Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

"Nhân danh ANH, và EM, và chúng mình AMOUR"(Hoàng Ngọc Tuấn)

"...đời sống đã mang đi hết những câu kinh trinh bạch mà
không phải lúc nào, giờ nào, thời nào cũng thổ lộ cùng nhau được" (TCS)

Phải thế không? Mà sao những tiếng thở dài “đời sống ôi buồn như cỏ khô" cứ vang động mãi...
Nhất là "đời sống" hôm nay! “Tuổi xanh hung dữ nên tuổi mau phai” đã kéo những gì đẹp đẽ, sâu lắng...vào vùng u tối...
Bởi vậy, theo dòng cảm thức của Văn Học Miền Nam trước 1975, tôi
thầm cám ơn, một thời kì (mà miền Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng) với mênh mang nhạc, với rợp trời “nắng thi ca, mưa tiểu thuyết” đã là một chút “hương trần gian” để giờ đây, chúng ta còn có cái để níu giữ, để nhìn lại...chính tâm hồn của mình vậy!

HOÀNG NGỌC TUẤN - một nhà văn đầy kỉ niệm của thế hệ học trò
trước 1975, phải chăng, đã là một "thiên sứ" để giữ lại dùm chút gì
để nhớ, để thương...ấy?!?


Những đoạn văn, những câu chuyện tình (buồn) hiền như suối cỏ,
thương như giọt nước mắt đầu tiên của gãy vụn tình đầu.. là những bài kinh tình yêu cần và phải được truyền đi để đọc: hàng ngày, hàng đêm...như gióng giã phước lành của những lời bình an mầu nhiệm của một thứ tôn giáo gọi tên: Yêu Thương!

Như những lời kinh tình yêu trong TÔI & EM, truyện bắt đầu bằng…

“…bởi vì tên em viết tắt là M.N.
(đọc là Em Anh: em của anh), tôi sẽ gọi em thành Mơ Nữ. Cái chữ này có lẽ sẽ làm các vị uyên thâm Hán tự chau mày. Mộng Nữ thì đúng hơn, nhưng nghe có vẻ già dặn "liêu trai" quá. Tôi vẫn muốn gọi em là Mơ Nữ, dịu dàng và bềnh bồng hơn. Một người thiếu nữ đang mơ, như mơ hay giấc mơ về một người Tôi còn sống là nhờ mộng mơ đắm đuối. thiếu nữ. Giữa cuộc sống chật hẹp ao tù này, tôi vẫn sống với đầy mộng tưởng.

Tên tôi là H.N.T, tôi đề nghị em gọi là Hồn Người Tình, ba chữ từ câu thơ của Xuân Diệu: "Hồn người tình mỏng lắm xếp cho êm..."
Danh chính ngôn mới thuận. Thế là xong phần "xướng danh". Giờ đây là câu chuyện của Mơ Nữ và Hồn Người Tình. Nhưng thật ra, tên gọi xứng đáng nhất cho em, là Em. Và cho tôi, là Tôi. Đây là chuyện của Tôi và Em”

HNT viết truyện này để tặng nhà văn NTMN (MN)…NTMN là 1 cô học sinh học ban B, ở 1 ngôi trường ở 1 miền duyên hải xa xôi: Phan Thiết... "NTMN ngày ấy cũng bộc lộ khả năng thiên phú về văn chương. Xong Tú Tài, nhà khó khăn cô bé NTMN ngày ấy vừa bán thuốc lá vừa viết văn ...cô quen nhà văn HNT từ những câu chuyện gửi đi cho tòa soạn báo ...Một chuyện tình đẹp như mơ và chỉ là giấc mơ .."


