Mua quyển này vì..cái bìa..có 1 chút gì đó vừa hiện đại , cổ điển và rất ấn tuợng. (hình bìa của Kỳ Nam).
Title nhu 1 tiếng gọi mời để độc giả cùng dấn thân bước vào một thế giới khác....
"Cần quá nhiều nhận thức và dũng cảm để sống 1 cuộc sống thật sự trong thế giới này". Một lời đe doạ, hay 1 lời mào đầu để chuẩn bị tâm lý cho độc giả. Nước Mỹ ỡ đây chỉ như 1 cái cớ để những xung đột được đẩy đến cao trào nhất. Vì lí do gì nhỉ? Một nước Mỹ rộng lớn, nhiều sắc dân, nhiều ý thức hệ, đủ và dư sự tự do-"Tự do đến và đi, kết bạn và tạm biệt, hợp và tan". Trong đó, những người trẻ - lối sống trẻ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân gây nên những bế tắc trong đời sống của họ. Những lát cắt tâm lý của những người trẻ đang sống 1 "giấc mơ Mỹ"...được tác giả đẩy đến tận cùng cứa vào lòng độc giả những nhát cắt vô hình..vì sự gãy vụn, sự hoang mang, sự cam chịu của nhữhg mảnh đời ở nơi chỉ có tiện nghi mà không phải là quê hương.
"Mỗi truyện là một mảng màu khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau về xã hội Mỹ - nhưng không phải với ý nghĩa một địa danh xa xôi hoặc một ý niệm chính trị/xã hội, mà là về những con người cụ thể và các vấn đề sống cụ thể."
Nước Mỹ cướp đi những cảm xúc của người trẻ, nhưng bù lại, cho họ những cơ hội mới, những giấc mơ mới, quyển được phát ngôn và làm những điều mà họ mong muốn.
Đó có thể là tâm trạng trống rỗng của một người chồng mất việc, sống nhờ học bổng và tiền làm thêm của cô vợ (truyện "Nước Mỹ, nước Mỹ"). Là suy nghĩ "đời ta không cần lo, nhà ta không cần tiếc, tiền tiêu cho thật hết, ta mới sống yên vui" của anh chàng Phong - một kỹ sư có tài, phóng túng, nhiễm nặng chất sống Mỹ "tự do muôn năm" ("Ái khanh ơi ái khanh"). Và nỗi cô đơn của người phụ nữ trẻ bên chồng ("Một chốn gọi là nhà", "Canada, Canada")...
Chán chuờng và đau đớn, hoà nhập và tan rã, mục ruỗng và vươn lên... Nước Mỹ, vẻ hào nhoáng bên ngoài để che đậy cho sự đau đớn của chính nó và gây ra cho những cá thể trong lòng nó một nỗi niềm khôn tả.
Đọc để nghe lại chính những bất an và mục ruỗng từ trong chính chúng ta.
Sự hoang mang để nhìn lại chính mình cũng là ...1 điều cần thiết- phải chăng cũng là 1 trong những "điều nhận thức để sống một cuộc sống thật sự trong thế gới này"???
Title nhu 1 tiếng gọi mời để độc giả cùng dấn thân bước vào một thế giới khác....
"Cần quá nhiều nhận thức và dũng cảm để sống 1 cuộc sống thật sự trong thế giới này". Một lời đe doạ, hay 1 lời mào đầu để chuẩn bị tâm lý cho độc giả. Nước Mỹ ỡ đây chỉ như 1 cái cớ để những xung đột được đẩy đến cao trào nhất. Vì lí do gì nhỉ? Một nước Mỹ rộng lớn, nhiều sắc dân, nhiều ý thức hệ, đủ và dư sự tự do-"Tự do đến và đi, kết bạn và tạm biệt, hợp và tan". Trong đó, những người trẻ - lối sống trẻ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân gây nên những bế tắc trong đời sống của họ. Những lát cắt tâm lý của những người trẻ đang sống 1 "giấc mơ Mỹ"...được tác giả đẩy đến tận cùng cứa vào lòng độc giả những nhát cắt vô hình..vì sự gãy vụn, sự hoang mang, sự cam chịu của nhữhg mảnh đời ở nơi chỉ có tiện nghi mà không phải là quê hương.
"Mỗi truyện là một mảng màu khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau về xã hội Mỹ - nhưng không phải với ý nghĩa một địa danh xa xôi hoặc một ý niệm chính trị/xã hội, mà là về những con người cụ thể và các vấn đề sống cụ thể."
Nước Mỹ cướp đi những cảm xúc của người trẻ, nhưng bù lại, cho họ những cơ hội mới, những giấc mơ mới, quyển được phát ngôn và làm những điều mà họ mong muốn.
Đó có thể là tâm trạng trống rỗng của một người chồng mất việc, sống nhờ học bổng và tiền làm thêm của cô vợ (truyện "Nước Mỹ, nước Mỹ"). Là suy nghĩ "đời ta không cần lo, nhà ta không cần tiếc, tiền tiêu cho thật hết, ta mới sống yên vui" của anh chàng Phong - một kỹ sư có tài, phóng túng, nhiễm nặng chất sống Mỹ "tự do muôn năm" ("Ái khanh ơi ái khanh"). Và nỗi cô đơn của người phụ nữ trẻ bên chồng ("Một chốn gọi là nhà", "Canada, Canada")...
Chán chuờng và đau đớn, hoà nhập và tan rã, mục ruỗng và vươn lên... Nước Mỹ, vẻ hào nhoáng bên ngoài để che đậy cho sự đau đớn của chính nó và gây ra cho những cá thể trong lòng nó một nỗi niềm khôn tả.
Đọc để nghe lại chính những bất an và mục ruỗng từ trong chính chúng ta.
Sự hoang mang để nhìn lại chính mình cũng là ...1 điều cần thiết- phải chăng cũng là 1 trong những "điều nhận thức để sống một cuộc sống thật sự trong thế gới này"???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét