Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2007

NGỌC LAN-ĐUỜNG BAY CHƯA TRỌN, 1 ĐỜI TIẾC THƯƠNG

Tiếng hát như khói sương quyện kín niềm u uẩn...

Tiếng hát mỏng manh như thủy tinh...

Tiếng hát dịu dàng như suối chảy...

Tiếng hát tinh nguyên như sương mai đầu cành lá biếc...

Chỉ có thể là NGỌC LAN...


Đã có nhiều câu chuyện, nhiều giai thoại và cả huyền thoại về nữa danh ca"hồng nhan bạc mệnh"này. Hôm nay, tôi có vài CD muốn share với mọi người(easy 2 download), nên lấy 1 bài viết của 1 fan từ ilovengoclan "minh hoạ"...tuy chỉ là 1 fan bình thường, nhưng theo tôi, người viết bài này viết rất hay & rất đúng. Enjoy!




Tại Sao Tôi “Mê” Ngọc Lan

Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan 

    




Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy . 


Tôi có thể nghe Ngọc Lan hát liền mấy tiếng đồng hồ không ngừng. Ngồi trên xe hơi nghe Ngọc Lan, ngồi trên xe lửa trên đường tới sở nghe Ngọc Lan, về nhà nghe Ngọc Lan, làm việc ngoài vườn cũng nghe Ngọc Lan ! Thật là một hiện tượng kỳ lạ đối với tôi, tôi chưa nghe ai say mê như nghe Ngọc Lan. Tại sao vậy ?








VŨ KHANH&NGỌCLAN-NGƯỜI EM SẦU MỘNG


01- Hoa Rụng Ven Sông_duet


02- Người Em Sầu Mộng_Vũ Khanh


03- Một Tình Yêu_Ngọc Lan


04- Tưởng Niệm_Vũ Khanh


05- Chiều Phi Trường_duet


06- Anh Đã Thấy Mùa Xuân Chưa_Ngọc Lan


07- Tâm Sự Gửi Về Đâu_Vũ Khanh


08- Bài Ca Hạnh Ngộ_duet


09- Xin Một Ngày Mai Có Nhau_Ngọc Lan


10- Đàn Trong Đêm Vắng_Vũ Khanh


11- Con Quỳ Lạy Chúa_duet


12- Nỗi Niềm_Ngọc Lan


 
Thường thì tôi trả lời vắn tắt với bạn bè là mỗi người có một “gout”. Nhưng sự thực chỉ có phải “gout” không thôi hay lý do tại sao tôi “mê” giọng hát Ngọc Lan phức tạp và sâu xa hơn nhiều ?


Tôi nghĩ lý do chính và thứ nhất là trời cho Ngọc Lan một giọng ca ngọt ngào và quyến rũ. Ngoài cái giọng ngọt ngào thiên phú Ngọc Lan hát tự nhiên, êm dịu, mềm mại, dễ dàng như nói như thở, không cầu kỳ giả tạo. Giọng cô có cái sang trọng (élégance) khó tìm thấy ở một ca sĩ khác. Cách đây ít lâu một anh bạn trẻ nói với tôi là giọng Ngọc Lan “chua”. Chua ? Tôi nghĩ hoặc trời cho anh này một thính giác đặc biệt khác người hoặc anh có thành kiến nặng với Ngọc Lan vì tôi chưa nghe ai phê bình giọng Ngọc Lan “chua” bao giờ. Nhiều người bạn tôi cũng thường có thành kiến với ca sĩ trẻ mới nổi tiếng như vậy.Theo họ phải nghe Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly..hát tân nhạc, hoặc phải nghe Thanh Lan hát nhạc Pháp mới “chì”, mới là biết nghe nhạc. Công bình mà nói tôi cũng đã có thành kiến như vậy. Tôi còn nhớ hồi đầu thập niên 90 tôi nghe đồn ở California có một nữ ca sĩ trẻ nổi tiếng tên Ngọc Lan. Tôi có thành kiến với các ca sĩ trẻ mới nổi tiếng vì nghĩ họ là các ca sĩ choi choi chỉ thích hát nhạc trẻ, nhạc giật gân làm sao hát hay bằng những Thái Thanh, những Lê Thu, những Khánh Ly, Thanh Lan…. được. Và vì có thành kiến như vậy tôi không tìm hiểu thêm về Ngọc Lan và tiếp tục nghe các ca sĩ tiền 1975. Sau này khi khám phá ra cái lầm của mình thì đã muộn.










    (Thành ra bây giờ tôi sợ dẫm phải vết bánh xe cũ nên khi nghe đồn có ca sĩ trẻ nào nổi tiếng là tôi tìm nghe. Nhưng cho tới nay tôi chưa thấy một giọng nào có thể làm tôi say mê như giọng Ngọc Lan cả.)



Như nói ở trên Ngọc Lan hát một cách dễ dàng và tự nhiên như nói như thở,



“tiếng hát mong manh, một tí khàn đục ấm áp hòa với sự trong trẻo hồn nhiên” (Nhạc sĩ Trần Chí Phúc)



Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với ai nói Ngọc Lan hát không có kỹ thuật. Cô không dùng kỹ thuật để làm cho giọng mình giả tạo nhưng ngược lại cô dùng kỹ thuật để làm cho giọng mình thật tự nhiên với cách lấy hơi, khi nào lấy hơi và cách ngân cũng như cách xuống giọng của cô. Muốn thấy cái hay và cái tuyệt vời của giọng Ngọc Lan phải nghe một bản nhạc đã cùng được Ngọc Lan và một vài ca sĩ khác hát để so sánh . Đó cũng là phương pháp tôi dùng để thuyết phục một số người khi tôi cho họ nghe “Còn Một Chút Quà Cho Quê Hương”, “Dĩ Vãng”, “Mưa Trên Biển Vắng” vv..vv.…do Ngọc Lan và một vài ca sĩ nổi tiếng hát mà tôi đã thâu trên một CD để dễ so sánh.. Tôi đã thành công rất nhiều lần.


Nhiều người có thể không thích giọng Ngọc Lan hoặc không thích nghe giọng Ngọc Lan bằng giọng các ca sĩ khác nhưng tôi nghĩ nếu họ đã nghe một số tối thiểu những bản nhạc do Ngọc Lan hát họ phải đồng ý với tôi về những đặc điểm sau đây của giọng Ngọc Lan mà tôi nghĩ không ca sĩ nào có:


1. Hình thức đa dạng của giọng Ngọc Lan 

2. Cách đổi giọng từ trầm qua cao vút và

3. Cách xướng nguyên âm (vocalize, vocaliser) 





                                                                                           


        Một người bạn kể cho tôi nghe chuyện anh đi dự một concert ở Atlantic City, NJ hồi đầu thập niên 90. Anh nói cả concert chỉ có một ca sĩ độc nhất là Ngọc Lan và anh nghĩ trong tất cả các ca sĩ VN chỉ có Ngọc Lan làm được chuyện đó nghĩa là trình diễn một mình trong suốt hơn 3 tiếng đồng hồ mà khán giả không những không chán mà còn theo rõi say mê và đòi hỏi cô hát thêm nhiều bài. Một ca sĩ có thể chỉ hát nhạc Phạm Duy, hoặc nhạc Trịnh Công Sơn trong một buổi trình diễn. Tôi rất ưa thích nhạc Phạm Duy và nhạc Trịnh Công Sơn nhưng chắc tôi khó có thể ngồi nghe một ca sĩ hát một loại nhạc hoặc nhạc của một tác giả trong vòng hai ba tiếng đồng hồ mà không ngáp. Trong khi đó Ngọc Lan hát đủ mọi loại nhạc và đủ mọi thể điệu. Thật khó có thể tưởng tượng một giọng hát “baby’ như trong bản “Macumba”


hoặc một giọng hát vui nhộn giật gân như trong “Stupid Cupid” lại có thể hát “Như Cánh Vạc Bay” một cách thánh thót, “Khúc Thụy Du” một cách buồn thảm day dứt hoặc “Khúc Mưa Sầu” ảo não như cầu kinh gọi hồn. Ngọc Lan hát mọi thể điệu: bolero, cha cha cha, mambo, tango, lambada, twist, slow rock… nhưng phải nhận là rhumba/bolero hay slow rock hợp với giọng và lối ca của cô nhất. Không những hát được mọi thể điệu và đủ mọi loại nhạc Ngọc Lan còn có khả năng thay đổi giọng hát của mình. Cô dùng giọng mũi khi hát “Đọa Đày” (Prisoner), giọng óc trong “Thu Saigon” hay “Còn Yêu Em Không”, hoặc giọng ngang ngang bất cần đời như trong “Phố Biển” hay “Ta Say”.












        Chúng ta biết Ngọc Lan hát trong ca đoàn nhà thờ và hát bè cao phái nữ (soprano). Bởi vậy hát giọng cao là sở trường của cô. Phải nghe cô hát giọng cao mới thật sự thấy rõ cái giọng “trời cho” của cô. Nghe bài “Tình Khúc Buồn” thấy cô lên giọng cao một cách dễ dàng. Đặc biệt cô có thể từ giọng trầm (contralto) nhảy 2,3 quãng 8 (octave) để hát giọng cao (soprano) như hai ca sĩ khác nhau. Hãy nghe bài “Revoir” hoặc bài “Vết Chân Hoang” để thấy điều tôi muốn nói. Hát như vậy không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được.


Tôi nghĩ trong số các sĩ Việt Nam không ai xướng nguyên âm (vocalize, vocaliser) điêu luyện bằng Ngọc Lan. Kỹ thuật xướng nguyên âm của Ngọc Lan khi cô hát nhạc ngoại quốc thật là quyến rũ và đòi hỏi nhiều luyện tập. Khi nghe Ngọc Lan vocalize trong những bản nhạc ngoại quốc (chẳng hạn “Viens m’embrasser” (Lại Gần Hôn Em), “Người Tình Em Yêu”, “Women in Love” ) tôi thấy cô vocalize không thua gi những ca sĩ ngoại quốc đã hát những bản nhạc đó. Trong “Liên Khúc Tình Yêu Số 2” Ngọc Lan đã vocalize hơn một phút, nghe tuyệt vời



(to be continued)


Không có nhận xét nào: