Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Hương gây mùi nhớ {4} - Bây giờ ta nhìn khói trời mênh mông...

Hôm nay, một ngày Saigon mát dịu dàng..."Saigon trên đường Nguyễn Du" xanh mát nõn nà một màu thân thiết...Bên ly cafe ngọt ngào của một ngày cuối tuần êm đềm, tôi đọc lại VĂN -Photobucket

PhotobucketPhotobucketPhotobucketBán nguyệt san  ra số đầu tiên vào ngày 1.1.1964 với chủ đề “Tuyển tập thơ văn”.

Số cuối cùng phát hành ở Sài Gòn mang tên Giai phẩm Văn có phần  đặc biệt : “Văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại”

 

Trong giai đoạn này, Văn do ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, thư ký tòa soạn Trần Phong Giao.

  


Năm 1972, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao trong vai trò thư ký toà soạn. Một năm sau, 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, do nhu cầu đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng rời Văn, một mình Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.


Theo nhận định của nhà văn Du Tử Lê:

 

“Tại miền Nam, sau giai đoạn mở đường, gieo những hạt mầm văn học vạm vỡ của các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..., là giai đoạn trồng, gặt những mùa gặt văn học sung mãn, bội thu, với các tạp chí Bách Khoa, Văn Học và Văn (tính từ thời điểm đầu thập niên 1960 tới tháng 4 năm 1975)”.

 

Và nhà nghiên cứu lý luận Vương Trí Nhàn:

 

“Sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó”.

Và: “…nó mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu”.

 (http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2481)

 

 

Có lẽ thế và còn hơn thế, vai trò của tạp chí Văn cũng như các tạp chí văn học nghệ thuật khác ở Miền Nam những năm trước 1975 trong việc gìn giữ và tạo dựng nên một nền văn học phong phú và đa dạng cần được nhìn nhận một cách chính đáng trong kho tàng văn học chung của  Việt Nam !

Những trang sách héo úa vì màu thời gian, phai mờ vì những lớp bụi của thời cuộc & của "hàng hàng lớp lớp",,,những tiêu hủy, tận diệt của những thứ "ngoại lai"...lại bừng lên và tràn trề những giá trị nghệ thuật...và lịch sử! Làm tôi cảm thấy một chút gì đó tiếc nuối và cảm động khi đọc lại những dòng, những chữ từ quyển bán nguyệt san tuyệt vời này!



PhotobucketCó thời gian nhiều tôi sẽ scan lại những quyển VĂN này, lần này, tôi muốn nói về 2 bài thơ khá đặc biệt (theo cảm nghĩ của tôi) xuất hiện trong quyển VĂN tôi mới đọc trưa nay VĂN (số 114 ra ngày 15/9/1968), đó là 2 bài thơ, 1 của MƯỜNG MÁN (với bài thơ này, khá bất ngờ là ông chia sẻ một hình ảnh khác trong thơ của mình, không còn là những dịu dàng của tuổi hoa, những ngọt ngào của tuổi vừa lớn, thường thấy trong những truyện dài màn ngay từ cái tên đã êm đềm như một cơn mộng : LÁ TƯƠNG TƯ/ MỘT CHÚT MƯA THƠM/ KHÓC NỮA ĐI, SỚM MAI!...mà là một tâm tư ray rứt và ngậm ngùi....nói với đất Mẹ, nói với em, nói với quê hương....PhotobucketPhotobucket

Còn CAO THOẠI CHÂU..lúc bấy giờ người ta gọi ông là cây bút..trẻ, không phải là 1 CAO THOẠI CHÂU tôi từng biết qua "...Tình chỉ đẹp trong một bàn tay vẫy"....mà là một CAO THOẠI CHÂU với những ý tứ thơ đau đáu hơn, quyết liệt hơn...và viết lên những dòng thơ "tưởng xa tạm vậy mà xa vĩnh viễn"PhotobucketPhotobucketPhotobucket

1 giã biệt, 1 tạ lỗi...cả hai đều đau, đau chung với một quê hương tan rã!

Và thế là trên đường về..tôi cứ nghe mãi..KHÓI TRỜI MÊNH MÔNG...

Image
Bìa trước

Image

Thích bài hát ngay từ cái tên, KHÓI TRỜI MÊNH MÔNG có thể không phải là 1 bài nổi tiếng lắm của ông SƠN (mặc dù nó được lấy làm chủ đề cho một tập nhạc của ông...)

...Có thể, đây cũng như hàng trăm bài hát khác của ông SƠN, là một bài viết về những bóng dáng người con gái đã đi qua đời ông, đã vừa xa, vừa gần, vừa hư, vừa thực...vừa ở ngay đấy mà xa tít chân mây..đó là những hình ảnh không đường nét, không màu sắc, chỉ còn là những kí ức cùa hình ảnh còn để lại....như một tà "áo lộng", một "buồn bã với những môi hôn", một "không gian màu áo bay lên"...
Nhưng, cũng có thể, đó là tâm sự của nhiều người....đã nói lời tạm biệt, đã nói lời tạ lỗi...và trong một muộn màng nào đó. đã trở về...đã chạm mặt quê hương, đã gọi tên người tình, nhưng ôi sao, chỉ còn chung quanh..một mênh mông của khói trời???

