---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chúng ta đi mang theo quê hương - Tên một chương trình gây tiếng vang lớn của Thuý Nga năm 1999 - lấy cảm hứng từ một đoản văn của Mai Thảo
(Câu này MAI THẢO đã dùng lại trong “QUÊ HƯƠNG TRONG TRÍ NHỚ” trên báo SÁNG TẠO – 1958 – SỐ ĐẶC BIỆT HÀ NỘI:
“Kẻ thù không sợ chúng ta ở xa hay về gần. Điều nó sợ là ở xa hay gần mỗi chúng ta vẫn cứ là một khối sống rực rỡ. Cho nên đi hay ở đã không thành vấn đề. Đi không phài là tỵ nạn là mất gốc. Những cái mà tôi, mà anh, những người Hà Nội hiến dâng, góp phần vào cho sự sống ở Sài gòn, ở khắp nơi hôm nay mới chính là Hà nội, cái phần tinh hoa, cái phần quý giá nhất của Hà nội. Chúng ta đi mang theo quê hương, chúng ta đi mang theo Hà Nội là vì thế. Mà cũng chính là trong lối sống mà chúng ta đang chiến đấu, đang bảo vệ cho Hà nội, để vẫn là những người Hà nội…) .
Nhưng nguồn gốc của nó chính từ bức tranh của hoạ sĩ Phạm Tăng làm bìa báo rực rỡ Xuân Văn Nghệ Tự Do - Bính Thân 1956 .
Xuất hiện
trở lại trong triển lãm Giở Chồng Báo Cũ. Những tờ báo Xuân rực rỡ của văn nghệ
miền Nam - mấy chục năm vẫn toát ra một thứ lân tinh bình an hạnh phúc, âm ỉ mà
trường cửu, tưởng chừng sáng nay tôi đã chạm vào một thứ sáng mang tên là huyền ảo và say đắm...
"Chúng ta" (xưa) "đi mang theo quê hương" - cái "quê hương" vào năm 1956 ấy chính là cây đa- bến cũ - con đò, là những "thảo dã, xuân tình", là những hội hè Đình đám (mà theo tác giả Kim Định triết lý Việt Nam chính là bắt nguồn từ những mái đình như thế và ông đã khái quát thành một triết lý của dân tộc: triết lý cái đình - trong 1 quyển sách cùng tên), là những yếm thắm , má hồng, là những thầy đồ, lễ nghĩa, là những trẻ thơ khoanh tay nhận quà, là những "mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy...."
"Chúng ta" (1975) "ra đi" (cũng) "mang theo quê hương" ..., quê hương một lần nữa là những "Ly rượu mừng" - "rót thêm tràn đầy chén quan san" , là những ước mộng "Việt Nam không đòi xương máu, tự do công bình bác ái muôn đời..." , là những "buổi chiều Thủ Đô tưng bừng phố xá"...
Những bìa báo Xuân như hiện ra từ "tìm trong câu thơ cổ/ tìm trong tranh tố nữ..." ngỡ đã lắng chìm sâu vào dĩ vãng, bỗng hôm nay, từ khói sương đẹp - từ ẩn nhẫn đẹp, từ đẹp hình và đến lộng lẫy hồn ấy , đã du tôi vào một vùng ngây ngất đầy...
Còn (cái gọi là) "chúng ta" (hôm nay)(những kẻ đến sau) đã ... đến và "đốt cháy" tan nát quê hương!
"Khóc lên đi, hỡi Quê Hương yêu dấu"
"Chúng ta" (xưa) "đi mang theo quê hương" - cái "quê hương" vào năm 1956 ấy chính là cây đa- bến cũ - con đò, là những "thảo dã, xuân tình", là những hội hè Đình đám (mà theo tác giả Kim Định triết lý Việt Nam chính là bắt nguồn từ những mái đình như thế và ông đã khái quát thành một triết lý của dân tộc: triết lý cái đình - trong 1 quyển sách cùng tên), là những yếm thắm , má hồng, là những thầy đồ, lễ nghĩa, là những trẻ thơ khoanh tay nhận quà, là những "mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy...."
"Chúng ta" (1975) "ra đi" (cũng) "mang theo quê hương" ..., quê hương một lần nữa là những "Ly rượu mừng" - "rót thêm tràn đầy chén quan san" , là những ước mộng "Việt Nam không đòi xương máu, tự do công bình bác ái muôn đời..." , là những "buổi chiều Thủ Đô tưng bừng phố xá"...
Những bìa báo Xuân như hiện ra từ "tìm trong câu thơ cổ/ tìm trong tranh tố nữ..." ngỡ đã lắng chìm sâu vào dĩ vãng, bỗng hôm nay, từ khói sương đẹp - từ ẩn nhẫn đẹp, từ đẹp hình và đến lộng lẫy hồn ấy , đã du tôi vào một vùng ngây ngất đầy...
Còn (cái gọi là) "chúng ta" (hôm nay)(những kẻ đến sau) đã ... đến và "đốt cháy" tan nát quê hương!
"Khóc lên đi, hỡi Quê Hương yêu dấu"
CHÚNG TA ĐI MANG THEO QUÊ HƯƠNG
CHÚNG TA ĐI MANG THEO QUÊ HƯƠNG
1 bìa báo Xuân trong nước, năm nay, lần đầu ca sĩ KHÁNH LY lên bìa 1 tờ báo quốc nội. NGƯỜI ĐÔ THỊ là 1 trong những báo có chất lượng bài viết tốt, đa chiều, nhiều bài viết / tư tưởng nhân văn... hiện nay ở Việt Nam.
Bàn đến bìa báo Xuân: có
thể nói ngay là báo Xuân trong nước hình như có một lời nguyền không-bao-giờ-dám-đẹp...Trong
khi nhiều khi điều cần chỉ là 1 bức tranh, một ký hoạ + sự dàn trang, typo đơn
giản (& thẩm mỹ) là sẽ ra được cái hồn-Tết-Việt trên một nét đặc sắc hiếm
có quốc gia nào còn giữ là báo Xuân/ báo Tết (xem lại các bìa báo Xuân trước
1975, những bìa báo chân phương - những sắc màu nồng ấm & hạnh phúc + với
những phần typo xuất sắc, có thể 1 phần là do chữ toàn là viết tay - chưa có can thiệp của công nghệ - nên art sẵn
& có "hồn" sẵn)
Trước đây thì có bìa
Saigon Tiếp Thị coi được được, bìa của Nhà Đẹp hay dùng tranh vẽ làm bìa Xuân
cũng hay.
Năm nay, coi thử qua 2 bìa của 2 tờ báo người-Việt-hải-ngoại & bẽ bàng khi thấy hồn-Việt-Nam thể hiện rất rõ qua những bìa báo biển-ngoài này hơn là Việt-Nam đất-trong.
Năm nay, coi thử qua 2 bìa của 2 tờ báo người-Việt-hải-ngoại & bẽ bàng khi thấy hồn-Việt-Nam thể hiện rất rõ qua những bìa báo biển-ngoài này hơn là Việt-Nam đất-trong.
Bìa của Người-Việt Xuân là tranh của Nguyễn Thị Hợp - lúc nào nhìn những bức "tranh-xuân" thanh bình của nữ hoạ sĩ này - những bức tranh xuân mà nếu được lên tiếng, thì nó không gì khác hơn - chính đó : những khúc ca dao êm đềm, hay đó chính là câu trả lời cho những câu hỏi của Duyên Anh/Phạm Duy "Có bao giờ em hỏi - quê hương mình ở đâu?", đó chính là đền bù cho những mất mát "Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau / Chưa kịp hôn môi Tết, tháng Giêng son phấn sầu..."; đó là lời nhắc nhở để không bao giờ lãng quên "Sợ em đã quên mùi hoàng lan đêm xuân/ Quên hương cau thông vàng bụi phấn..."
Bởi thế, tranh của Nguyễn-thị-Hợp luôn làm lòng mình khẽ vang về khúc ca Xuân xúc động từ người-nhạc-sĩ-của-những-bài-ca-yêu-thương-sầu-muộn Trầm Tử Thiêng:
" Ước gì giờ này mẹ đang ôm con trong lòng mà ru
Cho mẹ còn nghe hương xuân trao cha mới vài xuân đầu
Ước gì từ một thời xưa êm đềm thành mùa xuân mới
Hoa rộ đầy trời mẹ ban cho con xuân vừa nằm nôi
Ước gì giờ này anh đang ôm
em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa ..."
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa ..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét