Những điểm đặc biệt của 3 số tạp
chí NHÀ VĂN này (chủ trương: TRẦN DẠ TỪ & NGUYÊN SA) (từ tháng 1 đến tháng
3/1975)
- 3 số đầu và cũng là 3 số cuối của tạp chí văn chương nghệ thuật này , kết thúc ngay trước thềm Avril Noir
- Tập hợp hầu hết những nhà văn/ nhà thơ thời danh lúc bấy giờ , (có lẽ) chưa ai ngờ và không ai (muốn) ngờ đến một cuộc đổi đời thảm khốc ngay sau đó...bằng chứng là vẫn tràn đầy những sáng tác, tươi mới, đa dạng, tự do sáng tạo... và những hứa hẹn, khai phá mới... những quảng bá, giới thiệu và mong ngóng các tác phẩm cho một một ngày mai… không bao giờ đến…
- Những khuôn
mặt của các nhà văn/ nhà thơ của 20 năm nền VHNT huy hoàng ấy được xuất hiện
trang trọng trên các số báo như một bảo chứng cho độc giả về giá trị nhân văn
& nghệ thuật, không là những son phấn , những bích chương quảng cáo mà
chính là những chân dung của các tác giá như loé sáng một chút
bình yên của một miền tự do trong
những giờ cuối cùng , những hình ảnh đóng đinh ngay tức khắc vào trí não độc
giả như một yêu dấu đã từng...
Khi tôi post
những tấm hình của 3 số báo NHÀ VĂN lên facebook, có 1 comment thú vị làm
tôi khá xúc động
“Hai ông bà cụ, bố mẹ đứa bạn
thân, tháng Tư, 1975, chạy bán sống bán chết, cuối cũng may mắn sang được Pháp.
Gia tài mang theo: một bộ mạc chuơc cổ, chai cà cuống và (có vẻ như) toàn bộ
Văn”
Và như thế là “chúng ta đi mang theo
quê hương” , phải chăng?
(nhắc đến chuyện này tôi nhớ trong 1 bài viết ngắn , nhà văn Viên Linh đã kể lại một câu chuyện - của 1 cá nhân - nhưng cũng là câu chuyện của miền Nam bất hạnh - của sách vở miền Nam bất hạnh vậy:
NHỮNG TỜ BÁO CŨ MIỀN NAM:
http://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Nhung-to-bao-cu-mien-Nam-1249/
(nhắc đến chuyện này tôi nhớ trong 1 bài viết ngắn , nhà văn Viên Linh đã kể lại một câu chuyện - của 1 cá nhân - nhưng cũng là câu chuyện của miền Nam bất hạnh - của sách vở miền Nam bất hạnh vậy:
"Người đàn ông tới tòa soạn tờ báo kiếm tôi muốn bán bộ tạp chí Văn 245 số đã đóng thành 42 tập. Ðương nhiên là tạp chí Văn đối với người viết văn đáng quí hơn là tạp chí Bách Khoa. Người bán không chịu ra giá. Hỏi nhiều lần anh cũng không nói. Người bán không nói giá, người mua không biết đâu mà tính, nhưng cứ khả năng mình, tôi nói sẽ biếu anh nguyên bộ Khởi Hành trị giá lúc ấy khoảng 300 Mỹ kim, cộng thêm 1500 Mỹ kim tiền mặt, anh nhìn tôi lặng lẽ đi ra. Khoảng vài chục thước, anh quay lại nói: “Tôi nợ credit card sát ván rồi, nên mới phải bán bộ báo Văn.” Hỏi anh bộ báo của chính anh mua rồi mang từ Việt Nam qua hay của ai, anh nói khi còn ở Việt Nam, anh chỉ mua tiểu thuyết đọc, chứ không mua tạp chí.
Nhưng một hôm vào cái ngõ ở khu Tân Ðịnh, thấy một ông mập mạp cởi trần đang ngồi bán mấy thứ lặt vặt trước nhà, anh hỏi mua sách, thì ông nói có bộ báo Văn, có mua thì ông bán. Ông mang ra cho xem mới thấy ở gáy tập báo nào cũng có tên chủ nhân mạ chữ vàng in nổi trên cái bìa simili màu xanh xám: Trần Phong Giao. Tôi im lặng nhưng lòng trĩu nặng, đó là thư ký tòa soạn tạp chí Văn, đó là bạn tôi, đó là người mang hết tinh hoa kiến thức của mình gầy dựng nên tờ báo văn chương có nhiều năm bán chạy nhất ở miền Nam. Năm 1975 từ Virginia tôi gửi thư về địa chỉ ở Tân Ðịnh cho bạn, nhưng thư bị trả về, bên ngoài phong bì có nét bút gạch chéo sỗ sàng, và mấy chữ “không có ở đây.” Người bán sách cũ nói thêm anh không định mua bộ báo, chỉ khi biết người đó là Trần Phong Giao, người làm ra bộ báo, anh mới mua, để giúp ông, vì đoán chừng ông đang cùng quẫn.."
NHỮNG TỜ BÁO CŨ MIỀN NAM:
Trong một đoạn thơ từ
dòng “thơ tháng Tư” được làm từ rất sớm sau “Tháng tư úng
thủy đầu mùa máu tuôn” :
“Nếu mai mốt
bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng
ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra
nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào
học tập yêu thương”
(Cao Tần)
Những bài học
yêu thương đó, hãy bắt đầu bằng những dặt dìu lục bát Cung Trầm Tưởng
(&...lục bát Viên Linh, Hoài Khanh..) , bằng những nghi hoặc (từ) đoản
văn Vũ Khắc Khoan, bằng những êm ái thơ-văn-xuôi Mai Thảo, bằng những tuỳ bút
Võ Phiến, bằng những “bởi yêu em nên sầu khổ” dịu dàng Nguyễn Tất Nhiên, bằng
những thao thiết thơ Thanh Tâm Tuyền, bằng những cháy rát văn Dương Nghiễm Mậu.
Dạy những bài học yêu thương “Cho nhau này dãy Trường Sơn / Cho nhau cả
bốn trùng dương ..Cho rồi xin lại Tự Do”
"Từ sau
1954 đến nay, những người sống chết với đất nước này, đau niềm đau của đất nước
này, vươn lên sức vươn bất tuyệt của đất nước này, như VÕ PHIẾN, NGUYỄN MẠNH
CÔN..., chúng ta quên họ sau được. Những hoang mang rã rời, những cựa mình bão
tố kết tụ nơi những tác phẩm dài ngắn của THANH TÂM TUYỀN, MAI THẢO, DƯƠNG
NGHIỄM MẬU, LÊ TẤT ĐIỀU...vân vân và vân vân, chúng ta quên họ sao được. Làm
sao mà quên được những "móc mưa hạt huyền" họ đã khóc cho dân tộc
này, và cũng chính những hạt sương mai ấy, họ kết thành muôn ngàn nỗi mừng,
mong manh mà trường cửu, nhỏ bé mà muôn vàn tươi mát cho dân tộc này"
(Doãn Quốc Sỹ)
Làm sao mà quên
được?
"Sinh ở đâu
mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm
giòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc
chung"
(Viên Linh)
Và tôi
mong, hãy cho tôi khóc lại "tiếng khóc chung" bằng "nỗi
mừng" đó, bằng giọt nước mắt của "móc mưa hạt
huyền" đó...bằng những suy tư & trầm lắng của một nền văn
học bất hạnh ấy!
huyvespa@gmail.com