Ta về nơi đây
Phố xưa dấu đạn
Con đường bên sông
Cỏ lá buồn tênh
Ta về nơi đây
Tháng năm quá rộng
Đường xưa em lại
Thấp thoáng bàn chân…

Nơi đây đó có phảilà quê hương, là nơi hầm trú của những kỉ niệm. Phải chăng? ... Chữ buồn tênh ở đây được dùng thật chính xác. Nó diễn tả một nỗi buồn nhẹ nhàng, thoắt hiện.  Quê hương mình đó, buồn tênh! Kí ức mình đó, buồn tênh. Cuộc tình đó, buồn tênh!

Tất cả cảnh cũ còn đó. Hoa đào năm cũ còn cười gió đông. Còn trời, còn những cánh chim, còn những cơn mưa phùn… Nhưng tuổi xanh như gió thoảng qua rồi,  những môi xưa hồng cũng úa tàn theo lòng người.

Có phải, đó là tình cảnh của "Người lên tiếng hỏi người có không"...và nghe vang vọng lại "Người đi vắng về nơi bế bồng"

Một cuộc tình lãng đãng...một vùng kỉ niệm ngọt ngào trên quê hương, của quê hương... được gói gọn lại trong vài câu:

Còn gì đâu những môi xưa hồng
Vùng tuổi xanh thoảng bay như gió
Ngày rồi qua tháng năm đâu ngờ
Tên em là vết thương khô.

Vết thương nào? Có phải là "vết buồn khắc trên da"???

Ta về nơi đây
Bỗng im tiếng động
Đã về trên sông
Những cánh bèo xanh
Có còn trong em
Những đêm gió lộng
Ngồi bên hiên nhìn
Bến nước đầy dâng…
Có còn trong em
Những cây nến hồng
Những cầu qua sông
Những chút tình duyên
Gió trời lênh đênh
Nhớ con phố hẹn
Ta nhìn ta về
Giữa trời hư không…

.."Này em có nhớ", còn nghe ra điều gì trong một "trí nhở nhỏ nhoi"...Còn riêng ta, chỉ còn bàng hoàng, gọi thầm tên em, gọi thầm tên xứ sở,...để rồi, đồng vọng lại chỉ là những "thinh không ngỡ ngàng", là những "âm ba" của "muôn trùng", và là mênh mông của khói trời...

Nghe ở đây: (đặc biệt thích giọng hát, cách hát, hòa âm (DUY CƯỜNG) của version do THIÊN PHƯỢNG hát)

http://lyric.tkaraoke.com/13377/Khoi_Troi_Menh_Mong.html

__________________


4 nhận xét:

..Gió Heo May nói...

H kéo người khác trở về với những ngày tháng rất cũ bằng những hình ảnh đôi khi tưởng đã lãng quên ...mà những người thời ấy _như chị_ luôn cảm thấy nao lòng khi nhớ lại .Văn là một tờ báo hồi đó hình như bán nguyệt san luôn được người Saigon yêu thích và đánh giá cao ...
Thời ấy những Mường Mán , Đinh Tiến Luyện , Quyên Di , Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Tất Nhiên, Trần Dạ Từ, Nhã Ca , Du Tử Lê ...là những văn nghệ sĩ mà người trẻ nào cũng biết ..họ đã không nhiều thì ít định hình cho những người trẻ thời ấy một phong thái suy nghĩ , một cảm thụ văn học trong trẻo mà bây giờ khó tìm thấy .

Chị cám ơn vì chính mình đã có một thời lớn lên từ những cái đẹp của văn học thời này . Cám ơn H vì những cảm xúc gợi nhớ của em

Thuan Nguyen nói...

Chị còn giữ được vài đặc san Văn và tuyển tập Khói Trời mênh mông . Nhựng hình ảnh của kỷ niệm quay về để chị lại tiếc nuối thời trong trẻo và những suy nghĩ hồn nhiên đến bất ngờ thời ấy .

[H]UY! vespa nói...

Dạ, đồng ý hai tay hai chân với chị về việc những tác giả pre 1975 "định hình cho những người trẻ thời ấy một phong thái suy nghĩ , một cảm thụ văn học trong trẻo mà bây giờ khó tìm thấy"...
Cái phong vị nhẹ nhõm và thân thiết của các tác giả ấy, dù viết về chiến tranh, hay hòa bình, dù viết về người thương, hay người ghét...đều rất lấp lánh & dễ gây cho người đọc một nỗi niềm thân quen, và hướng thiện!
Em nghĩ vậy!
Chúc chị cuối tuần vui và trong một chừng mực nào đó, có thể vui với những kỉ niệm nho nhỏ này!

[H]UY! vespa nói...

Ồ, hay vậy chị?:)...Những bản vẽ bìa của các tập nhạc ngày ấy em thấy bản nào cũng hiu hắt & đẹp lạ lùng!