lối trên.
Em tôi không sách không đèn
Một đầu tư tưởng bôi lem nghĩa đời
Đêm nay tầm tã mưa rơi
Tỉnh ra tôi thấy mặt trời trắng tinh.
Thấy trăng mọc lúc bình minh
Thấy người lưu xứ lênh đênh quê nhà
Thấy tôi đập kính soi hoa
Trên cây nhân thế la đà trái đen.
Thấy tôi nguyền rủa Thánh Hiền
Cầm dao giết Phật giả điên đốt chùa
Nhớ mưa xưa nhớ mưa xưa
Tháng tư úng thủy đầu mùa máu tuôn.
Mưa đưa tôi lại Sài Gòn
Trán căng nhiệt đới hồn còn Đông Dương
Gặp em trở lại lầu chuông
Dang tay nện xuống hư không một chày.
Chuông không tiếng đã bao ngày
Nghe quen em tưởng chiều đầy âm thanh.
(Lầu Chuông - Viên Linh)
"Hãy viết về Sài-gòn cho chẳng riêng ai mà cũng là cho tất cả mọi người. Hãy viết về một thành phố trong cơn hối hả tìm một người thân tưởng đã mất tích, cuối cùng đã mất gần như tất cả những đứa con thân yêu còn lại. Hãy viết về một thành phố tưởng như nông nổi tạm bợ, tưởng như lúc nào cũng muốn có tất cả, muốn sống một lần, ngay lập tức, ngay tại đây... nhưng có khả năng cảm hóa, biến đổi tất cả những con người đã từng sống trong nó, thành những tín đồ của một thứ đạo giáo, đạo Miền Nam, đạo Sài-gòn. Hãy viết về những bạn bè thân yêu, đã lang thang nơi chân trời, đã nằm sâu dưới đáy mồ biển cả, nơi rừng sâu nước độc, đã thất lạc... mà địa chỉ cuối cùng còn giữ được: Sài-gòn."
(Lần cuối, Sài Gòn - Nguyễn Quốc Trụ)
http://www.tanvien.net/sangtac/st03_lan_cuoi_sg.html
một bài viết cũ....
Tản mạn mùa tháng 4...
Tháng 4, với những ảo ảnh của chia lìa và với những khoảnh khắc còn gây tranh cãi của 1 bên tạm gọi là "bên thắng cuộc" và 1 bên là "phía quốc gia"...với 1 ngày "có hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn" tháng 4 với 1 ngày sẽ ngồi xuống để đọc lại SAIGON NGÀY DÀI NHẤT của DUYÊN ANH và nghe TÔI CỐ BÁM của NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ...trong niềm mong ước rồi sẽ có 1 ngày "VANG VANG TÌNH VIỆT NAM"
Tháng 4, với ngày đầu tháng "dưới mặt trời ngồi hát hôn mê"...chỉ hát một mình, hát rất nhỏ, rất khẽ, hát không cần hội đoàn, hát không cần những poster, bandrole ầm ĩ, hát không cần truy niệm, tưởng niệm, nhân danh...và hát khi nghe TRINH hát...
"Chỉ khi nghe TVT hát nhạc Trịnh, mới thấy hết nét giản đơn mà thâm thúy cuả âm nhạc TCS, chỉ khi nghe TVT hát nhạc Trịnh, những thăng trầm trong từng câu chữ mới thấy thật nhẹ nhàng...
“Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn” ( TCS)
Hãy ngẫm lại nỗi buồn trong nhạc TRỊNH, đó phải chăng là nỗi buồn..còn lại sau những suy ngẫm, sau những trải nghiệm, sau những bước đường chông chênh...Nỗi buồn đó là những nỗi buồn để tha thứ...thứ tha những lỗi lầm, những nát tan, thứ tha chính cho thân phận mình. Trịnh Vĩnh Trinh bằng nỗi lòng của "người về bỗng nhớ", đã hát cho chúng ta bằng tâm thế của những nỗi buồn đó!!!!
Tiếng hát ấy đưa chúng ta đến nhiều cõi mênh mang vô bờ cuả nhạc Trịnh...
Tiếng hát ấy dẫn lối chúng ta đến “soi bóng mình” bên dòng sông tâm tưởng, nhìn thấy mây bây ngang...như đời trôi qua...khoan dung và nhẹ nhàng như nó vốn thế...
Tiếng hát ấy dắt chúng ta ngoái nhìn lại những niềm đau, nỗi vui, cùng thính giả băng qua sân ga cuả nhiều..miền kí ức, để rồi thấy hết thẩy những cay đắng, những vui buồn trong đời sống này....cuối cùng chỉ như là một “phút ấy tình cờ”.
Tháng 4 với mất mát là sự ra đi của nhà văn VÕ HỒNG, người với những áng văn đẹp như một giấc mộng...Đọc những dòng "lưu bút" trên trang nhà của ông mà rưng rưng một cảm hoài khó diễn tả :
"Tôi chưa gặp mặt thầy lần nào, nhưng đã đọc hầu hết tác phẩm của thầy, và từ ngày 20 tuổi đến nay, tôi viết thư, viết bài, viết truyện đều học theo cách viết của nhà văn Võ Hồng, vậy ông chính là thầy tôi vậy.Thưa thầy, năm nay em đã 63 tuổi, vẫn còn đi tìm để đọc lại những tác phẩm của thầy, dõi theo cuộc sống của thầy, từ những ngày còn nhỏ ở miền quê, lớn lên đi học rồi trôi nổi từ Đà Lạt, đến Phan Rang rồi về quê ở Tuy Hoà.Những cách viết, sử dụng từ ngữ trong sáng của thầy đã dậy cho đàn con cháu viết chữ Việt cho đúng, thì đó là tâm huyết của thầy đã hoàn tất.Kinh chúc thầy được an mạnh."
Tháng 4 với những cơn "phiền nhung gấm"....bảng lảng, và hôn mê
Ngày xưa em lụa đàoAnh nắng vàng xôn xao
Ôi người yêu ngọc ngà
Sợ quên em đêm nhớ
Nụ hôn đêm nào cho
Khi về còn ngẩn ngơ
Dòng sông dưa chuyện tình
Theo sóng đầy lênh đên
Em lụa phai nhạt màu
Nụ hôn xưa rớm máu
Vạt nắng sáng nguồn cơn
Bây giờ… hoàng hôn!
Duyên Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét