Lại nói đến nhạc sỹ với số lượng tác phẩm ít nhưng dấu ấn trong sinh hoạt âm nhạc của miền Nam trước 1975 không phải là nhỏ: NS.Huỳnh Anh. Ông nổi tiếng với các bài hits với nhiều thể điệu biến ảo của mình: Từ jazz trong THƯỞ ẤY CÓ EM, đến tango trong KIẾP CẦM CA, slow rock trong ĐỜI TÔI CHỈ YÊU MỘT NGƯỜI, nhạc mùi BIẾT NÓI GÌ ĐÂY, nhạc film LOAN MẮT NHUNG ( film cùng tên), SA MẠC TUỔI TRẺ ( trong ĐIỆU RU NƯỚC MẮT) ;nhạc phổ thơ: HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM(Kiên Giang) RỪNG CHƯA THAY LÁ(Hoàng Ngọc Ẩn) ...được xem là 1 trong những bài nhạc phổ thơ hay nhất trong nền tân nhạc trước 75, và có lẽ cả sau này nữa..."Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"..Có lẽ rất đúng với người nhạc sỹ tài ba này. Mời mọi người nghe câu chuyện về nhạc sỹ Huỷnh Anh, khám phá thêm 1 bí mật nho nhỏ về bài MƯA RỪNG mà chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua, được xem như tác phẩm để đời của Huỳnh Anh...Viết riêng cho vở cải lương cùng tên làm mưa làm gió trước 75 của đoàn THANH MINH-THANH NGA. Và cùng unveil bí mật nho nhỏ của người nhạc sỹ này với 1 người được xem như Marlyn Monroe của VN: nữ nghệ sỹ THANH NGA- dĩ nhiên không phải là so sánh sự sexy theo kiểu Tây Phương, mà là nét tương đồng của hai huyền thoại về hào quang sân khấu, về sắc đẹp và cả 2 cái chết bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp.Enjoy!
Vũ trường Mỹ Phụng nhìn ra bến Bạch Đằng là điểm tụ họp không những của những khách chơi đêm bản xứ, mà còn là nơi đón tiếp những khách giang hồ, những thủy thủ ngoại quốc đến trên những con tàu sau các chuyến hải hành dài lênh đênh trên đại dương hàng tháng, nay dừng chân bên bến Sài Gòn. Không khí nơi đây có những điểm đặc thù mà các vũ trường khu trung tâm thành phố như Tabarin, Đại Kim Đô, Văn Cảnh, Tour d'Ivoire hay các vũ trường ăn chơi kiểu Hồng Kông trong miệt Quận 5 Chợ Lớn như Đại Thế Giới, Arc-en-Ciel, Lệ Uyển hay hai phòng trà nhỏ ấm cúng Baccara ở Chợ Đủi và La Cigale ở DaKao không có. Đây là nơi người viết đã có dịp thưởng thức tài nghệ của ban nhạc Huỳnh Anh những năm cuối thập niên 50, nhưng phải chờ 45 năm sau, sang một thế kỷ khác, một thiên niên kỷ khác, tại một địa điểm cách xa nửa vòng trái đất, người viết mới có dịp gặp lại, nghe chính Huỳnh Anh trình diễn tại Đêm Văn Nghệ Đặc Biệt tại "Nhược Gia Trang" nhân dịp hai nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Huỳnh Anh ghé thăm NS Lê Dinh và Nhóm Ngồi Quán Cóc tại thành phố Mộng Lệ An. Nhờ cái duyên văn nghệ này, người viết và NS Huỳnh Anh có dịp trao đổi tâm tình và kiểm chứng một vài giai thọai về người nghệ sĩ này trong cuộc đời âm nhạc. Sau những đắn đo, suy nghĩ, người viết cuối cùng chọn đề tựa như viết ở trên, mà không sợ bị hiểu lầm là bất kính với một người nghệ sĩ đàn anh lớn tuổi hơn mình, vì chỉ chữ "gã giang hồ" mới lột tả sát nhất được con người của NS Huỳnh Anh.
NS Huỳnh Anh sinh năm 1932 ở Cần Thơ, con của NS Sáu Tửng một danh thủ đờn kìm của nhạc cải lương miền Nam. Những năm thơ ấu, NS Huỳnh Anh đã được nuôi dưỡng trong không khí nghệ thuật của gia đình và trong sự thanh bình trù phú của đồng quê miền Nam, một miền Nam giàu có với những tay công tử xài tiền như nước mà điển hình là hai tay công tử Hắc Bạch (Ba Qui và Phước Georges) đốt tiền cho đời biết mình là bảnh.
Giai thoại kể lại rằng NS Hùynh Anh chưa bao giờ chính thức được theo học nhạc về bất cứ nhạc cụ nào cũng như về lý thuyết và sáng tác. Khi còn nhỏ trong một buổi tập dượt văn nghệ học đường trình diễn trước khi chia tay nhau bãi trường mùa hè, tay trống của ban nhạc hôm ấy đã bị bệnh không thể tập dợt được, ông thầy hướng dẫn văn nghệ trong lúc cấp bách không biết sao, nhưng đã để ý một chú bé đứng xem tập dợt, nhưng không phải như những người đến xem khác, chú bé để tâm theo dõi tiếng đàn, giọng hát, hai tay gõ và chân nhịp rất đúng, nên ông thầy đã kêu chú bé vào chơi trống thử, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, chú bé chơi trống rất đúng, và như vậy chú bé trở thành tay trống chính thức cho buổi trình diễn. Chú bé đó là NS Huỳnh Anh sau này, nhưng khi đó mọi người chỉ gọi chú là Bé Ba.
Sau Thế Chiến Thứ 2, NS Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường chơi nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt năm 1947. Mười năm kế tới từ 1947 tới 1957, NS Huỳnh Anh lăn lộn trong con đường trình tấu, khi thì chơi trong các đoàn cải lương, khi thì chơi trong các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Phi Luật Tân. Các nghệ sĩ Phi Luật Tân khi xuất dương thường có trình độ trình tấu khá cao, do đó NS Huỳnh Anh với khả năng thiên phú đã học hỏi được ở họ các ngón nghề độc đáo khi chơi chung, dù không bao giờ được họ chính thức chỉ dẫn, và chẳng mấy chốc anh sử dụng thành thạo nhiều nhạc khí khác như Guitar, Piano, Kèn, Percussion v.v... cũng như kỹ thuật hòa âm sống động, vững vàng về nhịp điệu của các ban nhạc vũ trường. Năm 1957, Huỳnh Anh trở thành trưởng ban nhạc và trong 18 năm tới, anh đã có hợp đồng trình diễn với hầu hết các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn cho đến năm 1975.
Đầu thập niên 50, tên tuổi của tay trống Huỳnh Anh đã lẫy lừng khắp các vũ trường Sài Gòn. Trong thời gian này Sài Gòn có hai tay trống lừng lẫy là Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu (hay Huỳnh Háo) và sau này có thêm tay trống nổi danh thứ ba là Phùng Trọng. Khi được hỏi và so sánh về tay nghề với tay trống Huỳnh Hiếu, NS Huỳnh Anh nói một cách thành thật: "Hồi đó mình nghèo mà, làm sao sánh được với Huỳnh Hiếu là con ông bầu gánh Tư Chơi, có tiền mướn thầy Phi Luật Tân về học". Nhưng theo tay trống Lưu Bình của ban nhạc The Wave của Montréal, trước kia đã được cả hai tay trống Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu chỉ dẫn, nói rằng: "Theo tôi, không thể nào so sánh tài nghệ chơi trống giữa Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu rồi nói rằng ai chơi hay hơn ai, vì mỗi người một sở trường. Không ai có thể qua mặt được khi Huỳnh Anh chơi trống trong ban nhạc vũ trường (combo), trong khi đó Huỳnh Hiếu rất xuất sắc trong khi chơi trống theo thể loại Big Band của các ban nhạc Jazz Mỹ như Duke Ellington, Glenn Miller, Benny Goodman".
Ngày đưa NS Huỳnh Anh ra phi trường Dorval để đón chuyến bay buổi chiều về Mỹ, chúng tôi có thì giờ đến chỗ hẹn ăn trưa để anh gặp sọan giả cải lương Nguyễn Phương, người đã viết tuồng cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga trong một thời gian dài. Anh gọi soạn giả Nguyễn Phương bằng chú, vì anh gọi theo Thanh Nga, thời kỳ anh thường đến đoàn hát thăm viếng nàng. Sọan giả Nguyễn Phương nhắc đến một thành tích lẫy lừng của tay trống Huỳnh Anh, mà có lẽ anh cũng không chú tâm đến nhiều vì không mấy khi nghe anh nhắc đến, đó là cuộc "đọ trống" giữa tay trống số một của Mỹ thời bấy giờ là Buddy Rich và tay trống Huỳnh Anh của Việt Nam tại rạp Hưng Đạo vào năm 1961. Sọan giả Nguyễn Phương cho đây là một biến cố quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam, vì tay trống Buddy Rich quả thật lừng danh thế giới như người viết đã tìm tòi trong "Net" và lấy ra hình Buddy Rich để ghép chung với hình "gã giang hồ" Huỳnh Anh, tay micro, tay rượu, lãng đãng hát trong đêm Văn Nghệ tại Nhược Gia Trang để in trong bài này (hình trên).
NS Huỳnh Anh được tiếng hào hoa, tên tuổi của anh dính liền với tên tuổi của những nữ nghệ sĩ như nữ ca sĩ P. V., nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương T. N. , người đẹp L. H., Đ. cũng như với các vũ nữ xinh đẹp của Sài Gòn ban đêm. Anh di tản cuối tháng 4/75 và cư ngụ tại Vùng Vịnh, thành phố San Francisco. Qua Mỹ, anh chạy taxi để độ nhật, nhưng anh không bao giờ không giữ đúng phong độ giang hồ, biết anh biết em, khiêm nhượng, và lúc nào cũng có ly rượu trên tay, và nụ cười hào sảng trên môi. Anh không tự kiêu những lúc lẫy lừng, nên anh cũng không tự ti trong lúc vô danh tiểu tốt. Trong hơi rượu cay, anh đã đạt tới mức "thiền" hơn nhiều người cả đời tu tập.
Nhưng tất cả những công trình trên của anh sẽ chìm vào quên lãng, và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2004), không còn ai nhớ tới tên của anh nếu anh không đi vào con đường sáng tác. Sáng tác là đỉnh cao nhất của các bộ môn nghệ thuật trong đó bao gồm văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, điện ảnh. NS Huỳnh Anh đã khiêm nhường tuyên bố trong đêm họp mặt tại "Nhược Gia Trang", anh rất được hân hạnh được xếp chung vào hàng ngũ những nhạc sĩ sáng tác, anh cảm thấy không thể so sánh với các nhạc sĩ có mặt hôm đó như Nguyễn Hiền, Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh với những công trình sáng tác đồ sộ của họ, trong khi anh chỉ có hơn vỏn vẹn 20 bài nhạc mà thôi. Thật ra anh không cần phải cảm thấy như vậy, vì nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài thành công là được người thưởng ngọan nhớ đời, trong số hơn 20 bài của anh, sau gần 50 năm vẫn có nhiều bài được nhớ tới. Sự thành công của anh có lẽ là do các tác phẩm đó phản ảnh được tâm tư của một thời đã qua mà không mất đi tính cảm hằng hữu của con người.
Một trong những bài đầu tiên anh sang tác là bản "Em Gắng Chờ" ra đời vào cuối thập niên 50 đầu 60 đã được nữ ca sĩ Lệ Thanh hát trong đêm "Nhược Gia Trang", vì chị nhớ bài này từ thời còn đi hát ở Mỹ Phụng:
Trên bến chia ly một chiều, em tiễn đưa anh nghẹn ngào
Nhìn nhau bâng khuâng nao nao... ôi buồn sao
Xa lũy tre xanh dịu hiền, xa chốn quê hương mặn nồng
Vai súng hiên ngang hẹn cùng... người cũ...
Em gắng mong anh ngày về, thêm ánh vinh quang tràn trề
Nhìn qua quê hương thân yêu đang lầm than
Bông lúa tươi trên ruộng đồng, thanh thót tiếng ca dịu lòng
Xen với tiếng tiêu mục đồng... lướt êm...
Bài hát đầy tình cảm này thật ra là lời một người con gái giã từ người yêu, dặn dò người yêu cứ ra đi bảo vệ quê hương, em sẽ chờ, có nghĩa đây là một bài hát dân vận. Điểm này được nêu ra ở đây vì mọi người cho rằng những bài nhạc tuyên truyền thường nhàm chán, bài hát này và nhiều ca khúc khác của những tác giả miền Nam được viết ra với nhu cầu tuyên truyền, nhưng những cảm xúc chân thành của tác giả đã làm bài hát trở nên bất tử. Những năm cuối thập niên 50 sắp bước qua thập niên 60 của thế kỷ 20, người dân miền Nam được hưởng một thời gian thái bình và thịnh vượng nhất trong lịch sử ngắn ngủi nhưng ghi đậm nét trong tâm tư của mọi người. Lẽ dĩ nhiên tại thời điểm đó, không ai biết trước thời gian sắp tới sẽ có những trận chiến tàn khốc kéo dài suốt 15 năm, và sau đó khi miền Nam mất đi năm 1975 là một cuộc ra đi tìm tự do của hàng triệu người bất chấp hiểm nguy vượt thoát trên biển làm rúng động lương tâm nhân loại. Bốn mươi năm sau khi nhìn lại, không ai không nhìn nhận đó là thời gian vàng son nhất cho công cuộc phát triển những bộ môn nghệ thuật như văn chương, âm nhạc, kịch nghệ, cải lương, điện ảnh v.v...
Đề tài tan hợp của tình yêu là đề tài muôn thuở mà tác giả nào cũng đã từng viết qua, nhưng điểm đặc thù của NS Huỳnh Anh là luôn luôn mang những cơn mưa buồn vào những cuộc tình ngang trái:
Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng
Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm
Mưa rơi gác xưa thêm lạnh vắng
Phòng côi lắng tiêu điều
Đường khuya vắng dìu hiu
(Huỳnh Anh - Lạnh trọn đêm mưa)
Mưa khuya buồn lê thê
Đìu hiu giăng khắp lối về.
Còn ai đếm bước âm thầm
Tìm trong ngõ vắng cô liêu
Giữa đêm tàn lạnh giá
Mơ bóng bao ngày qua
Một ngày nên duyên mới
Duyên kiếp dễ nào pha
(Huỳnh Anh - Nếu ta đừng quen nhau)
Nhưng hai bài "mưa" dưới đây là Mưa Rừng và Kiếp Cầm Ca, NS Huỳnh Anh đã gửi gấm tâm sự của mình rất nhiều. Giai thoại cho rằng hình bóng người đàn bà trong hai bài này chính là nữ nghệ sĩ tài sắc của sân khấu cải lương Thanh Nga:
Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu.
Mưa từ đâu mưa về, làm muôn lá hoa rơi tả tơi.
Tiếng mưa, gió lạnh về lùa ngoài mành
Lá vàng rơi lìa cành, gợi ta nỗi niềm riêng
Ôi! ta mong ước xa xôi, những đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu?
Mưa thương ai, mưa nhớ ai?
Mưa rơi như nhắc nhở mưa rơi trong lòng tôi.
Mưa rừng ơi! Mưa rừng,
Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi.
(Huỳnh Anh - Mưa Rừng )
Có lẽ NS Huỳnh Anh đi đâu cũng được hỏi về giai thọai này, và đêm văn nghệ ở "Nhược Gia Trang" câu hỏi này cũng được đặt ra. NS Huỳnh Anh có lẽ cảm động trước sự tiếp đón nồng nhiệt của anh em nghệ sĩ tại đây đã hé mở tâm sự anh nhiều hơn các lần khác. Tay cầm ly rượu, tay cầm micro, anh hát phiên khúc đầu của bài Kiếp Cầm Ca:
Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi phố thưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu
Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt
Gởi ai nỗi niềm
(Huỳnh Anh - Kiếp Cầm Ca)
Anh nói tiếp: "Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ dấu mãi thì cũng không đi đến đâu. Nhưng bản Mưa Rừng là "bản nhạc chủ đề" trong vở tuồng đồng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng đã nhờ tôi viết. Bản này đã được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và tôi đã dùng nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga, nên vì thế bài hát này đã gắn liền tên tuổi của tôi với người nữ nghệ sĩ khả ái này. Thưa các anh em, chuyện Thanh Nga mê tôi hay tôi mê Thanh Nga (bây giờ) chỉ có mình tôi biết thôi. Hôm nay tôi sẽ nói ra, chính bài Kiếp Cầm Ca mới là bài mà tôi đã viết cho Thanh Nga. Vì chỉ có sân khấu cải lương mới có màn nhung mà thôi. Nhưng hai câu cuối Ánh đèn lặng tắt / Gởi ai nỗi niềm thì người gởi nỗi niềm là tôi chứ không phải Thanh Nga!"
NS Huỳnh Anh sinh năm 1932 ở Cần Thơ, con của NS Sáu Tửng một danh thủ đờn kìm của nhạc cải lương miền Nam. Những năm thơ ấu, NS Huỳnh Anh đã được nuôi dưỡng trong không khí nghệ thuật của gia đình và trong sự thanh bình trù phú của đồng quê miền Nam, một miền Nam giàu có với những tay công tử xài tiền như nước mà điển hình là hai tay công tử Hắc Bạch (Ba Qui và Phước Georges) đốt tiền cho đời biết mình là bảnh.
Giai thoại kể lại rằng NS Hùynh Anh chưa bao giờ chính thức được theo học nhạc về bất cứ nhạc cụ nào cũng như về lý thuyết và sáng tác. Khi còn nhỏ trong một buổi tập dượt văn nghệ học đường trình diễn trước khi chia tay nhau bãi trường mùa hè, tay trống của ban nhạc hôm ấy đã bị bệnh không thể tập dợt được, ông thầy hướng dẫn văn nghệ trong lúc cấp bách không biết sao, nhưng đã để ý một chú bé đứng xem tập dợt, nhưng không phải như những người đến xem khác, chú bé để tâm theo dõi tiếng đàn, giọng hát, hai tay gõ và chân nhịp rất đúng, nên ông thầy đã kêu chú bé vào chơi trống thử, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, chú bé chơi trống rất đúng, và như vậy chú bé trở thành tay trống chính thức cho buổi trình diễn. Chú bé đó là NS Huỳnh Anh sau này, nhưng khi đó mọi người chỉ gọi chú là Bé Ba.
Sau Thế Chiến Thứ 2, NS Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường chơi nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt năm 1947. Mười năm kế tới từ 1947 tới 1957, NS Huỳnh Anh lăn lộn trong con đường trình tấu, khi thì chơi trong các đoàn cải lương, khi thì chơi trong các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Phi Luật Tân. Các nghệ sĩ Phi Luật Tân khi xuất dương thường có trình độ trình tấu khá cao, do đó NS Huỳnh Anh với khả năng thiên phú đã học hỏi được ở họ các ngón nghề độc đáo khi chơi chung, dù không bao giờ được họ chính thức chỉ dẫn, và chẳng mấy chốc anh sử dụng thành thạo nhiều nhạc khí khác như Guitar, Piano, Kèn, Percussion v.v... cũng như kỹ thuật hòa âm sống động, vững vàng về nhịp điệu của các ban nhạc vũ trường. Năm 1957, Huỳnh Anh trở thành trưởng ban nhạc và trong 18 năm tới, anh đã có hợp đồng trình diễn với hầu hết các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn cho đến năm 1975.
Đầu thập niên 50, tên tuổi của tay trống Huỳnh Anh đã lẫy lừng khắp các vũ trường Sài Gòn. Trong thời gian này Sài Gòn có hai tay trống lừng lẫy là Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu (hay Huỳnh Háo) và sau này có thêm tay trống nổi danh thứ ba là Phùng Trọng. Khi được hỏi và so sánh về tay nghề với tay trống Huỳnh Hiếu, NS Huỳnh Anh nói một cách thành thật: "Hồi đó mình nghèo mà, làm sao sánh được với Huỳnh Hiếu là con ông bầu gánh Tư Chơi, có tiền mướn thầy Phi Luật Tân về học". Nhưng theo tay trống Lưu Bình của ban nhạc The Wave của Montréal, trước kia đã được cả hai tay trống Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu chỉ dẫn, nói rằng: "Theo tôi, không thể nào so sánh tài nghệ chơi trống giữa Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu rồi nói rằng ai chơi hay hơn ai, vì mỗi người một sở trường. Không ai có thể qua mặt được khi Huỳnh Anh chơi trống trong ban nhạc vũ trường (combo), trong khi đó Huỳnh Hiếu rất xuất sắc trong khi chơi trống theo thể loại Big Band của các ban nhạc Jazz Mỹ như Duke Ellington, Glenn Miller, Benny Goodman".
Ngày đưa NS Huỳnh Anh ra phi trường Dorval để đón chuyến bay buổi chiều về Mỹ, chúng tôi có thì giờ đến chỗ hẹn ăn trưa để anh gặp sọan giả cải lương Nguyễn Phương, người đã viết tuồng cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga trong một thời gian dài. Anh gọi soạn giả Nguyễn Phương bằng chú, vì anh gọi theo Thanh Nga, thời kỳ anh thường đến đoàn hát thăm viếng nàng. Sọan giả Nguyễn Phương nhắc đến một thành tích lẫy lừng của tay trống Huỳnh Anh, mà có lẽ anh cũng không chú tâm đến nhiều vì không mấy khi nghe anh nhắc đến, đó là cuộc "đọ trống" giữa tay trống số một của Mỹ thời bấy giờ là Buddy Rich và tay trống Huỳnh Anh của Việt Nam tại rạp Hưng Đạo vào năm 1961. Sọan giả Nguyễn Phương cho đây là một biến cố quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam, vì tay trống Buddy Rich quả thật lừng danh thế giới như người viết đã tìm tòi trong "Net" và lấy ra hình Buddy Rich để ghép chung với hình "gã giang hồ" Huỳnh Anh, tay micro, tay rượu, lãng đãng hát trong đêm Văn Nghệ tại Nhược Gia Trang để in trong bài này (hình trên).
NS Huỳnh Anh được tiếng hào hoa, tên tuổi của anh dính liền với tên tuổi của những nữ nghệ sĩ như nữ ca sĩ P. V., nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương T. N. , người đẹp L. H., Đ. cũng như với các vũ nữ xinh đẹp của Sài Gòn ban đêm. Anh di tản cuối tháng 4/75 và cư ngụ tại Vùng Vịnh, thành phố San Francisco. Qua Mỹ, anh chạy taxi để độ nhật, nhưng anh không bao giờ không giữ đúng phong độ giang hồ, biết anh biết em, khiêm nhượng, và lúc nào cũng có ly rượu trên tay, và nụ cười hào sảng trên môi. Anh không tự kiêu những lúc lẫy lừng, nên anh cũng không tự ti trong lúc vô danh tiểu tốt. Trong hơi rượu cay, anh đã đạt tới mức "thiền" hơn nhiều người cả đời tu tập.
Nhưng tất cả những công trình trên của anh sẽ chìm vào quên lãng, và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2004), không còn ai nhớ tới tên của anh nếu anh không đi vào con đường sáng tác. Sáng tác là đỉnh cao nhất của các bộ môn nghệ thuật trong đó bao gồm văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, điện ảnh. NS Huỳnh Anh đã khiêm nhường tuyên bố trong đêm họp mặt tại "Nhược Gia Trang", anh rất được hân hạnh được xếp chung vào hàng ngũ những nhạc sĩ sáng tác, anh cảm thấy không thể so sánh với các nhạc sĩ có mặt hôm đó như Nguyễn Hiền, Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh với những công trình sáng tác đồ sộ của họ, trong khi anh chỉ có hơn vỏn vẹn 20 bài nhạc mà thôi. Thật ra anh không cần phải cảm thấy như vậy, vì nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài thành công là được người thưởng ngọan nhớ đời, trong số hơn 20 bài của anh, sau gần 50 năm vẫn có nhiều bài được nhớ tới. Sự thành công của anh có lẽ là do các tác phẩm đó phản ảnh được tâm tư của một thời đã qua mà không mất đi tính cảm hằng hữu của con người.
Trên bến chia ly một chiều, em tiễn đưa anh nghẹn ngào
Nhìn nhau bâng khuâng nao nao... ôi buồn sao
Xa lũy tre xanh dịu hiền, xa chốn quê hương mặn nồng
Vai súng hiên ngang hẹn cùng... người cũ...
Em gắng mong anh ngày về, thêm ánh vinh quang tràn trề
Nhìn qua quê hương thân yêu đang lầm than
Bông lúa tươi trên ruộng đồng, thanh thót tiếng ca dịu lòng
Xen với tiếng tiêu mục đồng... lướt êm...
Bài hát đầy tình cảm này thật ra là lời một người con gái giã từ người yêu, dặn dò người yêu cứ ra đi bảo vệ quê hương, em sẽ chờ, có nghĩa đây là một bài hát dân vận. Điểm này được nêu ra ở đây vì mọi người cho rằng những bài nhạc tuyên truyền thường nhàm chán, bài hát này và nhiều ca khúc khác của những tác giả miền Nam được viết ra với nhu cầu tuyên truyền, nhưng những cảm xúc chân thành của tác giả đã làm bài hát trở nên bất tử. Những năm cuối thập niên 50 sắp bước qua thập niên 60 của thế kỷ 20, người dân miền Nam được hưởng một thời gian thái bình và thịnh vượng nhất trong lịch sử ngắn ngủi nhưng ghi đậm nét trong tâm tư của mọi người. Lẽ dĩ nhiên tại thời điểm đó, không ai biết trước thời gian sắp tới sẽ có những trận chiến tàn khốc kéo dài suốt 15 năm, và sau đó khi miền Nam mất đi năm 1975 là một cuộc ra đi tìm tự do của hàng triệu người bất chấp hiểm nguy vượt thoát trên biển làm rúng động lương tâm nhân loại. Bốn mươi năm sau khi nhìn lại, không ai không nhìn nhận đó là thời gian vàng son nhất cho công cuộc phát triển những bộ môn nghệ thuật như văn chương, âm nhạc, kịch nghệ, cải lương, điện ảnh v.v...
Đề tài tan hợp của tình yêu là đề tài muôn thuở mà tác giả nào cũng đã từng viết qua, nhưng điểm đặc thù của NS Huỳnh Anh là luôn luôn mang những cơn mưa buồn vào những cuộc tình ngang trái:
Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng
Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm
Mưa rơi gác xưa thêm lạnh vắng
Phòng côi lắng tiêu điều
Đường khuya vắng dìu hiu
(Huỳnh Anh - Lạnh trọn đêm mưa)
Mưa khuya buồn lê thê
Đìu hiu giăng khắp lối về.
Còn ai đếm bước âm thầm
Tìm trong ngõ vắng cô liêu
Giữa đêm tàn lạnh giá
Mơ bóng bao ngày qua
Một ngày nên duyên mới
Duyên kiếp dễ nào pha
(Huỳnh Anh - Nếu ta đừng quen nhau)
Nhưng hai bài "mưa" dưới đây là Mưa Rừng và Kiếp Cầm Ca, NS Huỳnh Anh đã gửi gấm tâm sự của mình rất nhiều. Giai thoại cho rằng hình bóng người đàn bà trong hai bài này chính là nữ nghệ sĩ tài sắc của sân khấu cải lương Thanh Nga:
Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu.
Mưa từ đâu mưa về, làm muôn lá hoa rơi tả tơi.
Tiếng mưa, gió lạnh về lùa ngoài mành
Lá vàng rơi lìa cành, gợi ta nỗi niềm riêng
Ôi! ta mong ước xa xôi, những đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu?
Mưa thương ai, mưa nhớ ai?
Mưa rơi như nhắc nhở mưa rơi trong lòng tôi.
Mưa rừng ơi! Mưa rừng,
Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi.
(Huỳnh Anh - Mưa Rừng )
Có lẽ NS Huỳnh Anh đi đâu cũng được hỏi về giai thọai này, và đêm văn nghệ ở "Nhược Gia Trang" câu hỏi này cũng được đặt ra. NS Huỳnh Anh có lẽ cảm động trước sự tiếp đón nồng nhiệt của anh em nghệ sĩ tại đây đã hé mở tâm sự anh nhiều hơn các lần khác. Tay cầm ly rượu, tay cầm micro, anh hát phiên khúc đầu của bài Kiếp Cầm Ca:
Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi phố thưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu
Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt
Gởi ai nỗi niềm
(Huỳnh Anh - Kiếp Cầm Ca)
Anh nói tiếp: "Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ dấu mãi thì cũng không đi đến đâu. Nhưng bản Mưa Rừng là "bản nhạc chủ đề" trong vở tuồng đồng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng đã nhờ tôi viết. Bản này đã được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và tôi đã dùng nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga, nên vì thế bài hát này đã gắn liền tên tuổi của tôi với người nữ nghệ sĩ khả ái này. Thưa các anh em, chuyện Thanh Nga mê tôi hay tôi mê Thanh Nga (bây giờ) chỉ có mình tôi biết thôi. Hôm nay tôi sẽ nói ra, chính bài Kiếp Cầm Ca mới là bài mà tôi đã viết cho Thanh Nga. Vì chỉ có sân khấu cải lương mới có màn nhung mà thôi. Nhưng hai câu cuối Ánh đèn lặng tắt / Gởi ai nỗi niềm thì người gởi nỗi niềm là tôi chứ không phải Thanh Nga!"
Ho Le Thu - Kiep Cam Ca
Hop Ca - LK Mua Rung-Anh Cho Em Mua Xuan-Dan Ba
Huong Thuy-Manh Quynh - Rung La Thay Chua
Minh Tuyet - Lanh Tron Dem Mua
Nguyen Hung - Sa Mac Tuoi Tre.
Nhu Quynh - Mua Rung.
Nhu Quynh - Thanh Pho Suong Mu
Phuong Diem Hanh - Neu Ta Dung Quen Nhau
Tam Doan-The Son - Biet Noi Gi Day
Thai Chau - Loan Mat Nhung
Tran Thai Hoa - Em Gang Cho
Tran Thai Hoa - Thuo Ay Co Em
Hop Ca - LK Mua Rung-Anh Cho Em Mua Xuan-Dan Ba
Huong Thuy-Manh Quynh - Rung La Thay Chua
Minh Tuyet - Lanh Tron Dem Mua
Nguyen Hung - Sa Mac Tuoi Tre.
Nhu Quynh - Mua Rung.
Nhu Quynh - Thanh Pho Suong Mu
Phuong Diem Hanh - Neu Ta Dung Quen Nhau
Tam Doan-The Son - Biet Noi Gi Day
Thai Chau - Loan Mat Nhung
Tran Thai Hoa - Em Gang Cho
Tran Thai Hoa - Thuo Ay Co Em
Chúng ta thấy NS Huỳnh Anh nói rằng anh sẽ trả lời hết về sự liên hệ của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái Thanh Nga, tuy thế ai cũng hiểu anh tôn trọng người đã khuất nên luôn nhận phần thua thiệt về mình và nhận là tình cảm chỉ có một chiều từ anh mà thôi. Nhưng sau hai ngày ở Montréal, anh cảm thấy thân thiết hơn với chúng tôi, nên anh đã thổ lộ nhiều hơn về cuộc tình này, và mặc nhiên chấp nhận người viết có thể viết lại.
Thanh Nga là một nghệ sĩ được mọi người yêu mến, nhưng không được may mắn trên đường tình duyên. Anh gặp lại Thanh Nga khi cô đóng phim "Loan Mắt Nhung", mà anh là người viết nhạc chủ đề cho phim và đồng thời thâu thanh vào "soundtrack". Đây là thời gian đi xuống nhất về mặt tinh thần của Thanh Nga, vì nàng vừa trải qua 2 lần sóng gió, lần đầu là sự tan vỡ của cuộc tình kéo dài 3 năm với nam nghệ sĩ Thành Được, sau đó là một lầm lỡ thứ hai khi nàng hấp tấp lấy Đại úy Mẫn ngay sau đó như để chạy trốn cuộc tình trước. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng là đi tới kết thúc khi Đ/U Mẫn bị bắt và bị xử án tù vì tội danh tham nhũng. Thêm vào đó biến cố Tết Mậu Thân xảy ra, trận chiến ngày trước chỉ xảy ra tại miền quê, nay đã lan tới đô thị, vì lý do an ninh, sau đó là lệnh giới nghiêm được ban hành ở Sài Gòn đã làm đình trệ tất cả những sinh hoạt về đêm. Phòng trà, vũ trường cũng như sân khấu cải lương phải tạm ngưng hoạt động, do đó NS Hùynh Anh cũng có thời giờ đến thăm bà Bầu Thơ và ở chơi với Albert (kép Hữu Thìn), người anh của Thanh Nga và tập cho nàng tân nhạc để sau này có dịp sẽ hát tân cổ giao duyên trên sân khấu. Tình cảm nẩy nở giữa hai người, ban đầu mang tính cách của một người anh trai và cô em gái nhỏ. Những buổi Thanh Nga không phải hát, người ta thấy hai người sóng đôi đi chơi, có khi từ hậu trường đi vòng ra vào rạp ngồi xem trước các cặp mắt tò mò của mọi người.
Với tình trạng giới nghiêm tại Sài Gòn không biết bao giờ mới chấm dứt, bà Bầu Thơ quyết định mang đoàn hát ra Huế. Trước khi đoàn hát rời Sài Gòn, NS Huỳnh Anh đến từ giã, khi ấy anh đang đứng nói chuyện với Albert, thì Thanh Nga ở trong đi ra, bí mật đưa lá thư cho anh. Về nhà mở ra, anh đọc những giòng chữ thân mến viết lời chào tạm biệt và dặn dò anh bớt uống rượu hút thuốc, không phải như lời của một người em gái, mà lời lẽ trong lá thư ấy chứa đựng một tình cảm thắm thiết hơn nhiều. Sau đó ít lâu anh nhận một điện tín của Thanh Nga đánh về yêu cầu anh ra Huế gấp, nhưng anh không thể đi được. Thế rồi từ đó giòng đời phân đôi ngả, anh trở lại với vũ trường và Đoàn Thanh Minh Thanh Nga sau khi đi lưu diễn miền Trung trở về được chánh phủ đề cử đi trình diễn bên Pháp, nhân viên chánh phủ hướng dẫn phái đoàn là ông Đổng Lân. Sau khi lưu diễn bên Pháp trở về nước vài tháng, đám cưới Thanh Nga và ông Đổng Lân diễn ra, từ đó Thanh Nga sống yên ấm dưới mái gia đình cho đến khi bị hai hung thủ dùng súng bắn chết cả hai vợ chồng khi họ chống cự bảo vệ đứa con nhỏ tránh không để bị bắt cóc. Một chương sách đã vĩnh viễn khép lại.
NS Huỳnh Anh còn có tài phổ nhạc vào thơ. Bài "Gửi Về Bên Ấy" là một bài thơ về Hà Nội, của nhà thơ Trần Quốc Lịch, và tuy Huỳnh Anh chưa bao giờ đặt chân đến Hà Thành, nhưng phần nhạc phổ vào, quyện với lời thơ lãng mạn làm thành một bài hát thật hay, nhưng đáng tiếc là ra đời quá trễ khi miền Nam gần mất, nên không được phổ biến rộng rãi:
Gió thu về mặt Hồ Gươm gợn sóng
Nhìn liễu xanh Em có thấy xôn xao
Vẫn vầng trăng của mười mấy năm nào
Em có thấy dáng Anh buồn trong gió.
Đường Ngọc Hà còn người lên Bách Thảo
Cầu Long Biên xe ngựa có còn qua
Đê Yên Phụ im lìm bên Bác Cổ
Đường Cổ Ngư còn lộng gió Hồ Tây
Rồi Đông sang Em có còn đan áo
Gửi cho Anh như thuở mới yêu nhau
Và giấc mơ làm chú rể cô dâu
Còn ấp ủ hay trở thành thiếu phụ.
Chớm Đông về, Hà Nội loang mây xám
Đưa bước khuya lạc lõng giữa đêm hoang
Nghe đêm nay khi tiếng gió sang mùa.
Bao thương nhớ, nhớ thương về bên Em.
(Nhạc: Hùynh Anh, Lời: Trần Quốc Lịch - Gửi về bên ấy).
Nhà thơ lãng mạn Trần Quốc Lịch chẳng ai xa lạ, chính là người hùng Nhảy Dù nổi tiếng trong trận mạc khắp bốn vùng chiến thuật, sau này lên tới chức Chuẩn Tướng chỉ huy một Sư Đoàn Bộ Binh. Nhưng anh hùng cũng không qua nổi ải mỹ nhân, anh bị tiêu tan sự nghiệp vì một người đẹp tên Th. Tr. Người viết còn nhớ ngày gặp anh tại Hội Quán Phượng Hoàng ở Pleiku vào Mùa Hè Đỏ Lửa, khi ấy anh còn là Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn II Dù. Lữ Đoàn của anh bị xé nhỏ thành các Tiểu Đoàn để đưa lên trấn giữ các ngọn đồi không tên ở Dakto, ngăn cản đường tiến của Bắc quân với quân số đông gấp bội. Quả nhiên Bắc quân đã dùng chiến thuật biển người, cường tập những vị trí phòng thủ của quân Dù, và sau đó tràn ngập mục tiêu. Một vài dòng để nhớ lại những ngày tháng lang bạt cũ!
Bản nhạc sau chót được nhắc ở đây là một thành công lớn nhất của NS Huỳnh Anh. Anh phổ nhạc cho bài "Rừng Lá Thay Chưa" của Thi Sĩ Hoàng Ngọc Ẩn:
Anh đi rừng chưa thay lá
Anh về rừng lá thay chưa
Phố cũ, bây chừ xa lạ
Hắt hiu, đợi gió giao mùa
Xuân xưa, mình chung đôi bóng
Xuân này, mình ngóng trông nhau
Cuốn hút, phương trời vô vọng
Nhớ thương bạc trắng mái đầu
Em, có về qua lối cũ
Phố phường, chừ đã đổi thay
Thương em, nửa đời hoang phế
Thương ta, chịu kiếp lưu đày
Xuân nay, mình em lẻ bóng
Có còn, tiếc nhớ xuân xưa
Dài tay, đếm từng nhung nhớ
Em ơi. chờ gió giao mùa
(Nhạc: Hùynh Anh, Lời: Hòang Ngọc Ẩn - Rừng lá thay chưa)
NS Huỳnh Anh đã tài tình khi chỉ dùng cấu trúc giản dị AABA (A là phiên khúc, B là điệp khúc). phần phiên khúc A tiết điệu nhịp nhàng được lập lại hai lần để sửa soạn cho phần điệp khúc B vút lên cao và kéo dài trường độ trước khi rơi xuống như trong bài vọng cổ xuống "xề" bật đèn màu, sau đó trở lại phiên khúc A với tiết điệu nhịp nhàng khi trở về chủ âm gây cảm giác thư thái cho người nghe. Nhạc trong bài này quyện với lời, và nhấn mạnh ở "điểm móc" với hai câu:
Thương em nửa đời hoang phế
Thương ta chịu kiếp lưu đầy.
Ai đã từng đi chinh chiến, trấn đóng nơi rừng sâu núi thẳm, giăng võng nằm nghe mưa rơi, nhớ tới người vợ hiền ở nhà, mới thấy hai câu thơ này thấm thía thế nào...
Bài viết này được viết để kỷ niệm duyên gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đồng điệu giang hồ nên trở thành gắn bó để gửi tới NS Huỳnh Anh, "gã giang hồ" trong âm nhạc.
Bồ Giang Công Tử
Montréal 7/2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét