Có một loài chim khi cất tiếng hót thánh thót vang vọng giữa trời mây sông nước, không gian như lắng đọng để hoà nhập trong âm điệu du dương: hòang oanh. Mang âm hưởng đó, có tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm như làn gió nhẹ, như tiếng reo của thuỳ dương, như tơ vương giăng mắc, như sương khói lững lờ, như lời tình tự giữa trăng thanh, như ru ta vào cõi mộng mơ, dìu ta lạc bước vào đất thần kinh với hoàng thành cung điện, với đền đài lăng tẩm, với sông nước hữu tình, với nhạc điệu trầm bỗng, thướt tha: Hà Thanh.
Sinh trưởng ở Liễu Cốc Hạ, Hương Trà, lớn lên bên dòng Bến Ngự đường Huyền Trân Công Chúa, Trần Thị Lục Hà sinh ra trong gia đình gia giáo có mười anh chị em, theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh. Là một Phật tử thuần thành, thuở nhỏ đã được quy y với Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết.
Lục Hà thích hát từ thuở mới cắp sách đến trường, dần dà năng khiếu về ca hát được thể hiện qua chương trình "Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh" trên Đài phát thanh Huế.
Sinh trưởng ở Liễu Cốc Hạ, Hương Trà, lớn lên bên dòng Bến Ngự đường Huyền Trân Công Chúa, Trần Thị Lục Hà sinh ra trong gia đình gia giáo có mười anh chị em, theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh. Là một Phật tử thuần thành, thuở nhỏ đã được quy y với Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết.
Lục Hà thích hát từ thuở mới cắp sách đến trường, dần dà năng khiếu về ca hát được thể hiện qua chương trình "Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh" trên Đài phát thanh Huế.
Bước Đường Nghệ Thuật
Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, cô nữ sinh Lục Hà của Trường Đồng Khánh mới 16 tuổi tham dự với danh xưng Hà Thanh. Qua 6 nhạc phẩm rất khó hát được Hà Thanh trình diễn như Dòng Sông Xanh (Le Beau Danube Bleu) của J.Strauss, lời Việt của Phạm Duy, Nhạc Buồn (Tristesse) của Chopin, lời Việt của Anh Ngọc, Đêm Tàn Bến Ngự & Áng Mây Chiều của
Dương Thiệu Tước, Được Mùa của Phạm Đình Chương, Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Hà Thanh được Ban Giám Khảo chấm giải nhất với số điểm 19/20.
Tên tuổi Hà Thanh đã được giới yêu thích âm nhạc ái mộ với làn hơi trong sáng, êm ái, ngọt ngào, cao sang, mượt mà, bóng bẩy, tình tự quê hương, có nét độc đáo trong âm điệu đất thần kinh. Tuy yêu nghề nhưng chưa dấn thân vào nghiệp, Hà Thanh vẫn tiếp tục con đường học vấn, chỉ hát ở Huế nhưng những ca khúc được trình bày đã vang xa khắp bốn phương trời qua lán sóng phát thanh của Đài phát thanh Huế, đánh dấu sự chờ đợi, hẹn hò của các trung tâm phát hành đĩa nhạc ở Thủ đô Sài Gòn.
Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm chọn lọc.
Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập trong môi sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Từ đó, góp mặt với những tiếng hát hàng đầu như Thái Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Mai Hương, Lệ Thu, Minh Hiếu, Thanh Thuý... Vào giữa thập niên 60, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội... Thời gian kế tiếp, xuất hiện trên
Đài Truyền hình, một giọng ca rất Huế, một hình ảnh rất thân quen đã tạo dựng cho tên tuổi Hà Thanh với sắc thái đặc biệt gắn liền với nhiều bản tình ca in sâu vào tâm tư tình cảm tha nhân.
Vào cuối thập niên 50, Nguyễn Văn Đông cho ra mắt vài nhạc phẩm đầu tay như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Mầu Nhớ... Quái kiệt Trần Văn Trạch đã đưa ca khúc Chiều Mưa Biên Giới lên đỉnh trăng sao trong khung trời ca nhạc. Thập niên 1960, Nguyễn Văn Đông làm Giám đốc nghệ thuật trung tâm đĩa nhạc Continental, ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua tiếng hát Hà Thanh đã đưa người nghe lâng
lâng tâm hồn, bay bỗng "theo áng mây trôi chiều hoang, bầu trời xanh xanh, vầng trăng, cờ về chiều tung bay phất phới...". Và, hình ảnh biên giới với người đi khu chiến được khơi dậy trong lòng mọi người.
Từ đó, nhiều ca khúc của Nguyễn Văn Đông được Hà Thanh trình bày, qua gần 4 thập niên, vẫn là tiếng hoàng oanh ngân vang đầu núi. Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Hải Ngoại Thương Ca, Nhớ Một Chiều Xuân... của Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát, vô hình chung trở nên bản quyền của Hà Thanh. Ở đó, có khi như định mệnh, thời gian ở hải ngoại, Hà Thanh gắn liền với Hải Ngoại Thương Ca. Với ca khúc Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước, với Tà Áo Tím, Thuở Ấy Yêu Em, Anh Đi Về Đâu của Hoàng Nguyên, với Chùa Hương của Hoàng Quý, Dứt Đường Tơ của Văn Thuỷ và Dzoãn Mẫn với Mối Tình Trương Chi của Phạm Duy, và nhất là Hẹn Một Ngày Về của Lê Hữu Mục... được Hà Thanh trình bày, qua bao thập niên, vẫn là giọt sương long lanh, tiếng hót của loài chim quý trênđỉnh núi, lời tình tự ngát hương.
Nổi Trôi Theo Dòng Đời
Trong văn giới, Mai Thảo đã một thời mê bóng dáng Hà Thanh. Vào thập niên 60, Mai Thảo trông coi tạp chí Kịch Ảnh nên có nhiều "quan hệ" trong giới ca nhạc. Lê Hà Nam trong bài viết về Mai Thảo đã đề cập:... "Vào cuối thập niên 50, đã từ Sài Gòn, một mình bay ra cố đô Huế; lừng lững tới tận nhà người ca sĩ họ Lục (sau nầy trở thành danh ca dưới tên H.T). Đó là Mai Thảo, ông hoàng của Đêm sài
Gòn. Không chỉ đa số các khán giả không biết mà, ngay cả song thân của người ca sĩ họ Lục cũng kinh ngạc, ngỡ ngàng khi nghe Mai Thảo nói:
Tôi là Mai Thảo, từ Sài Gòn ra, chúng tôi thật sự muốn lấy L.H làm vợ...
Và, cũng ngay sau đó, song tgha6n của người con gái họ Lục tự thấy rằng sẽ khó khăn cho họ biết là chừng nào, mếu có một chàng rể như... Mai Thảo".
Hình như ca sĩ thường lập gia đình rất sớm, nhưng Hà Thanh lập gia đình vào tuổi tam thập nhi lập. Năm 1970 kết duyên với người hùng trong Binh chủng Thiết Giáp, Trung tá tá Bùi Thế Dung, Thiết đoàn trưởng. Năm 1972, Kim Huyên ra đời. Hiện nay, Kim Huyên nối nghiệp cầm ca theo thân mẫu.
Hà Thanh cùng chồng sống bên nhau được bốn năm, biến cố tang thương, cách xa mười lăm năm, mang tiếng hát "bi thương" trang trải nơi hải ngoại.
Năm 1975, phu quân Hà Thanh vào chốn lao tù và trải qua 13 năm, Hà Thanh đã chay tịnh cầu an, thề nguyện. Năm 1984 Hà Thanh và đứa con duy nhất được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990, vợ chồng được sum họp với nhau. Thế nhưng, theo dòng thời gian với bao nỗi trớ trêu của hệ luỵ, bóng tối cuộc tình đổ xuống trong tuổi bóng xế của cuộc đời sau 2 năm gần gủi bên nhau.
Tuy là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng hoàn cảnh đời sống hải ngoại đưa đẫy công việc không liên quan đến nghề nghiệp trong sinh hoạt văn nghệ. Nói như thi hào Nguyễn Du "Đã mang lấy nghiệp vào thân", làm sao rời bỏ tiếng ca, giọng hát khi lòng còn tha thiết, vẫn còn trong sáng, ngọt ngào, nét độc đáo trong tiếng hát. Trong suốt thời gian vợ chồng xa cách, Hà Thanh rất ít xuất hiện trên sân khấu, con chim hoàng oanh ngậm ngùi im tiếng. Đã một thời nơi đất thần kinh, Hà Thanh được mệnh danh con chim hoạ mi trong vòm trời ca nhạc.
Bước vào thập niên 90, thỉnh thoảng về thăm Little Saigon, Hà Thanh xuất hiện, trình làng tiếng ca trong vài cuốn CD. Ngoài những ca khúc được hát chung với vài ca sĩ thành danh, tiếng hát Hà Thanh với CD khởi đầu Hải Ngoại Thương Ca, và CD kế tiếp Chiều Mưa Biên Giới, gồm hai mươi ca khúc quen thuộc, vang danh. Những ca khúc nầy đã một thời tạo dựng tên tuổi Hà Thanh nổi tiếng trong kiếp cầm ca. Và, ngược lại, đôi khi còn là của riêng bởi giọng ca đặc biệt ngọt ngào, thướt tha, mềm mại như lụa đào, như dáng liễu nhẹ nhàng tung bay trong làn gió nhẹ.
Ở đây, gặp lại những tình khúc một thời luyến nhớ từ Chiều Mưa Biên Giới. Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông đến Thiên Thai của Văn Cao, Chiều Vàng của Nguyễn Văn Khánh, Nỗi Niềm của Tuấn Khanh, Tiếng Xưa của Dương Thiệu Tước, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn của Văn Phụng.
CD Sầu Mộng gồm mười nhạc phẩm được chọn lọc của Phạm Vũ như Hương Bay, Sầu Mộng, Mây Mùa Thu... tuy không được ái mộ nhiều nhưng cũng là món quà đóng góp trong vườn hoa nghệ thuật hải ngoại.
CD Ngát Hương Đàm gồm 12 ca khúc mang mầu sắc Phật Giáo, ngợi ca đức tin, lòng yêu thương, huyền nhiệm cao cả giữa đạo và đời. Là Phật Tử, Hà Thanh thường đi trình diễn trong dịp lễ của Phật Giáo như công quả thệ nguyện. CD Nhành Dương Cưu Khổ được tiếp nối sau CD về đạo ca mà Hà Thanh ôm ấp trong tâm tưởng.
Kết
Hà Thanh được hầu hết mọi người ái mộ từ nhân cách của người ca sĩ đến giọng ca được trải dài trong gần nửa thế kỷ. Bước vào thiên niên kỷ mới, Hà Thanh bước sang tuổi lục tuần. Hà Thanh còn giữ được giọng ca truyền cảm, điêu luyện để đóng góp vào dòng sinh hoạt ca nhạc hải ngoại, Hà Thanh thực hiện tiếng ca của con chim hoàng oanh để được lưu truyền, nếu không, phôi phai theo thời gian, mỗi chuổi giây đưa ta về miền cát bụi... rồi một ngày nào đó, không còn tác phẩm cho đời, ngậm ngùi tiếc nuối. Trước kia, Hà Thanh không xuất hiện ở vũ trường, vào đầu thập niên 70 Hà Thanh xuất hiện với lý do đặc biệt vì không nhận thù lao.
Hà Thanh, một giọng ca bay bỗng, lẫy lừng, tiếng hát đã chinh phục hàng triệu trái tim trên làn sóng điện, và, một cuộc sống trầm lặng. mộ đạo, hiếu thảo bên thân mẫu vào tuổi cửu tuần. Tiếng hát Hà Thanh cao vút, luyến láy rất nhuần nhuyễn khơi dậy nhựng mạch nguồn của nhớ nhung, của một thời yêu thương với khung trời vấn vương bao kỹ niệm, của hương xưa, của thuở chiến chinh, của trời mây non nước... tất cả mang theo hình ảnh thân thương của bóng dáng quê hương. Tiếng hát Hà Thanh như cuốn hút người nghe thả hồn về quá khứ, thả mình trong tĩnh lặng, trong nỗi xa xăm bị đánh mất, mịt mù thức mây... được vỡ về, bầy tỏ, an ủi cho nhau bởi âm điệu ngọt ngào du dương.
Vương Trùng Dương
01. Sầu Mộng
02. Trăng Đôi Ngã
03. Ru Tình Sầu
04. Nụ Cười Đã Tắt
05. Ngày Quen Nhau
06. Mây Mùa Thu
07. Hương Bay
08. Một Đêm Trăng
09. Giấc Mơ Cho Quê Hương
10. Gặp Rồi Xa Nhau
HÀ THANH – Tiếng Hát Thướt Tha Cành Lệ Liễu
Vào năm 1955, 1956 gì đó, tôi bắt gặp trên một tờ báo, tuần san hay nguyệt san hoặc nhật báo gì đó mà tôi không sao nhớ nổi cái tên của nó, có một bài báo nói về các ca sĩ đương thời. Trong bài ấy nói tới nữ ca sĩ Hà Thanh mà tác giả gọi là “Chim Họa Mi Xứ Huế”. Trước chị đã có hai con chim họa mi trong vườn ca nhạc. Đó là Thái Thanh bên tân nhạc và Năm Cần Thơ bên cổ nhạc. Bà Năm Cần Thơ là chị của nữ nghệ sĩ ca kịch cải lương Kim Nên; Kim Nên là mẹ của nam ca sĩ Thái Châu hiện giờ. Bà Năm Cần Thơ có hát một cặp dĩa thu 20 câu Vọng Cổ tựa là “Họa Mi Trong Lồng”. Tiếng hát mùi mẫn và cách hát giỡn nhịp cực kỳ huê dạng của bà đã làm say lòng biết bao khách mộ điệu nên báo chí mới tặng cho bà một cái tên dễ thương như vậy. Nhạc sĩ Lê Thương có lần đã vẽ chân dung giọng hát bà Năm như sau: “Tiếng hát của Năm Cần Thơ như tiếng gió lao xao cành trúc, còn tiếng hát Ba Bến Tre như tiếng nước trà rót vào chén bạch”. Riêng Thái Thanh, trong 5 năm đầu của thập niên 50 đã chinh phục khán thính giả Nam Kỳ qua bài “Tình Ca” và một số ca khúc âm hưởng dân ca ba miền của Phạm Duy nên cũng được tặng cái biệt danh thơm tho như thế.
Còn tiếng hát Hà Thanh thì sao? Trên làn sóng điện đài phát thanh Huế, có lần tôi được nghe chị hát bản “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục. Cảm nghĩ đầu tiên của tôi: “Đúng là chim họa mi. Nữ ca sĩ nào ở trên phần đất từ sông Bến Hải tới mũi Cà Mau có thể đem giọng sơn ca để tranh thủ cương vị và danh vọng trong ca trường nhạc giới với chị Hà Thanh đây?”
Tiếng hát Hà Thanh yểu điệu như cành lệ liễu buông tơ tha thướt. Lệ liễu soi bóng bên ao đầm, xõa tóc trong đêm trăng, rũ bóng trong khu vườn được đóng cổng vây rào. Lệ liễu hong tóc dưới ánh nắng mai, bên trong bức tường vẽ hoa gấm của khuôn viên một nàng cô phụ thuộc hàng quý tộc thuở xa xưa. Khung cảnh nào có lệ liễu mà chẳng trữ tình như thơ, diễm ảo như mộng?
Bài “Hẹn Một Ngày Về” có nhiều tiếng cuối câu để Hà Thanh uốn láy. Nét láy mới uyển chuyển và mềm mại làm sao! Chúng ta có thể liên tưởng đến một giòng tiểu khê trong vắt chảy uốn éo giữa vùng cỏ mượt nhung. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến dải lụa đào bay trong gió dịu nắng hiền. Chúng ta cũng có thể mường tượng đến đuôi cánh diều vẽ nét lượn duyên dáng trên lưng gió, in trên nền trời xanh bát ngát trong buổi đẹp trời.
Tiếng hát Hà Thanh dồi dào nữ tính nhất. Đây là một giọng soprano thanh và mỏng mà mỗi tiếng hát như một vì sao sáng lấp lánh, kết thành một dải Ngân Hà cho câu hát. Cái điệu đà trong giọng hát chị là cái bẩm sinh của một cô thiên kim tiểu thư sống trong tú các hương khuê, chứ không phải cái điệu của các cô danh kỹ dùng để nịch ái đàn ông. Điệu mà không lẳng, điệu mà vẫn giữ nét cao sang quý phái. Điệu phơn phớt phấn mỏng, điệu ngan ngát hương trinh.
Muốn đến ca trường nhạc giới, Hà Thanh phải qua một cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Huế tổ chức. Ở phần chung kết, chị hát bài “Dòng Sông Xanh” của Johann Strauss (do Phạm Duy phổ lời Việt) và chị đỗ khôi nguyên một cách vinh quang.
Tôi không nhớ rõ năm nào, hình như vào năm 1962 thì phải, nhà văn Mai Thảo trong coi tạp san Kịch Ảnh, có lần đến viếng nhà Hà Thanh trong dịp anh ra Huế chơi. Sau đó, vì thấy thời cuộc ở Huế rối ren, chị vào Sài Gòn, trước để tránh cuộc xáo trộn chính trị có thể gây cảnh máu đổ xương rơi và sau để tìm môi trường hoạt động ca nhạc rộng hơn.
Vào Sài Gòn, Hà Thanh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nâng đỡ ngay. Trong một cuộc phỏng vấn trên một tờ nhật báo nào đó, anh Đông cho biết: “Trong hàng ngũ các ca sĩ đương thời, bên nam tôi thích Thanh Hùng, còn bên nữ tôi thích Hà Thanh”. Chị được các hãng dĩa mời thu thanh, chị hát trên đài Sài Gòn, được thính giả khắp nơi ái mộ nồng nhiệt. Thuở đó những ca sĩ được ăn khách gồm có: Phương Dung, Hoàng Oanh và Hà Thanh (bên nữ), Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Vũ, Hùng Cường và Thanh Hùng (bên nam). Lúc đầu, Hà Thanh nghĩ rằng Lệ Thanh là giọng hát ăn khách, nhưng sớm bỏ nghề, tuy vậy vẫn còn gây nhiều lưu luyến mến yêu trong lòng khách mộ điệu. Cho nên chị bắt chước Lệ Thanh láy táo bạo ở mỗi tiếng cuối của câu hát, chơi fantaisie một cách bừa bãi. Nhưng sau đó, nhận thấy mình có chỗ đứng vững chãi trong giới tân nhạc rồi nên chị không thèm bắt chước hát theo Lệ Thanh nữa; chị hát theo lối chân truyền tức là hát theo cái bản sắc của chị. Chị hát những bài của Nguyễn Văn Đông như: “Nhớ Một Chiều Xuân”, “Hải Ngoại Thương Ca”, “Mấy Dặm Sơn Khê”. Chị hát những ca khúc của Hoàng Nguyên như: “Ai Lên Xứ Hoa Đào”, “Anh Đi Về Đâu”, “Tôi Sẽ Về Thăm Em Chiều Nay”. Tất cả những bài kể trên được chị trình bày rất đạt tình, rất truyền cảm. Và theo tôi, bên nữ giới chẳng có ai hát những bản âm hưởng dân ca Huế như “Tiếng Xưa”, “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước bằng Minh Trang và Hà Thanh. Vì là dân gốc Huế, tâm tình và ngôn ngữ Huế đã có sẵn ở họ nên họ phát âm tiếng Huế rất thoải mái, không cần gồng mình bắt chước giọng Huế khác hẳn các ca sĩ gốc Bắc hay các ca sĩ gốc Nam để hát hai ca khúc vừa kể.
Theo tôi, tôi chưa thấy ai hát bài “Dứt Đường Tơ” của Văn Thủy và bản “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục hay hơn Hà Thanh. Khi diễn tả hai bài kể trên, giọng chị ngọt ngào uyển chuyển để âu yếm với tiết điệu, để mơn trớn ý nhạc. Giọng có vẻ lả lướt mềm mại như cỏ bồng phất phơ trong cơn gió hiu hiu, nhưng thật dẻo như lụa bạch, lụa cẩm châu. Chúng ta có thể liên tưởng đến nhánh dương liễu mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhúng vào tịnh bình đựng cam lộ để rải vào tâm hồn và trái tim người nghe từng đợt mát rượi, từng giọt ngọt lịm.
Ở bài “Hải Ngoại Thương Ca”, khi hát đến câu “Oai dũng muôn đời rạng danh thế giới”, Hà Thanh rướn giọng ở tiếng “giới”, rồi uốn lượn một cách tài tình trước khi bắn vọt lên cao, giọng sao mà lồng lộng, âm lượng căn phồng những ngân vang lảnh lót. Lúc đó, người nghe có cảm tưởng đó như ngọn pháo bông vút lên cao rồi tỏa một chùm tia sáng muôn màu. Ở bài “Mấy Dặm Sơn Khê”, tới chỗ lên cao nhất, tiếng của Hà Thanh hơi mỏng một chút, nhưng vẫn dẻo vẫn ngọt, reo phơi phới như cơn gió xuân mỏng dịu thổi về. Chuỗi ngân của chị lúc đó cũng dài dằng dặc gợn từng làn sóng lăn tăn và đều đặn.
Vào mùa xuân 1972 , tôi qua thành phố bên Hannover (Đức) để hành hương trong dịp lễ Phật Đản tại chùa Viên Giác. (lekt nghĩ sách in lộn chứ năm 1972 thì quá sớm để có một ngôi chùa Việt Nam ở bên Đức, và có người Việt qua hành hương; chắc năm 1982 hay 1992 thì có lẽ đúng hơn.) Tại đây, tôi gặp ba nữ ca sĩ Kim Anh, Lệ Thu và Hà Thanh. Cả ba đến hát cho buổi trình diễn văn nghệ do chùa tổ chức. Hà Thanh hơi mập hơn 18 năm về trước, mập mà đẹp, khuôn mặt hồng hào và xán lạn như được mây hồng vào buổi rạng đông chiếu rọi. Tôi được Thượng tọa viện chủ chùa Viên Giác cho cư ngụ tại căn phòng thuộc tầng lầu hai của một khách sạn. Còn phòng của ba nữ ca sĩ kia cùng phòng các ni cô, ni sư cũng ở tầng lầu hai ấy. Mỗi sáng sớm, các nữ ca sĩ, quý vị Thích nữ kia, mỗi người đứng trước cửa phòng riêng của mình là có thể nói chuyện với mọi người ở phòng khác. Được cái là tầng lầu hai này dành hoàn toàn cho các khách hành hương Việt Nam nên tất cả mọi người đều có thể nói chuyện thoải mái với nhau. Riêng đối với Hà Thanh, ngoài chuyện ca nhạc, tôi có thể cùng chị kể cho nhau những nhân vật nổi tiếng ở Huế.
Trong buổi trình diễn trước ngày đại lễ, Hà Thanh mặc chiếc áo gấm rực sắc son tươi dệt bông bằng ngân tuyến. Trông chị hơi luộm thuộm vì mái tóc chải không khéo, không có nếp gợn thanh lịch. Tóc sao mà lười xười như tóc mấy cô choai choai tân thời. Tuy vậy, khuôn mặt chị vẫn kiều diễm và phúc hậu. Giọng hát của chị vẫn óng ả như tơ, sáng mượt như gấm và mềm mại như nhung. Làn hơi chị vẫn phong phú, khỏe khoắn. Lại nữa, chị sử dụng máy vi âm rất nghề nên tiếng chị ăn máy kinh khủng. Chị hát một lèo ba bài: “Ai Lên Xứ Hoa Đào” của Hoàng Nguyên, “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước và “Tiếng Sông Hương” của Phạm Đình Chương. Sau đó, tôi có hỏi:
- Sao chị không hát hai bản “Hẹn Một Ngày Về” và “Dứt Đường Tơ”?
Hà Thanh cười buồn:
- Tôi không nhớ lời hai bản ấy. Tiếc quá!
Buổi trình diễn đêm văn nghệ kết thúc, Hà Thanh thay áo tơ lụa màu nguyệt bạch và về ngay khách sạn. Còn Lệ Thu và Kim Anh ngay trong đêm đó đến nơi trình diễn khác dành cho tối hôm sau. Nhân viên tiếp khách ở khách sạn cho Hà Thanh biết rằng khách sạn sẽ đóng cửa vào 1 giờ sáng. Chị liền xin chìa khóa của phòng tôi, ngồi trong phòng đợi suốt một tiếng rưởi đồng hồ chờ tôi về. Hú vía! Nếu không có chị, tôi phải ngủ trong tình trạng màn trời chiếu đất, tha hồ mà ngắm dải Ngân Hà cùng chòm sao Nam Tào và chòm sao Bắc Đẩu.
Hà Thanh là một Phật Tử thuần thành. Chị thuộc vanh vách các Thần chú Mật Tông trong đó có bài “Đại Bi Tâm Đà-la-ni” khá dài. Chị thích hát những bài thơ thiền của Nhất Hạnh được phổ nhạc. Nữ sĩ Trần thị Lai Hồng, cô em nhà chú của chị có vẽ cho chị khóm sen hồng trên tà áo dài màu thúy lam của chị để chị mặc mỗi khi trình diễn các bài Thiền ca.
Trong lúc tâm sự với tôi, Hà Thanh than thở:
- Anh coi đó, những người mà mình không yêu thì họ cứ theo bám mình như đỉa. Còn những kẻ mà mình yêu thì họ nạng mình ra.
Hồ Trường An
Trong buổi trình diễn trước ngày đại lễ, Hà Thanh mặc chiếc áo gấm rực sắc son tươi dệt bông bằng ngân tuyến. Trông chị hơi luộm thuộm vì mái tóc chải không khéo, không có nếp gợn thanh lịch. Tóc sao mà lười xười như tóc mấy cô choai choai tân thời. Tuy vậy, khuôn mặt chị vẫn kiều diễm và phúc hậu. Giọng hát của chị vẫn óng ả như tơ, sáng mượt như gấm và mềm mại như nhung. Làn hơi chị vẫn phong phú, khỏe khoắn. Lại nữa, chị sử dụng máy vi âm rất nghề nên tiếng chị ăn máy kinh khủng. Chị hát một lèo ba bài: “Ai Lên Xứ Hoa Đào” của Hoàng Nguyên, “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước và “Tiếng Sông Hương” của Phạm Đình Chương. Sau đó, tôi có hỏi:
- Sao chị không hát hai bản “Hẹn Một Ngày Về” và “Dứt Đường Tơ”?
Hà Thanh cười buồn:
- Tôi không nhớ lời hai bản ấy. Tiếc quá!
Buổi trình diễn đêm văn nghệ kết thúc, Hà Thanh thay áo tơ lụa màu nguyệt bạch và về ngay khách sạn. Còn Lệ Thu và Kim Anh ngay trong đêm đó đến nơi trình diễn khác dành cho tối hôm sau. Nhân viên tiếp khách ở khách sạn cho Hà Thanh biết rằng khách sạn sẽ đóng cửa vào 1 giờ sáng. Chị liền xin chìa khóa của phòng tôi, ngồi trong phòng đợi suốt một tiếng rưởi đồng hồ chờ tôi về. Hú vía! Nếu không có chị, tôi phải ngủ trong tình trạng màn trời chiếu đất, tha hồ mà ngắm dải Ngân Hà cùng chòm sao Nam Tào và chòm sao Bắc Đẩu.
Hà Thanh là một Phật Tử thuần thành. Chị thuộc vanh vách các Thần chú Mật Tông trong đó có bài “Đại Bi Tâm Đà-la-ni” khá dài. Chị thích hát những bài thơ thiền của Nhất Hạnh được phổ nhạc. Nữ sĩ Trần thị Lai Hồng, cô em nhà chú của chị có vẽ cho chị khóm sen hồng trên tà áo dài màu thúy lam của chị để chị mặc mỗi khi trình diễn các bài Thiền ca.
Trong lúc tâm sự với tôi, Hà Thanh than thở:
- Anh coi đó, những người mà mình không yêu thì họ cứ theo bám mình như đỉa. Còn những kẻ mà mình yêu thì họ nạng mình ra.
Hồ Trường An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét