Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong bàn tay bé nhỏ.
( William Blake Bản dịch thơ của Lê Cao Bằng )
Khoa học&Phật giáo;2 phạm trù;2 khái niệm những tưởng xa rời nhau..song thật ra lại gắn bó nhau đến lạ.Khi lấy 1 khái niệm này để bàn luận về khái niệm còn lại;để suy diễn cái khái niệm còn lại ấy.Bạn sẽ được những điều gì?
Với ý tưởng độc đáo như thế;Ông Matthieu Ricard, Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp.Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo...đã cùng kết hợp với Ông Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể là một người theo đạo Phật...viết nên cuốn sách VÔ TẬN TRONG LÒNG BÀN TAY.
Với ngôn ngữ đơn giàn;trong sáng..qua những cuộc tranh luận của 2 vị..khiến cho độc già dù có là người học Phật hay ngoại Đạo;dù có hiểu biết hay"mù tịt" về khoa học..cũng đều dễ dàng nắm bắt;lĩnh hội những chi tiết thú vị ấy...đi từ quá trình hình thành của trời đất với vụ nổ BIG BANG cho tới GIÁC NGỘ...
1 bên là những thí nghiệm;thực chứng;rõ ràng và rành mạch..1 bên(tưởng chừng)xa vời;mơ hồ..vậy có điểm chung nào giữa"Đạo"&"Đời"?
Quy luật nhân quả của nhà Phật được nhìn nhận thế nào qua khoa học;tại sao lại có cái gọi là KH&Phật học;vũ trụ dưới mắt nhà Khoa học và Phật học có điểm chung như thế nào...?Những bí ẩn của toán học dưới con mắt nhà Phật sẽ ra sao?Hoặc bàn luận tới căn nghiệp;định mệnh thì KH và Phật học gặp nhau ở đâu?Còn khi cùng nói về thời gian:Thời gian trôi là một điều không nắm bắt được trong phút giây hiện tại. Trong phút giây hiện tại thí quá khứ đã chết và tương lai thì chưa xảy ra. Theo cách nhìn này thì làm sao mà hiện tại có thể hiện hữu hoặc ngưng đọng ở giữa cái không còn nữa và cáí chưa thể xảy ra. Ý niệm về thời gian chỉ là chân lý tương đối trong thế giới hiện tượng mà thôi?Còn ý kiến của các nhà Khoa Học tên tuổi như Newton;Einstein....
Tất cả đểu có câu trả lời viên mãn trong tập sách đáng đọc ấy.
Và thiết nghĩ nên nhắc đến câu nói nổi tiếng của Einstein: "Science without religion is lame. Religion without science is blind" ("Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng")...Với tập sách VTTLBT;bạn sẽ có chính kiến về điều nàu;liệu có KH khập khiễng và những gì của Phật học là mù quáng?
Mời mọi người bỏ chút thời gian chiêm nghiệm những lẽ trên...và lúc ấy thì dường như chính bạn đang nắm được cái vô hạn của trái đất;vũ trụ bao la trong lòng bàn tay mình!
Link PDF here: VÔ TẬN TRONG LÒNG BÀN TAY
1 nhận xét:
Xin trân trọng cảm ơn.
Đăng nhận xét