Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Hà Nội - "quê hương" trong trí tưởng (Văn & Tuổi Ngọc...tưởng niệm Hà Nội)


“Chung quanh chỗ Phượng đứng, những tảng bóng tối đã đọng lại trên bờ đường như 
những bờ hầm hố. Nhìn xuống, Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng 
cao. Anh nhìn xuống vực thẳm. Hà Nội ở dưới ấy” (ĐÊM GIÃ TỪ HÀ NỘI – MAI THẢO)

Hà Nội đã “ở dưới ấy” từ lâu lắm rồi, từ cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại của gần 1 triệu người từ những năm 1954…

Và từ đó… nhờ những chuyến bay con thoi của phi cơ Pháp, Mỹ chở người từ miền Bắc vào Nam, những con tàu há mồm LST của Hải Quân Hoa Kỳ qua chiến dịch di cư tìm tự do, Passage to Freedom…chúng ta mới có Saigon, có một nền VHNT rực rỡ vàng son …
Từ đó, Hanoi đã thành một mờ mịt xa, một dĩ vãng chối bỏ…

Nói riêng về âm nhạc…
"Bối cảnh âm nhạc của Sài Gòn, thủ đô miền Nam, được tiếp sức sống mới nhờ sự có mặt của những nhạc sĩ từ miền Bắc. Hà Nội đã tạo nên trung tâm sáng tác loại ca khúc phổ thông theo kiểu Tây phương được gọi là nhạc cải cách. Chỉ với cuộc di cư của hàng trăm ca sĩ, nhà sáng tác và người trình diễn cũng như một lượng công chúng của họ từ miền Bắc lắng nghe với sự hưởng ứng cao, đã làm cho phong cách âm nhạc này trở thành một nguồn lực thương mại chính trong đời sống âm nhạc miền Nam”
Trong dòng nhạc ly hương của người di cư còn có bài ca tiêu biểu khác của lịch sử âm nhạc và thời cuộc 1954 là bài Nổi Lòng Người Đi của nhạc sĩ Anh Bằng. Nếu nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tác phẩm Chuyến Ðò Vĩ Tuyến bởi nguyên do tác giả trải lòng xúc động vì những cuộc chia ly oan trái ngoài ý muốn của nhiều cặp tình nhân khi chia ly, thì nhạc sĩ Anh Bằng cho tâm sự lòng sâu kín nhất của ông khi sáng tác tuyệt phẩm Nổi Lòng Người Đi khi giã từ miền Bắc.
….
Và cũng nhờ đó, văn chương không còn là những văn chương giáo điều, những huyễn hoặc sách vở mà đã thành một nền nhân văn mới, tự do & nhân bản…

"Từ sau 1954 đến nay, những người sống chết với đất nước này, đau niềm đau của đất nước này, vươn lên sức vươn bất tuyệt của đất nước này, như VÕ PHIẾN, NGUYỄN MẠNH CÔN..., chúng ta quên họ sau được. Những hoang mang rã rời, những cựa mình bão tố kết tụ nơi những tác phẩm dài ngắn của THANH TÂM TUYỀN, MAI THẢO, DƯƠNG NGHIỄM MẬU, LÊ TẤT ĐIỀU...vân vân và vân vân, chúng ta quên họ sao đượcLàm sao mà quên được những "móc mưa hạt huyền" họ đã khóc cho dân tộc này, và cũng chính những hạt sương mai ấy, họ kết thành muôn ngàn nỗi mừng, mong manh mà trường cửu, nhỏ bé mà muôn vàn tươi mát cho dân tộc này"
(DOÃN QUỐC SỸ)



Những cơn mưa quái ác của thời đại đã phủ lấp lên mảnh đất chữ S nhỏ bé này, sau cuộc di cư 1954, một nửa nước lại tiếp tục “làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa” 1975… lại tiễn đưa những kỷ niệm êm đềm, những hồi tưởng là những vọng về của những người đánh mất một điều gì yêu quí nhất trong đời .Hà Nội, Sài Gòn, ở đâu hương thơm thành phố cũ, ngõ đường xưa?

Để lại cho em được những gì ngoài một “hồn nước tả tơi”…

Chút hương mùa cũ của Saigon đã ngàn xa, huống chi là Hà Nội, những gì êm ả của một thời, giờ chỉ còn nằm trên trang giấy…

huyvespa@gmail.com















































































































































































































Hit Counter
Hit Counter

VỸ TUYẾN 17












Không có nhận xét nào: