Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2007

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH-TUYỆT ĐÌNH KHÚC TÌNH CA


“…..mời người lên xe về miền quá khứ………….”

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH-TUYỆT ĐỈNH 1 KHÚC TÌNH CA
(hehe giống tuyệt đỉnh kungfu woá)
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH(PHẠM DUY/KHÁNH HÀ-Ý LAN)(<--CLICK HERE 2 đao loát)(nick&pass:nghenhac)
(SG 1969)



I
Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi!
Còn gì đâu nữa, mà khóc với cười?

Mời người lên xe về miền quá khứ
Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu.
Ðứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt mầu
Sẽ có chẳng nhiều đớn đau.
Nối gót người vào dĩ vãng nhiệm mầu
Có lũ kỷ niệm trước sau

Vài cánh xương hoa nằm ép trong thư
Rồi sẽ tan như bụi mờ
Vạt tóc nâu khô còn chút thơm tho
Thả gió bay đi mịt mù

Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà giữ cho người...

II


Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời.
Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui
Lời nói, lời cười
Chuyện ngắn chuyện dài
Trả hết cho người, cho người đi

Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi
Ðường ta đi trời đất yên vui
Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi
Trả hết cho người, cho người đi!

Trả hết cho ai cả những chua cay
Ngày chia tay, lặng lẽ mưa rơi
Một tiếng thương ôi, gửi đến cho người
Trả nốt đôi môi gượng cười
Nghìn trùng xa cách đời đứt ngang rồi
Còn lời trăn trối gửi đến cho người...


Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời
Ðường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người

Phải nói không ngoa là hầu hết những người VN(có thể có 1 giới hạn hẹp hơn là trước 75)…không ai là không biết tác phẩm này của NS PHẠM DUY….Bài hát như nhạc sĩ từng bộc bạch là nằm trong chùm các bài hát”TÌNH CA MỘT MÌNH”của mình…đó là những bài tình ca sau cuộc hoan lạc; đắm say của tình yêu….đôi mình..giờ chỉ còn lẻ bóng..Nhưng Nghìn trùng xa cách không phải là 1 bài nhạc”hận tình”hay”lụy tình”..mà NTXC chỉ là bài tình buồn

“Có hứa hẹn đừng xa nhau thì cũng phải tới lúc có người qua cầu, và tôi nghĩ rằng cũng chẳng còn gì nữa đâu để mà gọi mãi nhau... Thế nhưng còn nhiều lắm, còn quá nhiều dư âm của cuộc tình, cho nên tôi sẽ khản tiếng kêu lên gọi hồn người bằng những tình khúc đầy ắp kỷ niệm xưa...”
(Ngàn lời ca-PHẠM DUY)
chỉ là tiếng kêu-lời chia tay tiễn biệt của người ở lại…ôm 1 khối tình câm.. ôm 1 vùng trời kỉ niệm..trả hết cho người tất cả những kỉ niệm đẹp..

Tiếp theo…mời các bạn củng tôi phân tich kĩ hơn tại sao NTXC lại được phong là TUYỆT ĐÌNH CA KHÚC(bắt đầu từ đây là sưu tầm&tổng hợp;và có 1 vài my own opinion..mời mọi người củng thưởng thức;bảo đảm không waste your time:-)
Tựa Bài:
Ngay cả việc đặt tên bài cũng là một nghệ thuật của nhạc sĩ. Tên nhạc phẩm lại cũng là bốn nốt đầu của bản nhạc, và được lặp đi lặp lại ở những chỗ quan trọng nhất trong bài, khiến mỗi khi nghĩ về bài nhạc, là người ta nhớ ra liền nội dung, nhớ ngay cách hát ra sao. Thậm chí, “nghìn trùng xa cách” cũng đã trở thành một cách nói văn hoa để trao đổi mỗi khi phải từ biệt người thân đi xa nhà.
Sườn Bài
Bài hát với những melody nhạc từ từ vươn lên, từ “mời người lên xe” đến “toàn vẹn thương yêu,” rồi lãng đãng ở lưng chừng với “đớn đau” và “trước sau”, để rồi “hạ cánh” ở “mịt mù”. Hai câu kết không gì khác hơn là sự lặp lại ý nhạc đã báo trước ở hai câu đầu, do đó có tác dụng khẳng định cho lời nhạc là “còn gì đâu nữa, mà giữ cho người.”

Từ ngữ đắt địa nhất trong bài hát theo tôi là từ”mời”trong”mời người lên xe” để”về miến quá khứ” Tại sao lại phải “mời” người lên xe? Người lên thì cứ tự nhiên lên chứ, sao lại phải mời? Tôi nghĩ, mời ở đây là “mời” người trong tâm tưởng của nhạc sĩ (chứ không phải người tình thật bằng xương bằng thịt,)

Vì là người tình trong tâm tưởng nên mới có những chữ như “về miền quá khứ”, “dĩ vãng nhạt màu”, “dĩ vãng nhiệm mầu”, v.v. Và vì tình yêu là một sự thể rất khó đoán, nói thế này làm thế khác, nên người nam vừa nói câu trước là “đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt màu, sẽ có chẳng nhiều đớn đau”, câu sau đã lập tức “nối gót người vào dĩ vãng nhiệm mầu”!

Hai hình tượng tiếp theo, “vài cánh xương hoa” và “vạt tóc nâu khô”, rất nghệ thuật&gợi cảm vì ngoài việc đã tạo ra được những hình tượng cụ thể để minh họa những tình cảm giữa hai nhân vật chính, chúng còn tạo thêm những hình ảnh đầy màu sắc, góp phần thi vị hóa bài nhạc. Ngoài ra, chúng cũng được nhân cách hóa để trở thành một người tình đã ra đi “mịt mù.” Quan trọng nhất, hai vật “làm tin” đó trở thành vô dụng vì chúng có còn nghĩa gì nữa đâu đề “mà giữ cho người”!

Ngoài ra, nhạc sĩ đã khéo léo sắp xếp thứ tự chữ trong câu, để cùng với nhạc, chúng tạo ra một tình cảnh “dùng dằng kẻ ở người đi” trong tâm tưởng người nam. Thí dụ như trong câu “sẽ có chẳng nhiều đớn đau”, thực ra ý là có ít đớn đau, nhưng khi đổi thành “có chẳng nhiều” và cho hai chữ”có”và”nhiều”vào nhịp mạnh, hóa ra lại là có nhiều đớn đau! (mà vẫn phải giả vờ là chỉ có ít đớn đau ;-) Ta sẽ thấy trong đoạn II cũng có vài ba tình huống như vậy, thí dụ như khi “vui nhiều hơn buồn” được chuyển thành “buồn ít hơn vui” và vì nhịp mạnh rơi vào chữ “ít” và “vui”, nên ta nghe ra (và hiểu) là buồn đang giăng khắp lối!

Và cuối củng..mời mọi người thưởng thức và có những nhận xét cho riêng mình qua 2 giọng ca của 2 nữ diva cũng thuộc dạng tuyệt đỉnh ở hải ngoại Ý LAN&KHÁNH HÀ
(Sẵn đây xin cám ơn những ai đã kiên nhẫn đọc tới đây..có 1 câu đố zui cho mọi người:mẹ Ý LAN là THÁI THANH có em là THÁI HẰNG là vợ NS PHẠM DUY/Còn KHÁNH HÀ có em là TUẤN NGỌC lấy vợ là THÁI THẢO con NS PHẠM DUY.Vậy quan hệ giữa KHÁNH HÀ&Ý LAN là gì???)


Không có nhận xét nào: