Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

Nguyễn Ánh 9 - Lặng lẽ tiếng dương cầm...

“Không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa!” Đó là một câu phủ định tình yêu nổi tiếng nhất trong kho tàng tân nhạc Việt Nam, nhưng người nhạc sĩ viết nên câu hát ấy có lẽ chưa bao giờ phụ bạc.

Đối với khán giả yêu mến dòng nhạc và tài năng của ông cũng vậy. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã không phụ lòng khán giả trong chương trình “Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm” do Nhóm Tình Ca Muôn Thuở tổ chức ngày 2 tháng Ba, 2008, tại Thính đường La Mirada, để ông từ giã sân khấu. Và ông cũng không khép hẳn tấm màn nhung với tân nhạc vì ông để lại cho đời hai người con trai nối nghiệp cha. Họ kế thừa óc sáng tạo và sự mẫn cảm dành cho âm nhạc, nhưng dường như đã thoát khỏi cái bóng của cha từ lâu để tự do bay nhảy trên con đường nghệ thuật riêng của mình.
....
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại Phan Rang, nhưng lớn lên và ăn học tại Nha Trang, rồi sau đó là Đà Lạt.
Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Ánh đã tự học hỏi và chơi dương cầm từ những đĩa nhạc cổ điển đi mượn được của bạn bè.

Trong thời gian học ở Đà Lạt, một điều may mắn lớn nhất của anh, Nguyễn Ánh 9 đã được nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tác giả của nhiều bài tình ca nổi tiếng như Ai Lên Xứ Hoa Đào, Cho Người Tình Lỡ.... tận tình chỉ dạy và dìu dắt vào thế giới âm nhạc.

Năm 1951, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát Thanh Sàigòn và Đài Phát Thanh Đà Lạt. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở vai trò một nhạc sĩ hòa âm và biểu diễn dương cầm, nhưng sau chuyến đi Nhật vào tháng 8 năm 1970, cùng với Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka (Nhật), với cảm xúc dạt dào, anh viết bài KHÔNG trong vòng một tiếng đồng hồ với những lời lẽ thật lạ thật mới..."Không, không... tôi không còn yêu em nữa". Bài hát lúc đầu cũng có tên thật dài như thế, cảm hứng từ một ca khúc của Christopher "Non, Non, Je ne t''aime plus"...Về sau, Nguyễn Ánh 9 cắt gọn tất cả, chỉ còn lại một chữ KHÔNG duy nhất.

Sau khi đi Nhật về, Khánh Ly lấy KHÔNG thu cho hãng dĩa 45 vòng Tình Ca Quê Hương. Một thời gian ngắn sau đó, Elvis Phương hát lại bài này trong một băng nhạc của nhạc sĩ Ngọc Chánh và thu lên truyền hình số 9, thì nhạc phẩm "Không" của Nguyễn Ánh 9 mới thật sự gây được một tiếng vang rầm rộ.

Cũng chính ca khúc "Không" của Nguyễn Ánh 9 và "Mộng Dưới Hoa" của Phạm Đình Chương là hai ca khúc Việt Nam đầu tiên đưa tên tuổi Elvis Phương lúc bấy giờ đang hát ở những Club Mỹ qua những tình khúc ngoại quốc bỗng một sớm một chiều được khán giả VN say mê và trở thành một giọng ca vàng hay nhất của nền tân nhạc VN trong suốt hơn 3 thập niên qua.
Image

Image
Image

Image
Khi bài Không được phổ biến, tên tuổi của Nguyễn Ánh 9 được mọi người hâm mộ, anh mới thật sự có cảm hứng sáng tác những ca khúc mới lần lượt như "Ai đưa em về", "Một lời cuối cho em", "Chia phôi", "Không 2", "Trọn kiếp đơn côi" ... vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972...

Cùng thời gian đó, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với Khánh Ly và Ngọc Chánh ở phòng trà Queen Bee. Cuối năm 70, sau khi Khánh Ly và Ngọc Minh đi Mỹ về, Queen Bee có một vài thay đổi quan trọng. NS Ngọc Chánh mời nữ danh ca Thanh Thúy "tái xuất giang hồ" đóng trụ ở Queen Bee, trong khi đó thì Khánh Ly về hoạt động ở Tự Do của ông bầu Cường.

Làm ở Queen Bee một thời gian, Nguyễn Ánh 9 về đầu quân ở Mini Club (đường Nguyễn Du vài tháng) cùng với Carol Kim, ban Ba Trái Chuông... Thời gian này, Carol Kim hát thật nức nở đam mê một sáng tác của Nguyễn Ánh 9 "Trọn kiếp đơn côi".

Cuối năm 71, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về cộng tác cho vũ trường Olympia (đường Lê Lợi) và đến năm 1972, Anh về phụ trách chương trình ca nhạc của phòng trà Hồng Hoa.

Thời gian này, Nguyễn Ánh 9 sáng tác thêm 2 ca khúc, đó là "Đêm Tình Yêu" và "Mùa Thu Cánh Nâu" (viết chung với một người bạn tên Hoàng Nhu). Hai bài hát này chỉ được thu mỗi bài một lần duy nhất trong những tác phẩm băng nhạc nghệ thuật của Phạm Mạnh Cương phát hành năm 1972 bằng giọng hát Khánh Ly, về sau này, khoảng năm 1981, TT Diễm Xưa mua lại cuốn master "Thương Một Người" gồm 14 ca khúc chọn lọc với giọng ca Khánh Ly, trong số đó có nhạc phẩm "Mùa Thu Cánh Nâu" rất lãng mạn nồng nàn.

Một thời gian dài sau 75, Nguyễn Ánh 9 tạm ngưng các hoạt động âm nhạc, và sống âm thầm làm một người bình thường, bương chải lao động kiếm sống bằng những nghề khác với chính đôi bàn tay nghệ sĩ của mình.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 mới chính thức tái ngộ trở lại với thế giới âm nhạc, và thế là, với tất cả tâm hồn của một nhạc sĩ, anh lại tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm khắp nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như "Mảnh tình nghiệt ngã", "Mênh mông tình buồn..."

Khoảng thời gian 1989 đến 1992, Nguyễn Ánh 9 không còn sáng tác nhiều. Tình ca của Nguyễn Ánh 9 thời gian đó có bài "Cô Đơn". Nhạc phẩm này được Anh nuôi dưỡng và hoàn tất trong 5 năm. Với "Cô Đơn", ta không còn nghe một giai điệu u buồn như những ca khúc xưa mà là những lời triết lý về tình yêu, hạnh phúc mang tiết tấu nhạc bán cổ điển thật nhẹ nhàng. Bài hát này, đã được Khánh Hà thu băng đầu tiên ở hải ngoại trong cuốn CD "Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" năm 1992... và sau đó được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Phi Khanh, Vũ Khanh, Như Mai... thu hình, thu Video những thời gian sau đó.

Năm 1995, anh sáng tác thêm ca khúc "Cho Người Tình Xa" là những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng về một cuộc tình đã dở dang. Năm 1994, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được mời sang Pháp viết nhạc nền cho một bộ phim viết về trẻ em ở Cửu Long của Hội Từ Thiện Pháp và tham gia Hội Sáng Tác Gia Quốc Tế Sacem của Pháp. Nhân đó, Anh đã thực hiện đĩa compact disc độc tấu dương cầm của mình.


Image

Image



Image




Sau chương trình nhạc, phóng viên Viễn Đông có dịp đến thăm nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tại nhà một người thân nơi ông và phu nhân đang lưu lại trong những ngày ghé chơi Nam Cali, và cũng được hầu chuyện cùng anh Nguyễn Quang về những cảm nhận của anh đã cùng Nhóm TCMT thực hiện chương trình cho thân phụ của mình.

Viễn Đông: Thưa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ông đã viết nhiều bản tình ca đi vào lòng người từ mấy thập niên qua, và mỗi thời kỳ hay bước ngoặc trong cuộc sống đánh dấu một giai đoạn sáng tác khác nhau. Tuy nhiên, nhìn lại quãng đường âm nhạc của mình, ông có thể chọn ra một bài hát tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Ánh 9?

Nguyễn Ánh 9: Trong những bài hát tôi viết ra, bài tôi cảm thấy yêu thích nhất và nói lên được dòng nhạc Nguyễn Ánh 9 là bài “Cô Đơn”. Bài này tôi dùng chất nhạc gần như là bán cổ điển, nhẹ nhàng, mang ảnh hưởng của dòng nhạc Chopin. Từ hồi nhỏ khi đến với cây đàn piano, tôi đã rất thích dòng nhạc Chopin, đặc biệt là bài Nocturne cung Mi giáng trưởng, cho nên khi tôi viết bài “Cô Đơn”, tôi đến với âm hưởng bán cổ điển để trải lòng mình vào đó.

Viễn Đông: Ông mất bao lâu để hoàn tất nhạc phẩm “Cô Đơn”?

Nguyễn Ánh 9: Khá lâu, từ năm 1990 tới 1995. Như cô cũng biết, tiếng Việt của mình có nhiều dấu, khi viết phải làm sao cho nhạc và lời gắn bó với nhau, để những chữ hát lên không bị gượng ép. Thí dụ, thường thường, nhạc Việt hay dùng những nốt láy lên cho dấu hỏi, ngã. Thành ra, tìm chữ cho trau chuốt, nhẹ nhàng, vừa nói lên được tâm tư, triết lý của bài hát, vừa hợp với câu nhạc, mất rất nhiều thời gian.

Viễn Đông: “Cô đơn” là cảm giác như thế nào?

Nguyễn Ánh 9: “Cô đơn” ở đây không phải trong tình yêu trai gái, mặc dù người nghe dễ hiểu như vậy. Tôi muốn nói tới sự cô đơn của một cặp bài trùng như Bá Nha – Tử Kỳ, giữa người nhạc công và người ca sĩ. Khi đã đàn hát với nhau lâu rồi, họ quen nhau, họ tung hứng, hòa hợp trên sân khấu để đưa một bài hát đến người nghe. Nhưng một lúc nào đó, giọng hát tiếng đàn phải chia tay, thì dù người nhạc công đó đệm cho một ca sĩ nào khác, hay người ca sĩ đó hát với một tiếng đàn nào khác, họ không còn có chung một tần số để có thể đạt đến đỉnh cao nghệ thuật nữa.
Image

Viễn Đông: Làm sao một ca sĩ diễn đạt được bài hát này đúng ý tác giả?

Nguyễn Ánh 9: Mỗi người có một phong cách hát khác nhau, nhưng họ thường nghĩ về tình yêu trai gái khi hát bài này. Ca sĩ nào khi hát mà nghĩ đến sự thiếu vắng một người nhạc công đệm cho mình, thì sẽ thích hợp với ý của tôi hơn vì họ hiểu được tâm trạng của bài hát.

Viễn Đông: Ông có thể cho biết một đặc điểm âm nhạc của bài “Cô Đơn”?

Nguyễn Ánh 9: Bài hát ở cung Đô trưởng, có chuyển rất nhẹ qua La thứ, rồi lại trở về Đô trưởng. Trong âm nhạc, hai thang âm Đô trưởng và La thứ liên quan với nhau; tôi muốn dùng quan hệ âm nhạc này để nói lên sự gắn bó giữa người ca sĩ và người nhạc công. Đoạn đầu và đoạn cuối ở cung Đô trưởng, gợi nên hình ảnh người nhạc sĩ; đoạn giữa ở cung La thứ là hình ảnh người ca sĩ. Thường ở đoạn cuối một bài hát, nhạc sĩ hay viết cao trào, để ca sĩ có dịp gào thét lên, nhưng trong bài này không có cao trào, mà người hát phải lắng sâu xuống, để tìm lại kỷ niệm của mình, thì mới biểu lộ được hết ý nhạc. Có vài ca sĩ hát tới đoạn này, lên một quãng tám để tạo sự mạnh mẽ, vì hát trên sân khấu lớn. Thay vì vậy, nếu hát bài này trong một club nhỏ, để đến đoạn cuối, ca sĩ từ từ hát nhỏ dần đi, đèn sân khấu vặn nhỏ xuống, thì sẽ hợp với bài hát hơn. Càng sâu lắng, càng nhẹ nhàng, càng tốt, vì mình hiểu đó là tâm trạng của người cô đơn.





http://data.yeuamnhac.com/image.php?size=250&path=data/album/fullsize&filename=cd_na9langletiengduongcam_front_9665487.jpg

1. Biệt khúc – Mỹ Lệ

2. Một lời cuối cho em – Lê Hiếu

3. Máu tím tình yêu – Hương Giang

4. Lặng lẽ tiếng dương cầm – Diệu Hiền

5. Buồn ơi chào mi – Xuân Phú

6. Ai đưa em về - Ái Vân

7. Bơ vơ – Mỹ Dung

8. Tình khúc chiều mưa – Quang Minh

9. Cô đơn – Bích Hồng

10. Hạnh phúc ngọt ngào – Bích Hiền – Piano Nguyễn Ánh 9

11. Tiếng hát lạc loài – Xuân Phú

12. Tình yêu đến trong giã từ - Mỹ Lệ

13. Kỷ niệm – Quỳnh Lan – Piano Nguyễn Ánh 9

Văn Điệp thực hiện - 15/03/2008
Ảnh: Thái Đắc Nhã


ĐÊM NHẠC NGUYỄN ÁNH 9 ...

LẶNG LẼ TIẾNG DƯƠNG CẦM


Phóng sự & Foto : Billy Hùng

Đây cũng không phải lần đầu tiên sự có mặt của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đến với khán thính giả VN Hải Ngoại . Trong những năm gần đây, ông đã có dịp tham dự qua các chương trình ca nhạc trình diễn trước số đông khán thính giả VN tại Hải Ngoại . Ông đã đưa những dòng nhạc & lời ca do chính nơi của Ông đã sáng tác trước 75 được gợi nhớ trở lại với những ca khúc & tình khúc rất bất hủ đến cho khán thính giả thưởng thức . Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 , một trong những nhạc sĩ sáng tác với tên tuổi lớn trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam đã để lại trong kho tàng âm nhạc VN trước 75 với biết bao nhạc phẩm sáng tác giá trị gây được sự ấn tượng và thu hút với các người yêu nhạc qua các giai điệu dòng nhạc và lời ca được gắn liền vói tên tuổi của ông … Tuy hơn 40 năm sống với nghiệp đàn và sáng tác qua nhiều bản nhạc đã và đang được nhiều ca sĩ sử dụng thâu âm và khán giả yêu thích thưởng thức .


Nhạc sĩ. NGUYỄN ÁNH 9 & NGUYỄN QUANG

Cho đến nay Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn không muốn rời bỏ chiếc đàn dương cầm đã từng theo sát cạnh bên ông gần suốt hơn nữa đời người ... từ lúc tuổi còn niên thiếu khi mới bước vào tập tểnh nghiệp đàn cho đến khi thành danh và hiện nay .....
Trong các chương trình ca nhạc trên sân khấu … dù lớn, nhỏ sau khi nguời ca sĩ trình diễn vẫn luôn được đón nhận những tràn vỗ tay khen ngợi , còn những người sáng tác hay những nhạc công chỉ là những người đã chịu đựng miệt mài suốt cả chương trình trên sân khấu … nhưng ít khi được những lời khen hay một vài tiếng vỗ tay nào của khán giả dành cho các nhạc sĩ để được an ủi thêm ấm lòng thân phận người nhạc công trong buổi đãm trách phụ đệm cho chương trình ca nhạc


Đêm trình diễn Nguyễn Ánh 9 và Thân hữu vào ngày 23 tháng 3 -2008, lúc 5 giờ đến 12 giờ khuya vừa qua, tại nhà hàng khá sang trọng của Emerald Bay – Santa Ana được diễn ra trong khung cảnh rất tình nghệ sĩ & thân thương, từ nghệ sĩ bạn cho đến những khán thính giả đến tham dự có khác biệt hơn những buổi trình diễn khác . Những nghệ sĩ góp mặt : Ca sĩ . Elvis Phương đã làm nóng bỏng lại bản nhạc " Không " từng được gắn liền với tên tuổi của giữa Nguyễn Ánh 9 và Elvis Phương ,





Với sự tham gia của Phương Hồng Quế , Phương Hồng Ngọc / đến từ TX,Thanh Mai, Phương Hồng Hạnh , Ngọc Hạ / Tr.Tâm Thúy Nga, Fatima ( Ái nữ của Thanh Mai ), Phạm Hà, Thúy Anh và hai Mc. Nguyễn Đức Cường , Trần Quốc Bảo .và nhạc sĩ Nguyễn Quang (Trưởng nam của N/S Nguyễn Ánh 9 )

Hợp cùng Quốc Thắng / GTR , Nguyễn Trường / Key /, Hùng / bass , Quốc Hùng / drums , N. Trung , Violon .



Phần tham dự của nơi khán thính giả đã dành trọn sự yêu mến cho người nhạc sĩ tài hoa nầy, đã từng trình diễn với thời gian trãi qua biết bao sân khấu vũ trường , phòng trà ca nhạc VN tại các thành phố mến yêu của Sàigon, Chợ Lớn, Gia Định và ban nhạc " Kích động nhạc " đầu tiên ( The Black Caps ) khi nhạc trẻ quốc tế mới được phôi thai vào làng ca nhạc tại miền nam Việt Nam của những thập niên 60s-70s vừa thoáng đi qua …
Nơi khán thính giả tham dự trong đêm trình diễn nầy, cũng cảm nhận thấy được nét mệt mõi hiện rõ trên khuông mặt với tuổi tác đã theo thời gian của Ông .

Tuy nhiên, nhưng ông vẫn đam mê, say sưa bên cạnh chiếc bàn Piano, xuyên qua những ngón tay đầy uyển chuyển, dịu dàng, trầm bổng, cao thấp từng hồi trong âm thanh vang vọng lên như những con sóng vỗ....


trên các phím đàn đen trắng cùng thả hồn trong các khúc nhạc độc tấu, song tấu với người con trai nhạc sĩ Nguyễn Quang, rồi đến hòa tấu với các nhạc sĩ bạn thân hữu trong những dòng nhạc của riêng ông đã sáng tác và của các bạn hữu cùng thời đã để đời lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam từ xưa nay.

Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm ...

Một sáng tác mới mang tên Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm , do tiếng hát trẻ Ngọc Hạ diễn tả như thay lời cho Ông muốn tỏ bày một nỗi buồn trong lòng đang bị chùn lại mà Nguyễn Ánh 9 muốn giã từ tất cả những yêu thương mà ông được dành cho từ bấy lâu nay .

Nhưng…!!!... trong lòng muốn từ giã, cảm thấy chưa được giã từ với muôn ngàn khán thính đã và đang còn trìu mến với tiếng đàn dương cầm và các tác phẩm vô vàn còn đó của ông đã được in sâu vào lòng mọi người thưởng thức...


Ca sĩ. NGỌC HẠ

Đêm nhạc trinh diễn, những khán thính giả và nghệ sĩ thân hữu tham dự không một ai muốn đón nhận những lời " Giã từ hay Từ Biệt " nào ... đã chan chứa với cãm xúc tràn đầy sự cảm động . Những hòn giọt nước mắt thương yêu cho nhau ... đã lăn tròn từng lúc trên đôi má mà ông không thể kèm lại được trong lòng , với lời nói đầy nghẹn ngào trong giây phút chào tạm biệt chia tay với nhau .

Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9 , đã nhận lấy một món quà, tuy nhỏ gọn của nhạc sĩ Nguyễn Trường ( thế hệ trẻ thứ hai ) đã trân trọng và tôn kính trao tặng đến bậc nhạc sư lão thành Nguyễn Ánh 9, nhưng mang đến đầy ý nghĩa và một gợi nhớ chút gì về kỷ niệm khó quên nhất trong đời sống Âm Nhạc với 1 Keyboard Mini Synthesizer .

Sau năm 75 , phải sống trong hoàn cảnh với đời sống gặp rất nhiều khó khăn, mà chỉ đủ tiền mua được một cây đàn Keyboard Portable , để có thể tiếp tục thêm sự phong phú âm thanh và giai điệu cho dòng nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9 qua ngày tháng ...

Va` ... Ông rất vui sướng được nhận lấy như một món quà giá tri để làm kỷ niệm với cuộc đời Nhạc Sĩ được trình diễn tại VN Hải Ngoại còn lại… ( lời của ông nói ) .


Nhạc sĩ. NGUYỄN TRƯỜNG ( THẾ HỆ TRẺ THỨ 2 ) và NGUYỄN ÁNH 9
Đang nhận món quà đầy ý nghĩa trong đời mới vừa đi qua sau 1975..

Giờ chia tay, trước khi trở về mái nhà xưa VN vào ngày hôm sau của gia đình nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cùng phu nhân Ngọc Hân và con trai nhạc sĩ Nguyễn Quang để Giã từ và Từ Biệt với tất cả những người thân thương đã đến với buổi nhạc trình tấu " Nguyễn Ánh 9 & Thân hữu " ,
Những khán thính giả & nghệ sĩ bạn đã ngưỡng mộ nhạc của Ông , luôn luôn mong muốn để cho Ông không phải " lặng lẽ tiếng dương cầm " mà luôn có người cùng nhau thổn thức những âm thanh được vang thoảng từ những ngón tay ngà ngọc được chảy chuốt mới vừa nghe đâu đây !!! .
Và cũng hằng mong ước sớm có được sự " tái ngộ bên nhau " như trong buổi trình diễn nhạc vừa được kết thúc …*/




Image
Image

Image

Không có nhận xét nào: