Déjà
vu! Với một chút mốc bụi dĩ vãng cuốn lên, theo những bước chân đi tìm và kể lại
những câu chuyện của một dân tộc , một thể chế, một ngôn ngữ, một nền văn học
(tưởng chừng) đã mất & ... mơ tưởng đến một ngày rồi sẽ phục dựng lại lộng
lẫy văn chương miền Nam Việt Nam - đã bị cố tình hư-vô-hoá. Những tiếng nói (tưởng
như) im lìm và cố tình bị bôi xóa ấy có khác gì với sự câm lặng và nỗi niềm đau
đáu tận đáy hồn của những người Hời?!?
Một
thực thể không thể tách rời của không khí “nắng thi ca mưa tiểu thuyết” chói
chang của miền Nam đó chính là sinh khí của những tờ tạp chí văn chương, trước
đó và có lẽ cả về sau này, sẽ không bao giờ còn một không khí sôi nổi, rộn ràng
đến như thế, có thể nó đến từ những khát khao của những người mới từ di cư một
triệu, họ đến và hòa làm một với bát ngát “nắng vàng xoài, mưa xanh vú sữa” đã
tạo ra một vòm trời nhân văn mới, một sự
hứng khởi của làm lại cuộc đời mới ở một nơi mới trên một vùng đất tự do.
2
năm sau một “Lên đường lớn” với những tiền phong: Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh
Hiệp, Tô Thùy Yên, Qúach Thoại, Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Cung Trầm Tưởng,
Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa… Và cũng từ đó, dẫn đến một họp mặt chung trên tờ
SÁNG TẠO – MAI THẢO chủ trương – với những thao thức mới của con người thời “hiện
sinh”… và SÁNG TẠO – là diễn đàn của hôm nay, hôm nay chứ không phải là ngày
mai, hay là sắp tới – vì đó, hôm nay – mới chính là “điểm đầu” của SÁNG TẠO.
SÁNG
TẠO xuất phát & mở ra chân trời khác của cái gọi là nghệ-thuật-mới, với
tuyên ngôn chuyển dịch thủ - đô – văn -hóa từ Hanoi chuyển vào Saigon của MAI
THẢO.
Những
tác giả cộng tác và xuất hiện trong SÁNG TẠO, sau này đã làm một lên đường khác
để đứng ra chủ trương hay coi sóc các tạp chí văn chương đình đám không kém:
Ra mắt chỉ vỏn vẹn
có 6 số, ngay sau thời gian tạp chí SÁNG TẠO (bộ cũ) đình bản nhưng THẾ KỶ HAI
MƯƠI cũng kịp khẳng định vị thế của mình trong làng báo văn chương – nghệ thuật
của miền Nam, và trong một chừng mực nào đó TK20 tiếp tục đi theo con đường
khai mở “còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo”. Với ekip gần như là đầy đủ từ SÁNG
TẠO (trừ Mai Thảo), những thành viên nòng cốt từ Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thanh
Tâm Tuyền…cho đến Nguyễn Văn Trung từ Bỉ về nước, Nguyên Sa & Cung Trầm
Tưởng từ Pháp hồi hương. Ðặc biệt với sự xuất hiện (duy nhất) của TÔ THÙY YÊN
với 5 trang thơ choáng ngợp trong số ra mắt, phần nào cũng làm nên tên tuổi một thi sĩ Tô
Thùy Yên sau này.
Tiếp
theo có thể nhắc đến HIỆN ĐẠI xuất hiện khi SÁNG TẠO (bộ cũ) tạm dừng, tuy chỉ xuất hiện vỏn vẹn 9 số nhưng
cũng kịp để lại cho dấu ấn khó phai đến từ 9 số là 9 chủ đề sắc sảo, trong đó
có những xuất sắc đã vượt cả không thời gian điển hình như những bài thơ NGUYÊN
SA, những bài “Yêu em, Hà Nội” của HOÀNG ANH TUẤN, những bài “nghe giá băng mòn
hết tuổi thơ” của TRẦN THY NHÃ CA, những bài thơ điên của THI SĨ NGUYỄN ĐỨC
SƠN, bài HOANG VU - thi khúc đầu tiên của NGUYỄN XUÂN HOÀNG, những bài lục bát
tìm CÚC HOA của một PHẠM CÔNG ngày nay – Phạm Công VIÊN LINH.
Tiếp đến, phải kể, Tuần báo Nghệ Thuật xuất
hiện rất tưng bừng (theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng) trong thập niên 60, đó là
tờ tạp chí văn học nghệ thuật duy nhất của miền Nam ra hàng tuần, bìa in offset
nhiều màu. Cho tới lúc đó miền Nam chỉ có các bán nguyệt san, hai tuần mới ra một
lần: Bách Khoa, Văn, Tân Văn…
NGHỆ THUẬT nổi bật nhờ những series giá trị của
tuần báo này, như loạt bài MƯỜI TÁC GIẢ VIẾT VỀ MƯỜI TÁC GIẢ / THẢO LUẬN VỀ THỰC
TRẠNG VĂN NGHỆ VIỆT NAM / NGƯỜI ĐỌC VIẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT…
Nổi bật khác của tuần báo này cũng đến ngay
từ những trang đầu - GHI NHẬN CỦA MAI THẢO, hàng tuần, với phong cách khó lẫn của
ông tường thuật lại các hoạt động văn nghệ trong tuần của thủ đô Saigon, bằng
những nhịp chân theo bước các mặc khách Saigon ấy mà chúng ta được dịp thở lại
một lần nữa, nhìn lại một lần nữa…cái không khí “tưng bừng phố xá” mà cũng rất
đằm thắm của Saigon…
Và trong suốt 57 số báo, tuyên
ngôn chỉ có một
“… những người nhận trách nhiệm xây dựng và hình thành diễn đàn này đều cùng một dự tưởng, chung một nhận thức: Nghệ Thuật phải là một nơi chốn họp mặt thân ái và đông vui chưa từng thấy giữa tất cả những tác giả, nhà văn nhà thơ hiện đang làm nên linh hồn, tiếng nói, đời sống và sức mạnh của văn học nghệ thuật miền Nam. Họp mặt trước đã. Bởi chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những khả năng sáng tạo chói lọi nhất, những cá nhân ý thức tiến bộ nhất, những đại diện cho từng thế hệ tiêu biểu nhất của đất nước này phải liên kết lại, trước đòi hỏi của xã hội và lịch sử ta về vai trò văn học nghệ thuật chúng ta.”
“… những người nhận trách nhiệm xây dựng và hình thành diễn đàn này đều cùng một dự tưởng, chung một nhận thức: Nghệ Thuật phải là một nơi chốn họp mặt thân ái và đông vui chưa từng thấy giữa tất cả những tác giả, nhà văn nhà thơ hiện đang làm nên linh hồn, tiếng nói, đời sống và sức mạnh của văn học nghệ thuật miền Nam. Họp mặt trước đã. Bởi chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những khả năng sáng tạo chói lọi nhất, những cá nhân ý thức tiến bộ nhất, những đại diện cho từng thế hệ tiêu biểu nhất của đất nước này phải liên kết lại, trước đòi hỏi của xã hội và lịch sử ta về vai trò văn học nghệ thuật chúng ta.”
tuần báo NGHỆ THUẬT - XUÂN BÍNH NGỌ 1966 - Mùa xuân, tình yêu & đất nước trong THƠ VĂN
Tuần báo NGHỆ THUẬT (1965-1966) - một RỰC RỠ khác của VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM...
{Tuần báo NGHỆ THUẬT 1966-1967} - Loạt 10 bài 10 tác giả viết về 10 tác giả
9 số cuối tạp chí NGHỆ THUẬT
Tuần báo NGHỆ THUẬT hay bất
cư những tạp chí nào đã nêu ra ở trên – nếu đứng riêng ra, cũng có thể là một
biểu trưng cho 20 năm văn học miền Nam với đầy đủ những vỗ về đằm thắm cũ, nồng
nhiệt khai phóng mới, rộng tay hào sảng và tưng bừng đón nhận những trào lưu
…Nơi đó, văn học đã gắn liền với vận mạng dân tộc, hay cũng có thể nói…những
gương mặt ấy, những tiếng nói ấy…cũng chính là một mảnh hồn của dân tộc – một
dân tộc thơ, một dân tộc yêu cái đẹp, một dân tộc coi trọng chữ nghĩa…nhưng…
gánh chịu nhiều hệ lụy … (cũng từ/ bằng chữ nghĩa)
…
Những
tạp chí văn chương như thế xuất hiện tựa những cơn gió mát xoa dịu bỏng rát
trên gượng mặt nát tan của chiến tranh miền Nam, đã nuôi nấng biết bao tâm hồn
dân Nam và đến bây giờ, cái “thác là thể phách , còn là tinh anh” hiện hữu lại
nơi dân tộc này, để có cái cho chúng ta tìm về , tìm về để nâng niu, trân quý,
chắc mót để kiếm chút (thánh) thiện đến từ chữ nghĩa, hay như trong một lần tôi
đã nói, đó là kiếm tìm một quê hương khác trong tâm tưởng, một quê hương mà sự
mất mát đã sắp!
Trong
số các tạp chí đình đám ấy, có một tờ quy tụ cũng chừng ấy các tác giả nổi bật
và thời gian góp mặt cũng nổi trội hơn một vài tạp chí kể trên, nhưng hầu như
trong các bài tiểu luận hay nhìn nhận lại nền văn học tự do miền Nam, ít ai đề
cập đến tạp chí này. Thời may, cũng là một điều ngẫu nhiên thú vị, khi tôi đang
sắp sửa số hóa tạp chí này, thì bác Viên Linh đã viết 1 bài ngắn cũng là một
góc nhìn giải đáp cho việc vì sao 24 số báo (trong đó có 1 số gộp 9+10) đã bị chìm vào lãng quên…
huyvespa@gmail.com
Trong các tạp chí văn chương ở miền Nam trước 1975, có một tờ hiện diện khá lâu, qui tụ một số tên tuổi, nhưng hầu như không ai nhắc đến, mặc dù có lúc nó được bày bán trên các sạp báo, trong các nhà sách cùng lúc với những Sáng Tạo, Hiện Ðại, Thế Kỷ Hai Mươi, là ba tờ tạp chí ăn khách hồi đó.
Một số bìa báo tạp chí Văn Nghệ những năm 1961, 62, ngay cả tên tờ báo cũng không được dùng một kiểu chữ đồng nhất. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Các tác giả cộng tác với ba tờ tạp chí trên đồng thời cộng tác với nó, mà ít ai biết đến nó, đó là tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong. Sự hiện diện của nó, cũng như đời sống của nhà văn chủ nhiệm, tên khai sinh là Ðoàn Tường, anh ruột của thi sĩ mệnh yểu Quách Thoại, rất là chật vật, mặc dù ông được các đồng nghiệp có cảm tình. Cho dù thế nào, nhắc đến hai mươi năm văn học miền Nam mà không nhắc đến tờ Văn Nghệ là một thiếu sót, tờ báo ít nhất đã sống lâu ba bốn lần hơn tờ Hiện Ðại của Nguyên Sa (chỉ có 9 số), tờ Thế Kỷ Hai Mươi của Nguyễn Khắc Hoạch (chỉ có 6 số), như người viết bài này được biết, tờ Văn Nghệ sống ít nhất 22 số, khoảng hơn 2 năm, trong khi hai tờ trên tờ được 9 tháng, tờ được có 6 tháng, sống không đầy một tuổi. Những tờ kia được nhắc tới luôn, tờ sau này bị quên lãng, hầu như hoàn toàn.
Văn Nghệ có cùng khuôn khổ với Sáng Tạo, Hiện Ðại, nhưng ra sau hai tờ trên, số đầu của Văn Nghệ ra vào tháng 1 tháng 2, 1961, ra sau cả Thế Kỷ Hai Mươi; tờ ra sớm nhất là Sáng Tạo tháng 10, 1956 còn hai tờ kia đều ra trong năm 1960: Hiện Ðại tháng 4, Thế Kỷ Hai Mươi tháng 7, cùng tháng 7 tờ Sáng Tạo bộ mới tục bản số 1, sau hơn một năm đóng cửa. Ra chậm sau cả 4 tờ, đương nhiên là Văn Nghệ ở thế yếu, nhất là ông chủ nhiệm không phải là một nhà văn có tên tuổi.
Tuy sinh sau đẻ muộn, Văn Nghệ vẫn mời được các nhà văn tương đối có tiếng cộng tác, như Lê Huy Oanh, Trần Lê Nguyễn, Doãn Quốc Sỹ, Kiêm Minh, riêng các nhà văn trẻ có đủ mặt, như ở trong cả ba tờ trên: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn (Sao Trên Rừng), Nhã Ca, Ðỗ Quí Toàn, Trần Dạ Từ, Nguyễn Nghiệp Nhượng,và người viết bài này... Những bài hay trên Văn Nghệ không thiếu, nhiều phần là tỷ lệ tân kỳ còn lớn hơn cả Hiện Ðại, với sự có mặt của Nguyễn Ðức Sơn, Nguyễn Nghiệp Nhượng, và hai họa sĩ Ngọc Dũng, Nguyễn Trung.
Nhà văn Lê Huy Oanh rất sung sức, sáng láng với loạt nghiên cứu về thơ Pháp, nhất là loạt bài “Lược khảo về phong trào thi ca siêu thực Pháp.” Trong ba bốn số báo liền ông đã giới thiệu và dịch ra thơ Việt những thi sĩ tiên phong của khuynh hướng này và những bài thơ mang tên chủ soái André Breton, Louis Aragon, Paul Eluard,... hay viết rất kỹ, kèm với thơ và thơ dịch của Jacques Prevert, là thi sĩ đang được hâm mộ ở Việt Nam lúc ấy. Truyện dài của ông, Màu Hoa Dã Thú cũng đăng trên Văn Nghệ. Hai truyện dài-tân truyện hay truyện vừa thì đúng hơn, sau này nổi tiếng, đều đăng lần đầu trên Văn Nghệ trước hết: Gia Tài Của Người Mẹ của Dương Nghiễm Mậu và Thị Trấn Miền Ðông của Viên Linh.
Hãy xem những bài thơ trên Văn Nghệ, trích từ số 6 trở đi, vì chúng tôi chỉ có từ số 6 và vài số sau đó: điều nổi bật là thơ Ngọc Dũng, thơ Vương Tân luôn luôn được đăng ở những trang đầu của mỗi số báo, và đăng rất nhiều. Ở số 6 thơ Ngọc Dũng đăng ở trang 11 (nhan đề Tiếng Hát Của Mặt Trời), thơ Vương Tân đăng ở trang 12 (nhan đề 1954-1961), và dài suốt 3 trang báo:
Văn Nghệ có cùng khuôn khổ với Sáng Tạo, Hiện Ðại, nhưng ra sau hai tờ trên, số đầu của Văn Nghệ ra vào tháng 1 tháng 2, 1961, ra sau cả Thế Kỷ Hai Mươi; tờ ra sớm nhất là Sáng Tạo tháng 10, 1956 còn hai tờ kia đều ra trong năm 1960: Hiện Ðại tháng 4, Thế Kỷ Hai Mươi tháng 7, cùng tháng 7 tờ Sáng Tạo bộ mới tục bản số 1, sau hơn một năm đóng cửa. Ra chậm sau cả 4 tờ, đương nhiên là Văn Nghệ ở thế yếu, nhất là ông chủ nhiệm không phải là một nhà văn có tên tuổi.
Tuy sinh sau đẻ muộn, Văn Nghệ vẫn mời được các nhà văn tương đối có tiếng cộng tác, như Lê Huy Oanh, Trần Lê Nguyễn, Doãn Quốc Sỹ, Kiêm Minh, riêng các nhà văn trẻ có đủ mặt, như ở trong cả ba tờ trên: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn (Sao Trên Rừng), Nhã Ca, Ðỗ Quí Toàn, Trần Dạ Từ, Nguyễn Nghiệp Nhượng,và người viết bài này... Những bài hay trên Văn Nghệ không thiếu, nhiều phần là tỷ lệ tân kỳ còn lớn hơn cả Hiện Ðại, với sự có mặt của Nguyễn Ðức Sơn, Nguyễn Nghiệp Nhượng, và hai họa sĩ Ngọc Dũng, Nguyễn Trung.
Nhà văn Lê Huy Oanh rất sung sức, sáng láng với loạt nghiên cứu về thơ Pháp, nhất là loạt bài “Lược khảo về phong trào thi ca siêu thực Pháp.” Trong ba bốn số báo liền ông đã giới thiệu và dịch ra thơ Việt những thi sĩ tiên phong của khuynh hướng này và những bài thơ mang tên chủ soái André Breton, Louis Aragon, Paul Eluard,... hay viết rất kỹ, kèm với thơ và thơ dịch của Jacques Prevert, là thi sĩ đang được hâm mộ ở Việt Nam lúc ấy. Truyện dài của ông, Màu Hoa Dã Thú cũng đăng trên Văn Nghệ. Hai truyện dài-tân truyện hay truyện vừa thì đúng hơn, sau này nổi tiếng, đều đăng lần đầu trên Văn Nghệ trước hết: Gia Tài Của Người Mẹ của Dương Nghiễm Mậu và Thị Trấn Miền Ðông của Viên Linh.
Hãy xem những bài thơ trên Văn Nghệ, trích từ số 6 trở đi, vì chúng tôi chỉ có từ số 6 và vài số sau đó: điều nổi bật là thơ Ngọc Dũng, thơ Vương Tân luôn luôn được đăng ở những trang đầu của mỗi số báo, và đăng rất nhiều. Ở số 6 thơ Ngọc Dũng đăng ở trang 11 (nhan đề Tiếng Hát Của Mặt Trời), thơ Vương Tân đăng ở trang 12 (nhan đề 1954-1961), và dài suốt 3 trang báo:
Hãy gỡ đều cho sợi tóc dầy
Cùng một lần với tiếng hát nhìn thấp xuống
Với dòng sông nước cuốn chảy mòn
Nước chảy cuốn mòn xô tới chân em
Cùng một lần với tiếng hát nhìn thấp xuống
Với dòng sông nước cuốn chảy mòn
Nước chảy cuốn mòn xô tới chân em
Bài thơ khoảng 20 câu, không có vần. Và thơ Vương Tân đăng kế tiếp:
“Lịch sử bốn nghìn / Tôi cầm trên tay / Trang sách lật qua / Không lời huyền bí / Chúng nó cầm dao / Ðâm vào trái tim / Và nhìn máu chảy / Sự sống dân lên / Trong nghìn huyết quản / Trên vạn cánh tay” Cũng không có vần, dù là tứ tự (tức là thơ 4 chữ). [Thơ 5 chữ gọi là ngũ ngôn, thơ bảy chữ gọi là thất ngôn, nhưng thơ 4 chữ lại gọi là tứ tự. Khi tên gọi khác nhau như thế, các cụ thời xưa hẳn có hàm ý nghĩa gì đó, hai thể thơ chỉ chênh lệch mỗi dòng một tiếng, mà thơ 4 tiếng gọi là tứ tự, thơ 5 tiếng gọi là ngũ ngôn, vậy cái khác nhau là ở ý nghĩa của chữ tự và chữ ngôn. Ngôn là lời, tự là chữ. Lời là lời nói, chữ là chữ viết, hai thứ khác nhau xa lắm. Ðã là chữ viết thì phải hàm xúc sâu xa, không thể là nôm na phổi bò được.]
Ở Văn Nghệ số Xuân 1961, thơ Ngọc Dũng cũng in ở đầu số báo như số trên (ba bài ở trang 10), thơ Vương Tân kế tiếp ở trang 16, thơ ông này chỉ chấm hết ở trang 29, nghĩa là dài tới 14 trang thơ của ông thôi, trên đầu lại có tranh minh họa riêng của Ngọc Dũng. Có vẻ hai nhà thơ này là thi sĩ nòng cốt của tờ báo, tất phải hay. Ta hãy đọc nguyên một bài của Ngọc Dũng: Bài “Vết Chém:
Như đợt thủy triều rớt xuống / Bỏ lại cồn cát không / Như nước biển đầy dâng vĩnh viễn / Mà cánh tay vòng ôm suốt thân.” (trang 10). Và thơ của thi sĩ nòng cốt thứ hai, dài tới 14 trang trong số Xuân chỉ dày 103 trang như đã nói: “Giáo Ðầu: lịch sử những hoang mang / với mối sầu chia cắt / loài chim di trốn rét / vỗ đôi cánh mùa xuân / thành phố ngọn đèn vàng / và mắt người ngái ngủ / hàng rào dây kẽm gai / với con tầu phạm xá”
Bài thơ chỉ có thế, không lên hoa chữ nào và không dấu chấm dấu phảy. Vài chục năm sau thơ hai vị đó không thấy ai truyền tụng, và người ta biết đến Ngọc Dũng nhờ ông là họa sĩ, chứ không phải vì ông là nhà thơ. Ðiều nòng cốt để tìm hiểu: họa sĩ Ngọc Dũng chính là thư ký tòa soạn của tờ Văn Nghệ.
Nghề làm tạp chí văn học khác với nghề làm báo, nhất là nhật báo hay tuần báo, hoàn toàn khác. Báo sống bằng bài vở, bằng bộ mặt của nó khác với báo sống bằng tin tức, nhanh và chính xác và nóng hổi. Ðã sống bằng bài vở thì bài vở phải hay, phải có giá trị, và tạp chí 15 ngày hay một tháng mới ra một lần, thì bài vở phải được (hay bị) đọc lại là thường. Tờ nhật báo sau một ngày thì thường bị vất đi, hay được dùng làm giấy gói đồ. Ðời sống của nó là 24 tiếng đồng hồ, tới giờ thứ 25, có tờ khác thay thế. Tuần báo sống 7 ngày, báo ra Thứ Năm tuần này thì Thứ Năm tuần sau nó bị tờ khác thay thế. Nhưng tạp chí hàng tháng, tất cả 4 tờ nói trên đều ra hàng tháng, tờ tạp chí hàng tháng không những suốt tháng còn mới, người ta còn để trên bàn, mà khi nó lên tủ sách, người ta còn nắm gáy nó kéo xuống, đọc lại. Một bài thơ chỉ 4 câu thôi đăng trên một tạp chí, người ta đọc nó cả tháng, cả năm, mãi mãi, cho nên thơ hay là thơ phải chịu sự đọc lại, truyện hay là truyện phải chịu sự đọc lại, báo đã hay còn phải đẹp, vì người ta khó tính, không ai thấy cái gì xấu mà muốn nhìn lại. Một tờ tạp chí văn chương phải là một giai phẩm: giai là đẹp, phẩm là có tính chất gì đó có ích hay hữu dụng hay mỹ thuật. Vì thế, người ta thường nghe nói, phải hay phải đẹp, phải bền.
Người trình bày tờ tạp chí Văn Nghệ đã không nắm vững tính cách một tạp chí: bìa một tờ báo không phải bìa một cuốn sách, vậy mà bìa báo Văn Nghệ hầu hết số này cái tên in một kiểu chữ, số sau cái tên Văn Nghệ lại dùng kiểu chữ khác. Cứ xem cái ảnh chụp người đọc cũng sẽ thấy ngay. Không phải một lần mà nhiều lần cái bìa báo Văn Nghệ chỉ in cái tranh vẽ của ông họa sĩ thư ký tòa soạn, không có chữ gì - tên bài hay tên các tác giả - khác nữa. Nội dung ở trong là thừa, chỉ cần cái tranh vẽ ngoài bìa thôi, chắc thế. Nhưng dĩ nhiên đã là thư ký tòa soạn, người ta có quyền đó, vấn đề là ông chủ nhiệm hay ông thường trực nào đó có trách nhiệm chọn bài vở phải biết trách nhiệm của mình quan trọng thế nào trong việc chọn lọc và sắp xếp bài vở. Tờ Văn Nghệ thiếu hẳn cái khâu này. Ðôi điều viết ở trên là những điều tôi nghe biết từ khi tờ tạp chí còn sống, ngày nay nhắc lại để đưa ra một giải thích vì sao tờ Văn Nghệ không gây được tiếng vang của một tạp chí văn chương. Có các tác giả tên tuổi là một chuyện, có làm cho tờ báo sống không là một chuyện khác. Cần mẫn chịu đựng là một chuyện, có tồn tại không cũng là chuyện khác. Hơn thế nữa, làm báo văn chương cần các văn hữu và các cây bút trẻ cộng tác, gửi bài về, cái khó khăn là trong 10 bài gửi tới, may ra được 3 bài có thể đăng, làm sao phải từ chối đăng mà người gửi không chán, không giận, vẫn tiếp tục gửi. Chỉ một câu trả lời vô duyên trong Hộp Thư Tòa Soạn là không những mất đi một độc giả, còn làm các văn hữu độc giả khác e ngại gửi bài cộng tác. Hộp thư của tạp chí Văn Nghệ đây:
“Song Linh: Có nhận được bài gửi cho số Xuân, nhưng 'không tiện đăng.'” (Văn Nghệ số xuân, trang 105). [Trong khi đó tạp chí Hiện Diện của Nguyên Sa đăng liên tiếp 4 hay 5 truyện ngắn của Song Linh, nhà văn, đại úy Thủy Quân Lục Chiến].
“Thái Tú Hạp: Hình như chúng tôi đã có dịp đọc nhiều lá thư như ý bạn: ‘bỏ rơi bài vở của bạn đọc,’ thật không có chuyện đó... Chúng tôi muốn tìm thấy ‘những tài năng thực,’ không mị độc giả vì lợi. Xin bạn đọc thông cảm.” [Trả lời như thế có khác gì nói rằng bài không đăng được vì ông hay bà ‘không có tài năng thực?’ Không những chỉ trả lời nhà thơ Thái Tú Hạp không đăng được, câu đó là trả lời cho tất cả những người mà tờ Văn Nghệ viết là “chúng tôi đã có dịp đọc nhiều lá thư (giống) như ý lá thư của ông!]
“Sương Biên Thùy: Hy vọng bạn còn nhiều cố gắng.”
“Trường Dzạ: Ðã nhận được bài. ‘Hãy tìm một sắc thái cho riêng mình.’”
Bốn đoạn trả lời trên cũng tìm thấy in trong Hộp Thư Tòa Soạn Văn Nghệ. Ðó là thái độ của tờ Văn Nghệ đối với các văn hữu muốn cộng tác khác. Ở số 14 còn những lời khuyên các nhà văn trẻ như “cần tránh ảnh hưởng,” [khuyên Nguyễn Dzạ Vũ], “mong sự cố gắng,” [khuyên Ðoàn Minh Hải], “...Hộp thư của tòa soạn Văn Nghệ đọc lên nghe như từ hộp thư của một tờ báo học sinh. Nó cho thấy người viết những dòng trả lời trên đã không biết độc giả của ông ta, tức là của tờ Văn Nghệ, là những ai. Anh làm tạp chí văn chương thì độc giả của anh là độc giả văn chương; trường hợp này tờ Văn Nghệ không cho thấy sự hiểu biết của tòa soạn về người đọc họ, hay tệ hơn nữa, đang làm ngự sử văn đàn với độc giả của mình, cũng là những nhà văn nhà thơ đang muốn đi vào thế giới cầm bút. Những điều trình bày trên hy vọng sẽ là những câu trả lời nêu ở đầu bài, là vì sao một tờ báo hiện diện khoảng 2 năm ra được 22 số mà bị rơi vào lãng quên như tờ Văn Nghệ
“Lịch sử bốn nghìn / Tôi cầm trên tay / Trang sách lật qua / Không lời huyền bí / Chúng nó cầm dao / Ðâm vào trái tim / Và nhìn máu chảy / Sự sống dân lên / Trong nghìn huyết quản / Trên vạn cánh tay” Cũng không có vần, dù là tứ tự (tức là thơ 4 chữ). [Thơ 5 chữ gọi là ngũ ngôn, thơ bảy chữ gọi là thất ngôn, nhưng thơ 4 chữ lại gọi là tứ tự. Khi tên gọi khác nhau như thế, các cụ thời xưa hẳn có hàm ý nghĩa gì đó, hai thể thơ chỉ chênh lệch mỗi dòng một tiếng, mà thơ 4 tiếng gọi là tứ tự, thơ 5 tiếng gọi là ngũ ngôn, vậy cái khác nhau là ở ý nghĩa của chữ tự và chữ ngôn. Ngôn là lời, tự là chữ. Lời là lời nói, chữ là chữ viết, hai thứ khác nhau xa lắm. Ðã là chữ viết thì phải hàm xúc sâu xa, không thể là nôm na phổi bò được.]
Ở Văn Nghệ số Xuân 1961, thơ Ngọc Dũng cũng in ở đầu số báo như số trên (ba bài ở trang 10), thơ Vương Tân kế tiếp ở trang 16, thơ ông này chỉ chấm hết ở trang 29, nghĩa là dài tới 14 trang thơ của ông thôi, trên đầu lại có tranh minh họa riêng của Ngọc Dũng. Có vẻ hai nhà thơ này là thi sĩ nòng cốt của tờ báo, tất phải hay. Ta hãy đọc nguyên một bài của Ngọc Dũng: Bài “Vết Chém:
Như đợt thủy triều rớt xuống / Bỏ lại cồn cát không / Như nước biển đầy dâng vĩnh viễn / Mà cánh tay vòng ôm suốt thân.” (trang 10). Và thơ của thi sĩ nòng cốt thứ hai, dài tới 14 trang trong số Xuân chỉ dày 103 trang như đã nói: “Giáo Ðầu: lịch sử những hoang mang / với mối sầu chia cắt / loài chim di trốn rét / vỗ đôi cánh mùa xuân / thành phố ngọn đèn vàng / và mắt người ngái ngủ / hàng rào dây kẽm gai / với con tầu phạm xá”
Bài thơ chỉ có thế, không lên hoa chữ nào và không dấu chấm dấu phảy. Vài chục năm sau thơ hai vị đó không thấy ai truyền tụng, và người ta biết đến Ngọc Dũng nhờ ông là họa sĩ, chứ không phải vì ông là nhà thơ. Ðiều nòng cốt để tìm hiểu: họa sĩ Ngọc Dũng chính là thư ký tòa soạn của tờ Văn Nghệ.
Nghề làm tạp chí văn học khác với nghề làm báo, nhất là nhật báo hay tuần báo, hoàn toàn khác. Báo sống bằng bài vở, bằng bộ mặt của nó khác với báo sống bằng tin tức, nhanh và chính xác và nóng hổi. Ðã sống bằng bài vở thì bài vở phải hay, phải có giá trị, và tạp chí 15 ngày hay một tháng mới ra một lần, thì bài vở phải được (hay bị) đọc lại là thường. Tờ nhật báo sau một ngày thì thường bị vất đi, hay được dùng làm giấy gói đồ. Ðời sống của nó là 24 tiếng đồng hồ, tới giờ thứ 25, có tờ khác thay thế. Tuần báo sống 7 ngày, báo ra Thứ Năm tuần này thì Thứ Năm tuần sau nó bị tờ khác thay thế. Nhưng tạp chí hàng tháng, tất cả 4 tờ nói trên đều ra hàng tháng, tờ tạp chí hàng tháng không những suốt tháng còn mới, người ta còn để trên bàn, mà khi nó lên tủ sách, người ta còn nắm gáy nó kéo xuống, đọc lại. Một bài thơ chỉ 4 câu thôi đăng trên một tạp chí, người ta đọc nó cả tháng, cả năm, mãi mãi, cho nên thơ hay là thơ phải chịu sự đọc lại, truyện hay là truyện phải chịu sự đọc lại, báo đã hay còn phải đẹp, vì người ta khó tính, không ai thấy cái gì xấu mà muốn nhìn lại. Một tờ tạp chí văn chương phải là một giai phẩm: giai là đẹp, phẩm là có tính chất gì đó có ích hay hữu dụng hay mỹ thuật. Vì thế, người ta thường nghe nói, phải hay phải đẹp, phải bền.
Người trình bày tờ tạp chí Văn Nghệ đã không nắm vững tính cách một tạp chí: bìa một tờ báo không phải bìa một cuốn sách, vậy mà bìa báo Văn Nghệ hầu hết số này cái tên in một kiểu chữ, số sau cái tên Văn Nghệ lại dùng kiểu chữ khác. Cứ xem cái ảnh chụp người đọc cũng sẽ thấy ngay. Không phải một lần mà nhiều lần cái bìa báo Văn Nghệ chỉ in cái tranh vẽ của ông họa sĩ thư ký tòa soạn, không có chữ gì - tên bài hay tên các tác giả - khác nữa. Nội dung ở trong là thừa, chỉ cần cái tranh vẽ ngoài bìa thôi, chắc thế. Nhưng dĩ nhiên đã là thư ký tòa soạn, người ta có quyền đó, vấn đề là ông chủ nhiệm hay ông thường trực nào đó có trách nhiệm chọn bài vở phải biết trách nhiệm của mình quan trọng thế nào trong việc chọn lọc và sắp xếp bài vở. Tờ Văn Nghệ thiếu hẳn cái khâu này. Ðôi điều viết ở trên là những điều tôi nghe biết từ khi tờ tạp chí còn sống, ngày nay nhắc lại để đưa ra một giải thích vì sao tờ Văn Nghệ không gây được tiếng vang của một tạp chí văn chương. Có các tác giả tên tuổi là một chuyện, có làm cho tờ báo sống không là một chuyện khác. Cần mẫn chịu đựng là một chuyện, có tồn tại không cũng là chuyện khác. Hơn thế nữa, làm báo văn chương cần các văn hữu và các cây bút trẻ cộng tác, gửi bài về, cái khó khăn là trong 10 bài gửi tới, may ra được 3 bài có thể đăng, làm sao phải từ chối đăng mà người gửi không chán, không giận, vẫn tiếp tục gửi. Chỉ một câu trả lời vô duyên trong Hộp Thư Tòa Soạn là không những mất đi một độc giả, còn làm các văn hữu độc giả khác e ngại gửi bài cộng tác. Hộp thư của tạp chí Văn Nghệ đây:
“Song Linh: Có nhận được bài gửi cho số Xuân, nhưng 'không tiện đăng.'” (Văn Nghệ số xuân, trang 105). [Trong khi đó tạp chí Hiện Diện của Nguyên Sa đăng liên tiếp 4 hay 5 truyện ngắn của Song Linh, nhà văn, đại úy Thủy Quân Lục Chiến].
“Thái Tú Hạp: Hình như chúng tôi đã có dịp đọc nhiều lá thư như ý bạn: ‘bỏ rơi bài vở của bạn đọc,’ thật không có chuyện đó... Chúng tôi muốn tìm thấy ‘những tài năng thực,’ không mị độc giả vì lợi. Xin bạn đọc thông cảm.” [Trả lời như thế có khác gì nói rằng bài không đăng được vì ông hay bà ‘không có tài năng thực?’ Không những chỉ trả lời nhà thơ Thái Tú Hạp không đăng được, câu đó là trả lời cho tất cả những người mà tờ Văn Nghệ viết là “chúng tôi đã có dịp đọc nhiều lá thư (giống) như ý lá thư của ông!]
“Sương Biên Thùy: Hy vọng bạn còn nhiều cố gắng.”
“Trường Dzạ: Ðã nhận được bài. ‘Hãy tìm một sắc thái cho riêng mình.’”
Bốn đoạn trả lời trên cũng tìm thấy in trong Hộp Thư Tòa Soạn Văn Nghệ. Ðó là thái độ của tờ Văn Nghệ đối với các văn hữu muốn cộng tác khác. Ở số 14 còn những lời khuyên các nhà văn trẻ như “cần tránh ảnh hưởng,” [khuyên Nguyễn Dzạ Vũ], “mong sự cố gắng,” [khuyên Ðoàn Minh Hải], “...Hộp thư của tòa soạn Văn Nghệ đọc lên nghe như từ hộp thư của một tờ báo học sinh. Nó cho thấy người viết những dòng trả lời trên đã không biết độc giả của ông ta, tức là của tờ Văn Nghệ, là những ai. Anh làm tạp chí văn chương thì độc giả của anh là độc giả văn chương; trường hợp này tờ Văn Nghệ không cho thấy sự hiểu biết của tòa soạn về người đọc họ, hay tệ hơn nữa, đang làm ngự sử văn đàn với độc giả của mình, cũng là những nhà văn nhà thơ đang muốn đi vào thế giới cầm bút. Những điều trình bày trên hy vọng sẽ là những câu trả lời nêu ở đầu bài, là vì sao một tờ báo hiện diện khoảng 2 năm ra được 22 số mà bị rơi vào lãng quên như tờ Văn Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét