Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2007

SĨ PHÚ-GIỌNG TÌNH HÁT NHẠC TÌNH

....Dành tặng những ai yêu mến tiếng hát trầm ấm SĨ PHÚ...











Hình ảnh của người ca sĩ đẹp trai, của người phi công hào hoa phong nhã, một thời đã làm rung động bao trái tim phái nữ, đã trở thành một nhạt nhòa nhưng không tan trong nhiều màu sắc của dòng đời. Tuy nhiên, những cung bậc âm thanh ngày tháng cũ, những lời tình ca thì thầm êm ái trong chất giọng nồng nàn say đắm của anh vẫn là khoảng không gian bao la, ấp tràn kỷ niệm để dìu đưa chúng ta vào những cơn mê của cuộc trần…








Mặc dù mãi đến 4 tuổi mới biết nói, nhưng cậu bé Sĩ Phú đã chứng tỏ với mọi người rằng cậu là một thiên tài về âm nhạc lúc chỉ mới lên 5, 6 tuổi. Cậu ca hát nghêu ngao suốt ngày và hát rất hay.




Sĩ Phú sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942, tại Bonneng Thaket , Lào. Năm 1945, anh theo gia đình từ Lào về Hà Nội lúc được 3 tuổi.




Năm 1954, theo chân hàng triệu người Việt yêu chuộng tự do, gia đình anh di cư vào Nam. Gia đình anh cư ngụ tại Sài Gòn cho đến ngày sang Hoa Kỳ vào năm 1975.




Tốt nghiệp Trung Học lúc chưa đầy 16 tuổi. Vào đại Học Khoa Học lúc 16 tuổi. Vừa tròn 18, anh đã là giáo sư đệ Nhất Cấp, dạy Toán và Lý Hoá ở hai trường Trung Học La San Nghĩa Thục và Thăng Long tại Sài Gòn (1960-1961). Gia nhập Không Quân vào năm 1962, anh theo học khóa huấn luyện quân sự tại Nha Trang. Từ năm 1963 cho đến 1965, anh được gửi qua Hoa Kỳ 3 lần để học lái trực thăng chiến đấu và các lớp huấn luyện quân sự khác.




Sau biến cố Mậu Thân, từ phi đoàn, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân gọi về để giao phó một chức vụ mới. Anh được giao phó chức Trưởng Khối Cổ động Tuyên Truyền và Trưởng Ban Tâm Lý Chiến cho Sư đoàn 5. Anh phụ trách các chương trình phát thanh, phát hình của Không Quân trong đó, có chương trình Tuyển Mộ Phi Công cho Không Lực VNCH ở đài Truyền Hình Quân đội. Anh cất tiếng hát bài hùng ca đầu tiên trên đài Truyền Hình Sài Gòn vào năm 1968 trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Không Lực VNCH.




Năm 1970, anh được cử sang Hoa Kỳ lần thứ tư để theo học khóa huấn luyện phim ảnh và báo chí. Trong dịp này, nhờ vào tài ăn nói Anh Ngữ lưu loát và trí óc linh động thông minh, sau khi đệ trình một luận án, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ chọn để trao tặng bằng thưởng cao quý nhất chưa từng phát ra cho người ngoại quốc bao giờ. Đó là bằng thưởng "Người Hùng Biện Giỏi Nhất" trong ngành báo chí điện ảnh của Không Lực Hoa Kỳ. Đây là một vinh dự chẳng những riêng cho anh, mà là cho cả Không Lực VNCH thời bấy giờ.




Ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh là một trong những người cuối cùng rời Việt Nam trên chuyến máy bay quân sự cuối cùng rời Tân Sơn Nhất. Định cư tại miền Nam California, anh theo học đại Học và tốt nghiệp bằng Kỹ Sư Viễn Thông và theo dòng đời, như bao nhiêu người khác, anh lập gia đình và đi làm việc tại một hãng Mỹ. Năm 1983, rời miền Nam California nắng ấm, anh theo hãng làm việc dọn lên trên thành phố San Jose. Năm 1987 anh cho ra đời CD "Có Tình Nào Không Phai"trước khi lui vào bóng tối để sống một cuộc đời âm thầm, giản dị. Mãi đến năm 1995, vì tình yêu mến thính giả và bạn bè vẫn còn mãi trong anh, Sĩ Phú cho ra đời"Tà áo Xanh""Trái Tim Hững Hờ" (nhạc ngoại quốc lời Việt).




Cuối năm 1997, anh thực hiện CD "Còn Chút Gì để Nhớ" nhưng bị dở dang... nhưng may mắn thay, anh lại có dịp tiếp tục với công trình này và đã thu âm 10 bản nhạc cho CD này vào cuối năm 1999. Tháng 4 năm 1999, anh bị bệnh nặng và bị khám phá mang bệnh ung thư phổi. Trở về miền Nam California, anh được Ngọc Lan, người bạn tri kỷ cuối đời săn sóc chu đáo trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Ngày 22 tháng 6 năm 2000, Ngọc Lan và Sĩ Phú cho ra mắt CD cuối cùng của Sĩ Phú "Còn Chút Gì để Nhớ". Đêm ra mắt CD được sự ủng hộ rất đông đảo của thính giả yêu thương của anh. Hai mươi bảy ngày sau, tức là ngày 19 tháng 7 năm 2000 anh đã thua cuộc chiến với căn bệnh ung thư hiểm nghèo, vĩnh viễn từ giã cuộc đời. Hưởng dương 58 tuổi.



“…Sĩ Phú là tiếng hát của tình yêu, của nâng niu, của nỗi niềm vương vấn, của kỷ niệm xa vời.Anh hát cho những trái tim yêu nhau của những người tình. Trong nền tân nhạc Việt Nam, có những Nhạc Sĩ chỉ viết Tình Ca như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng..v...v.. thì cũng có một vài ca sĩ chỉ hát Tình Ca mà Sĩ Phú là một tiêu biểu . Anh chỉ hát Tình ca và không hát những nhạc phẩm có tính cách thời trang. Đó là một điểm rất riêng biệt của Sĩ Phú. Lối chọn đó , anh đã quyết định từ những ngày còn trẻ, khi mới bước chân vào cõi âm thanh. Từ những ngày còn hiên ngang trong bộ đồ bay hào hoa, với dáng dấp nghệ sĩ, từ đôi mắt , từ nụ cười, từ bộ ria mép rất lẳng, Sĩ Phú đã chọn cho mình một thế đứng rõ ràng trong làng trình diễn âm nhạc. Anh tự đặt cho mình là sứ giả của âm thanh tình yêu. Những bản nhạc tình thật hay, từ nhạc tiền chiến đến hiện tại, đã may mắn được giọng hát gợi cảm và trìu mến của anh lột tả hết nỗi lòng của người nghệ sĩ sáng tác, để đem đến cho người đời như những giọt mật ngon, những dòng sữa mát trôi nhập vào làn sóng âm.”





"Các bài viết này đã được đăng trên báo Người Việt ngày 12-29-2000,Việt Báo ngày19-12-2000 và tạp chí Mẹ Việt Nam số 149 ra ngày 26/02/2001"













"...Dư âm còn thiết tha rung động mãi trong không gian qua giọng ngân dài , nhẹ nhàng truyền cảm của anh. Phải đấy là những gì người đời vẫn còn nhớ và không quên khi nghĩ về Sĩ Phú

Giọng của Sĩ Phú không phải là giọng được kỹ thuật đào luyện đến mức thuần thục như giọng Duy Trác hay giọng của Anh Ngọc và của Phượng Bằng . Về âm sắc, đây là giọng mê hoặc làm chúng ta nghĩ đến giọng của người đàn ông có sức lôi cuốn phụ nữ rất mạnh, một giọng đa tình lẫn trữ tình . Về kỹ thuật, thì đây là giọng như xôi rượu chưa được dậy men sung mãn, như trái cây chưa giấm cho thật chín mềm . Trong tiếng hát của anh có một chút gì hơi sống sượng . Đó là cách dàn trải làn hơi đôi khi không được mượt mà cho lắm . Và khi ở chỗ hóc búa, nó có một chút gì hơi trắc trở như một cái thắc nút của một sợi tơ tằm óng chuốt . Chuỗi ngân của anh không được đều đặn và không được dài lắm, nhưng nó cũng không vụng, không sượng chai . Tuy nhiên người nghe có cảm tưởng anh cố tình ngân nga, cố tình nắn nót từng chữ lượn âm ba chứ không phải anh kéo dài làn hơi để làn hơi gợn sóng một cách tự nhiên . Cho nên chuỗi ngân ấy tuy không nổi nét răng cưa, nhưng nó không vẽ lên những nét thu ba uyển chuyển dịu dàng; mỗi một lượn ngân hơi nhọn, hơi thôi rít, không được tự nhiên trơn ngọt lắm .

Song, đây là một giọng đẹp và mùi kinh khủng! Một tiếng trầm của nó như hơ ấm những tâm hồn giá lạnh của một số phụ nữ cô đơn bằng những thoáng ấm áp bàng hoàng . Lúc đó, nó như sưởi nóng hồng huyết cầu và con tim của họ bằng men rượu bồ đào, bằng khói hương thơm của tách trà

Mỗi tiếng ngang ngang của nó như mơn man da thịt nhạy cảm của họ từng cái vuốt ve ân cần và tình tứ . Đây là một giọng gợi cảm từ bản chất, không bị cái sướt mướt lố lăng làm ngầu đục những cặn bã . Đôi lúc Sĩ Phú cố tình hát hơi nứt rạn như một thoáng nghẹn ngào chỗ láy thật nhẹ, giọng hát nhờ đó mà thêm nét duyên dáng mặn nồng .

Khi hát, Sĩ Phú có một khuôn mặt trầm tĩnh điểm một nụ cười điềm đạm . Anh không tỏ vẻ bất cần đời mà cũng không lộ vẻ tha thiết với cuộc đời .

Anh như lắng sâu vào cái mầu nhiệm và kỳ ảo của âm thanh, của sóng nhạc . Chính ở điểm này, anh thoát ra một hấp lực đặc biệt, một từ trường kỳ ảo..."

Hồ Trường An



(Trích “Chân Dung Những Tiếng Hát” Quyển 1, NXB Tân Văn . Đông Kinh - Nhật Bản 2000)






Anh đã ra đi, tiếng hát anh đã bay cao trên vòm trời xanh, như thuở nào anh đã lướt gió tung mây trên đôi cánh chim sắt oai hùng. Dư âm tiếng hát anh vẫn ngọt ngào và đằm thắm như những giọt mật yêu thương chìm lắng trong tâm hồn người nghe. Trên nghĩa trang của vùng trời âm thanh xao xuyến, hình dáng bay bướm của người phi công hào hoa năm nào vẫn còn ẩn hiện và luôn mãi là ngọn lửa tình nồng nàn, sưởi ấm cõi lòng của những ai yêu thương tiếng hát Sĩ Phú...

...May mắn thay, định mệnh đã run rủi cho anh gặp được một người mà anh gọi là một người bạn đồng hành. Ngọc Lan đã đến đúng lúc anh cô đơn nhất và không còn gì để cống hiến cho đời, cho nàng. Nàng đã đến để săn sóc anh và đưa anh về miền miên viễn mênh mông.
Dường như đây là một sự sắp đặt của Thượng Đế. Anh đã có những ngày tháng đẹp nhất và có giá trị nhất trong cuộc đời ở những ngày cuối cùng. Hạnh phúc dù rất ngắn ngủi, mong manh nhưng là những ngày tháng đáng ghi nhớ trong cuộc đời của người nam danh ca này.

Và cô đã viết quyển HỒI KÍ:SĨ PHÚ-BIẾT BAO GIỜ NGUÔI...








...để kể cho chúng ta nghe những hình ảnh đời thường của nam danh ca Sĩ Phú, những khỏanh khắc mà anh đã trải qua trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Hình ảnh của người tình-người chồng-người ca sĩ khi rời xa ánh đén sân khấu, được Ngọc Lan viết rất thật và rất ấm áp qua quyển Hồi Kí “Sĩ Phú-Biết bao giờ nguôi”….

DOWNLOAD HERE:SĨ PHÚ-BIẾT BAO GIỜ NGUÔI

MỤC LỤC:

Chương 1 - Duyên Tiền Định


Chương 2 - Nguyễn Sĩ Phú và Tuổi Thơ
Chương 3 - KQ Nguyễn Sĩ Phú **
Chương 4 - Theo Vận Nước Nổi Trôi
Chương 5 - Anh Vẫn Còn Cô Ðơn
Chương 6 - Các Con Của Anh
Chương 7 - Người Ði Qua Ðời Anh
Chương 8 - Ngọc Lan
Chương 9 - Cái Phút Ban Ðầu Lưu Luyến Ấy
Chương 10 - Mùa Thu Kỷ Niệm
Chương 11 - May Mà Có Em ...
Chương 12 - Ngôi Nhà Nhỏ Trên Sân Golf
Chương 13 - Tuyết Trắng
Chương 14 - Mùa Giáng Sinh Yêu Dấu
Chương 15 - Về Việt Nam
Chương 16 - Những Bài Ca Cuối Cùng
Chương 17 - Mầm Đau Thương
Chương 18 - Hung Tin
Chương 19 - Khung Trời UCI
Chương 20 - Những Tháng Ngày UCI
Chương 21 - Khu Phục Hồi
Chương 22 - Về Mái Nhà Xưa
Chương 23 - Đời Sống Tâm Linh
Chương 24 - Những Rắc Rối Của Cuộc Đời
Chương 25 - Những Đoạn Đường Anh Đã Đi Qua
Chương 26 - Trường Sinh Nhân Thể Điện
Chương 27 - Còn Chút Gì Để Nhớ
Chương 28 - Những Ngày Cuối Cùng
Chương 29 - Những Giọt Lệ Đau Thương
Chương 30 - Vĩnh Biệt Sĩ Phú, Vĩnh Biệt Người Tình
Chương 31 - Thư Của Thính Giả Thân Yêu




Ben Cu





Chieu Vang





Co Lang Gieng





Dem Mau Hong





Doi Cho (Pham Dinh Chuong)





Du Am





Em Toi





Gia Tu Dem Mua





Hinh Anh Mot Buoi Chieu





Noi Niem





Khuc Nhac Tuong Tu





Nu Cuoi Son Cuoc





Son Nu Ca





Thu Quyen Ru





Tro Ve Ben Mo





Xuan Tha Huong





Mat Biec





Niem Khuc Cuoi





Tinh Khuc Mua Xuan





Bay Gio Thang May





Ben Troi Phieu Lang





Chieu Nay Khong Co Em





Con Duong Tinh Ta Di





Dieu Buon





Em Con Thay Gi Khong





Me Oi (Tuan Khanh)





Mong Dem Xuan





Mot Chieu Dong





Mua Dau Mua





Nang Paris Nang Sai Gon






Mời mọi người cùng nghe 1 số bản nhạc do SĨ PHÚ trình bày rút ra từ các băng: THỜI TIẾNG HÁT LÊN NGÔI; KỈ VẬT THIÊN THU,VMUSIC-CD142....


DOWNLOAD HERE


(NICK&PASS:nghenhac)


Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2007

ĐỂ LẠI CHO EM...NHỮNG GÌ???

(Phan Thiết-1968)


''...Tôi không muốn làm lợi khí của bất cứ bên nào. Tất cả những điều tôi muốn nói đều đã được nói ra trong các bài tâm ca hay trường ca, tôi không muốn vênh vang một thái độ trong các tác phẩm ấy, tôi chỉ muốn phô diễn một lời than thở. Ở đây tất cả dân tộc bị khiếp đảm vì cuộc chiến tranh kéo dài từ ba mươi năm nay. Ai cũng muốn tìm nơi lẩn trốn, nhưng sự ra đi không phải chuyện dễ dàng, cho nên người ta đâm ra tù túng, ngờ vực và đôi khi bạo nghiệt nữa ! Người ta không có thì giờđể học hỏi, để đoàn kết, để giáo dục nhau. Mười Bài Tâm Ca ra đời là để chống lại sự vong thân ấy! ''

Phạm Duy-1 nhạc sĩ ít khi nào có những tuyên ngôn về các tác phẩm của mình, có lần đã nói như thế về 10 bài tâm ca.Mười bài Tâm Ca là mười cái nhìn cứu cấp vào một nhân sinh trên bờ vong thân, tan vỡ. Nhiều người biết nhưng không tìm ra lời. Lại thiếu lòng can đảm nói ra hoặc bâng quơ chần chừ. Họ không biết rằng lúc nào cũng là lúc của thời cơ.

Ðâu phải ngẫu nhiên mà Trần Bặch Ðằng chỉ thị cho Nguyễn Trọng Văn viết cuốn ''Phạm Duy đã chết'', ra lệnh cho Vũ Hạnh sử dụng giới văn nghệ nằm vùng, giới trí thức tả khuynh đập Phạm Duy trong chiến dịch hạ giá và bôi nhọ. Ðâu phải ngẫu nhiên mà những trí thức vọng ngoại như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung viết bài đả kích Tâm Ca. Mặc dù ông Lý Chánh Trung viết rằng : ''Lần đầu nghe Tâm Ca tôi đã xúc động đến ứa nước mắt''... ''Ðã lâu lắm rồi, trên bãi sa mạc văn nghệ của cái miền Nam gọi là Tự Do này chưa nghe được lời ca nào chân thành như vậy''.(Nhưng ông xác định ngay: ''Tình cảm tôi là tình cảm của Tâm Ca, nhưng lý trí tôi không chấp nhận Tâm Ca''...)

. Mười bài Tâm Ca, với những tựa đề như Tôi Ước Mơ, Tiếng Hát To, Ngồi Gần Nhau, Giọt Mưa Trên Lá , Ðể Lại Cho Em, Một Cành Củi Khô, Kẻ Thù Ta, Ru Người Hấp Hối, Tôi Bảo Tôi Mãi Mà Tôi Không Nghe, Hát Với Tôi(hình như là có thêm 2 bài:Tôi còn yêu;tôi cứ yêu và Những gì sẽ mang theo vào cõi chết;nhưng nhiều tài liệu chỉ nói đến 10 bài kể trên)đã cất lên tiếng nói lương tâm của con người đối mặt cùng sự thật và nhận diện lại mọi thứ trong đời.

Tiếng nói của tâm ca là tiếng nói đậm đà, tha thiết, có những lúc đi đến chỗ đắm đuối, mời gọi mọi người bước vào để chia sẻ tình yêu. Tình yêu theo cái nghĩa tràn đầy và dung chứa được mọi thứ của nó.

Tâm ca s ố 2 (Tiếng Hát To) là bài hát dài nhất trong mười bài Tâm Ca của Phạm Duy. Và vì nó dài, nó cũng chứa đựngđược rất nhiều hình tượng và tư tưởng nhân bản của Phạm Duy. Bài này gồm tất cả 6 đoạn, không có điệp khúc.

“Tôi sẽ hát to hơn súng nổ bên bờ ruộng già.Lời tôi ca, lời tôi ca xin lúa đừng lo. Lời tôi thay cho tiếng đạn bay Lời tôi xây cho vững tay cầy (...) Tôi sẽ hát cho vơi thống khổ vơi dòng lệ nhòa Một miền quê, một miền quê tim héo và khô. Lời tôi ca khâu vá tình thương, Lời hôm qua chắp nối Con Ðường, Lời hôm nay vương tiếng Mẹ buồn, Lời mai đây cao ngút Trường Sơn.

…Tiếng hát của tôi to hơn tiếng súng nổ gầm thét đêm đêm bên bờ ruộng lúa thân yêu kia. Nhưng xin lúa đừng lo, lời ca tôi chỉ xin xây cho tay cầy thêm vững, cho dòng lệ nhoà đi, và cho nỗi thống khổ vơi dần. Hôm qua tôi hát Con Ðường Cái Quan để xin làm người lữ khách ra đi nối lại lòng người và đất nước. Hôm nay, tôi hát Mẹ Việt Nam để tôn vinh Ðất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ, và Biển Mẹ. Còn ngày mai, tôi sẽ hát to tiếng hát Trường Sơn:

"...Tôi sẽ hát to hơn những kẻ khơi ngọn lửa thù... (...) Tôi sẽ hát to hơn lũ quỷ đang tìm đường về Lời tôi ca, lời tôi ca xua hãi hùng đi. Mùa xuân qua ai mất tuổi thơ Lời tôi ca hôn má xuân già Còn yêu nhau xin cứ mặn mà Ðừng cho ai ăn cướp tình ta..."

...Và rồi tiếng hát to kia bỗng bật lên thành tiếng nấc, tiếng khóc trước cuộc đời : Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang ngồi vỉa hè Trẻ bơ vơ, trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa. Hỏi thăm em, em có mẹ cha, Hỏi thăm em, em có cửa nhà, Một ngày qua em mất cả ba ! Tôi sẽ khóc cho em gái nhỏ theo mụ chủ nhà Một chiều mưa, một chiều mưa đi trong ngõ bùn nhơ. Từ vườn quê ra chốn phồn hoa Người em xua dĩ vãng đen nhoà Rồi đêm đêm son phấn nhạt mờ Mới nhận của tôi dâng mấy lời thơ... // Tôi hát tiễn đưa dăm thiếu phụ quay về đường nhà Lời tôi ca, lời tôi ca hun bếp lạnh tro. Lời như tơ như tóc tìm nhau Giường thơm tho chăn gối tươi mầu Mảnh gương to rơi vỡ ngày nào Còn lại bao nhiêu vẫn soi rõ mặt nhau..."

....và tôi đóan chắc, sau khi nghe xong Tiếng hát to, thế nào các bạn cũng sẽ dành 1 khỏanh khắc để nhận diện lại cuộc đời..cái gì và điều gì đang hiện hữu xung quanh ta đây???

Còn nói về tâm ca số 5:Để lại cho em..thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH trong tập sách NÓI VỚI TUỔI 20 của mình đã bày tỏ:

Chưa bao giờ tôi khóc khi nghe người ta hát. Thế mà tối hôm đó nước mắt tôi cứ chực trào xuống trong suốt thời gian tôi ngồi nghe nhạc sĩ Phạm Duy hát bài tâm ca số 5 của anh. Buổi họp mặt gồm có ba trăm thanh niên nam nữ, phần lớn là những người đang theo học trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một số các vị giáo sư và thân hữu của trường. Bài tâm ca mang tên là Ðể Lại Cho Em, những lời tự thú của một người anh bốn mươi tuổi nói với em hai mươi tuổi. Phải, đúng là những lời tự thú. Những lời tự thú thẳng thắn,đầy ân hận,đầy đau thương; những lời tự thú làm cho xót thương dâng lên tràn ngập lòng người, người của thế hệđi trước cũng như của thế hệđi sau. Những lời tự thú khiến cho giận hờn và trách móc tan biến và khiến cho nguồn thông cảm được khơi mở. Trong ánh mắt của những trẻ tuổi hôm ấy, tôi quảđã đọc thấy tha thứ và tin yêu. Tôi rưng rưng nước mắt, vì tôi được nghe chính tiếng nói của lòng tôi, tiếng tự thú của lòng tôi, do một nhạc sĩ tài ba hát lên. Phạm Duy đã hát gì?

Thế hệ của những người đi trước -- là chúng tôi -đã để lại cho thế hệđi sau -- là những người em hai mươi tuổi ngày hôm nay -- những hèn kém, những tội lỗi của họ. Một giải non sông gấm vóc, một miền oai linh hiển hách bây giờ chỉ còn là một mảnhđất chia cắt, cày xới lên bởi bom đạn. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo lực vênh vang bề thế, các anh đã để lại cho các em những giọt máu dân lành, những nấm mồ chưa xanh cỏ, những khăn sô, những thành buồn trongđó loài người tranh nhau từngđám bụi đen. Các anhđã vụng về, đã hèn kém,đã để lại cho em một quê hương nghèo khổ, đói lạnh, dù ruộng đồng của tổ quốc ta vốn rất mầu mỡ phì nhiêu. Ðường về tương lai nghẽn lối, bàn tay anh đang lẽ phải thơm tho mùi đất nay thành ra hôi mùi thuốc súng; các anh đã để lại cho các em những giả dối, đê hèn và vụng dại của các anh. Nhưng cơ sựđã xẩy ra như thế rồi, xin các em đừng trách móc hờn giận: hãy thương chúng tôi và hãy can đảm nhận và hãy can đảm nhận lấy cái gia tài khốn khổ khốn nền do các anh để lại. Nếu chúng ta biết thương nhau, nếu các em biết thương yêu và tha thứ cho chúng tôi, nếu chúng ta cùng gom sức mới, cùng nhận lời tranh đấu thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ tìm được một lối thoát cho nhau. Nếu các em biết tha thứ thì hồn nước cũng sẽ giật mình, đời chúng ta thêm sức sống, tủi hờn sẽ lắng xuống và niềm kiêu hãnh sẽ dâng lên. Nếu các em biết thương yêu và tha thứ thì súng đạn cũng sẽ phải thở dài, tàu bay cũng phải khóc, lựu đạn sẽ phải im tiếng và quê hương ta sẽ không không còn là một bãi chiến trường. Một bài hát như thế quả thực đã là tiếng nói phát ra từ tâm niệm thành khẩn, từ ý thức trách nhiệm, từ những khổđau của nhận thức. Một bài hát như thế không còn là một bài hát nữa. Ðó là máu,đó là xương, đó là linh hồn,đó là những khúc ruột quặn đau, đó là sự sống. Chúng tôi, những người anh bốn mươi tuổi hôm nay nhân danh Mẹ tổ quốc, Mẹ tình thương, chờ mong emđáp lại tiếng kêu bi thươngđó, kêu gọi em trở về với tình huynhđệ, ngồi lại bên nhau, bàn bạc với nhau để tìm ra một lối thoát. Emđừng oán giận trách móc nữa, và cũngđừng nghĩ rằng nhữngđiều chúng tôi nói, chúng tôi viết đây là những lời than trách, nhục mạ, lên án tuổi trẻ nữa. Tôi biết tuổi trẻ còn nhiều trong trắng, còn nhiều tha thứ. Tôi biết em sẵn sàng tha thứ, cũng như chúng tôi cũng từngđã biết tha thứ cho những vụng dại, những thành kiến của lớp người đã làm cho chúng tôi khổđau. Em hãy nhìn l ại chúng tôi : trán chúng tôi cũng bị cày lên nhữngđường nét ưu tư, khổđau, mắt chúng tôi vì cát bụi cuộc đời cũng không còn trong xanh nữa; niềm tin và sự trong trắng của tâm hồn cũngđã sứt mẻ và vỡ nát nặng nề. Chúng tôi cũngđã bơ vơ như em bây giờ còn đang bơ vơ. Chúng tôi nào phải là muốn lên giọngđạo đức để nhục mạ em. Ðến nước này mà còn nhục mạ nhau, còn lên giọngđạo đức với nhau thì quả thực là chúng tađã điên mất rồi. Quê hương thân yêu tan nát, chúng ta, những người lớn cũng như người nhỏ, hầu như không còn là chúng ta nữa. Chúng tađã đổ trách nhiệm lên đầu nhau,đổ oán giận lên đầu nhau,để càng xa nhau, để càng không hiểu nhau. Ðau thươngđã lớn lao quá rồi, chúng tađừng gây nhiều thêm nữa. Trong giai đoạn này chỉ có lòng xót thương mới có thể giúp cho chúng ta còn là chúng ta, mới có thể giúp cho chúng ta cóđủ bình tĩnh và thương yêu để tự lái con thuyền chúng ta ra khỏi cơn bão táp. Hãy hướng về chắp tay xót thương cho tổ quốc, cho giống nòi, xót thương Mẹ, xót thương Em, xót thương mảnh vườn xanh xưa của thời thơấu. Chất liệu xót thương sẽ biến khổđau thành hoa trái ngọt ngào. Thương nhau chúng ta sẽ tìm thấy con đường. Thương nhau chúng ta sẽ làm nên lịch sử.

Trong gần 1.000 bài hát được làm ra trong suốt cuộc đời ca nhân của mình, Phạm Duy đã luôn luôn muốn nói đến tình yêu. Tình yêu trong mọi thế thái của nó. Ông cũng đã không ngần ngạidùng những tiếng nói bình thường hay sống sượng của cuộc đời để nói lên lòng yêu thương cuộc đời, sống và chết cho cuộc đời, của ông. Ông cũng đã cất lên tiếng nói của Ðạo, của thăng hoa, siêu thoát để diễn tả cũng những tâm tình tha thiết đó. Nhưng tiếng nói đi thẳng ra từ trái tim thi sĩ, trá tim luônđập cùng những nhịp đập với đời sống kia, có lẽ mới là những tiếng nói đi sâu, và, nhờ thế, ở lại trong tâm hồn con người lâu nhất.

'Mười bài Tâm ca'' như thế, đã lôi cuốn tuổi trẻ một cách kỳ lạ. Tuổi trẻ bị Tâm ca quyến rũ như bị chinh phục bởi ái tình. Bởi vì nhữngđiều được phô diễn trong Tâm ca quả đúng là những điều vẫn từ lâu im lìm trong góc tối của con tim mỗi người, mà không ai nói lên được.

Tâm ca là tiếng nói của lương tâm, lương tâm những người không chấp nhận: không chấp nhận chiến tranh, không chấp nhận oán thù, không chấp nhận sa đoạ và nhất là không chấp nhận mọi thứ nhãn hiệu mà người ta dán lên để biện minh cho những thảm trạng ấy :








Ðể lại cho em một nước phân lìa



Ðể lại cho em một giống nòi chia



Hận thù nhân danh chủ nghĩa



Bạo tàn vênh vang bề thế...

Và như thế; thì làm sao mà có thể phủ nhận 1điều:"Không thể tưởng tượng 1 VN không có Phạm Duy-và 1 Phạm Duy không có Việt Nam"....

VIỆT NAM-cần-phải-có-một-PHẠM DUY!
ĐỂ LẠI CHO EM -KHÁNH LY(1994)

DOWNLOAD nguyen album o day:
Note:Nhung bai NGOI GAN NHAU, KE THU TA,1 CANH CUI KHO,RU NGUOI HAP HOI, TOI BAO TOI MAI MA TOI KO NGHE;HAT VOI TOI....hau nhu it duocpho bien va khong co an pham nao luu tru.....searching
TOI UOC MO+NHUNG GI SE MANG THEO VAO COI CHET..uploading...

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007

TRUYỆN KIỀU DƯỚI CÁI NHÌN NHÀ PHẬT...

"Chúng ta thường nghĩ truyện Kiều là truyện của một người khác và chúng ta chỉ là khán giả, không có liên can gì. Nhưng khi viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sống trong da thịt của nhân vật Kiều, đã trở thành với Kiều, cụ đã nói được tâm sự của chính mình...Trong khi viết truyện Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du viết truyện của chính mình. Cụ muốn gửi tấc lòng mình vào thiên cổ chứ không phải vì ngồi không, cao hứng nhất thời mà viết ra một tác phẩm chữ Nôm.

Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.

Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể học được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển.

Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. (Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều.). Kiều dã trải qua rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đi qua tất cả những chuyện lên voi xuống chó của một con người. Thúy Kiều có khi là học trò, làm vợ của một người có quyền thế gần như vua (Từ Hải), làm đầy tớ, làm người yêu, làm vợ lẽ và làm một người con gái phong sương… Kiều cũng từng làm sư cô. Mỗi chúng ta ít nhất đã có một giai đoạn giống như giai đoạn Thúy Kiều. Nhìn vào đời Thúy Kiều, ta phải nhìn như một toàn thể mà đừng nhìn từng khoảng ngắn.

Chúng ta phải có con mắt trạch pháp, tức là con mắt có khả năng nhận xét và phân biệt. Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp. Cụ tin vào thuyết tài mệnh tương đố (tài năng và số mệnh chống trái nhau). Chúng ta sẽ từ từ xét coi tại sao cụ tin vào thuyết này và thuyết này có đúng hay không. Nếu đúng thì đúng bao nhiều phần trăm. Không phải vì cụ nói ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ mà chúng ta tin ngay vào sự tương phản, chống trái của tài mệnh. Có những người có tài nhưng không bị tai nạn, vì họ có tu, có chánh niệm và sự khiêm nhượng. Tai nạn sẽ không xảy tới với họ, hay ít nhất, không xảy tới cho họ nhiều như cho những người quá cậy vào tài năng của mình mà xem thường người khác.

Dựa theo truyện Phong Tình Lục của Trung Hoa để viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã biến tập tiểu thuyết tầm thường này thành một tác phẩm văn chương phong phú và sâu sắc. Một lần nữa, chúng ta thấy cốt tủy của một tác phẩm có giá trị không phải là cốt truyện mà là văn chương và tư tưởng.

Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương Việt Nam và đã dạy truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ. Tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới.

Khi đọc truyện Kiều, ta không nên ngại về từ ngữ và điển tích. Các bản truyện Kiều đều có chú giải. Có tài liệu là ta có thể hiểu được hết các điển tích và từ cổ. Điều quan trọng là chúng ta đọc với tâm trạng quán chiếu, tìm thấy tâm lý của tác giả và tìm thấy lòng mình. "

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2007

QUẢ CHUÔNG BAY ĐI........

Huyền ảo, trữ tình và hết sức sâu sắc, tập truyện ngắn đầu tay của Phan Nhật Chiêu mang lại giọng văn độc đáo nổi bật, hoàn toàn mới lạ so với truyện ngắn Việt Nam từ trước đến nay.

Có thể ví tập sách Người ăn gió và quả chuông bay đi là một ống kính vạn hoa vi diệu. Mỗi lần lắc chiếc ống kính này, bạn sẽ thấy một thế giới nội tâm sống động hiển hiện, khác hoàn toàn so với thế giới của khoảnh khắc trước đó.

Và không chỉ tác giả nhập cuộc, mà chính bạn, người đọc, phải tự mình trang bị những hành trang cần thiết nếu muốn dấn thân vào thế giới ấy.

Bên cạnh trăn trở về sự sinh tồn, khao khát sáng tạo, khao khát hiểu thấu và nắm giữ vẻ đẹp của vạn vật là niềm thao thức trong tập truyện ngắn này. Tồn tại - Yêu - Tình dục - Chết, những phạm trù hết sức bình thường của đời sống con người, lay đi lay lại qua các truyện ngắn: Chơi hay không chơi, Bụi hồng chiêm bao, Không có chân trời...

Tình dục cũng là một yếu tố nổi bật trong truyện ngắn Phan Nhật Chiêu. Ngòi bút của ông phác hình ảnh người phụ nữ với thái độ hết sức trân trọng. Những cô gái huyền hoặc, những cảnh làm tình đẹp như mộng. Tình dục được nhắc đến cũng tự nhiên như người ta phải thở để sống.

Trong một thời gian dài, người sáng tác lẫn độc giả Việt Nam vốn quen đồng hóa truyện ngắn với văn xuôi, với thể loại tự sự. Truyện ngắn phải kể một câu truyện theo trình tự lớp lang, nhân vật A, B, C với những cá tính, hành động rõ ràng. Và hiện thực là hiện thực, lãng mạn là lãng mạn, huyền ảo là huyền ảo. Thế nhưng, truyện ngắn của Phan Nhật Chiêu là một sự dung hợp tài tình giữa tất cả các thể loại.

Trong mỗi truyện ngắn của ông, độc giả bắt gặp thơ, kịch, kiến thức về triết học. Không khí liêu trai huyền hoặc đan xen hiện thực trần trụi. Nguyễn Du, Hàn Mạc Tử..., và ngay cả Phan Nhật Chiêu cũng được nhắc đến trong những câu truyện như là nhân vật của câu truyện.

Bắt mộng -> Hành trình -> Trò chơi -> Huyền ảo là 4 phần của tập truyện ngắn. 4 phần được sắp xếp một cách vô tình mà hữu ý. 4 phần gồm những truyện ngắn hoàn toàn riêng biệt, nhưng vô hình trung, về cấu tứ, ý nghĩa đều kết hợp liên tục một cách chặt chẽ.

Qua tập truyện ngắn đầu tay, nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu không chỉ "bắt" mộng mà còn đùa, trò chuyện và tự sinh ra những giấc mộng vô cùng kỳ thú trong cuộc đời hãn hữu của con người.

Có thể ví tập sách Người ăn gió và quả chuông bay đi là một ống kính vạn hoa vi diệu. Mỗi lần lắc chiếc ống kính này, bạn sẽ thấy một thế giới nội tâm sống động hiển hiện, khác hoàn toàn so với thế giới của khoảnh khắc trước đó.

Và không chỉ tác giả nhập cuộc, mà chính bạn, người đọc, phải tự mình trang bị những hành trang cần thiết nếu muốn dấn thân vào thế giới ấy. ..

(Theo evan)

Và bây giờ; gửi tặng mọi người truyên ngắn mà tôi thích nhất..



QUẢ CHUÔNG BAY ĐI...



Tôi im lặng nhưng ý nghĩ của tôi thì không.

Tôi là quả chuông im lặng, treo trong một gác chuông điêu tàn. Không nhớ mình bao nhiêu tuổi, chỉ biết nặng gần hai tấn.

Tôi bị bỏ quên trên núi sau khi ngôi chùa hàng trăm năm tự sụp đổ. Bạn thân tôi là cái chày kềnh đã mất tích từ lâu; mà nếu còn cũng chẳng ai dộng chuông trên đồi núi hoang vắng này. Thế là tôi buộc phải im lặng. Nuốm chuông tròn nhẵn không có gì thích vào hàng thế kỷ đã trở nên vô dụng, không còn có thể lên tiếng với đời.

Tôi im lặng ngắm mặt trời chìm khuất sau rặng núi xa; khoảng thời gian mà đáng lẽ tiếng ngân của tôi phải vang vọng mười phương như lời kệ khắc trên mình tôi:

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Khắp nơi u tối mọi loài nghe

Siêu nhiên vượt thoát vòng sinh tử

Giác ngộ tâm tư một hướng về.

Giờ thì không ai nghe nữa rồi, kể cả bản thân tôi. Tôi đã quên mình từng kêu như thế nào.

Boong...boong...?

Om...om...?

Khôông...khôông...?

Mọi loài đều có tiếng kêu. Tôi cũng từng như thế. Nhưng giờ thì sao? Mình mà không nghe được mình thì có đáng sợ hay chăng?

Ngày xưa, mỗi ngày tôi vang ngân bốn lần, mỗi lần hàng giờ. Cứ nhìn thấy chú tiểu mặc áo nâu sồng đi lên các bậc đá là cái lòng hư không của tôi đã reo vui.

Và bao giờ cũng thế, trước khi khai chuông, chú tiểu đều dùng cả hai bàn tay mà ve vuốt tôi, làm tôi thích mê tơi. Đó là sự mơn trớn tràn trề nhục cảm, tựa tình nhân âu yếm tình nhân.

Rồi trong khi ngân nga, tôi cố đọc cảm nghĩ của chú tiểu. Giọng ngân của tôi từ đó dường như cũng rền nhục cảm, tan dần tố chất thanh tịnh ban đầu.

Tuy vậy, có lẽ đó là do tôi tưởng thế. Tưởng thôi mà. Thanh tịnh ban đầu là gì? Tôi đã được đúc như thế nào, tôi có biết không? Và vì sao da thịt thì không thanh tịnh?

Tiếng ngân của tôi qua sự truyền cảm của bàn tay và tâm tư chú tiểu dường như đổ thêm đam mê và khát vọng vào lòng người. Tôi trở thành cái chuông của nỗi bi hài nhân sinh.

Vậy mà thiên hạ vẫn tưởng tôi rỗng không, vô tâm.

Có lần tôi nhìn thấy một quả thạch lựu trong vườn chùa rơi xuống đá, vỡ tan. Sao mà nhiều hạt đến thế? Những hạt lựu trắng hồng, trong trong, mơn mởn. Bên trong quả lựu đẹp như vậy cho nên nó im lặng và chỉ phô bày cái đẹp khi bị đập vỡ.

Một quả chuông mà bị đập vỡ thì còn gì? Ý nghĩ của tôi lan man vô định trong khi tôi ngân nga. Còn chú tiểu, đôi mắt nhung và mơ mộng vẫn nhìn vào nuốm chuông để thích chày vào khi tiếng ngân vừa dứt.

Bây giờ, tôi chỉ muốn kêu lên vang dội để dựng người nằm thiên cổ dậy, để tàn tro của chú tiểu bay về phía tôi và bay lẫn vào phấn hoa trên núi.

Mỗi lần ngắm ánh tà huy rực rỡ trên núi xa như một chiếc cầu ánh sáng hồng vàng, chú tiểu đều để lộ một vẻ buồn rười rượi trên gương mặt thanh tú đẹp mê hồn, một nỗi buồn cô tịch như tôi bây giờ. Nỗi buồn ấy đã thấm sâu vào từng thớ chuông tôi.

Tôi còn nhớ, có lần khi chú leo lên các bậc đá của gác chuông thì chợt thấy một thiếu nữ đang đứng ôm tôi.

Cô gái ngây thơ ấy muốn thử vòng tay của mình có ôm trọn một quả chuông đồng nặng gần hai tấn không.

Tôi chưa thấy cô gái lên chùa nào đẹp như nàng. Còn đôi chút trẻ con, nàng mặc một chiếc áo cánh màu hồng nhạt, đôi cánh tay trần mảnh mai trắng muốt quấn quanh tôi, mát mịn như hoa quỳnh.

Nhưng tôi biết nàng là một trong những tín nữ đã ném xuyến vàng vào lò đúc, nơi tôi bắt đầu được tạo tác. Có lẽ nàng tưởng rằng vàng ấy hoà tan vào thân tôi, biết đâu rằng nó chỉ chìm sâu dưới đáy. Và tôi chỉ là đồng thau chứ nào phải chuông vàng.

Sao đứng đây? Muốn xem thầy đánh chuông. Có gì đâu. Thì em chỉ đứng xem, không được sao? Vậy thì làm sao ta khai chuông? Thì cứ tự nhiên thôi mà!...

Họ nói với nhau như thế. Chỉ có thế. Tự nhiên? Thế nào là tự nhiên ta cũng không biết nữa. Tình yêu là tự nhiên hay vong tình là tự nhiên?

Hay là ta có biết. Đôi mắt long lanh là tự nhiên. Tiếng thông reo quanh ta là tự nhiên. Ánh mặt trời vàng óng sau đồi là tự nhiên. Có gì tự nhiên hơn thế nữa?

Tiếng chuông vang lên, bảy tiếng nhẹ liên tục mở đầu, sau đó từng hồi ngân dài xa nhau, dài như tiếng thở dài của chú tiểu mà phải cố lắm, tôi mới lắng nghe ra.

Nửa giờ sau, chuông dứt hẳn, cô gái mới chạy xuống núi.

Ngày ngày chú tiểu vẫn đánh chuông. Không có ai. Chuông ngân thật dài:

Khôông...khôông...khôông...

Trước khi khai chuông, bao giờ chú tiểu cũng ve vuốt chuông. Trong giấc mơ của chú, có lần quả chuông nở ra những cánh hoa quỳnh trắng muốt.

Từ đấy hàng bao thế kỷ...

Sóng lớp phế hưng, chuông hồi kim cổ và tôi ngày càng khuất sâu vào cô tịch.

Tôi sẽ im lặng đến bao giờ?

Bỗng dưng tôi quyết định nổi loạn. Thế là...

Bứt mình ra khỏi giá treo, tôi bay xuống thềm đá. Tiếng kêu đầu tiên của tôi sau mấy trăm năm im lặng vang lên thật dữ dội, làm bản thân tôi cũng rùng mình.

Và quả chuông tôi bay đi. Có cảm giác rằng một quả chuông đang bay lên thật cao, bay lên mây và một quả chuông khác đang bay xuống núi, xuống những triền dốc quanh co.

Những mô đá, hòn đá, cành cây, rễ cây mừng rỡ đón đưa, tranh nhau đánh vào chuông, vào bất kỳ nơi nào trên hình hài chuông, không cần biết đâu là nuốm.

Những âm thanh dữ dội, cuồng nộ, bùng vỡ vang lên liên hồi khi chuông tung mình từng trận trên triền núi.

Chuông bay đi, lao đi, hò hét vang trời. Điên cuồng, vui say, đau đớn...

Và cứ thế, những giấc mơ huy hoàng bay trước chuông như những ngọn sóng đầy giông tố, bay đi...