“ Nhạc của Lê Uyên Phương chỉ dành cho Lê Uyên và Phương. Ít ra tôi vẫn nghĩ như vậy. Người khác hát nhạc của Phương, nghe không đã, không phê. Thiếu cái man dã, thiếu cái nức nở, thiếu cái đam mê, thiếu cái ê chề. Chỉ có Lê Uyên và Phương mới đủ nồng nàn, đủ thiết tha, đủ tận hiến cho nhạc của anh. Mỗi lần hát, họ như một lần sáng tác lại. Mỗi lần nghe, người nghe như bắt được cái đam mê mới. Mặc sức mà thả hồn, mặc sức mà buông lỏng con tim…” (SONG THAO)
Những bài hát, như 1 lời sấm truyền, như 1 khúc bi ai đã được soạn sẵn cho mối tình Lê Uyên Phương. Nhưng nào có hề chi, khi dòng nhạc ấy, tiếng hát ấy…đã lấn át tất cả…những bi kịch, những bất hạnh của đời sống ….để tự nó, vẽ nên, dựng nên cho riêng nó 1 bi kịch, một “drama”..bất diệt, 1 bi kịch…ngọt ngào !!
Như Phương đã từng tâm sự “..có những ngày bình an để nối tiếp những ngày bình an..có những ngày bất an nối tiếp những ngày bất an…tôi mong rằng, có khi nào, những đôi tình nhân cùng chung 1 số phận…”
Chỉ cần chung một số phận thôi, đôi tình nhân ấy, xem như, đã là những con người hạnh phúc nhất trên thế gian, mặc kệ đó là một số phận đen đủi, hay những dịu ngọt mà số phận vun trồng.
Cái cách mà LÊ UYÊN trút lòng cùng PHƯƠNG là cái cách mà - trước tiên - họ hát cho chính họ, hát cho những chất ngất nồng nàn trong tâm tưởng của mình, rồi sau mới là cho khán giả…Họ chia nhau từ cái tên, cho đến những mê cuồng trong tình yêu hoang dại tuyệt vời mà âm nhạc Việt Nam đã may mắn có được
Bằng tiếng hát, bằng ngọn lửa tình yêu của mình, LUP níu kéo và giữ mãi mãi tình yêu diệu kì ấy, họ van xin ”ái ân ơi đừng phụ lòng ta”, họ van nài ”Hãy ngồi xuống đây” và yêu nhau đi, yêu ”trần truồng như thú hoang ngoài đống”, yêu trong”Một ngày vui mùa đông, ở ”Một dạ hội buồn”, , họ yêu nhau khi” Còn nắng trên đồi” hay khi“Uống nước bên bờ suối”, họ yêu dù biết ”tháng năm bàng hoàng”, dù biết đó - ”tình yêu muộn màng”, yêu và sẵn sàng ”chết bên nhau thật là hồn nhiên”, đến bên nhau, say men tình để “da thịt này đốt cháy thương đau” trong ngút ngàn”đớn đau điên cuồng”
Nhưng trong những hơi thở dồn dập của ái tình đó, luôn váng vất nỗi buồn khó chia cách với âm nhạc LUP, nỗi bất an một ngày mai “biết sẽ ra sau”, một nỗi sầu gặp nhau đấy, yêu nhau đấy, rồi sẽ xa nhau đây, của lời tiên liệu….
“Giờ này còn cầm tay
Cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau”
Nhưng trong những hơi thở dồn dập của ái tình đó, luôn váng vất nỗi buồn khó chia cách với âm nhạc LUP, nỗi bất an một ngày mai “biết sẽ ra sau”, một nỗi sầu gặp nhau đấy, yêu nhau đấy, rồi sẽ xa nhau đây, của lời tiên liệu….
