Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Mai Thảo- Một yêu dấu...đã từng!

“Một đêm mùa thu Hà Nội, lá vàng lả tả bay trên những con đường không tiếng vang, những con đường phảng phất sương mù và lắng đọng rất nhiều bóng tối. Trên những con đường ấy là những bước chân rất êm của những người tình. Đầu ngả đầu, vai kề vai, tay trong tay nắm, thần trí mơ màng, tâm hồn phơi phới, trên những con đường lá vàng, những người tình dìu nhau bước đi.”
- Mai Thảo, “Sau khi bão tới”

Đoạn văn ngắn bên trên được nhiều người trích dẫn, mỗi khi bàn về Mai Thảo.

Đa số, qua “tay trong tay nắm”, nhận định rằng Mai Thảo dùng từ “nắm” thừa, chơi với chữ là chính, làm dáng không cần thiết. Người khá hơn chút thì bảo rằng từ “nắm” được sử dụng để tạo tiết tấu.

Đọc lại đoạn văn này, tôi thấy:

1. Mai Thảo là người giỏi dựng tiết tấu, đồng thời là người tạo giai điệu tuyệt luân. Từ “nắm” làm nên một syncopation (đảo phách) khiến tiến trình tiết tấu đều đặn “đầu ngả đầu, vai kề vai” bị giật lại, bị hẫng. Câu văn ấy còn có một giai điệu đẹp: “nắm” thanh trắc, gập ghềnh khúc khuỷu, để sau đó được làm cân phương bình ổn lại bằng thanh bằng “mơ màng”. Đó phải là câu văn Bắc Hà, người Bắc vốn cảm nhận độ cao thấp của tiếng nói chuẩn xác hơn cả.

2. Những chữ Mai Thảo dùng, mà người ta cho là thừa, đều có chủ đích. Chúng làm câu văn sống. Chúng làm nhân vật hoạt động. Chữ “nắm” Mai Thảo viết là để tạo ra hiệu quả như khoảnh khắc bấm cò máy ảnh: máy dõi theo, dõi theo những bước chân êm tình nhân, dõi theo họ đầu ngả đầu, vai kề vai… Máy chờ đến khi hai bàn tay tìm nhau từ từ siết lại, thì mới lẩy cò. Cái nhìn nhiếp ảnh, câu văn nhiếp ảnh. Mai Thảo không vung vãi chữ. Sao lại bảo ông vung vãi chữ cho được khi mà cần ngắn, ông sẵn sàng ngắn?

3. Người ta nói rằng đọc Mai Thảo thấy toàn chữ với chữ va nhau, cảm xúc chẳng bao nhiêu. Sao lại đòi hỏi điều đó khi ông chủ định viết văn để bật ra cảm giác và liên tưởng? Chữ cứa vào tâm can, làm ta rùng mình. Chữ gợi ra những sinh quyển tùy trải nghiệm cá nhân mỗi người đọc, giống như gạch chân những hyperlinks để tùy ý người đọc click vào; đến lượt nó, mỗi siêu liên kết lại dẫn đến những vùng đất rất khác nhau. Bạn đi xa hay đi gần, là tùy bạn; bạn đi lạc, cũng do bạn. Và cảm xúc dấy lên chính từ những trải nghiệm cá nhân này, những liên tưởng này, chứ không đến trực tiếp từ câu văn đoạn văn.

4. Đọc Mai Thảo, nhớ ca khúc Nguyễn Đình Toàn. Nhiều tương đồng. Anh Toàn viết bài hát, cũng câu dài lê thê xen với câu ngắn cộc lốc. Cũng đầy hình ảnh tượng trưng, cũng gợi nhiều liên tưởng.

Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi cay
Mong tìm ra phút sum vầy

Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài

5. Viết về văn Mai Thảo, tôi thích Bùi Vĩnh Phúc. Hơn cả Nguyễn Hưng Quốc.


“Đó là một Khoa của tỏ tình chưa dám, nhưng một đính hôn đã là.”

Câu văn trên, trong Ôm Đàn Tới Giữa Đời, có thể lấy làm ví dụ văn phong Mai Thảo.

Ngày bé, tôi không tài nào chịu nổi lối hành văn ấy. Như tôi không chịu nổi “vườn cười bằng bướm, hót bằng chim” của Xuân Diệu.

Cậu tôi cấm đọc Bùi Giáng, sợ tẩu hỏa nhập ma. Vậy mà tôi nuốt trôi Bùi Giáng mà nghẹn tắc Mai Thảo.

Khi lớn, tôi lại ảnh hưởng Mai Thảo nhiều. Có thể không kiểu cách bằng, bởi tôi không hợp tạng kiểu cách; nhưng vẫn tập viết sao cho tiếng Việt phải bật lên lấp lánh. Phải sáng lòa. Phải giàu âm hưởng. Phải là những giai điệu đẹp. Phải là những cấu trúc cân. Viết văn phải như viết nhạc.

Và phải duyên.

Những yếu tính khác, tập được hết. Duyên là trời cho.

“Thời gian nghiêng đi, mỗi thước vuông không khí là một phiến ngực trần chói lọi thở, gió và nắng chan hòa lẫn lẫn, niềm kiêu vạm vỡ cuối cùng của tạo vật.”

Đọc Mai Thảo, tưởng tượng ra nụ cười mỉm Bắc kỳ của ông. Đọc Nguyễn Đình Toàn, hình dung ra trọn vẹn cái đáo để ngầm, cái nụ cười nửa miệng anh giấu sau hàm răng cắn pipe.

Đọc Bùi Giáng, là thấy ngay một yogi quần áo xanh đỏ trồng chuối giữa chợ.

oOo

Đừng tìm kiếm “tư tưởng” trong truyện Mai Thảo. Ông không chủ định làm điều ấy. Ông chơi văn. Ông vào văn để được sống trong cõi duyên dáng, lăng lệ của nó.

Một điều nữa, không quan hệ [hệ trọng] lắm, mà tôi thấy ở truyện Mai Thảo: ông để cho nhân vật của mình ứng xử, đối đãi nhau như những người-có-học. Lựa lời dịu nhẹ, nói năng từ tốn, ý tứ sâu xa. Tránh tối đa việc làm tổn thương người khác, kể cả kẻ không ưa mình. Tìm cách giải thích khác cho một sự thật, mà không phải nói dối. Lối đối đãi của kẻ sĩ.

Hà Nội ngày xưa là như vậy. Saigon ngày xưa là như vậy.

Trong Ôm Đàn Tới Giữa Đời, khi hàng xóm ở Quy Nhơn hỏi Ngọc lý do Thụy bỏ xứ và rồi bỏ xác ở Pleiku, Ngọc [người hiểu cơn cớ sâu xa nhất] đã đáp, “Anh ấy biết mình sức khỏe kém, không thọ, sợ ở nhà phiền lụy gia đình.”

Nếu là một Ngọc của thời này, lời đáp phải là:

1. Ôi bà hỏi làm gì tên khùng đó. Dở người.
2. Dại gái thôi bà ạ.
3. Ngữ ấy sống đâu chả vậy, chết đâu chả vậy.

Giờ, tôi không cần đọc Mai Thảo để tìm văn. Tôi ôn lại cung cách khu xử.


NS QUỐC BẢO


Image


DOWNLOAD : 2 TẬP TRUYỆN NGẮN : CHUYẾN TÀU TRÊN SÔNG HỒNG & MƯA NÚI



Mai Thảo, Khi Chiều Giăng Lưới, in lần thứ nhất, Tiếng Phương Đông, Saigon, 1974

Mai Thảo, Chìm Dần Vào Quên Lãng, Tiếng Phương Đông, Saigon, 1973
Mai Thảo, Tình Yêu Màu Khói Nhạt, in lần thứ nhất, Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Saigon, 1972

Mai Thảo, Căn Nhà Vùng Nước Mặn, xuất bản lần thứ nhất, An Tiêm, Saigon, 1966

Mai Thảo, Tùy Bút, Khai Phóng, Saigon, 1970


Khi Mùa  Mưa Tới

DOWNLOAD KHI MÙA MƯA TỚI


Gần Mười Bảy Tuổi

DOWNLOAD GẦN 17 TUỔI


Sống Chỉ Một Lần

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Tuyển tập (bìa) nhạc xưa...

Ngoài những bản nhạc được in thành những nhạc bản rời, nhạc xưa còn được in thành những tuyển tập, hoặc là nhạc của một nhạc sĩ hoặc theo một chủ đề nào đó. Nhạc in thành tuyển tập thường có ít hình nhạc sĩ, ca sĩ; thay vào đó, có thể có những phụ bản có tính chất nghệ thuật hơn, thường là các bức tranh của họa sĩ hoặc hình ảnh của nhiếp ảnh gia.

Những nhạc bản tuyệt đẹp, không những là hình ảnh của 1 thời, của 1 đời, mà còn là những gì sau cùng nhất, các nhạc sĩ , qua những tác phẩm được chăm chút, qua những tâm tư thấm đẫm tình cảm....còn muốn sống lại, và sống mãi trong giới mộ điệu, bất chấp không gian và thời gian!


1. Trường ca Mẹ Việt Nam của Ns. Phạm Duy, 1964 (Lời ca được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp)

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau


2. Ca Khúc Cung Tiến, 1972

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Chân dung phóng họa Ns. Cung Tiến của Hs. Duy Thanh

Image
Mục lục

3. Những Tình Khúc Muôn Đời Của Nhân Loại - Tập 1, 1973

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Mục lục

4. Những Tình Khúc Muôn Đời Của Nhân Loại - Tập 4, 1973

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

5. Dân Ca Việt Nam, 1961

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Các Phụ bản và Mục lục
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image

Image

6. 14 Khuôn Mặt Du Ca Việt Nam (mất bìa), 1973

Image
Mục lục của tuyển tập


Hình ảnh các nhạc sĩ phong trào Du Ca

Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image

7. Thơ Nhạc (The Music of Verses), 1974

15 nhạc sĩ phổ nhạc 12 bài thơ của Ts. Cao Tiêu thành 14 ca khúc. Tuyển tập được in trên giấy hoa tiên. Các bài thơ được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp. Mỗi bài gồm có thơ, nhạc, họa phẩm của các hoạ sĩ, hình ảnh và thủ bút của các nhạc sĩ.

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau


Thủ bút và chân dung của thi sĩ Cao Tiêu
Image
Image


Thủ bút và chân dung của các nhạc sĩ
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
CHG ui! Tui tìm được một bài nhạc Ns. Vù Đức Nghiêm viết chung với Ns. Nhật Bằng ở đây.

Image
Image
Image
Đây là một trong những ông thày dạy nhạc của tui, Ns. Viết Chung

Image
Mỗi bài thơ trong tuyển tập thường kèm theo một họa phẩm như trên. Phần nhạc thì như sau:

Image
Image

Image
Tác phẩm Hoa Trăng của Ns. Vũ Văn Tuynh đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 1970.
8. Tình Khúc Cho Nhau của Ns. Đỗ Lễ, 1973

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Image
Bản Tuổi Mây Hồng với thủ bút và chữ ký của Đỗ Lễ 

9. Tình Hồng Cho Em của Ns. Hoàng Thi Thơ, 1970

Image
Bìa trước

Image
Hình và thủ bút của Hoàng Thi Thơ

Image
Tiểu sử

Image
Mục lục

10. Yêu Nhau Khi Còn Thơ của Ns. Lê Uyên Phương, 1970

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Mục lục
11. Thung Lũng Hồng Của Chúng Ta, Ns. Phạm Mạnh Cương và N.CH

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Thủ bút va chữ ký của Phạm Mạnh Cương

Image
Mục lục

Image
Image
Phụ bản với hình Ns. Phạm Mạnh Cương đưa nường ra Hồ Than Thở để than thở. j/k :haha:

12. Tình Khúc Từ Công Phụng, 1970

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Thủ bút của Từ Công Phụng

Image
Chân dung phóng họa Từ Công Phụng của nữ họa sĩ Bé Ký

Image
Mục lục

13. Những Tình Khúc Tiền Chiến Tiêu Biểu, 1970

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

14. Những Tình Khúc Mùa Thu của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, 1971 hoặc trước đó

Image
15. Tình Ca Người Cô Đơn, 1971

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

16. Tình Đầu của Ns. Vũ Thành An, 1970

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau và mục lục

17. Một Ngày Cho Tình Yêu, 1971

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Mục lục

Image
Phụ bản của Hs. Nguyên Khai

18. Trên Đỉnh Yêu Đương của Ns. Trầm Tử Thiêng, 1969

Image
Bìa trước

Image
Bìa sau

Image
Image
Image
Image
Thủ bút

Image
Phụ bản của Hs. Đinh Cường

Image
Chân dung phóng họa Trầm Tử Thiêng của Hs. Trịnh Cung