Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Một chuyến đi...(nhân dịp nghe Khánh Ly ở Hanoi)







Viết về KHÁNH LY trên TUỔI NGỌC pre-1975


Note pre-show
"Tôi muốn hát một cách tự do trên cả ba miền...Ngày xưa khi đi tôi đã cùng mấy trăm ngàn người đi, mọi người cùng đi...bây giờ nếu tất cả cùng về, tôi sẽ cùng về"
Thưa cô, giấc mơ cuối cùng chỉ hoàn thành mới có một nửa phải không cô?

Tối nay, nơi bắc phần, tiếng hát của "20 năm nội chiến từng ngày" có dám vượt thoát ra khỏi kịch bản để một lần (có thể là lần cuối) vang lên "Gia tài của mẹ" để nhìn lại "gia tài của mẹ, một bọn lai căng / gia tài của mẹ, một lũ bội tình..." ???
Tôi chờ đợi...

.................
"Tôi sẽ hát to nhưng hát nhỏ hơn lời mọi người..
Tôi sẽ hát to nhưng hát nhỏ như lời nguyện cầu
Lời yêu nhau, lời thương nhau cho đến dài lâu
Lời tôi ngoan như tiếng trùng kêu
Lời tôi vang như tiếng chuông chiều
Lời tôi cao như tiếng ngọn diều
Lời tôi sâu như tiếng tình yêu
Lời tôi sâu như tiếng tình yêu... "
(Tiếng hát to - Phạm Duy - Saigon 1965/ Khánh Ly hát trong Cd Để lại cho em)
Tối qua, tôi ngồi rất xa cô, nhưng dường như tôi đã chạm tay vào Thần Tượng ấy, "giọng ca cần sa" ấy đã "thưa vâng" ở đất mẹ ... đã lên tiếng "thưa mẹ con là người VN, luân lưu từ dòng máu da vàng..."
Sẽ trọn vẹn hơn nếu cô hát lên những "kinh tình yêu" ở chính thủ-đô ngày xưa, của chính cô và của nhiều người...!!!


......................

Tôi quyết định bay ra Hanoi...vì theo tin hành lang, việc KL hát giữa "thủ đô" Saigon là một việc khó, vì ông Lập & ông Ẩn (?!?)... Thật tình thì tôi mê KHÁNH LY hát nhạc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN, TRẦM TỬ THIÊNG, PHẠM DUY...hơn là mê cô hát nhạc ông SƠN...



Rút ra từ top 10 CD yêu thích của cô Mai, 20 bài sau  không theo thứ tự thích từ cao xuống thấp, trong đó chỉ có 1 bài của TCS, cô Mai hát nhạc của các nhạc sĩ khác rất xuất sắc (đặc biệt là với nhạc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN & TRẦM TỬ THIÊNG), đủ để thấy, “thí dụ bây giờ…” không có nhạc ông Sơn vẫn sẽ có một KHÁNH LY lừng lẫy…
Theo tin hành lang cho hay, KL sẽ còn tiếp tục biểu diễn ở SVĐ BÌNH DƯƠNG vào tháng 6 & ở Danang vào tháng 7….Còn Saigon…vẫn là “Saigon ơi mộng với tay cao hơn trời…”

CD MƯA HỒNG
-          ÁO LỤA VÀNG (PHẠM THẾ MỸ) & TÌNH YÊU NHƯ BÓNG MÂY (PHẠM MẠNH CƯƠNG) & MƯA HỒNG (TCS)

CD HIÊN CÚC VÀNG (nhạc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN)
-          HIÊN CÚC VÀNG & QUÊ HƯƠNG THU NHỎ

CD NIỆM KHÚC HOA VÀNG
-          NIỆM KHÚC HOA VÀNG (HÀ THÚC SINH) & MẸ VIỆT NAM ƠI (NGUYỄN ÁNH 9)

ĐỂ LẠI CHO EM (TÂM CA của PHẠM DUY)
-          MỘT NGÀY MỘT ĐỜI  & TIẾNG HÁT TO

50 NĂM ĐỜI VẪN HÁT
-          MÂY HẠ (TRẦM TỬ THIÊNG) & MỘT MAI KHI TRỞ LẠI (NAM LỘC)

AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT
-          RỒI ĐÂY ANH SẼ (PHẠM DUY) & CĂN NHÀ XƯA (NGUYỄN ĐÌNH TOÀN)

MƯA TRÊN CÂY HOÀNG LAN (nhạc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN)
-          TRO TÀN & TUỔI XANH NHƯ NGÀY NẮNG

KINH KHỔ (nhạc TRẦM TỬ THIÊNG)
-          KINH KHỔ & GỬI EM HÀNH LÝ

TANGO
-          TANGO ĐIÊN (TRẦM TỬ THIÊNG) & NGƯỜI THỢ SĂN VÀ ĐÀN CHIM NHỎ (ANH BẰNG)

BONUS

-          TÔI CỐ BÁM LẤY ĐẤT NƯỚC TÔI (NGUYỄN ĐÌNH TOÀN) / NGỌC ANH ĐÊM NAY NỞ HOA CHƯA EM (TRẦN CHÍ PHÚC)

* Một bài viết nhỏ blog cũ khi nghe TANGO ĐIÊN - KHÁNH LY hát:

Chúng ta có thể đã quên hết, mà lạ lùng thay, vẫn chẳng thể quên, vẫn còn nhớ mãi, một lần
 nào, một bản Tango. Trong căn phòng kỷ niệm của trái tim, có thể hết thảy đã bay đi theo 
gió bão đời, vẫn thần thánh, vẫn bổng trầm, vẫn du dương một bản Tango còn lại. Tango 
không chỉ là một điệu nhạc, một lời hát. Tango hơn, còn là mộng tưởng của tuổi trẻ, khi anh 
biết yêu lần đầu, khuôn mặt của thiên đường, khi em biết yêu lần cuối., nụ cười của vực
 thảm xa hun hút Tango, tiếng cười của hạnh phúc. Tango, điệu ru của nước mắt. Mỗi bản 
Tango là đánh dấu cho một lần họp mặt, mỗi bản Tango là một gợi nhớ về một buổi chia 
tay.Trong gặp gỡ đã có mòi chia xa, trong biệt ly đã có hình dáng của trùng phùng hội 
ngộ...

Nghe những bản Tango đã đến với đời mình, sự kỳ diệu là thấy lại hết đời mình ở đó. Thấy 
lại từng thời gian. Thấy lại từng nơi chốn. Thấy lại từng dấu chân. Thấy lại từng kỷ niệm. Thấy lại ta trong tình yêu cũ. Thấy lại người, trong bóng dáng xưa. Thấy lại trời ta, biển ta. Thấy lại từng tuổi, từng ngày. Thấy lại con đường tình nhân, thấy lại góc phố quen thân thiết, thấy hình ta trong dáng người và thấy bóng người đang mãi theo ta.....

…1 lời hò hẹn;1 thời chờ mong
1 lần tìm nhau 1 đời vượt chết
1 ngày dạt trôi tình ta nơi cuối sông đầu sông
ta khóc nhau từng phím tơ chùng
vì tinh còn đợi vì tình còn mơ
gửi lại nụ hôn nồng nàn để nhớ
Là lời thề đậm đà thay đêm ái ân rực rỡ
còn đây mãi trong giờ giã từ
ôi tình men ngất say suốt đời ta nhớ hoài
cứ mộng tình rồi không phai
đâu ngờ người bỏ ta trong đắng cay
vì dòng thời gian là huyệt mộ sâu
lạnh lùng vùi chôn cuộc tình trọn kiếp
lặng nhìn chồng thư vàng khô bên lá thu vụn vỡ
từ khi hết mong gì thấy nhau…

DOWNLOAD:
Part 1: https://www.mediafire.com/?vi7dfokca1hr6sf
Part 2: https://www.mediafire.com/?7yzza05pfsgkkzj

Xin trích đăng bài viết của tác giả TRƯƠNG QUÝ sau đây:

Có lẽ lúc chọn bài để hát hôm nay tại Hà Nội, Khánh Ly cũng chưa thể biết hiệu ứng thế nào. Nhưng quả thực khi ở giữa chương trình, sau khi đã hát gần chục bài Trịnh Công Sơn, song ca với Thái Châu bài "Niệm khúc cuối" của Ngô Thụy Miên và hát bản tango"Vũ nữ thân gầy" (lời Việt Phạm Duy cho bản La Cumparsita), và sau khi Quang Thành, Hà Anh Tuấn đã hát, đạo diễn có cho bật lại đoạn mở đầu giới thiệu băng Sơn Ca 7 trên nền clip hình máy quay băng AKAI và hình Khánh Ly thời ấy, thì dĩ nhiên người Hà Nội đã có thể nói là gặp người quen. Và chương trình đến đó có thể coi như đã rất thành công, khi nữ nhân vật chính cất giọng làm chủ không gian khán phòng 4000 chỗ của TTHNQG, sang sảng và đanh chắc, hơn cả mong đợi.

Nhưng thật sự thành công và xúc động nhất với những người xem có lẽ phải là tiết mục"Xin cho tôi" - một bài nổi bật trong chùm Ca khúc Da vàng của TCS, Khánh Ly hát với Hà Anh Tuấn. Hình ảnh khá đẹp: các thiếu nữ áo dài trắng cầm nến lần lượt xếp thành dàn nền cho 2 ca sĩ và kết lại, dù hơi sến, hình trái tim. Giọng của người ở tuổi xưa nay hiếm mà làm người nghe nghẹn ngào được.

Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em

Và lời giãi bày ngắn gọn của Khánh Ly cũng rất ý nghĩa: Cầu cho quê hương chúng ta luôn bình an. Ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại vì gì ai cũng biết rồi. Cao trào của 2 ca sĩ già trẻ lên tông ở đoạn điệp khúc thực sự làm cho không khí sôi động lên hẳn sau một loạt các tình khúc chậm buồn.

Bên cạnh Khánh Ly, các nam ca sĩ thực sự quá mờ nhạt, trừ bài Áo anh sứt chỉ đường tàcủa Phạm Duy, thơ Hữu Loan do Hà Anh Tuấn hát rất tốt và Thái Châu với lối hát tình cảm. Tuấn Ngọc có lẽ hơi sa sút, hát mệt nhọc và hơi gượng gạo. Quang Thành quả thực không phải là giọng ca tương xứng với Khánh Ly, nhất là bài solo Xin còn gọi tên nhaubộc lộ nhược điểm giọng đãi và chảy, nhưng tiết mục song ca ca khúc da vàng Ca dao mẹvới Khánh Ly thì lại khá hợp.

Khánh Ly hôm nay nói nhiều, nói hay và khéo léo. Nhưng cũng phải thấy sự cảm động của bà lan truyền được đến người nghe. Nếu xem bà nói trên các đĩa của Thúy Nga hay các show khác thì cũng đã quen rồi, nhưng ở lần này, cả người hát lẫn người nghe đều chia sẻ sự hồi hộp. Hồi hộp đến căng thẳng, đến mức sau chùm bài TCS đầu tiên (Diễm xưa, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ), bà đã phải mở lời "Tình yêu đôi khi là gánh nặng cho người được yêu. Quý vị yêu tôi nhiều quá làm tôi áp lực. Quý vị căng thì tôi cũng cảm thấy căng, mà cả hai bên đều căng thì sẽ đứt..." Quả thực sau đấy thì Khánh Ly hát tốt hơn hẳn, nhất là các cao độ rất đúng phong độ của bà. Còn các khoảng trầm cũng êm hơn. Còn lại thì những dấu hỏi của Khánh Ly, những từ có dấu huyền của TCS mà hơi non ở nốt Fa hay Sol vẫn là đặc sản của Khánh Ly khi ép xuống được như lời nói. Dĩ nhiên KL cũng hay đọc lời - một món độc chiêu bà thi thoảng sử dụng trong các đĩa nhạc.

Gần như các bài của TCS mà KL hát đều nằm trong băng Sơn Ca 7. Ngoại trừ Hạ trắngdo hạn chế tuổi tác thì các ca khúc còn lại dường như hay hơn cả như trong đĩa - nhưBiển nhớ, Tình nhớ, Như một lời chia tay..., có lẽ như anh Như Huy từng nói, các ca sĩ khi biểu diễn trực tiếp họ phát tiết cái anh hoa (aura) ra ngoài, nên hấp dẫn hơn nghe đĩa nhiều. Cái run rẩy, cái vấp cũng là cái sáng tạo không ngờ.

Khánh Ly cũng hát 1 số bài của các nhạc sĩ khác như Vũ nữ thân gầy, Niệm khúc cuối, Nếu có yêu tôi... nhưng cái bóng của TCS trùm lên hẳn, thậm chí chương trình còn phát hẳn 2 bài TCS hát - Ru đời đi nhé (hát ở Canada 1992, tư liệu KL) và Như một lời chia tay, mà KL đã khéo léo nói là "đã có người hỏi tôi ai là người hát nhạc TCS hay nhất, và tôi nói luôn là chính ông". Bài hát để dành cho Hà Nội - quê hương của bà và nơi sống đến năm 9 tuổi, và 60 năm mới trở lại - cũng là 1 bài của TCS - Nhớ mùa thu Hà Nội, nghe live quả thực hơn chị Bống nhiều, hoặc là cái độ sâu của trải nghiệm làm tiết mục rất cảm xúc. Khánh Ly cũng chia sẻ tư liệu video ca khúc Quỳnh hương hát ở Nhật và bài Diễm xưatiếng Nhật, dĩ nhiên là một điều hay cho những ai chưa từng xem, còn với fan của KL thì đã không còn mới. Thông tin nóng nhất liên quan đến Hà Nội là KL ngày xưa nhà ở 106 Hàng Bông.

Thật ra có thể nghe lại bản thu âm hôm nay có thể sẽ hơn kém so với các phòng thu, nhưng cảm xúc trực tiếp đem lại thì không gì sánh bằng. Một người phụ nữ gần 70 tuổi, cẩn trọng trong mọi tình tiết và làn hơi, để hát, nói và phô bày mình, có lẽ cho thấy một lao động nghệ thuật phi phàm. Một giọng ca vừa có thể tạo ra các tiết mục có tính biểu tượng vừa gây được không khí giải trí, thực hiếm có. Đã xem nhiều chương trình nhạc TCS, thấy các ca sĩ nói chung hát đến bài thứ 3 là đã chán oặt và đã một màu thì chớ lại còn nhạt dần, nhưng có lẽ cách hát của KL như kể chuyện và giãi bày thì khán giả HN thực chưa từng trải nghiệm. 

Cảnh tượng Khánh Ly ngồi trên bục sân khấu ôm bó hoa cúi đầu giữa khúc gian tấu bài bonus Một cõi đi về, quả thực là một hình ảnh nói được hơn nhiều lời. Không rõ bà có khóc không vì tôi ngồi quá xa, nhưng hôm nay Khánh Ly đã quá thành công và có lẽ hạnh phúc đến độ như bà nói "hát xong là có thể chết".

Ảnh: VnExpress.

--------------------------------------=---------








Displaying photo 1.JPG

Displaying photo 2.JPG
Displaying photo 3.JPG
Displaying photo 4.JPG

#giavo #hanoi #onthemove


Bằng một đường bay ngắn, đọc xong NGỰA THÉP của Phan Hồn Nhiên, từ những truyện ngắn không “hồn nhiên” lắm trên tuần báo học trò cho đến những truyện dài về cuộc sống của những người trẻ đô thị + dòng văn học fantasy…cho đến tiểu thuyết đầu tay với một cấu trúc viết được ý thức cẩn trọng …Phan Hồn Nhiên trở thành nhà văn Việt đương đại yêu thích nhất của tôi.

Bị cuốn hút từ những dòng đầu của NGỰA THÉP, với giọng văn sắc lạnh, nhiều ẩn dụ, ngồn ngộn hình ảnh đa sắc đa chiều bày biện ra trước mắt độc giả, tôi như bị thôi miên trong mớ bong bong cảm xúc và tình cảnh/ bí mật/ quá khứ/ các mối quan hệ “nguy hiểm” của các nhân vật trong NGỰA THÉP…

3 chương của tiểu thuyết, thoạt đầu có vẻ là những mắc xích liên kết nhau trong một thứ tự bí hiểm nào đó, đến từ cả các đán

h số cho các chương từ 21 nhảy đến 36, trở về 0…chuyển sang cả cánh đánh số La Mã ... thấp thoáng hình ảnh của Ngựa Thép… (nhưng khi đọc xong tôi vẫn chưa figure out ra được?!? Bác này đọc xong vào chém với em tí ạ) … điều xuyên suốt thấy ngay trong các nhân vật của quyển tiểu thuyết này là tính chất “mỏng manh” và bị “thuần phục” trước cuộc sống bí hiểm này, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ cũng tìm được cho mình cách dàn xếp để hòa hợp tốt nhất với nó, mặc dù nhiều khi cái giá để làm được điều đó không hề rẻ …

Sẽ là quyển hiếm hoi của văn học Việt Nam đương đại mình sẽ đọc lại sau 2 tác giả Đoàn Minh Phượng & Phan Triều Hải…



4 tập sách đẹp trong project Sách Đẹp của Tạp chí Quán Văn (đã ra được 21 số - số tiếp theo ra ngày 25/5 chủ đề NGUYỄN BẮC SƠN , số tiếp nữa chủ đề Nguyễn Tất Nhiên - có thể mua ở NS Hà Nội)
những quyển Sách Đẹp in màu...rất đẹp, bìa cứng, đóng gáy, limited edition, liên lạc qua chủ bút Quán Văn-nhà văn Nguyên Minh nguyenminh49@gmail.com
Quyển thơ Đinh Cường có 75 bài + 75 tranh màu nguyên bản của nhà thơ.
Trong hình là bức phác hoạ nhân vật Duyên (hiện đang cư ngụ tại Virginia-US) "để người tên Duyên đau khổ muôn niên" của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên

Không có nhận xét nào: