Đinh Cường
1939-
Vĩnh Viễn
anh vẫn trở về đêm khuya thắp hàng bạch lạp
tách nước trà nguội như căn phòng có nhiều vết loang
anh đồ lên thành khuôn mặt em hai mắt to đen
là nh. với chiếc trâm cài trên tóc
con đường buổi chiều là tấm thảm
anh đưa em về với tiếng hát của trang
sương mù vữa trên dãy núi xa còn lại một tí mặt trời
sáng dịu như màu áo dài xanh non em phơi rồi để quên
là nh. với dáng vai gầy bắt được .
làm sao anh nói ra ,lời lẽ giản dị như ca dao và tình yêu
hồn nhiên như rừng núi hồn nhiên như hơi thở em
anh lắng nghe bằng tiếng tim
là nh. với đêm dài mộ huyệt
cho anh gọi em một lần rất nhỏ như phi lao
như tiếng sao vỡ nửa khuya
em ngửa mặt cười nghe lệ rơi
là nh. với bản serenata buổi chiều buồn hơn bao giờ
là nh. với niềm sầu đau vĩnh viễn.
(Tạp chí Mai số 40, ngày 15.4.1964)
DOÃN QUỐC SỸ đã từng nói về những bức tranh của ĐINH CƯỜNG luôn chứa đựng một "niềm cô đơn bao dung"....Những khoảng lặng, những bóng hình, những cánh chim, những dòng sông....tất cả, đều đơn lẻ, đều thinh không, gợn buồn trong tranh ĐINH CƯỜNG. Trong thơ của ông cũng thế....Như một tiếng thở dài, thật dài...và xa vắng..về những điều giản dị, và nhỏ nhặt thôi...
Nỗi niềm từ
|
|
....cho đến nỗi sầu cô quạnh của
|
|
Je criais, j’affrontais de ma face le vent …
( Yves Bonnefoy )
Mùa đông đã trở lại trên cánh rừng sau nhà
đôi khi rừng gọi gió về làm bạn ,nhưng sáng nay
trận gió lớn quá làm bay các chậu cây
nhớ mùa gió của Nguyễn ngọc Tư vừa đọc lại :
…” Tôi vẫn thường hình dung ,một mai mình đi xa ,
xa lắm, xa cả những mùa gió ,hoặc đọc ,hoặc ai đó nhắc
chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng “, ngay lập tức tôi sẽ chết giấc
trong nỗi nhớ quê nhà …” (1)
Tôi như có ngọn lửa trong đầu ,muốn gào thét , muốn gọi lớn
nhưng vô ích . không có tiếng vọng từ ngọn núi xa kia ,
có phải mây mù nhiều quá
phủ dày một mùa đông ẩm đục
tôi mặc nhiều lớp áo che kín gió
ra đứng giữa trời
gió quất tôi rát mặt ,quất tôi nghiêng ngả
tôi cúi xuống nhặt một cành cây khô ,hai cành cây khô
nhặt một xác chim ,hai xác chim sẻ yếu đuối
dưới lớp tuyết vừa tan
hai con quạ đen thay nhau mổ xác con sóc chết
giữa đường vắng
con suối nhỏ đã đóng băng
rừng cây trơ xương màu xám tro
như màu ruốc sậm quê nhà…
Cuối năm em đâu còn sắm đôi guốc mộc
đâu còn mặc áo lụa vàng đi bên hàng sầu đông
mùa này dòng sông có sương mù dày thêm mỗi sớm mai
bên kia thành phố ngái ngủ
những nụ hải đường đã nở trong vườn xưa ?
đôi khi mùi khói nhang cứ vàng thêm
trên tấm giấy ánh bạc ,che một khoảng trần nhà
vết tích những lời cầu nguyện …
mà gió cuối năm vẫn thổi buốt
muôn vàn nổi nhớ
chiếc noeud hồng ai trôi mù tăm ngoài biển đêm
sao không có tiếng vọng từ ngọn núi xa khuất ,xa khuất …
Chỉ là tiếng gió lồng lộng băng qua cánh rừng
tôi che kín mặt
đứng giữa trời cuối năm .
Virginia ,ngày gió lớn 5.12.2010
Tất cả, là một thầm kín suy tư, một trải nghiệm riêng tư của ĐINH CƯỜNG, những tự sự, rất riêng, mà như những tiếng chuông gióng giả...lay động, và ...ngân nga...
Mạch suối tuôn trào, từ những kỷ niệm rời, những giấc mơ thầm, những hoang mang hão huyền, từ những «trận gió hoang vu thổi buốt xuân thì».....
Nỗi buồn, trong tranh & trong thơ của ĐINH CƯỜNG...dẫn dắt chúng ta, đến những chân trời hiu quạnh, những thầm kín đơn sơ ..Nơi đó, có lời gọi mời . Buồn ơi! .Tới chơi!
huyvespa@gmail.com
"Họa sĩ Đinh Cường là một tên tuổi. Tôi không dùng những chữ đứng kèm: lớn, hay vĩ đại. Những chữ này có người tầm thường đã lợi dụng, dùng mòn cả rồi, không còn thú vị để lặp lại. Đinh Cường được biết đến không riêng trong lãnh vực hội họa. Những người viết văn, làm thơ, viết biên khảo, viết nhạc...đều quen thuộc tên ông. Dĩ nhiên những người thưởng ngoạn nghệ thuật, từ thập niên 60 đến hôm nay, cũng dành cho ông nhiều cảm tình và ngưỡng mộ." (LUÂN HOÁN)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gọi Đinh Cường là Thi sĩ của hoài niệm. Ông diễn đạt nhận xét của mình:
... “Với cái nền lãng mạn đầy tính chất thi ca, Đinh Cường đã say sưa ‘vọc’ sơn dầu và nhồi nặn tâm hồn mình vào trong ấy. Thời gian ấy, tôi rất hiếm thấy những họa sĩ trẻ sử dụng sơn dầu nhuần nhuyễn như Đinh Cường. Và đó cũng là giai đoạn của những khỏa thân xanh (nu bleu) khỏa thân hồng (nu rose) phảng phất đường nét của Modigliani, một trong những bậc thầy về chân dung mà anh rất ngưỡng mộ và yêu mến...”
Trịnh Công Sơn còn đẩy nhận xét đi xa hơn:
... “ Trong Đinh Cường luôn luôn có sự trở về . Anh không có cái logic của người luyện kim từ một mẩu sắt thô biến thành một thanh kiếm đẹp. Anh mang trong mình một nỗi nhớ không nguôi với kỷ niệm. Trong tranh Đinh Cường không có bóng dáng của cái gọi là sự trở thành (le devenir). Anh có vẻ như đang còn mãi đi tìm cái tuyệt đối trong sự tương đối được lặp đi lặp lại của một đời người. Tìm đến tranh Đinh Cường là tìm đến sự yên tĩnh đằm thắm, thơ mộng...”
Mười năm và có lẽ là nhiều hơn nữa, Trịnh Công Sơn viết thêm về người bạn chí thân của mình:
... “Tôi là người khách vãng lai thường trực của atelier Đinh Cường. Đêm cũng như ngày. Thế giới tranh của Đinh Cường đối với tôi không có gì xa lạ, bởi vì chúng tôi đã cùng sống trong thế giới ấy từ những ngày lòng chưa hề vướng bận về một tiếng thở dài...”
Trịnh Công Sơn cho biết tiếp:
.... “ Trong Đinh Cường có một thứ hoàng tử bé suốt đời song hành với hắn....Rong chơi là một thứ kinh vương giả trong tâm hồn Đinh Cường. Cứ lên đường, dù cao nguyên, dù biển là đã nghe thấy trong Đinh Cường vang lên một tiếng reo vui mãn nguyện. Đi không là sứ mệnh của đôi chân, mà đi, với Cường, là lòng ngưỡng vọng linh thiêng về một tiếng gọi. Tiếng gọi của một thế giới tự mình tìm thấy từ những ngày còn trẻ trung, tìm thấy và nhớ mãi....Đi để nhận ra một cách buồn bã những gì thiên nhiên đã đánh mất mà mình vẫn còn lưu giữ lại trong tranh...” (Trịnh Công Sơn, 11-1988, báo Thanh Niên)
Born in 1939 in Thu Dau Mot, Vietnam. Lived in Hue, Dalat and Saigon until 1989. Currently residing in Burke, Virginia, USA
EDUCATION:
1964 National Institute of Fine Arts, Saigon.
1959-1963 Hue Institute of Fine Arts.
1951-1957 Lycee Petrus Truong Vinh Ky, Saigon, Vietnam.
TEACHING:
1967-1975 Hue Institute of Fine Arts.
1963-1967 Dong Khanh High School, Hue, Vietnam.
ONE-MAN EXHIBITIONS:
2006 LacViet Gallery, Arlington, Virginia
2005 Viet Art Gallery, Houston, Texas
2000 Springfield Art Association, Chicago, Illinois.
1999 Truman College, Chicago, Illinois.
1999 Cafe Montmartre, Reston, Virginia.
1999 Cafe Starbucks, Burke, Virginia.
1998 BaoKha Gallery, McLean, Virginia.
1997 Farmers Branch, Dallas, Texas.
1996 BatTrang Gallery, Towson, Maryland.
1995 DatDo Gallery, McLean, Virginia.
1995 3511 Bellefontaine Street, Houston, Texas.
1994 Metro Gallery, George Mason University, Virginia.
1991 Le Jardin du Boise', Montreal, Canada.
1989 Windy Hill, McLean, Virginia.
1975 French Institute, Saigon, Vietnam.
1975 Cultural Center, Danang, Vietnam.
1974 University of Nhatrang, Vietnam.
1973 Cultural Center, Pleiku, Vietnam.
1972 French Institute, Saigon, Vietnam.
1971 Sports Circle, Hue, Vietnam.
1967 French Alliance, Saigon, Vietnam.
1967 Information Hall, Hue, Vietnam.
1965 French Alliance, Dalat, Vietnam.
1965 French Cultural Center, Danang, Vietnam.
1965 Information Hall, Hue, Vietnam.
GROUP EXHIBITIONS:
2005 Danchi Art Gallery, California
2002 Two-men Show with Buu Chi, Tu Do Gallery, Saigon, Vietnam
2001 Vinh Loi Gallery, Saigon, Vietnam
2001 Cultural Center, Hue, Vietnam
2000 The Ellipse Arts Center, Arlington, Virginia. 2000 The Ellipse Arts Center, Arlington, Virginia
2000 Three-men Show with Trinh Cong Son and Buu Chi, Tu Do Gallery, Saigon, Vietnam
1999 Pilgrimage: Twelve Journeys to Refugee, Ellipse Arts Center, Arlington, Virginia
1999 Perspective Gallery at Virginia Tech, Roanoke College, Salem, Virginia
1997 20 Years of Vietnamese Art in America, Michigan University
1996 Asian-American Art Exhibit, The Executive Office Building Auditorium, Rockville, Maryland.
1995 An Ocean Apart, Ellipse Art Center, Arlington, Virginia. Organized by the Smithsonian Institute.
1995 Vietnamese Artists- 20 years in Exile, Ryals Gallery, Boca Raton, Florida.
1992 Tet Art Show, Century art Gallery, Westminster, California.
1989 Czechoslovakian Cultural Center, Saigon, with Do Quang Em and Trinh Cong Son.
1974 American-Vietnamese Association, Hue, with Duong Dinh Sang.
1974 University of Hue, with Vo Dinh.
1973 Referral Center, Danang, with Vinh Phoi and Ton That Van.
1970 French Institute, Saigon, with Nguyen Khai.
1965 Information Hall, Saigon, with Ton Nu Kim Phuong and Trinh Cung.
1965 Information Hall, Hue, with Le Van Tai.
WORKS SHOWN AT:
1974 Southeast Asia Art Exhibition, Singapore
1968 New Delhi, India
1967/1969 The Sao Paulo Biennal
1966 The Tokyo Biennal
1964 The Tunis Biennal
1963 The Paris Biennal
1962 First International Art Exhibition, Saigon, Vietnam
AWARDS:
1963 Silver Medal, Spring Exhibits, Saigon, Vietnam.
1962 Silver Medal, Spring Exhibits, Saigon, Vietnam.
1962 Prize awarded by the Embassy of China in Vietnam.
VÀI TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:
- Cà Phê Mùa Đông -
Vườn Khuya - Noctural Garden
Hành Hương - Pilgrimage
Tường Cổ Thành - Ancient City Walls
Thiếu nữ trên đồi Domaine de Marie Đà Lạt - 1985 (Private Collection PAD-TH)
Thiếu Nữ Trong Thành Nội - 1984 ( Private Collection PAT-LG)
NHỮNG LINK LƯU TRỮ TÁC PHẨM CỦA ĐINH CƯỜNG:
TỰ DO GALLERY, Sài Gòn, Việt Nam: http://www.tudogallery.com/DinhCuong/
LẠC VIỆT GALLERY, Arlington, Virginia, USA: http://www.lacvietgallery.com/dinhcuong.jsp
Bộ tranh về Bùi Giáng: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=339&rb=0102
Trịnh Công Sơn
(Thế Giới Thơ Mộng Trong Tranh ÐC/ Báo Thanh Niên)
... Xin đừng bắt tôi giải nghĩa tranh. Nó hiện ra đó và tôi đã hụt hơi, mệt mỏi. Thế giới xa lạ được dựng lên từ một hồi ức hay một bắt gặp vụt đến, rồi loang dần trên mỗi khoảng không đen. Khoảng không mà tôi đã đối diện trong những ngày tháng sống chìm lĩm câm nín, mõi mòn, xô dạt tôi về gần với hư vô, tiếng vọng bi thảm của một hồi chuông lạ . Xin ghi nhớ một góc hành lang, nơi tôi đã đặt giá vẽ, đêm nào mưa bão thổi qua hay cơn nóng của một mùa hạ sắp tàn. Nơi đó tôi đã mài nhẵn ý thức, ném từng vô vọng, đổ từng hơi thở xuống những khung vải vốn hiền từ. Mỗi bức tranh là một hơi thở. Và nó thành hình tức là tôi đã chết.Tôi trở lại cùng người làm kẻ thưởng ngoạn .Nhìn sự mới lạ như lần đầu tiên mới đến. Xin hãy cảm, nhớ đừng bao giờ tìm hiểu."
(Bày tỏ về hội hoạ của Đinh Cường)
STANDING ON THE OTHER SIDE OF LIFE
oil on canvas
HEAVEN AND EARTH
oil on canvas
PILGRIMAGE
oil on canvas
GOLDEN CITY
oil on canvas
Một nét đặc trưng trong tranh của hoạ sĩ Đinh Cường là tranh của ông làm cho người xem không chỉ chú ý đến màu sắc, kĩ thuật, bố cục của bức tranh mà cần phải tìm hiểu cái ý, phần sâu thẳm ở phía sau bức tranh, là tư duy, ý tưởng và triết lý mà hoạ sĩ muốn gửi tới trong tranh
RỪNG CÂM
oil on canvas
RÊU PHONG
NỖI NHỚ
TRONG BÓNG MÙA THU
Hoạ sĩ Đinh Cường hay vẽ về đề tài phụ nữ. Cũng giống như trong nhạc Trịnh Công Sơn, hình ảnh người phụ nữ trong tranh của Đinh Cường thường mang một vẻ đẹp mỏng manh, mảnh mai với những chiếc cổ dài, tà áo dài với những gam mầu trang nhã, u buồn đôi tay thanh thoát buông thả hoặc đan vào nhau với vẻ cam chịu, có lẽ là cam chịu sự cô đơn trong tâm thức.
Và những bức trang đó thường mang màu sắc bảng lảng, thơ mộng, sương khói của một thời để nhớ ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn.
SEN MÙA HẠ
TREE - TURNING RED
BÓNG MÂY
|
|
3 nhận xét:
Đinh Cường và những trang bìa tạp chí trước năm 1975 có bóng dáng phụ nữ .Những người phụ nữ xõa tóc , những người phụ nữ có dáng vẻ cô quạnh ..đó là tất cả những ký ức của chị về người họa sĩ này .
dạ, nhìn tranh ĐINH CƯỜNG...tự nhiên không cần gì khác, một "ambience" rất Saigon pre 1975 tới tấp bủa vây!:)
Như tiếng chuông ban chiều
Chuông gọi hồn ai Ernest Hemingway
Khúc requiem cho Nguyễn tôn Nhan
chiều mù mù ngoài trời ...
27 tết cuối năm vừa rồi, ngồi ngoài vỉa hè nhậu cùng nhiều anh em văn nghệ, có cả Nguyễn Tôn Nhan. Ai cũng chỉ trải tấm báo để ngồi vì chẳng bàn ghế nào cả, được một cái là vỉa hè đó yên tĩnh, nhiều bóng cây. Hai hôm sau nghe báo tin Nguyễn Tôn Nhan qua đời vì tai nạn giao thông (có lẽ sau một cuộc vui tất niên). Đọc khúc Requiem của Đinh Cường cho Nguyễn Tôn Nhan mà muốn khóc.
Đăng nhận xét