Xuyên suốt câu chuyện, là những bức thư...bằng thơ của MƠ NỮ gửi HỒN NGƯỜI TÌNH...mà có nhiều lúc, cô giận hờn và kêu ông là HẾT NGƯỜI THƯƠNG...Và không chỉ là những câu chuyện tình yêu vu vơ, những giận hờn của "cái thuở ban đâu lưu luyến ấy"...mà TÔI & EM còn là 1 bản hoà ca của một tình yêu sâu lắng với cuộc đời, với âm nhạc, với nghệ thuật, với văn chương...với những chân giá trị...và còn là một đau đáu, một kiếm tìm, một thắc mắc...với những câu hỏi rất con người, những gì thuộc về con người...giữa chông chênh, và chơ vơ của thời cuộc....Nỗi buồn bàng bạc của "bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng" đã phả một áng thơ rất tình, làm TÔI VÀ EM là một tác phẩm đáng yêu và đáng nhớ trong rất nhiều những tác phẩm cho tuổi mới lớn trước 1975.

Photobucket
...



PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket




Photobucket


QUỐC GIA????

Tôi không biết vô tình, hay cố ý, bản truyện tôi mua thiếu mất hẳn phần Q: QUỐC GIA....Đó, như một sự trống trải của câu trả lời: QUỐC GIA, là gì, là ai...Đó, một hoang mang chưa giải thích, một vắng vẻ đến rợn người, một mất mát đau buồn...

ĐỂ LẠI CHO EM, ĐƯỢC GÌ? 

Để lại cho em này nước non mình
Để lại cho em một nước đẹp xinh
Một miền oai linh hiển hách
Chỉ còn dư vang thần thánh
Để lại cho em hèn kém của anh
Để lại cho em cuộc sống mệt nhoài
Để lại cho em hồn nước tả tơi
Đường đời quanh co kẹt lối
Lòng người không căm giận dỗi
Để lại cho em tội lỗi qua rồi.
Nhưng em thương anh, thương anh cho nước phải giật mình
Nhưng em thương anh, thương anh cho tình lên sức sống
Nhưng em thương anh, thương anh cho tủi hờn đi xuống
Nhưng em thương anh, thương anh cho niềm kiêu hãnh vươn lên.

Để lại cho em một nước phân lìa
Để lại cho em một giống nòi chia
Hận thù nhân danh chủ nghĩa
Bạo tàn vênh vang bề thế
Để lại cho em giọt máu dân lành
Để lại cho em từng nấm mồ xanh
Chập chờn bay trong bại thắng
Ngọn cờ khăn sô mầu trắng
Để lại cho em một bãi sa trường.
Nhưng em thương anh, thương anh cho súng phải thở dài
Nhưng em thương anh, thương anh cho tầu bay khóc với
Nhưng em thương anh, thương anh cho lựu đạn im tiếng
Nhưng em thương anh, thương anh cho đường vũ khí qua tim.

Đểi cho em cảnh khó quê nghèo
Dù rằng ruộng ta mầu mỡ phì nhiêu
Một bàn tay thơm mùi đất
Thành bàn tay hoen mầu xám
Để lại cho em một tấm lòng tham
Để lại cho em thành phố lên đèn
Bọn người tranh nhau một đám bụi đen
Lệ buồn rơi trong tửu điếm
Gửi người gian nan tiền tuyến
Để lại cho em giả dối đê hèn.
Nhưng em thương anh, thương anh em đón nhận gia tài
Nhưng em thương anh, thương anh ta cùng gom sức mới
Nhưng em thương anh, thương anh xin nhận lời tranh đấu
Nhưng em thương anh, thương anh đi tìm lối thoát cho nhau.

(PHẠM DUY - 1965)

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
Photobucket


BONUS:

PHẦN viết thêm cho MƠ NỮ, trong 1 bài thơ đăng trên VĂN - 1975

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket




Chân dung nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn qua nét vẽ Hoàng Đặng.

* Tiểu sử:

Hoàng Ngọc Tuấn sinh năm 1947 tại TP Huế. Từ năm 1967, ông phiêu bạt vào Nam sinh sống, theo học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, và bắt đầu bước vào nghề cầm bút từ thời gian này. Ông được giới trẻ miền Nam đặc biệt yêu thích, đón nhận như một “hiện tượng văn học” từ trước 1975.

Trước 1975, Hoàng Ngọc Tuấn từng được bình chọn là 1 trong 5 nhà văn được yêu thích nhất của tuổi trẻ miền Nam, do tuần báo Khởi Hành (nhà thơ Viên Linh làm chủ biên) trưng cầu ý kiến bạn đọc. Có lẽ, ông là nhà văn hiếm hoi đã bắt trúng ngôn ngữ và tâm trạng của lớp trẻ vào thời điểm ấy.

Từ năm 1989 - 2005, các tác phẩm Hoàng Ngọc Tuấn được NXB Trẻ tái bản nhiều lần qua các tựa sách: Tuyển tập Hoàng Ngọc Tuấn (3 tập), Lời cầu hôn, Hình như là tình yêu... Thế nhưng, Hoàng Ngọc Tuấn vẫn ít được công chúng biết, bởi ông có đời sống riêng khá lập dị, kín đáo và lặng lẽ và hầu như không có sáng tác nào mới cho đến khi qua đời, do lâm bạo bệnh vào tháng 7-2005.

* Tác phẩm:

- Hình như là tình yêu
- Cô bé treo mùng
- Ở một nơi ai cũng quen nhau
- Tôi và em


HỌC TRÒ - Hoàng Ngọc Tuấn - Vàng Son xb, 1972



Lời Cầu Hôn - Hoàng Ngọc Tuấn - Nxb Trẻ - 1989


Tôi và em, Hoàng Ngọc Tuấn, An Tiêm, 1973


Cô bé treo mùng - Hoàng Ngọc Tuấn - Trí Đăng - 1972





Hình như là tình yêu (tập truyện ngắn) - Hoàng Ngọc Tuấn - NXB Trẻ, 2006


web counter

Một vài trang scan TÔI & EM trên TUỔI NGỌC từ đây






11 nhận xét:

..Gió Heo May nói...

H đúng là phù thủy ... Cây đũa thần của em kéo lại nhiều điều chị tưởng đã quên . Hồi đó Tôi và Em đăng nhiều số trong Tuổi Ngọc ( nếu chị nhớ không lầm) trước khi xuất bản ...Chị đọc say mê .
Hồi ấy chị mê những câu chuyện của HNT ...và sau đó vài năm là Nguyễn Thanh Trịnh ( Đoàn Thạch Biền bây giờ)
Cám ơn một thời đã qua , chị nghĩ nó nuôi dưỡng tâm hồn của một thế hệ ... để cuộc đời tiếp tục nở hoa

[H]UY! vespa nói...

một món quà nho nhỏ, em tặng chị, cuối tuần, vui và an lành, nha chị:)

..Gió Heo May nói...

Cám ơn món quà dễ thương ...một món quá quá nhiều điều trở về từ quá khứ đẹp như mơ !

[H]UY! vespa nói...

1 vài bài viết về HOÀNG NGỌC TUẤN

: Những ai đã từng trải qua những năm tháng trẻ tuổi sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, không mấy ai không biết nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn. Ông là nhà văn nổi tiếng với những truyện ngắn viết cho tuổi ô mai, học trò vô cùng dễ thương, như các tác phẩm “Dường như là tình yêu”, “Cô bé treo mùng”, “Ở một nơi ai cũng quen nhau”, “Thư về đường Sơn Cúc”, “Hôn lễ”…

Tin từ trong nước cho hay, nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, sau một thời gian bị bệnh ung thư đã từ trần lúc 14 giờ 50 phút ngày 9 tháng 7 năm 2005, hưởng dương 59 tuổi. Linh cữu quàn tại chùa Long Vân, 44 Trần Minh Quyền, phường 11, quận 10, Sài Gòn. Lễ di quan lúc 7 giờ ngày 12 tháng 7 năm 2005, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Sau năm 1975 như nhiều trí thức khác của miền Nam, nhà văn đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống và viết báo là một nghề của Hoàng Ngọc Tuấn. Ông viết báo với các bút danh: Huấn Toàn, Nhị Ngọc, Mây Biếc… gần đây là Ngọc Nhị.

Khoảng tháng 3 năm 2005, bệnh tình của nhà văn trở nặng và phải vào bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Ông không lập gia đình và vì thế hoàn cảnh của ông khi đau ốm rất thương tâm. Ðã có rất nhiều bằng hữu, mạnh thường quân cả trong nước lẫn hải ngoại giúp đỡ ông về tiền bạc, thuốc men nhưng ông không qua khỏi.

Ðể hiểu rõ hơn về nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, mời quý độc giả xem bài viết của nhà thơ Nguyễn Ðạt, một bạn văn của Hoàng Ngọc Tuấn trên trang Việt Nam số báo ngày hôm nay.

***


[H]UY! vespa nói...

Sài Gòn một thuở “Hình Như Là Tình Yêu”

Di ảnh cố nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn.

Trong số báo hôm nay, Nhật Báo Người Việt xin đăng lại bài viết của nhà thơ Nguyễn Ðạt (một người bạn thân của cố nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn) hiện đang sống tại Sài Gòn, như một nén hương lòng tưởng nhớ nhà văn tài hoa. Bài viết đã được đăng trên báo Người Việt, số ra ngày 17 tháng 9 năm 2004.

Tôi có hai bạn văn trùng một tên, Hoàng Ngọc Tuấn. Một Hoàng Ngọc Tuấn trẻ tuổi hơn, sinh năm 1956, hiện thường trú tại Sydney, giảng dạy âm nhạc học, soạn nhạc, viết khảo luận văn học, triết học, viết và dựng kịch sân khấu tiền phong, viết truyện ngắn với bút hiệu Hoặc Ngữ, và cùng Nguyễn Hưng Quốc chủ trương báo mạng Tiền Vệ. Và một Hoàng Ngọc Tuấn năm nay 57 tuổi, khởi đầu viết từ lúc là sinh viên, và kết thúc công việc viết truyện ngắn cũng tại Sài Gòn. Có thể xem Hoàng Ngọc Tuấn là Cây Bút Truyện Ngắn. Anh cho xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên, Hình Như Là Tình Yêu, vào khoảng những năm cuối thập niên 1960, như một hiện tượng trong văn học Sài Gòn vào thời điểm này, được người đọc tiếp nhận nồng nhiệt. Sau đó, những truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn đăng rải trên các báo văn nghệ Sài Gòn, thảng hoặc một số truyện ngắn được gom lại in thành sách. Sau 30-4-1975, Hoàng Ngọc Tuấn tuyệt đối không viết truyện ngắn nữa. Thảng hoặc thấy vài tập truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn được xuất bản, nhưng đều là những truyện anh viết từ trước 30-4-1975.

Giấc mơ Mỹ của Hoàng Ngọc Tuấn (và của tôi) hoàn toàn không giống hàng triệu người Việt Nam, cả những người Việt Nam đã định cư ở Mỹ, lẫn những người Việt Nam ở Sài Gòn. Giấc mơ Mỹ của chúng tôi nằm trong phạm vi điện ảnh, từ lúc chúng tôi xem một phim của Elias Kazan, nhân vật chính do một tài tử người Pháp thủ diễn, ôm giấc mơ sinh sống ở Mỹ, chuyến tàu cập bến bờ nước Mỹ thì nhân vật chết vì bịnh lao phổi. Giấc mơ của nhân vật này lại chẳng liên quan gì giấc mơ của chúng tôi, mà liên quan ở chỗ: Chúng tôi quá thích khuôn diện tài tử, dù là tài tử người Pháp, nhưng anh ta tới đất Mỹ! Và ở Mỹ là vô số tài tử mà chúng tôi ưa thích, đến nỗi, thích tài tử là thích tài tử Mỹ, và ước mong cuồng dại là muốn được gặp họ, kết thân với họ, đi chơi với họ hằng ngày. Ðấy là giấc mơ Mỹ của Hoàng Ngọc Tuấn (và của tôi). Nên lúc kết bạn với nhau tại trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, Hoàng Ngọc Tuấn, thay vì phục sức chải chuốt để đi “bát phố Bonard” hay tới các quán cà phê nhiều “văn nghệ tính” như bạn Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ, hay cùng bạn Ngô Vương Toại, chuyên viên chống các âm mưu vận động phản chiến thiên Cộng lặt vặt trong đám thanh niên-sinh viên, Tuấn cùng tôi đi xem phim thường trực tại 2 rạp “Cinéma permanent”: Rạp Vĩnh Lợi ở đại lộ Lê Lợi, rạp Lê Lợi ở đường Lê Thánh Tôn. Xem đi xem lại Montgomery Clift-James Dean-Marlon Brando… họ cười nói, đi lại trong phim suốt buổi.

Ngày 2-5-1004, báo đăng tin tài tử Marlon Brando mất. Sao đúng ngày đó tôi gặp lại Hoàng Ngọc Tuấn, sau biết bao ngày không gặp. Nghĩa là chúng tôi vẫn thỉnh thoảng ngó thấy nhau đi ngược chiều trên đường phố Sài Gòn, nhưng đến ngày này thì chúng tôi gặp nhau trong quán Phố Hoài của nhà thơ Huy Tưởng. Marlon Brando, 80 tuổi, trước ngày tạ thế còn đang thực hiện một cuốn phim, “Brando and Brando”: Một chàng trai người Tunisie thực hiện cuộc hành trình sang nước Mỹ cùng giấc mơ Mỹ. Rồi ở Mỹ, chàng vỡ mộng trước sức mạnh Mỹ, lấn áp, đè nát mọi ước mơ của bất cứ tinh thần ngoại xứ nào.

Con đường văn nghệ ngắn ngủi, ngắn hơn cả “Những ngày (Hoàng Ngọc Tuấn) ở Sài Gòn” (nhan đề một tập truyện của Nguyễn Quốc Trụ). Chúng ta có thể nhận xét như vậy, nếu tính số lượng truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn đăng báo và in sách. Tuy nhiên “quý hồ tinh”, những truyện ngắn đó đã khẳng định Hoàng Ngọc Tuấn là một cây bút truyện ngắn đáng kể, đặc sắc. Ở đây tôi không có ý muốn nhận định, phê bình cây bút truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, vì việc làm ấy sẽ dư thừa. Vào thời gian Hoàng Ngọc Tuấn viết nhiều, Viên Linh, Mai Thảo, Võ Phiến mặc nhiên xem Hoàng Ngọc Tuấn là nhà văn của tuổi trẻ đáng tin cậy. Tôi chỉ tiếc, xen vào đó (hơi nhiều), Hoàng Ngọc Tuấn viết vài tác phẩm quá dễ dãi,

..Gió Heo May nói...

Cám ơn em về những thông tin về nhà văn có số phận nghiệt ngã HNT ..
Thế nào cũng được , nhìn di ảnh nhà văn xem... trong đôi mắt buồn vẫn có gì ngạo mạn ...có lẽ với ông mọi cái đều là .."hình như..."

[H]UY! vespa nói...

Phỏng Vấn Của Tuần Báo Tuổi Ngọc (1972)



Hoàng Ngọc Tuấn và Một Buổi Chiều



TN: Một câu hỏi thật thừa nhưng cần thiết cho các bạn trẻ của Tuổi Ngọc: Anh Hoàng Ngọc Tuấn, tại sao anh chọn nghề văn ?



HNT: Văn Chương không phải là một nghề nghiệp hiểu theo nghĩa thông thường . “Văn” chọn tôi chứ tôi không chọn “Nó” được, khi ta làm một nghề gì đó, nghề nghiệp ấy đòi hỏi một thời khóa biểu, một giờ giấc, một số lương bổng nhất định, một số giờ nghỉ ngơi cuối tuần như thứ bảy, chủ nhật chẳng hạn . Tôi viết văn thì không như thế . Ngày nào cũng rong chơi như một ngày chủ nhật, và ngày nào cũng bận rộn làm việc như một ngày thứ hai . Đêm là ngày, ngày cũng là đêm . Đời của một kẻ sáng tác không có mùa hè hoàn toàn rảnh rang, mà là suốt năm tràn đầy mùa Xuân thôi thúc hứng khởi .



Nhưng nếu nói một cách đơn giản hơn, thì tôi theo đuổi chuyện văn chương vì đó là một sinh hoạt có ý nghĩa nhất trong đời sống, theo ý kiến riêng của tôi. Sau nữa, tôi không biết làm việc khác được ngoài sự viết .



TN: Khi đặt bút viết dòng văn chư ơng thứ nhất, anh có nghĩ mình sẽ trở thành nhà văn không ?



HNT: Tôi nghĩ là đang hình thành, và thời gian cùng độc giả sẽ xác định tôi có thành hình được hay không .



TN: Truyện đầu tay của anh viết vào năm nào ?



HNT: Khoảng 67 hay 68 gì đó . Sau hai năm học ở Đại-học và bắt đầu thấy rằng những chữ mình viết ra coi có vẻ thích thú hơn là những chữ trong cours .



TN: Anh đã viết truyện ngắn đầu tay “Buổi Chiều Hạ Lan” như thế nào ? Xin anh nói rõ tâm trạng của anh lúc ngồi trên bàn viết, băn khoăn về kỹ thuật, nghệ thuật .



HNT: Lúc đó tôi chẳng có công việc làm gì cả . Buổi sáng, đang đói và thèm cà phê mà không có tiền đi đâu được . Tôi ngồi lại một mình trong căn phòng của hội đoàn CPS (khu Khám Lớn cũ) … Hiện tại thì trống rỗng, nhạt nhẽo, kỷ niệm thì ngọt ngào, hào hứng … thế là tôi bắt đầu viết .



TN: Anh viết bao lâu thì xong “Buổi Chiều Hạ Lan” .



HNT: Trong một buổi sáng .



TN: Trước đó anh nghĩ bao lâu về “nó” ?



HNT: Đêm hôm trước . Đêm tối, ánh sáng, cô đơn, và viết, thế là có “Buổi Chiều Hạ Lan” .

TN: Như thế là anh viết từ ngót năm năm nay, có thể, đã hết bị gọi là “người viết mới” nhưng anh có khó chịu khi bị các ngự sử văn chương ở đây coi anh như một cây viết mới ?



HNT: Chưa thấy ai gọi tôi như thế . Tôi không có mặt trong hai số báo đặc biệt của tạp chí Văn về những cây bút trẻ . Những danh xưng đặt trước tên của tác giả như “cây bút mới”, “cây bút trẻ”, nhà văn thời danh” …v..v .. không có ý nghĩa nào đối với một nhà văn đích thực và những độc giả trưởng thành . Điều đáng kể là những cái đi sau tên tác giả, nghĩa là tác phẩm .



Mới, đổi mới luôn luôn là ước vọng của tôi . Cho đến nay, tôi luôn luôn phải xài bút mới vì trung bình mỗi tuần tôi đánh mất tối thiểu hai cây bút nguyên tử .



TN: Một truyện ngắn, theo anh, nên xây dựng ra sao ? Anh cũng cho biết những yếu tố cần thiết phải có cho một truyện ngắn .



HNT: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của Tuổi Ngọc, tôi thấy nhà văn Vũ Hạnh đã có những ý kiến khá đầy đủ về vấn đề này . Tuổi Ngọc cũng đã làm một loạt bài phỏng vấn nhiều tác giả về đề tài này rồi . Tôi không có ý kiến nào độc đáo thêm nữa .



Đối với riêng tôi, thì một truyện ngắn của tôi nên xây dựng theo một kiến trúc của tôi . Những yếu tố của tôi sẽ không cần thiết cho ai cả .



TN: Bây giờ anh viết còn khó khăn, còn dập đi xóa lại như “thuở ban đầu” ?



HNT: Luôn luôn khó khăn, luôn luôn dập đi xóa lại . Giờ hấp hối của tôi rồi cũng đẹp như “thuở ban đầu” .



TN: Anh có “học hỏi” thêm được điều gì mới lạ ở những người phê bình tác phẩm mới của anh ?



HNT: Họ thường kết luận là chờ đợi và tin tưởng ở những tác phẩm mới hơn của tôi . Tôi mong họ giữ mãi niềm tin đó, vì đó cũng là niềm tin mạnh mẽ của tôi . Bây giờ chỉ còn việc biến niềm tin thành hành động .



TN: Và những bức thư của độc giả - nhất là độc giả phái nữ - gửi về khích lệ và ngưỡng mộ anh ?



HNT: Tôi “học hỏi” ở những lá thư này nhiều hơn bất cứ một cuốn sách khảo luận văn học nào . Điều khích lệ nhất là họ cho tôi thấy cái khối độc giả “vô

[H]UY! vespa nói...

Mời mọi người đọc thêm 1 đoạn viết về cô MINH NGỌC:

"...Có những nhà văn suốt đời viết đi viết lại một cuốn sách, cuốn sách về chính họ, dù những cuốn sách họ viết về những chuyện gì, về những cuộc đời ai chăng nữa, cũng là thông qua chuyện của chính họ, thông qua cuộc đời của chính họ, hoặc những chuyện ấy, những cuộc đời ấy phản chiếu, soi rọi cho chuyện của họ, cuộc đời của họ. Nguyễn Thị Minh Ngọc nhà văn, lại thêm Nguyễn Thị Minh Ngọc của sân khấu kịch nghệ, càng tô đậm tính chất này, tính chất của một nhà văn, Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Buổi sáng muộn, một cuộc hẹn của bạn văn cố tri lâu ngày không gặp, đặc biệt Minh Ngọc lại sắp đi Mỹ dựng kịch. Khi bài viết này có trên trang báo, Minh Ngọc cũng đã có mặt tại một địa điểm nào đó ở Mỹ.

Chúng tôi ngồi bên trong cửa kính có tạo dòng mưa tuôn phía ngoài, nhìn nắng gay gắt, nắng bốc hơi trên mặt nhựa đường, nhà hàng Lotus ở góc hai con phố: Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Trãi. Minh Ngọc trước mặt tôi, sao tôi không thấy khác đi chút nào Minh Ngọc mà chúng tôi -Hoàng Ngọc Tuấn và tôi- vẫn gặp ở tòa soạn tạp chí Văn, số 38 Phạm Ngũ Lão, cách đây gần 40 năm. Nghĩa là tôi vẫn gặp cô bé có đôi mắt to, tôi gọi là đôi mắt bò mộng, và tất nhiên theo tôi là đôi mắt đẹp. Miệng cười mà như sắp khóc. Và phục sức lúc nào cũng là thứ quần áo không vừa, hơi lùng thùng dài ngắn so le có duyên và ngộ nghĩnh như ‘chú vịt Donald’. Mấy năm trước, hồi Minh Phượng, em của Minh Ngọc đi định cư ở Canada, vẫn phục sức như vậy, Minh Ngọc bảo quần áo như vậy vì là quần áo của Minh Phương bỏ lại.

Minh Ngọc được biết đến như một NHÀ VĂN rất sớm.

“Ba của Minh Ngọc người Huế, có cuộc sống của một công chức di chuyển làm việc ở nhiều nơi. Mẹ là người xứ Quảng. Minh Ngọc được sinh ra tại Bà Rịa. Rồi lớn lên, gia đình vẫn theo công việc của viên công chức đi nhiều nơi, Minh Ngọc học bậc trung học ở Phan Thiết, học bậc đại học ở Huế. Từ lúc gia đình ở Phan Thiết, Minh Ngọc viết văn, những bài viết của thuở ban đầu, Minh Ngọc gửi báo Tuổi Ngọc. Thời gian đó là năm 1968, Minh Ngọc mới mười lăm tuổi”.

Tôi nhớ cô bé ‘nữ sĩ’ đó, những lần tới báo Tuổi Ngọc nhận nhuận bút, gọi chúng tôi: Từ Kế Tường - Nguyễn Tôn Nhan - Hoàng Ngọc Tuấn và tôi là ‘chú’. Tôi nhớ lúc đó cô bé ‘nữ sĩ’ rất thích đọc thơ, không chừng cô bé có làm thơ, và thơ chú Phạm Thiên Thư đã ‘lọt vào cửa sổ tâm hồn’ của cô. Ấy tuy nhiên, lúc nhìn thấy ‘chân dung thi sĩ’ họ Phạm, chúng tôi đoán chừng cô ngạc nhiên sao khuôn mặt người chẳng giống khuôn mặt thơ. Và tác giả Hình Như Là Tình Yêu gặp Minh Ngọc, sản sinh mối tình Thư Về Đường Sơn Cúc (tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn).

“Sơn cúc chính là dã quỳ của anh đấy. Hồi đó Minh Ngọc ở Pleiku, thường đi chơi ở con đường có hoa sơn cúc nở đầy, rất đẹp. Minh Ngọc viết trong thư gửi anh Hoàng Ngọc Tuấn về con đường ấy… Hồi gặp anh Tuấn, Minh Ngọc thấy ở anh Tuấn một vẻ bí ẩn thật quyến rũ. Hóa ra chỉ vì anh Tuấn trốn lính. Trốn lính thì phản ứng tự vệ là phải giấu những gì về mình, sợ lộ ra là bị bắt đi lính…”.

Minh Ngọc viết. Từ Tuổi Ngọc báo của tuổi mới lớn, tới các báo văn nghệ Sài Gòn. Tôi đọc Trăng Huyết và phục tài viết truyện ngắn của cô, từ đây nhìn nhận nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc. Họa sĩ Nguyễn Trung nhận định về nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, NHỮNG TRUYỆN NGẮN của cô: Đó là những thiếu nữ vừa biết yêu, được yêu lòng tràn hạnh phúc và rồi bỗng nhiên cái hạnh phúc ấy không còn nữa… cái lòng cầu thị của những tâm hồn muốn vươn tới cái đẹp - cái đẹp của riêng mình, cái đẹp không-giống-ai. Đó cũng là những thiếu nữ chưa bao giờ có thể nhí nhảnh được. Họ đã bị cái hoàn cảnh cùng quẫn úp chụp lên đầu ngay từ đầu đời, cái gánh đời nặng trĩu hai vai mà họ sớm chia xẻ với gia đình, tâm hồn tràn ngập nỗi cay đắng, cái chén đắng mà họ đã phải uống từ khi mới lọt lòng mẹ. Đó cũng là những bài thơ xuôi đọc lên từ những tâm hồn phiêu bạt, cô đơn, lầm lũi đi trong con đường độc đạo của nội tâm. Đó cũng là những con người mộng du, đi nghiêng ngả giữa mộng và thực, giữa tỉnh và mê, giữa rừng núi và phố thị…"

hien pham nói...

Lang thang trên mạng tình cờ gặp được "điều mình mơ ước". Cám ơn anh rất nhiều!

[H]UY! vespa nói...

enjoy nha bạn!

Mount Pearl nói...

Thật tuyệt vời! Hồi trước 75, mình vô tình được đọc không biết ở đâu cái trích đoạn của "Tôi và Em" đúng như bạn giới thiệu, nhưng rõ ràng mình nhớ nó có tựa đề là: Tự vị tình yêu. Mình có chép tay lại cả bộ "Kinh tình yêu" ấy nhưng quên mất không ghi tên tác giả. Nay nhờ có bài sưu tầm của bạn, mình mới biết đó là của nhà văn HNT! Rất cám ơn bạn đã bỏ công sưu tầm và post lên mạng giới thiệu cho mọi người. Rất tiếc là khi biết được tên tác giả thì ông cũng đã qua đời được 6 năm, hic hic...!