“Giờ này còn cầm tay
Cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau”
Nhạc LUP là nhạc khúc của những chiêm bao trăn trở, của những nụ cười và những giọt nước mắt. Có khi là những "vết sẹo dài theo năm tháng" lâu lâu lại âm ỉ nhói đau. Và cũng có khi là chút “mật ngọt trên môi”…
Dạ khúc cho tình nhân, bài ca đêm cho người tình…là 1 trong những bài hát hay nhất của LUP (tôi cũng hơi hoài nghi mình khi viết câu này, vì với tôi, nhạc phẩm nào của đôi song ca này cũng tuyệt vời), và cũng theo như lời LÊ UYÊN đã tâm sự, là 1 bài hát yêu thích nhất của cô trong tập KHI LOÀI THÚ XA NHAU.
Dạ khúc cho tình nhân, bài ca đêm cho người tình…là 1 trong những bài hát hay nhất của LUP (tôi cũng hơi hoài nghi mình khi viết câu này, vì với tôi, nhạc phẩm nào của đôi song ca này cũng tuyệt vời), và cũng theo như lời LÊ UYÊN đã tâm sự, là 1 bài hát yêu thích nhất của cô trong tập KHI LOÀI THÚ XA NHAU.
Những người tình – chuyện tình LUP đi qua như thế, đã yêu..và đã chết bên nhau…tuyệt đẹp như thế.
Cái chết, tự nó đã chấm dứt..và mở đầu cho tất cả mọi thứ. “Chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Nỗi yêu mãnh liệt trong âm nhạc của LUP đã làm nên điều kì diệu, khi đã dốc hết lòng mình, thì cái chết, chỉ là để bắt đầu..cho những vĩnh cữu…cho những mãi mãi….
Vì hơn ai hết, LUP hiểu (và giúp chúng ta hiểu):
Cái chết, tự nó đã chấm dứt..và mở đầu cho tất cả mọi thứ. “Chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Nỗi yêu mãnh liệt trong âm nhạc của LUP đã làm nên điều kì diệu, khi đã dốc hết lòng mình, thì cái chết, chỉ là để bắt đầu..cho những vĩnh cữu…cho những mãi mãi….
Vì hơn ai hết, LUP hiểu (và giúp chúng ta hiểu):
“Ðâu có ai biết mai sau
Ðâu có ai mãi thương đau
Ðâu có ai phải muôn kiếp xa nhau”
Ðâu có ai mãi thương đau
Ðâu có ai phải muôn kiếp xa nhau”
huyvespa@gmail.com
... Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ý cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống ...
... Tiếng nói mới đó, những "chansons de sanglot" đó, không biểu tỏ gì khác hơn là hạnh phúc ái tình giống như một hòn đảo mịt mù sương trong cơn giông thời đại. Bởi vậy mà ta nghe thấy nhiều đau đớn, nhiều nức nở đến thế. Chẳng phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: mắt mở thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Đó là tại sao những melodies đau đớn của PHƯƠNG - nơi ta có lẽ đã bắt lại được một machochisme huy hoàng - luôn luôn ở mode majeur. Cái "buồn majeur" là cái buồn sâu thẳm nhất trong âm nhạc có chủ âm.Và đó chính là "thú đau thương" đơn và thuần vậy ....
Cung Tiến
Sàigòn 20-2-1970
... Tiếng nói mới đó, những "chansons de sanglot" đó, không biểu tỏ gì khác hơn là hạnh phúc ái tình giống như một hòn đảo mịt mù sương trong cơn giông thời đại. Bởi vậy mà ta nghe thấy nhiều đau đớn, nhiều nức nở đến thế. Chẳng phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: mắt mở thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Đó là tại sao những melodies đau đớn của PHƯƠNG - nơi ta có lẽ đã bắt lại được một machochisme huy hoàng - luôn luôn ở mode majeur. Cái "buồn majeur" là cái buồn sâu thẳm nhất trong âm nhạc có chủ âm.Và đó chính là "thú đau thương" đơn và thuần vậy ....
Cung Tiến
Sàigòn 20-2-1970
Những bài báo, hình ảnh trong nước khi LÊ UYÊN về Saigon (11/2014)
http://news.zing.vn/Nhung-hinh-anh-dang-nho-cua-cap-danh-ca-Le-Uyen--Phuong-post472340.html
http://plo.vn/van-hoa-giai-tri/ca-si-le-uyen-mat-phuong-doi-bong-chenh-venh-506464.html
Nhân chuyến về Việt Nam làm liveshow Sol Vàng như ước nguyện của người chồng quá cố, Lê Uyên tranh thủ lên Đà Lạt thăm lại mảnh đất anh chị từng có quãng thời gian dài gắn bó.
|
Sau 39 năm trở lại nơi đã đánh dấu cho cuộc tình Lê Uyên - Phương, Lê Uyên có rất nhiều kỷ niệm. Chị vô cùng bồi hồi, xúc động khi thăm lại từng địa điểm họ từng hẹn hò nhau, từ quán cà phê Tùng nổi tiếng, sân ga Đà Lạt, ngôi nhà cũ ở số 18 đường Bùi Thị Xuân... cho đến ngôi trường Đại học Đà Lạt nơi hai người lần đầu biểu diễn. Tất cả ký ức như một cuốn phim quay chậm trong đầu Lê Uyên.
|
Nhân dịp này, Lê Uyên lần đầu chia sẻ về tin đồn chị và Lê Uyên Phương 'đường ai nấy đi' sau một thời gian ngắn sang Mỹ định cư hồi 1979. Lê Uyên kể, chị từng rất bực mình về thông tin thất thiệt này nhưng chưa có cơ hội giãi bày. Năm 1985, Lê Uyên vô tình bị trúng đạn của một trong hai băng đảng 'thanh toán' nhau trên đường phố Mỹ. Chị bị thương rất nặng, phải truyền nhiều máu, tưởng chừng không qua khỏi. Sau biến cố đó, chị và Lê Uyên Phương mất 4 năm để ổn định lại một cuộc sống khác. Cũng trong khoảng thời gian này, vợ chồng họ không còn xuất hiện cùng nhau trên sân khấu ca nhạc. Vì vậy, giới văn nghệ trong nước và hải ngoại rộ tin họ chia tay. Lê Uyên tỏ bày, họ đã đấu tranh để có được nhau thì không lý do gì lại chia tay.
|
Trong chuyến thăm Đà Lạt vừa qua, Lê Uyên như được sống lại với từng giây phút bên chồng quá cố. Đây là căn nhà số 18 nơi chị từng ở để đi học.
|
Mỗi lần anh có 'ám hiệu', chị sẽ tìm cách trốn nhà bằng lối cửa sổ để sang căn nhà số 22 'hẹn hò'.
|
Lê Uyên trẻ trung khi chụp ảnh ở hồ Xuân Hương - nơi hai người từng có nhiều buổi cùng nhau đi dạo.
|
Đặc biệt, nhà ga Đà Lạt là nơi anh hay đón chị mỗi khi chị trở về. Đây cũng là nơi Lê Uyên Phương sáng tác ca khúc 'Một ngày vui mùa đông'.
|
Trong đêm nhạc 'Dạ khúc cho tình nhân' lúc 20h thứ bảy 8/11 tới tại Nhà hát Hòa Bình (Saigon), Lê Uyên sẽ trình diễn lại những sáng tác nổi tiếng nhất của Lê Uyên Phương. Qua đó, khán giả phần nào hình dung chặng đường hoạt động nghệ thuật nhiều tiếng vang của cặp vợ chồng này.
|
Bộ ảnh được nhiếp ảnh DL Duy ghi lại với sự hỗ trợ của chuyên gia trang điểm Duyên Nguyễn.
|
(trích “Đoạn đường chiến binh” - Thế Uyên - Lá Bối in lần thứ nhất năm 1971, Saigon)
"...Khi Lê Uyên và Phương trình diễn trước công chúng hỗn tạp Sài Gòn lần đầu ở Queen Bee, dĩ nhiên tôi và Thi tới – dù cả hai đứa đều ít ưa thích các phòng trà loại này. Uống cạn chai bia đầu tiên, tôi chán ngán nghe những bản nhạc quá nhàm chán, diễn tả bởi những ca sĩ chuyên nghiệp, có điêu luyện nhưng hát như máy. Ngay cả khi Khánh Ly xuất hiện hát ba bài liên tiếp; tôi cũng không thấy thú vị gì hơn – nàng du ca đi chân không mà hát đã đi vào quá khứ, chỉ còn nàng ca sĩ Khánh Ly, rất nghiêm chỉnh và trịnh trọng từ y phục tới các thế trình diễn. Tôi quả chưa đủ già để thích cô Khánh Ly mới này…
"...Khi Lê Uyên và Phương trình diễn trước công chúng hỗn tạp Sài Gòn lần đầu ở Queen Bee, dĩ nhiên tôi và Thi tới – dù cả hai đứa đều ít ưa thích các phòng trà loại này. Uống cạn chai bia đầu tiên, tôi chán ngán nghe những bản nhạc quá nhàm chán, diễn tả bởi những ca sĩ chuyên nghiệp, có điêu luyện nhưng hát như máy. Ngay cả khi Khánh Ly xuất hiện hát ba bài liên tiếp; tôi cũng không thấy thú vị gì hơn – nàng du ca đi chân không mà hát đã đi vào quá khứ, chỉ còn nàng ca sĩ Khánh Ly, rất nghiêm chỉnh và trịnh trọng từ y phục tới các thế trình diễn. Tôi quả chưa đủ già để thích cô Khánh Ly mới này…
Tối đó, tôi và Thi đã lắng nghe Lê Uyên và Phương và nhiều khi hai đứa đã xúc động ghi nhận khi thấy có người đã qua nhạc và lời ca trình bày được thứ tình yêu ranh giới mà hai đứa đã từng phải trải qua. Quả thực Phương đã đưa ra một thứ tình ca mới tôi chưa từng thấy trong âm nhạc Việt Nam bao giờ.
Đây không phải là thứ tình ca như mọi người, cho mọi người. Đó là tình ca của hai người, tình yêu thật đặc thù của một người nam và một người nữ yêu nhau, không phải như bất cứ người nam vô danh người nữ vô danh nào khác, mà của một người nam và một người nữ. Một thứ tình duyên tạm bợ vì cái chết chắc chắn bay bổng trên cao đe doạ – khi nào đám mây đen đó chụp xuống? Một sự phơi bày tình yêu riêng tư trần truồng nhất, không một e thẹn nào. Và cũng không phải thứ tình yêu trình bày phiến diện, nghĩa là chỉ nói chỉ diễn tả những trạng thái tâm hồn, xúc động tình cảm của yêu đương. Đây là thứ tình yêu đủ, tình yêu tròn, trọn vẹn, nghĩa là sự rung động của xác thịt, của thân xác được đưa lên, nâng lên đúng vị trí của nó trong cuộc đời của con người. Trong Vũng lầy của chúng ta, Phương đã không làm gì khác hơn là ghi lại, diễn tả cuộc làm tình của hai người với tất cả giai đoạn chính của nó.
theo em xuống phố trưa mai
đang còn nhức mỏi đôi vai
theo em bước xuống cơn đau
bên ngoài nắng đã lên mau
đang còn nhức mỏi đôi vai
theo em bước xuống cơn đau
bên ngoài nắng đã lên mau
Đó là giai đoạn chót của cuộc làm tình, người đàn ông rã rời nhưng không được yên nghỉ vì nắng đã lên, hai người phải trở về với cuộc đời thường nhật sau khi đã hiến dâng cho nhau, đam mê nhau với tất cả con người mình:
cho nhau hết cả mê say
cho nhau hết cả chua cay
cho nhau chắt hết thơ ngây
trên cánh môi say
trên những cánh tay…
cho nhau hết cả chua cay
cho nhau chắt hết thơ ngây
trên cánh môi say
trên những cánh tay…
Sự trở về của người nam và người nữ sau đó dĩ nhiên chỉ có thể là “…bước về tình buồn”. Nhưng trưa nay, tối nay, ngày mai, hai người lại hoà thân xác vào nhau, xông vào nhau để tìm một sự trở thành MỘT NGƯỜI. Lưỡng nghi cố tìm đường trở thành Thái cực, nhưng đó là một sự thất bại biết trước. Âm và Dương, như trong biểu tượng mà Đông phương đã trình bày, chuyển động xoay tròn xoắn vào nhau, nhưng không bao giờ hoà vào nhau được – bởi vì có đạt được như thế chăng, thì sẽ là ngưng mọi chuyển động, là thái cực hiểu theo nghĩa phương Đông, là cái chết, là chấm dứt sự sống. Nhưng mỗi lần có thêm một đôi lứa yêu nhau trên thế gian, dù cả hai cùng đạt tới khoái lạc cực điểm cùng một giây, cả hai có cố mở mắt thật lớn để nhìn vào nhau, thì đúng vào giây đó, chỉ còn cách MỘT NGƯỜI tưởng như một khoảng rất nhỏ nữa thôi, hai người liền bùng lên tan biến, tan biến cả hai: tôi không còn hiện hữu và người tôi yêu cũng không còn hiện hữu. Để rồi sau đó chỉ còn là “…tình buồn chồng chất lê thê”. Nhưng cuộc hành trình thất bại từ trước khi khởi hành ấy lại phải bắt đầu lại – trừ phi đã hết yêu nhau. Và như vậy thì:
ta sống trong vũng lầy, một ngày vùi dần
còn vùi sâu, còn vùi sâu
trong ngao ngán không dứt cơn ê chề…
còn vùi sâu, còn vùi sâu
trong ngao ngán không dứt cơn ê chề…
Cuộc đời của đôi lứa nam nữ như một thứ “đam mê vô ích” ấy vẫn tiếp tục mãi mãi dưới ánh sáng mặt trời, cho tới vĩnh viễn. Tôi hiểu Phương, tôi hiểu tâm trạng ấy: cái chết đang đe doạ và người yêu thì còn kia. Phản ứng của người nam trong hoàn cảnh ấy là muốn tìm qua sự hiện hữu của người phối ngẫu kia sự trường tồn, sự sống của chính mình. Tôi nghĩ và hiểu như thế vì đã hơn một lần, tôi ôm người yêu trong tay, nhìn qua khung cửa nhìn chân trời đã hửng sáng mà lo ngại bởi vì nắng mà lên đã cao, tôi sẽ theo quân vào rừng. Có thể hiểu như thế là hiểu sai chăng, nhưng điều đó không quan trọng bởi vì nghe nhạc, thường là nghe chính quá khứ và bằng quá khứ của chính mình.
Một điều đặc biệt nữa tôi nhận thấy ở tình ca Lê Uyên Phương: đó là sự vắng bóng của sự ổn cố và tin tưởng. Nghe tình ca của những người khác, từ Phạm Duy cho tới Trịnh Công Sơn, tôi thấy có sự tin tưởng ở tình yêu như một yếu tố chắc chắn có đấy, một thực thể ổn cố. Có thể buồn, nhớ thương, đau đớn, khắc khoải, nhưng tình yêu là có. Đến Phương, tình yêu chỉ còn là những khoảnh khắc nào đó nhất định.
hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
hãy ngồi xuống đây chia tay lần này
hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
hãy ngồi xuống đây chia tay lần này
Hôn nhau, hiến dâng cho nhau một lần này, chính là chia tay nhau thêm một lần. Thật giản dị và cũng là sự thật. Hai thân thể, hai tâm hồn cố hoà vào nhau nhưng để rồi lại thất bại, hai thân xác rã rời buông nhau và hai tâm hồn rời xa, mỗi người trở lại với nỗi cô đơn làm người của chính mình. Nếu có điều nào an ủi cho con người khi biết yêu, đó là sự cô đơn cùng nhau với nhau.
Tình yêu đến đây quả đang đi đến chặng chót của cuộc hành trình của nó. Trong cuộc chiến kéo dài, trong một xã hội đang tan rã đến giai đoạn chót, người trẻ tuổi chỉ còn tin được vào tình yêu của chính mình. Phạm Duy còn tin, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn còn tin. Đến Phương, tin tưởng chẳng còn bao nhiêu, hoạ chăng là những khoảnh khắc, thế thôi. Nhưng có là khoảnh khắc thì vẫn còn là có. Và chính là vì khoảnh khắc, nên lại cần lao vào hối hả. Những đôi lứa yêu đương bây giờ, không còn biết làm gì hơn là rủ rê nhau “Hãy ngồi xuống đây”. Để làm gì? Sung sướng thay các cụ chúng ta. Các cụ khi còn trẻ có rủ nhau ngồi xuống đây thì thường cùng là để ngắm trăng sao, thề non hẹn biển và nếu có đi xa hơn chỉ là một sự “lôi cuốn ngoài ý muốn của các đương sự”. Còn bây giờ:
hãy ngồi xuống đây
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
dưới nắng ban mai phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ…
hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai cho da thịt này đốt cháy thương đau cho cơn buồn này
rót nóng truy hoan cho thiên đường này…
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
dưới nắng ban mai phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ…
hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai cho da thịt này đốt cháy thương đau cho cơn buồn này
rót nóng truy hoan cho thiên đường này…
Thật cả là một lời hô hào yêu đương. Thật dữ dội, thật ngây thơ và cũng thật tội nghiệp. Đêm vừa qua, sinh nhật của Thi, hai đứa khá muộn mới tới Hầm Gió và tới chai bia thứ ba, tôi ngửng lên mới thấy ở vị trí mà trong các gia đình cổ kính mới một thế hệ trước đây còn treo hoành phi trịnh trọng, chủ quán đã cho treo một bức hoành phi như tục lệ, duy chỉ có điều khác là bên trong không đề chữ Hán mà chỉ để có mỗi một chữ LOVE. Tôi vừa buồn cười vừa thấy thương.
Lý do vì tôi đoán biết người đề xướng ra bức “hoành phi” này có lẽ muốn đề tiêu ngữ đang phổ thông của sinh viên Hoa Kỳ: Make love not war. Nhưng sợ đề như vậy là bị ghép vào tội “phản chiến” chăng… Dám ra Toà án Mặt trận và 5 năm cấm cố như người làm nhạc trẻ Miên Đức Thắng.
Đêm vào khuya hơn nữa, tôi chợt nghĩ tới hai hình ảnh, hai hoạt cảnh mà tôi tham dự cả hai trong thời gian gần đây. Hoạt cảnh thứ nhất: từng đoàn sinh viên lao mình trong đám hơi cay, la hét tranh đấu, một cô bé nữ sinh Gia Long quần áo trắng đơn sơ, mắt còn trong veo bị ba bốn cảnh sát dã chiến túm lấy ném lên xe jeep, xe rú còi inh hỏi phóng đi như bay, nhưng tôi còn trông thấy, qua hai chân dạng và chiếc dùi cui lủng lẳng của người cảnh sát cô bé đó đang đưa vạt áo lên lau nước mắt. Hoạt cảnh hai: những người con trai con gái mặc quần áo hippy, sang trọng, đông đảo quây quần nhảy soul với nhau, vui chơi một cách ngây thơ và cố tình không biết đến chiến tranh đủ loại đang diễn ra không xa, ngoài kia… Từ hai hoạt cảnh ấy, tôi chợt nghĩ tới một điều: những người trẻ lao mình trong đám hơi cay kia là những người sung sướng hơn, bởi vì họ còn tin tưởng ở một cái gì khác hơn là thứ tin tưởng của những người trẻ lao mình trong điệu soul kia. Bởi vì ở cuối cuộc hành trình của những lớp người sau, chẳng còn gì hơn là những khoảnh khắc như tôi đã nói, những khoảnh khắc của Lê Uyên Phương, những khoảnh khắc mỗi ngày sẽ một khó kiếm khi tuổi trẻ qua dần, những khoảnh khắc có thể nói là không thể kiếm nổi cho những người nào không sao yêu được ai, hay bất cứ cái gì. "
P/S:
LE UYEN non LE-UYEN-PHUONG selection
• BẢN TANGO LÂM TRUY (JE NE T’AIME PAS, ý thơ TRẦN NHƯ VĨNH LẠC)
• BIẾT NGƯỜI VỀ ĐÂU (MAI BÍCH THI)
• CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI (TRẦN DUY ĐỨC, phổ thơ DU TỬ LÊ)
• CHIỀU TÍM (ĐAN THỌ, thơ ĐINH HÙNG)
• CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG (TRẦN THIỆN THANH, ý thơ TÔ THÙY YÊN) (feat THIÊN KIM)
• CHUỖI NGÀY XÓT XA (MAI BÍCH THI)
• ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN (PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, thơ DU TỬ LÊ) (feat ĐINH NGỌC)
• KỶ VẬT CHO EM (PHẠM DUY, thơ LINH PHƯƠNG)
• MẤY ĐỘ THU VỀ (MINH KỲ)
• NHỚ LẠI TRONG ĐÊM NAY (TRẦN DUY ĐỨC, phổ thơ DU TỬ LÊ)
• NỬA KHUYA TRỞ GIẤC (nhạc cổ điển, ý thơ TÀO TUYẾT CẦN, chuyển ngữ: TRẦN NHƯ VĨNH LẠC)
• THÀ NHƯ GIỌT MƯA (PHẠM DUY, thơ NGUYỄN TẤT NHIÊN)
• TÌNH KHÚC THỨ NHẤT (VŨ THÀNH AN, thơ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN)
• ƯỚC MƠ PHAI (TRẦN QUẢNG NAM)
• XA NGUỒN YÊU THƯƠNG (PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, thơ DU TỬ LÊ)
• Bonus – CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG, solo trong CD GIÁNG NGỌC
• CHIỀU TÍM (ĐAN THỌ, thơ ĐINH HÙNG)
• CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG (TRẦN THIỆN THANH, ý thơ TÔ THÙY YÊN) (feat THIÊN KIM)
• CHUỖI NGÀY XÓT XA (MAI BÍCH THI)
• ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN (PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, thơ DU TỬ LÊ) (feat ĐINH NGỌC)
• KỶ VẬT CHO EM (PHẠM DUY, thơ LINH PHƯƠNG)
• MẤY ĐỘ THU VỀ (MINH KỲ)
• NHỚ LẠI TRONG ĐÊM NAY (TRẦN DUY ĐỨC, phổ thơ DU TỬ LÊ)
• NỬA KHUYA TRỞ GIẤC (nhạc cổ điển, ý thơ TÀO TUYẾT CẦN, chuyển ngữ: TRẦN NHƯ VĨNH LẠC)
• THÀ NHƯ GIỌT MƯA (PHẠM DUY, thơ NGUYỄN TẤT NHIÊN)
• TÌNH KHÚC THỨ NHẤT (VŨ THÀNH AN, thơ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN)
• ƯỚC MƠ PHAI (TRẦN QUẢNG NAM)
• XA NGUỒN YÊU THƯƠNG (PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, thơ DU TỬ LÊ)
• Bonus – CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG, solo trong CD GIÁNG NGỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét