Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

CHÚT THANH ÂM NGÀY CŨ (radio Saigon pre 1975)


Chút thanh âm xưa cũ có thể gợi nhớ cả một trời nhớ thương, một cuộc đời được kể lại, phát lại chút âm vang xưa cũng như thả một chiếc lá, chỉ một chiếc lá thôi nhưng biết đâu có thể làm khuấy động cả khu rừng...

Ba mươi mấy năm, biết bao là bể dâu thay đổi. Biết bao nhiêu kẻ khóc, người cười. Mang những bài hát này vào đây tôi chỉ hy vọng giúp những người đã từng sống qua thời kỳ đó có cơ hội hoài niệm, như một người đi xa, nay được trở về thăm quê. Yêu mến lắm, tha thiết lắm nhưng biết chắc chắn giây phút hội ngộ chỉ là ngắn ngủi vì ngày mai này, mình sẽ phải trở lại thực tại và tiếp tục cái số phận riêng của mình.


Người ta nói thời Đệ Nhất Cộng Hoà là thời kỳ vàng son của văn học nghệ Thuật Miền Nam. Tổng Thống NGô Đình Diệm rất chú tâm đầu tư cho sự phát triển của nên Văn Học Nghệ Thuật nước nhà. Ông cho lập Đoàn Văn NGhệ Việt Nam do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm trưởng đoàn và các đài phát thanh được tài trợ đặc biệt. Văn Nghệ sĩ nhờ đó mà cũng dễ tìm một cuộc sống trung lưu. Dĩ nhiên để bù lại thì ông sử dụng văn học nghệ thuật như một thứ vũ khí phục vị cho chế độ của ông. Dĩ nhiên nó không hô hào chém giết theo kiểu của xã hội bên kia bờ Bến Hải thời bấy giờ nhưng theo tiêu chuẩn của xã hội tự do thì nó vẫn là một chế độ kiểm duyệt gắt gao..

Cuộc cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 rồi cuộc khủng hoảng chính trị tiếp theo đó tạo nên nhiều thay đổi trong chính sách của chính phủ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nên văn học nghệ thuật miền Nam. Trước hết là sự giải tán của Đoàn Văn NGhệ Việt Nam. Rồi chính phủ cắt giảm ngân sách dành cho các Đài Phát Thanh. Để tồn tại, các đài phát thanh phải nghĩ đến nhiều phương cách. Điều này dẫn đến việc thương mại hoá các phương tiện truyền thanh. Người ta bắt đầu làm quen với các kiểu quảng cáo của kem Hynos hàng ngày trên đài phát thanh..


"...Ồ Đẹp!
Đẹp gì? chiếc đồng hồ của em mới mua ư?
-Không
-Chiếc áo em mới may chăng?
-Không!
-Thế đẹp gi?
-Hàm răng của em!
-Ồ!!!!! Đó là nhờ em đánh răng bằng kem Hynos! "

Các chương trình văn nghệ đại chúng cũng bắt đầu ra đời và Chương Trình của ban Hoa Thời Đại là một sản phẩm thuộc loại này.

Thoáng chốc đã là 33 năm...




http://images.huyvespa.multiply.com/image/1/photos/upload/orig/SdeeZwoKCEsAAAjwTAU2990/1.jpeg?et=9dvt8jOORwqzvXxSkElOyw&nmid=0








http://images.huyvespa.multiply.com/image/1/photos/upload/orig/SdeeZwoKCEsAAAjwTAU2992/2.jpeg?et=37MpItyLHiyvorqwsTI4nQ&nmid=0




(Đọc thêm về ban HOA THỜI ĐẠI và người sáng lập PHẠM MẠNH CƯƠNG ở đây)


Hình chụp Ðoàn Văn Nghệ Vì Dân và Ðoàn Việt Nam
(nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là trưởng đoàn) năm1961 tại Saigon

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông (người đứng ngoài cùng, bên phải) chụp chung với các ca nhạc sĩ và nghệ sĩ tên tuổi thời ấy: Hoàng Thi Thơ, Lê Thương, Lê Mộng Bảo, Thu Hồ, Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch, Trịnh Toàn, Ngọc Phu, Bảy Xê, Ba Vân, Tùng Lâm, Phi Thoàn, Anh Sơn, Anh Lân, Quách Ðàm, Thúy Nga, Bạch Yến, Tuý Hoa, Tuý Phượng, Minh Diệu, Thẩm Thúy Hằng.....
(Nhạc sĩ Lê Thương, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo [Giám đốc Nxb "Tinh hoa miền Nam"] và nghệ sĩ Út Trà Ôn là những khách mời, không ở trong Ðoàn Vì Dân hay Ðoàn Việt Nam).

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

NAM LỘC-NGƯỜI NHẠC SĨ CỦA THÁNG TƯ.






Mỗi năm cứ vào dịp kỷ niệm Tháng Tư đen, thì không thể nào người ta không hát, không nghe hoặc không nhắc đến ca khúc “Sàigòn Ơi, Vĩnh Biệt” mà nhạc sĩ Nam Lộc đã sáng tác vào những ngày cuối Thu 1975.
Sàigòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời,

Sàigòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời.

Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi,

Những nụ cười nát trên môi,
Những giọt lệ ôi sầu đắng .....!

Ôi, có mấy ai sống ở miền Nam VN mà không nhỏ những giọt lệ sầu đắng cùng anh khi nghe được nhạc phẩm này. Một ca khúc mà tác giả viết cho chính thân phận mình cùng những kẻ tha hương đồng cảnh ngộ, hay cho người ở lại đã phải chào vĩnh biệt cái tên yêu dấu của thành phố Sàigòn vào tháng Tư, 1975.

Nhưng đối với người vượt biển thì mỗi độ Tháng Tư về, họ lại nhớ đến Nam Lộc qua những lời diễn tả xót xa của thân phận thuyền nhân, cùng cái giá mà họ đã phải trả để đổi lấy hai chữ Tự Do trong bài “Xin Đời Một Nụ Cười”:

Tự Do ơi Tự Do,
Tôi trả bằng nước mắt.
Tự Do hỡi Tự Do,
Anh trao bằng máu xương.
Tự Do ơi Tự Do
Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ Tự Do,
Ta mang đời lưu vong....!



Quả thật, chúng ta hãy thử hỏi xem, trong số 3 triệu người tỵ nạn VN tại hải ngoại hiện nay, có bao nhiêu người đang sống lưu vong mà không phải vì hai chữ Tự Do?

Riêng đối với những người lính thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cùng những người tù cải tạo, và nhất là các tử sĩ QLVNCH, mà Nam Lộc gọi là “chiến hữu” thì không ai mà không nhớ đến anh qua đoản khúc cuối của nhạc phẩm “Người Di Tản Buồn”:

Cho tôi xin lại ngọn đồi,
Ở nơi tôi dừng quân cũ.
Cho tôi xin lại bờ rừng,
Nơi từng chiến đấu bên nhau.
Cho tôi xin một lần chào,
Chào bao nhiêu người đã khuất.
Xin cho tôi một mộ phần,
Bên ngàn chiến hữu cuả tôi ....!

Nam Lộc đã có lần tuyên bố, cũng chính vì những lời cam kết tâm huyết này mà anh đã bỏ hết công sức để góp phần xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster, đồng thời đứng ra tổ chức hoặc tham dự vào các buổi nhạc hội ở khắp mọi nơi để gây quỹ trợ giúp Thương Phế Binh VNCH hiện đang sống vất vưởng ở quê nhà.

Tháng Tư 2008, đánh dấu 33 năm viễn xứ, người ta vẫn nhắc đến Nam Lộc. Nhiều người còn cho rằng dù 66 hay 99 năm sau, dù tình hình đất nước có thay đổi thế nào đi chăng nữa, thì cứ mỗi dịp Tháng Tư về, dòng nhạc của Nam Lộc vẫn là những viên thuốc an thần hiếm quý để xoa dịu vết thương không bao giờ lành trong khúc quanh đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam.



Sơn Lai Khê (Cựu Trung Úy Sư Đoàn 5 Bộ Binh)





Viết tặng “chiến hữu” Nam Lộc, tháng Tư 2008











Xin Đời Một Nụ Cười





“Tôi làm nhạc trước hết là để thỏa mãn nhu cầu tâm hồn, ngợi ca tình yêu, vỗ về cuộc đời và an ủi thân phận của chính mình, vì thế mọi chuyện sau đó đều được xem là những phần thưởng không mong đợi.”, Nam Lộc

“Tôi bước đi khi Saigon trong cơn hấp hối.









Như một người tình phụ thở hơi cuối cùng.





Tôi bước đi Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,





Khu thương xá cửa khép cuộc đời,





Những con tầu ngơ ngác ra khơi..."





Tôi lắng nghe nhạc phẩm thứ 11 trong dĩa CD "Sài Gòn ơi, Vĩnh biệt" với nỗi buồn vơi, với tâm trạng thổn thức xót xa khi ly hương, vì nó nhắc nhở những kỷ niệm thương đau khi bước xuống tàu rời Sài Gòn thân yêu với bao ngậm ngùi, bao quyến luyến, và bao tiếc thương vì hồn tôi hoang mang vương vấn với Sài Gòn. Bản nhạc "Xin đời một nụ cười" đang vang lên trong căn phòng của tôi qua ba tiếng hát Khánh Ly, Thế Sơn và Trần Thái Hòa, có lẽ nó không chỉ làm tác giả xúc động không mà thôi khi anh miệt mài trau chuốt từng câu văn hay từng tiết tấu của nốt nhạc, nó còn làm tim tôi rung động vì nhạc, vì lời và cũng vì những giọng ca tuyệt vời chuyên chở những ý tưởng của tác giả làm tôi gợi nhớ Sài Gòn xưa hơn.

"Tôi bước đi qua đường rừng chông gai tăm tối.
Như cuộc đời ở lại từ khi mất người.
Tôi bước đi như con rết lê lết cuộc đời,
Như thân bướm đôi cánh rã rời,
Lấy u sầu che dấu tả tơi..."






Đã từ lâu rồi tôi muốn có một bài viết ghi nhận những cảm quan của mình về nghệ sĩ Nam Lộc vì những bài nhạc do anh làm. Phải nói rằng nhạc anh làm không nhiều như nhiều người sáng tác tại hải ngoại. Tôi có quen những thân hữu có số lượng nhạc khá nhiều, có người hơn 300 bài nhạc, hay người được hơn 500 bài, nhưng họ chưa có cái may mắn để đẩy nhạc họ lên cao. Với anh Nam Lộc lượng có lẽ ở hàng chục mà thôi, tuy nhiên hầu hết những nhạc phẩm do anh sáng tác được công chúng đón nhận thật nồng hậu. Tôi ví dụ như các bài trước biến cố 75 như "Chỉ còn là giấc mơ qua", "Anh đã quên mùa thu" hay "Trưng Vương khung cửa mùa thu" rồi đến những sáng tác sau năm 75 như "Sài Gòn ơi, vĩnh biệt", "Người di tản buồn" hay "Xin đời một nụ cười".










Tôi biết đến tên anh lần đầu khi anh soạn lời Việt bài "Yellow Bird", viết bởi các nhạc sĩ Mariln Keith, Alan Bergman và Norman Loboff theo âm điệu rumba du dương của hải đảo Jamaica, thuộc vùng nhiệt đới Caribbean, bài nhạc ra đời năm 1957, để rồi anh cho Việt hóa lời nguyên thủy Anh ngữ nói về nàng két hoàng vũ bay nhảy đu đưa trên cành chuối, rồi chim bay mất hút như cô bạn gái hẹn hò để rồi không đến để người bạn trai lòng buồn sầu vơi. Bài ca này được chuyển ngữ qua lời Việt rất dễ thương dưới tên "Chỉ còn là giấc mơ qua", lời mang ý tình tự xao xuyến khi được anh Nam Lộc biến dạng qua lời nhớ nhung, bâng khuâng mộng lòng trong phút giây chờ đợi hẹn hò người yêu, như mùa tình yêu đang đến, những lưu luyến khi nhìn người bạn gái dáng e ấp dưới ánh nắng hanh vàng đón nàng trước cổng trường.

“Như làn mây, tình yêu thôi, giờ đây lững lờ
Như làn gió, tình yêu thôi giờ đây hững hờ.
Rồi một lần xa cách là một đời than trách
Rồi cuộc tình bay mất và một người đi khuất
Tình chỉ còn cay đắng đời chỉ còn xa vắng
Và chỉ còn nắng vương cuối đường…”








Năm 1973 tôi nghe tape nhạc trẻ có bài này trong tâm tư say mê, nghe đi nghe lại cả chục lần và rồi tập hát cho cô bạn gái tôi nghe trong những lần picnic hay du ngoạn tại Lái Thiêu, Biên Hòa hay Long Hải. Tôi gặp tác giả bài hát này vài lần khi anh cùng anh Joe Marcel vào cư xá Bạch Đằng, gần góc đường Lê Thánh Tôn và Cường Để, khi ghé thăm gia đình trung tá Ninh HQ, vì ông là anh rể của anh Joe Marcel. Tôi có nhắn anh Nam Lộc là tôi rất thích bài "Chỉ còn là giấc mơ qua" do anh chuyển ra lời Việt.

“Thương người thương, ngàn xưa ơi, ngàn sau nét cười
Vương sầu vương, đường xưa nay giờ đâu bóng người.
Tình lịm màu tan vỡ lòng chỉ còn nhung nhớ
Giờ một mình quên lãng lạnh lùng theo năm tháng
Dù một lần em đã mềm lòng như chiếc lá
Là một lần xóa dấu đớn đau…”









Đời sống có thuở đi học, có thuở hẹn hò chờ em trước cổng trường như nhạc phẩm "Bên Nhau Ngày Vui" của Quốc Dũng, như "Chuyện Hẹn Hò" của Trần Thiện Thanh, như "Em Cứ Hẹn" của Hoàng Thanh Tâm hay nhạc phẩm của Nam Lộc vang vọng những ngày xưa thân ái rót hồn mình ngân nga qua lời ca tiếng hát:

”Em nhớ ngày, anh đón em góc trường
E ấp, thẹn thùng, vấn vương
Em nhớ ngày, anh đón em cuối đường
Dù đường loang vết nắng nắng vẫn lung linh màu…”









Nam Lộc bước vào làng âm nhạc như thế nào? Phần dưới đây xin trình bày cái duyên văn nghệ đưa đẩy anh vào những thành công nối tiếp như một người sáng tác nhạc chỉ vì nguồn cảm hứng của nghiệp dĩ đam mê âm nhạc.

MC Nam Lộc


















Tôi đọc bài viết cũ của anh Trường Kỳ, một người bạn thân thiết của anh Nam Lộc (NL) mà trong phong trào nhạc trẻ khi xưa tên hai anh gắn bó như bóng với hình khi tung hoành trên sân khấu nhạc trẻ Sài Gòn, cái tên quen thuộc Trường Kỳ - Nam Lộc, anh Trường Kỳ (TK) cho biết là: “Lộc cũng đã có ít nhiều sinh hoạt cùng quen biết với những nghệ sĩ trong giới du ca và tình ca mà không có một liên hệ nào với phong trào nhạc trẻ, bắt đầu hiện diện ở Việt Nam từ đầu thập niên 60. Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, v.v...là những người anh thường gặp gỡ trong thời kỳ có sự xuất hiện của quán Văn. Đó là một địa điểm sinh hoạt văn nghệ nổi tiếng một thời và cũng là nơi những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn bắt đầu chinh phục giới trẻ yêu nhạc qua tiếng hát của “Nữ Hoàng Chân Đất” Khánh Ly. Sau khi quán Văn đóng cửa, với một đầu óc bén nhậy để nhìn thấy được chiều hướng thưởng thức nơi lớp khán giả trẻ yêu nhạc, Lộc quyết định khai thác tiệm cà phê Quán Gió với mục đích để Khánh Ly và Trịnh Công Sơn có địa điểm phổ biến tác phẩm và giọng ca của mình. Nhưng không khí của quán Văn ngoài trời ngày nào đã không có thể tìm thấy được nơi Quán Gió. Khách đến đây thích ngồi nhâm nhi bên ly cà phê giữa bốn bức tường trong ánh sáng mù mờ hơn là nhất thiết chỉ để nghe nhạc. Dự định của Lộc vì vậy không thành, dù Trịnh Công Sơn từng đôi lần hát trước khán giả Quán Gió trong những lần tổ chức bỏ túi rất giới hạn người nghe. Tuy nhiên Quán Gió cũng tạo cho mình một thế đứng đặc biệt với những buổi tổ chức văn nghệ trong bầu không khí thân mật và ấm cúng với những nghệ sĩ từng tới đây sinh hoạt như Từ Công Phụng, Khánh Ly, Miên Đức Thắng, vv...”. Anh TK viết tiếp là:

“Sau khi quyết định đến với phong trào Nhạc Trẻ, Lộc cảm thấy có nhiều gần gũi để dần dần đi vào hoạt động một cách tích cực sau đó ”tại vì thực sự là trước khi gặp ông, tôi đâu có một người bạn thân nào đâu. Tôi có nhiều bạn nhưng không có bạn thân. Gặp ông thì hai đưá như có một sự tâm đầu, nó hợp nhau .Hợp nhau từ cách sống, hợp nhau từ cách nói chuyện , gặp nhau từ cách sinh hoạt thành ra nó hợp “gu”. Thành ra tôi lên sinh hoạt với ông nhiều”, như lời Nam Lốc tâm sự với tôi. Phần tôi, nhận thấy nơi Lộc là một con người nhanh nhẹn, ăn nói khéo léo với nhiều sáng kiến nên tin tưởng anh là một người sẽ cùng với mình và Tùng Giang – quen với tôi 2 năm trước đó – góp sức để phát triển phong trào nhạc trẻ. Từ khi quen biết, Lộc thường xuyên tham dự những chương trình nhạc trẻ do tôi tổ chức ở vũ trường “Chez Jo Marcel” ( sau đó đổi tên thành “Đêm Mầu Hồng” ), rồi tới Queen Bee. Một lần bận việc bất ngờ trong lúc chương trình “Hippies À Gogo” đang diễn ra, tôi đã dúi “micro” vào tay Lộc để nhờ anh thay thế công việc giới thiệu chương trình. Dù không sửa soạn trước, nhưng Lộc đã ứng biến rất nhanh để hoàn thành một việc đầu tiên trong đời rất suôn sẻ. Sự kiện này khởi đầu cho nghề MC của anh tại hải ngoại sau này. Thời gian kế tiếp, thỉnh thoảng Lộc vẫn lên sân khấu giới thiệu những ban nhạc trình diễn tại “Hippies À Gogo” với nhiều thích thú. Không đầy một năm sau, Khánh Ly đứng ra khai thác chương trình ca nhạc tại vũ trường Queen Bee và mời Lộc ở lại thực hiện một chương trình nhạc trẻ hàng tuần, trong khi tôi dời chương trình của mình về vũ trường Ritz do Jo Marcel khai thác trên đường Trần Hưng Đạo. Dưới mắt mọi người, đây là hai chương trình “canh tranh” với nhau, nhưng thực tế chúng tôi vẫn trao đổi những ban nhạc trình diễn cho cả hai chương trình với số lượng khán giả trẻ luôn luôn đông đảo tại cả hai nơi. Từ đó có thể coi Nam Lộc chính thức đến với phong trào Nhạc Trẻ và luôn sát cánh với Jo Marcel, Tùng Giang và tôi trong mọi tổ chức với nhạc trẻ giữ vai trò nồng cốt. Chẳng hạn như những cuốn phim về Nhạc Trẻ do Nhóm Jo Marcel thực hiện như “Thế Giới Nhạc Trẻ” và “Vết Chân Hoang” mà Lộc cũng góp không ít công sức. Đối với giới Nhạc Trẻ, tên tuổi Nam Lộc đã trở nên quen thuộc và tạo được khá nhiều uy tín.”

















Nhạc sĩ NAM LỘC được vinh danh trong lãnh vực trợ giúp và tranh đấu cho tỵ nạn







Dấn Thân Vào Âm Nhạc Đóng Góp Cho Xã Hội:















Bài viết của anh TK còn đề cập đến cơ hội mà NL dấn thân vào công tác xã hội: “Đặc biệt hơn cả là những chương trình Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd, Đại Hội Nhạc Trẻ Hoa Lư, Thảo Cầm Viên, vv... Lòng hăng say hoạt động xã hội của Lộc đã có dịp bộc phát rõ rệt trong những tổ chức mang mục đích từ thiện này với tất cả nhiệt tình.
Theo anh, giới trẻ trong thời chiến có một cái nhìn lệch lạc cho nên muốn tạo cho họỉ sự gần gũi với cộng đồng không gì bằng dùng phương tiện âm nhạc qua việc tổ chức những đại hội nhạc trẻ. Qua đó, rõ ràng là giới trẻ và giới nhạc trẻ đã có những đóng góp tích cực về mặt xã hội. Với tính cách bất vụ lợi của nó, những Đại Hội Nhạc Trẻ trước kia ở Việt Nam đối với anh là những buổi gây quỹ được hưởng ứng đông đảo nhất, hơn bất cứ một cuộc gây quỹ nào khác.”

Nam Lộc và Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ:







Như VH nói sơ qua ở phần trên từ năm 1972, nhạc sĩ Nam Lộc cũng là một trong những người tích cực nhất đối với phong trào Việt hoá nhạc ngoại quốc bằng cách viết lời Việt cho những ca khúc thịnh hành từ các ngôn ngữ Anh, Pháp và Hoa. Sự đóng góp của anh nằm trong quan niệm muốn tạo điều kiện cho giới trẻ về nguồn và gần gũi với tâm tình và ngôn ngữ của người Việt hơn qua những lời ca hoàn toàn bằng tiếng Việt. Đối với anh phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ cũng nằm trong niềm thao thức về mặt xã hội mà anh ấp ủ. Trong phạm vi này, NL đã phát triển ý nhạc vượt bực trong tâm hồn yêu mến văn nghệ của mình, mặc dù anh không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp chính thức khi ấy, chưa bao giờ anh thực thụ học lý thuyết nhạc hẳn hòi từ các trường lớp huấn luyện chuyên nghiệp, ngoài việc học hỏi lóm nơi bạn bè để có thể sử dụng guitar một cách đơn sơ đủ hiểu căn bản cách ghép nhạc. Thuở ban đầu ấy, NL góp ý về giai điệu và viết lời cho nhạc phẩm “Anh Đã Quên Mùa Thu” cùng với nhạc sĩ Tùng Giang. Sau đó là nhiều nhạc phẩm ngoại quốc được anh chuyển sang lời Việt bằng cách dựa trên giai điệu của nhạc phẩm chính mà anh rung cảm, đặc điểm là anh hoàn toàn không quan tâm đến phần nội dung lời ngoại ngữ như các bài Dĩ Vãng Buồn (I’ll Never Fall In Love Again), Phút Bên Em (L’Amour Avec Toi), Dòng Đời (My Way), Tình Ca Cho Em (Goodbye To Love), Như Mùa Thu Lá Bay (Ben), Mây Lang Thang (A Cowboy’s Work Is Never Done), Một Thời Để Yêu (Les Amoureux Qui Passent), Chỉ Là Giấc Mơ Qua (Yellow Bird), v.v... Lý do rất dễ hiểu là vốn liếng sinh ngữ của anh khi đó tương đối không nhiều lắm như anh cho biết. Tuy vậy, nét đặc sắc trong cách viết lời Việt của NL phải nói là ở nghệ thuật phô diễn cách dùng chữ vô cùng sâu sắc và khéo léo khiến người nghe quên hẳn nguồn gốc nhạc ngoại quốc của nhạc phẩm đã được hoàn toàn Việt hoá như chủ trương của phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Điển hình là hai nhạc phẩm “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” và "Chỉ Còn Là Giấc Mơ Qua", tôi nghe mà cứ ngỡ là nhạc Việt nguyên thủy được sáng tác. Nếu ai chỉ nghe qua mà chẳng màng tìm hiểu về nguồn gốc của bài nhạc thì NL được luôn music credit vậy. “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” chính là nhạc phẩm “Tell Laura I Love Her “ với thanh âm rất ăn khớp hay giai điệu rất thích hợp cho lời ca bằng tiếng Việt, hoàn toàn khác biệt với nội dung của bài nhạc Mỹ nguyên thủy:









“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh
Như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh

Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày
Những ngày đợi chờ
Đợi người qua cơn mơ
Trong mắt ngây thơ

Nhớ khói bay lạc vấn vương
Cho hơi ấm lên môi người
Lùa sương kín nhẹ vây ngập trường
Làm mây yêu thương
Vướng trong hồn em..."









ImageImage

PART 1

PART 2







Lời bài ca chan hòa bao yêu thương, đầy vấn vương nhẹ nhàng mà tôi cứ ngỡ tác giả NL nói thay cho người nào đó của sân trường Trưng Vương, cái linh cảm của tôi có thể đúng hoặc sai, nhưng bài ca này đã làm xao xuyến nhiều con tim Trưng Vương lắm, theo sự suy diễn của tôi.

"Người mang cho em nghe quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy
Lên đôi mắt thật gầy

Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời
Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời
Bóng người thì mịt mùng
Từng hàng me rung rung
Trong cơn gió lạnh lùng
Trong nắng ngại ngùng

Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh dần
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng
Lá rơi đầy sân...

Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương..."









Vâng, đó là nhạc soạn lời của NL và anh thố lộ là anh rất ưng ý với bài “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” khi nhìn về kỷ niệm của thuở xa xưa chìm sâu trong dĩ vãng hay của cái thuở học trò mộng mị có “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” và "Chỉ Còn Là Giấc Mơ Qua", đón em trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hàng cây sao cao vút, rồi tất cả đã qua đi hay còn lại chăng hôm nay là hai nhạc phẩm lay dộng tim anh hay rất nhiều người chia chung cái thế hệ đáng yêu của Sài Gòn năm xưa. Em gái tôi theo học trường Trưng Vương và nhà tôi gần trường Saint Paul, không xa Trương Vương là bao, khi những người học trò nam đảo xe gắn máy qua khu vực Hội Việt Mỹ, Trung Tâm Văn Hóa Pháp, trường Saint Paul và vòng về Trưng Vương mà lòng mang theo ý nhạc của Nam Lộc ngày xưa.

Image








Image

PART 1







PART 2

Đôi Dòng Về Tiểu Sử:

Anh có tên thật là Nguyễn Nam Lộc, sinh năm 1944 tại Bắc Ninh, vì khi thân phụ anh là một sĩ quan trong quân đội Pháp được thuyên chuyển về đây, nên là sinh quán của anh. Hai năm sau khi chào đời, gia đình anh dời ra Hà Nội. Anh là người con thứ hai trong một gia đình có 11 người, 7 gái và 4 trai. Tại Hà Nội, anh theo học tại trường tiểu học Nguyễn Du như ký ức anh thuật lại cho tôi nghe. Khi CS về thành tạo ra chuyến di cư vĩ đại từ bắc vào nam, anh theo gia đình xuôi nam khi lên 10 và đầu tiên theo học trường Hùng Vương tại Sài Gòn. Sau đó anh chuyển sang theo học các trường Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Trãi và cuối cùng là Chu Văn An trong những năm cuối của bậc trung học. Lý ra anh đã xong bậc trung học vào năm 1963, nhưng cũng vì quá say mê văn nghệ như năng khiếu, nên anh chậm mất một năm cho Tú Tài phần 2. Từ khi di học anh tham gia hoạt dônng ca hát, thực hiện bích báo hay giai phẩm Xuân cho trường mà anh cảm thấy thích thú. Ngoài ra anh cho biết anh đã dấn thân vào những lần đi lạc quyên ủy lạo, giúp đỡ cho những mục đích xã hội từ thiện trong khunh cảnh học đường.

Với bản tính thích công bằng lẽ phải, thích tranh luận, nên sau bậc trung học anh chọn ngành luật khoa. Nhưng trường Luật đến với anh chỉ được vỏn vẹn một năm. Với khả năng thiên phú về văn chương anh còn học tại phân khoa Văn khoa.

Gia Nhập Quân Đội VNCH:









Trước tình thế đất nước đòi hỏi, anh gia nhập vào quân ngũ và được biệt phái về phục vụ trong ban báo chí của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chi tiết mà tôi tham khảo thêm bài viết của anh TK: “Mặc dù cùng đi trình diện sĩ qua Thủ Đức với Vũ Thành An vào năm 1968, nhưng mãi đến năm 1972 Nam Lộc mới chính thức bước vào đời sống quân ngũ trong ban báo chí của Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Phục vu ở đây khoảng một năm, anh được thuyên chuyển về ban báo chí Quân Đoàn 3 ở Biên Hoà cũng vào khoảng một năm, cho đến biến cố tháng 4 năm 75. Lộc cho biết anh rất thích ngành báo chí vì nhận thấy có khiếu viết văn từ thời kỳ trung học. Tuy nhiên khả năng viết báo của anh chưa được biết đến mặc dù từng viết một số phóng sự chiến trường.







Lộc được cử về Sài Gòn công tác trong những ngày sôi sục nhất của tháng 4 năm 75. Anh được phụ tá tổng trưởng kế hoạch thời đó rủ vào phi trường Tân Sơn Nhất chiều 25 tháng 4 để nghe ngóng tình hình. Lộc xách theo một túi nhỏ, trong đó chứa cả trăm tấm hình thu góp được trong những năm sinh hoạt nhạc trẻ, vài chục Mỹ Kim và một chai nước hoa gần cạn! Gia tài của anh chỉ vỏn vẹn có vậy, trong khi còn mang ý định sẽ quay về nhà để cùng đi với gia đình. Vào đêm 25 tháng 4, Lộc một mình lang thang trong phi trường Tân Sơn Nhất để nhận diện tình hình. Anh lần mò trong hồi hộp đến tận nơi lên máy bay, tức chặng cuối cùng của những người đã hoàn tất nhiều thủ tục. Định mệnh đưa đầy anh gặp Đức Huy, đã vào trong phi trường từ mấy ngày trước với sự giúp đỡ của một người bạn thân người Mỹ để làm công việc đọc danh sách những người được lên máy bay. Vì đã quá mệt mỏi với công việc luôn bận rộn trong tình trạng căng thẳng này, Đức Huy nhờ Lộc tiếp tục công việc này để chia tay lên đường sang Mỹ trước. Nhờ gặp may mắn, Lộc đã lên máy bay rời Sài Gòn vào ngày 27 tháng 4 năm 75 trong khi gia đình anh vẫn còn kẹt lại. Chỉ riêng thân phụ anh được di tản theo tầu Trường Xuân cho đến 4, 5 năm sau tất cả mới được đoàn tụ tại Mỹ.”

Rời xứ ra đi NL như áng "Mây Lang Thang" bềnh bồng trôi nổi như khúc nhạc anh chuyển lời Việt:

"Mây, Sao còn bay mãi không quay về đây ?
Sao còn lờ lững che ngang rừng cây
Sao còn hờ hững với tôi từng giây
Hay còn mơ nghĩ đến ai nào đây"









Mây trôi theo giòng đời ly hương như tựa đề nhạc phẩm mà một thuở ban nhạc CBC qua giọng ca nồng nàn của Bích Loan đã tạo nên những thanh âm thịnh hành tại Sài Gòn của ngày cũ:

“Mây, mây còn phiêu lãng đến bao giờ đây ?
Mây còn ngơ ngác lang thang về đâu ?
Hãy dừng chân nói với tôi một câu
Xin đừng câm nín với nhau dài lâu"









Những bước đầu xa xứ, anh tình cờ tập tễnh va chạm vào các công việc xã hội tại các trại tiếp cư người tị nạn như điềm linh tính cho một tương lai không ngờ về sau đã dịnh hướng đi cho NL. Anh kể tôi nghe tại quán ăn Thanh Mỹ khi cùng di ăn tối với bác sĩ Peter Morita về những ngày cũ là anh đến đảo Wake (một hòn đảo của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương) trước, xong di chuyển sang đảo Guam rồi sang lục địa, anh đựợc chuyển về trại tiếp cư Pendleton, gần San Diego vào tháng 5 năm 1975. Với bản tính nhanh nhẹ, xông xáo thích làm những công tác xã hội, anh đã được tuyển dụng vào làm việc tạm cho Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Hoa Kỳ (tức USCC) trong các công tác giúp đỡ người tỵ nạn trong trại. Anh đã không đoán được rằng định mệnh của mình lại gắn bó với USCC từ đây. Để rồi có ngày anh leo lên chức vụ Giám Đốc của cơ quan tị nạn tại vùng Los Angeles, nơi tiếp nhận số người Việt đông nhất tại Hoa Kỳ.

Image










Image








PART 1

PART 2









“Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" ra đời:









Người viết bài có dịp trò chuyện với nhạc sĩ dương cầm Hồ Xuân Mai (HXM), vì anh ở khá gần nhà tôi tại vùng San Fernando Valley, anh được người bảo trợ tại Hollywood vốn là cựu quân nhân phục vụ tại Việt Nam, ông M.B. Uchida thấy tài nghệ dương cầm của HXM đã khuyến khích anh nên tạo ra một nơi tụ tập để cho người Việt tị nạn đến để giải trí, đó là phòng trà xem như đầu tiên của dân tị nạn Việt tại Nam Cali, mang tên Roosevelt, mà giai doạn đầu mới mở tháng 9, 1975 chỉ có 4 nghệ sĩ là Vũ Huyến, Huỳnh Anh, Hồ Xuân Mai và Linh Giang. Đêm đêm các bạn bè của Nam Lộc kéo đến đó gặp nhau hàn huyên an ủi trên bước đường tị nạn buồn hiu, thì NL vẫn cô đơn, vẫn mang nặng trĩu một mối sầu suy tư của một Sài Gòn bỏ lại. Anh ngồi lại nhà tận dụng nguồn rung cảm vô biên này để sáng tác ra tác phẩm đã lay động hàng triệu con tim lang bạt khắp nơi, "Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!", một dấu ấn quan trọng cho NL:


“Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng… “











Chỉ có 45 phút ngắn ngủi, ý nhạc và lời văn đến như suối tuôn trào, anh hoàn thành tác phẩm này. Dịp 30 tháng 4 năm 1976, một năm sau khi Sài Gòn bị cưỡng chiếm, đài VOA qua ông Lê Văn đã phóng vấn Nam Lộc và ca sĩ Khánh Ly thu âm hát bài này và rồi phát thanh nhạc phẩm mà anh trải lòng mình vọng về quốc nội:

“Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đường
Đưòng ngày xưa, mưa có ướt ngập lối đường về
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đã khóc thương cho người yêu…”









Một dịp khác vào năm 1977, nhóm nhân viên đài BBC từ Luân Đôn sang Los Angeles phỏng vấn Nam Lộc về "Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!" và lại phát thanh vang về Việt Nam, điều này khiến người trong xứ nhận được tín hiệu là người ra đi cũng xót xa nhớ thương cố hưong, hát cho một Sài Gòn đã mất không còn tên trên bản đồ khi người ta cố tình che đậy nó qua cái xác chết khô héo, quái dị lên cái tên thân yêu "Sài Gòn" của hàng triệu con tim vẫn bất phục tòng bạo lực.

“Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng phút sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên ai mãi thôi…”










Rồi một lần khác anh NL tâm sự vào một kỷ niệm đáng nhớ đã làm tim anh thật xúc động khi anh tình cờ đi dự một buổi họp của các nhà văn tị nạn Việt Nam khắp nơi tề tựu về họp đại hội tại Trung Tâm Văn Bút tại Orange County, Nam Cali. Nhà văn Duy Lam của nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã kể lại cho cử tọa nghe rằng khi ông bị tù CSVN có một người bạn tù của ông tối tối "bạo phổi" nghe lén đài ngoại quốc và ghi chép lại lời bài hát "Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!", rồi hát lén cho bạn bè nghe. Người bạn tù đó về sau bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn, rồi bị nhốt biệt giam. Cái tín hiệu Nam Lộc gửi về quê hương qua VOA và BBC, người bên nhà đã tiếp nhận. Diễn giả Duy Lam không biết tác giả bài hát đã có mặt ngày hôm đó. Ngồi lẫn trong hàng ghế cử tọa anh NL đã cảm động đến rơi lệ vì tín hiệu của anh đã chạy vào cả trại tù trong rừng sâu heo hút.

“Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi, anh xin giữ trọn mãi lời thề
Dù thời gian, có là một thoáng đam mê
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.”











Image

Image







Khuynh Hướng Nhạc Đổi Thay:

Nhạc Nam Lộc có thể xem như chia ra hai khuynh hướng, anh cho biết trước 75 khi còn xông xáo với phong trào nhạc trẻ thì nhạc anh hướng nhiều về nhạc tình ca, ca tụng tình yêu tuổi trẻ như các bài Chỉ Là Giấc Mơ Qua, Mùa Thu Lá Bay hay Cho Quên Thú Đau Thương. Bài ca sau này anh dịch từ nhạc nguyên thủy của ca sĩ Pháp Christophe (Main Dans La Main), gần đây được ca sĩ Bằng Kiều ca trong CD "Vá Lại Tình Tôi" do Trung tâm Thúy Nga phát hành. Nam Lộc chuyển sang lời Việt của tình yêu quên đi những đau thương, le mal d'amour, khác với nghĩa bài ca nguyên thủy mang một hạnh phúc yêu đương quá nhẹ nhàng. Tuy vậy những nhớ nhung, những ưu phiền của cuộc sống trong lời nhạc Nam Lộc qua lối xử dụng chữ hay không kém, vì tình yêu vốn nhiều trắc trở, nhiều ưu tư để Bằng Kiều ngân vang tiếng hát:

"Cho tôi quên đi nỗi ưu phiền cuộc đời
Cho tôi xin sống mãi trong tình yêu
Cho tôi mang đôi cánh chim chiều lạc loài
Cho tôi theo câu hát lên tuyệt vời.
Cho tôi cánh lá rơi
Bay man mác khắp nơi
Khi em đến với tôi, nhớ đôi môi này
Cho tôi mái tóc xanh
Xanh như đáy mắt em
Đem theo hết nhớ nhung, nhớ nhung vơi đầy..."









Bài "Mùa Thu Lá Bay" mà Nam Lộc dịch sang lời Việt mà trước đây tôi cứ ngỡ lời do một anh nào rành tiếng Hoa chuyển ngữ vì ý rất thanh thoát, văn hoa.
Nhưng từ khi ra tị nạn tại xứ ngoài âm hưởng nhạc anh lại chuyển đổi sang nhạc nhung nhớ quê hương, nói lên thân phận con người, lưu lạc ly hương, giá trị cuộc sống,... như các bài Người Di Tản Buồn, Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, hay Xin Đời Một Nụ Cười.

Media Talk Shows:








Nam Lộc được đón nhận như một nhạc sĩ hay một nghệ sĩ đối với quần chúng. Trước ống kính đài truyền hình hay trong các băng video, người ta thấy anh với khả năng ăn nói hoạt bát, ứng khẩu lanh lẹ đã giúp NL trong các lãng vực truyền thông đại chúng từ radio, TV, MC các buổi hội họp, các đại nhạc hội,... Khả năng thiên phú đó của anh đã có từ lúc trung học nay được thể hiện rỏ nét hơn qua những chương trình phát thanh về luật di trú giúp thính giả Việt Nam hiểu rỏ hơn thủ tục bảo lãnh thân nhân. Anh cho biết thời khóa biểu của anh khá bận rộn, hàng tháng NL phụ trách nhiều chương trình phát thanh về di trú trên các hệ thống phát thanh loan truyền trên khắp nước Mỹ. Tôi nhớ vào năm 1994 trên đài Little Saigon Radio anh xuất hiện để nói về sự cải tổ luật Welfare tức những điều khoản đổi thay của luật An Sinh Xã Hội, vì luật mới khó khăn hơn, người thụ hưởng cần hiểu rỏ hơn. Càng ngày anh càng phụ trách thêm vào những chương trình hữu ích, thiết thực đối với những người muốn tìm hiểu về quyền lợi của mình qua các đạo luật về di trú và xã hội. Điển hình là anh phụ trách chương "Di Trú và Xã Hội" trên TV đài 18 Los Angeles điều hợp chung với xướng ngôn viên khả ái Thụy Trinh, TV Văn Nghệ Việt Nam vào mỗi sáng thứ Bẩy.

The image “http://www.truongviet.net/music/42007/69_1177778653.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Cập Nhật Hóa Kiến Thức:






"Đời là một chuỗi học những điều mới", anh kể tôi nghe như vậy, tôi đồng ý vì khi tôi làm bên điện tử đã phải vật lộn với các con chip bán dẫn mang chức năng của các mạch điện tử li ti mới được tung ra thị trường liên tục, người kỹ thuật viên phải cập nhật hóa chạy theo cho kịp. Bên y khoa các khám phá về cách trị liệu mới, các loại thuốc mới ra đời thường xuyên đòi hỏi các y sĩ hay dược sĩ phải cập nhật hóa kiến thức chuyên môn. Tương tự bên hành chánh, luật pháp thay đổi theo nhu cầu tình thế và thời cuộc, dấn thân theo ngành di trú và xã hội NL đã phải thường xuyên cập nhật hóa kiến thức chuyên ngành của anh.







Nhờ vào sự chịu khó học hỏi và thực hành trong chức vụ Giám Đốc về Tị Nạn và Di Trú đã tạo cho anh dịp trực diện với những thử thách, những chông gai của nghề nghiệp, anh đã trở thành một người vận động các chính giới ngành hành pháp và lập pháp (lobbyist) một cách rất hữu hiệu đối với dư luận công chúng cũng như đối với chính quyền Hoa Kỳ để bênh vực quyền lợi cho người di dân, trong số có rất nhiều người Việt. Nhờ vào những khóa tu nghiệp cao cấp cho các cấp hành chánh làm về lãnh vực di trú, Nam Lộc là đã được thẩm định bởi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và Toà Kháng Cáo Về Di Trú (Board Of Immigration Appeal). Với sự xác nhận bởi Tòa Án và Sở Di Trú như vậy, anh có thể đại diện thân chủ của mình tại Sở Di Trú cùng Toà Án Di Trú để bảo vệ quyền lợi cho họ. Một trường họp anh thành công khi can thiệp cho một người Tây Tạng trốn sang Ấn Độ và xin được tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Người này ngay lúc đầu bị chính phủ Mỹ bác đơn, khước từ lời thỉnh cầu, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng ông có thể ở lại Ấn Độ mà không bị nguy hiểm về mặt an ninh. Tranh đấu cho thân chủ mình, anh hùng biện nêu ra lập luận rằng dù không bị chính quyền đàn áp nhưng về mặt xã hội, đời sống người tị nạn đó sẽ bị kỳ thị khi giao tiếp với người bản xứ địa phương. Sự kỳ thị do nguồn gốc xã hội khiến cho tâm thần thân chủ bị sợ hãi như hình thức đe dọa trong cuộc sống không yên ổn. Nhờ vào biện luận trường hợp thành công này, mà sau đó Tòa án đã nhìn nhận anh đuợc quyền biện hộ cho thân chủ trước cán cân công lý về những trường hợp liên quan đến ngành di trú.

Nhạc phẩm “Người Di Tản Buồn” là một tác phẩm làm cho tên tuổi Nam Lộc nổi bật hơn, và thêm vào đó trên thực tế anh còn xông xáo hướng nhiều đến những việc làm từ thiện như đứng ra vận động tổ chức những chương trình gây quỹ giúp người cùi, những nạn nhân nạn bão lụt ở quê nhà, trợ giúp thương phế binh tại Việt Nam, v.v... Lời kêu gọi của anh luôn được sự hưởng ứng từ phía những anh chị em nghệ sĩ.

"Chiều nay có một người
Đôi mắt buồn nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa
Bạn ơi, đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Và đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu

Cho tôi xin lại một ngày
Ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời
Một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đọan đường
Hàng cây vương đầy bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời
Bên bờ đê vắng làng tôi..."









Anh cũng thường hợp với những phái đoàn nghệ sĩ đi thăm những viện dưỡng lão để chia sẻ sự cô đơn của người cao niên sống xa quê hương. Dù mẹ anh đã không còn nữa, nhưng anh vẫn muốn chia sẻ nỗi cảm thông với tình người đến quý cụ cao niên lẻ loi đâu đó. Vì mục tiêu sống cho xã hội, anh cùng bè bạn còn đến thăm nom an ủi những phụ nữ bị ngược đãi, bạo hành như khúc di tản buồn của anh:

"Chiều nay có một người di tản buồn












Gọi tên ai gởi theo cơn gío bay






Tình yêu ơi còn đâu những ngất say






Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy






Này em có bao giờ em biết rằng






Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng






Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau






Thời gian không còn những phút nhiệm màu"














Mẫu người văn nghệ nơi Nam Lộc có một sự liên quan mật thiết với mẫu người xã hội nơi anh. Đó là cá tính dặc biệt của anh. So sánh qua thời gian khi anh còn trong xứ và sau này tại hải ngoại, cá tính này hẳn rỏ nét hơn lên như đã trình bày.

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster:






Theo ký giả Nguyễn Ngân của tờ Việt Báo thì có khoảng 20 ngàn đồng bào đa số là người Việt đã tham dự buổi lễ khánh thành Tượng Đài Việt Mỹ tại thành phố Westmister vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 4 năm 2003. Hôm ấy Nam Lộc cùng cô Leyna Nguyễn làm MC cho buổi lễ. Đây là niềm ước mơ cho Nam Lộc nói riêng và cho hầu hết người dân VNCH yêu chuộng tự do. Người ta nhìn nhận anh Nam Lộc đã hoạt động ráo riết trong dự án đầy chính nghĩa này. Vì anh là người từng đóng góp công sức của mình tích cực qua các buổi đại nhạc hội và đi đó đây vận động gây quỹ cho Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, một biểu tượng tri ân các anh hùng chiến binh trong QLVNCH được trang trọng an giấc ngàn thu tại vùng đất có đông đảo đồng bào nhất, ngoài quê hương Việt Nam ra.

Anh cho biết anh rất vui sướng và hãnh diện trong cuộc sống tỵ nạn của mình sau khi đã vận động một số rất đông đảo anh chị em tham gia vào 2 buổi Đại Nhạc Hội gây quỹ xây cất tượng đài vào năm 2003 với số tiền quyên góp được vượt xa mục tiêu của số tiền dự thu vào giai đoạn cuối trong việc hình thành dự án. Anh cũng góp phần cho hai ca khúc "Đường Nào Đưa Ta Tới Little Saigon" và bài hùng ca "Tượng Đài Chiến Khúc":

"Đi với tôi ta cùng về thăm Tượng Đài Chiến Sĩ uy nghi
Hát vang bài ca vinh danh bao Anh hùng
Đi bên nhau ta cùng về đây ngợi ca bao chiến sĩ hiên ngang
Hy sinh thân thế chiến đấu cho Tự Do
Bằng niềm tin Trên Cao ngàn phương người đi
Đem tình thương yêu vào nơi sầu bi
Bước ra trường sa không sợ bao khó nguy
Một lòng vì quê hương hùng bước đi tới
Giữ gìn quê hương hạnh phúc nơi nơi
Quyết tâm làm cho Tự Do sáng ngời..."







Hai nhạc phẩm này có lời song ngữ, Anh ngữ do Lê Quang Anh, Việt do Nam Lộc. Tượng Đài Chiến Sĩ được dựng lên trong nỗi vui nức lòng và hãnh hiện cho những người yêu chuộng tự do nhân quyền.


Image







Image







Lời sau cùng của bài viết này, trong sự suy nghĩ riêng tư của tôi về Nam Lộc là anh đã thật sự thành công trên cả hai phương diện văn nghệ và xã hội:






Về mặt văn nghệ, có lẽ không ai không biết anh là một Nam Lộc nhạc sĩ, dù rằng do nghiệp dĩ hay do duyên nợ, với một số ca khúc tiêu biểu cho tình yêu và cuộc sống tị nạn ly hương đã đi sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn. Anh còn là một Nam Lộc MC, chững chạc qua phong cách xuất hiện trước công chúng, nhưng hẳn không kém qua nét vui tươi, dí dỏm.



Về mặt xã hội, anh là một Nam Lộc, giám đốc cơ quan USCC vùng Los Angeles. Nam Lộc tận tụy với những giúp đỡ cho đồng hương về những nổ lực di trú, xã hội. Nam Lộc đến với tuổi trẻ vươn lên trong dòng chính, người đồng hành của những ngườì cao niên, những cựu tù nhân CS sống đời tạm dung trên đất Mỹ, cần đến với Nam Lộc những kiến thức căn bản đối với những điều khoản chuyên môn về luật di trú.
Sau hết anh là Nam Lộc của người tị nạn bất hạnh, "The Unforgotten Ones".










CHUYỆN THƯỜNG NGÀY!

Bạn thân mến!



Đêm qua tôi đã mơ một giấc mơ về bạn...Cảm giác thật, rất thật..thật như nỗi buồn sáng hôm sau lởn vởn trong căn phòng ngập nắng...Tôi thức dậy cùng nắng, tắt cái đồng hố báo thức với tiếng chuông mà tôi biết sẽ rất inh ỏi..lóc cóc đến chỗ làm, ghé ngang tiệm bánh mua một chiếc bánh , ở giữa có lớp mứt dứa ngọt ơi là ngọt..tôi nghe nói, ăn ngọt khiến người ta bớt buồn...


Nắng đuổi theo tôi trên quãng đường khoảng 5 phút đến chỗ làm, phải chi nỗi buồn cũng ngắn như thế...dựng xe, bước xuống vỉa hè, tôi khẽ nhìn lại mình trong tấm gương của hãng mỹ phẩm có cô gái lúc nào cũng toe toét cười bất kể nắng mưa, đột nhiên tôi cũng khẽ cười..uhm, phải chi...Tiếng rì rầm của dòng xe dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại đinh tai bởi tiếng kèn của một ai đó thiếu kiên nhẫn làm tôi cảm thấy ngộp thở ...


Nhấn dấu vân tay, 2 lần, vẫn chưa nhận ra được..Please, try again..try again, phải chi đời sống này, thứ gì cũng try again thì hay biết mấy.... Hàng lang vắng vẻ, tiếng máy lạnh rầm rì, cảm tưởng như là một thoáng chốc nữa thôi, hàng trăm con ong sẽ chựt nhào tới và vây phủ lấy tôi...Máy nhận dấu vân tay chưa nhận diện ra tôi, có khi nào sao 1 đêm thức dậy, tôi đã thành người vô hình???


Hoang mang thoáng chốc thì cũng bước được vào căn phòng vắng vẻ, căn phòng im ắng nhất công ty, mấy đời manager đã ra đi..giờ chỉ còn mình tôi, vừa là manager, vừa la assistant, vừa là team leader, vừa là...staff...:D/:((


Bật máy tính lên, connect với thế giới bên ngoài qua Y!M . để blast" Từng ngày chôn chân, nhớ phố lang thang"...Thấy hơi hài lòng, vì dù muốn hay không, cũng có một cơ số người đáng kể "thấy" được tâm trạng của mình...uhm, thì cứ như là có người đồng cảm đi..chứ thời buổi này, mấy ai ngồi xuống mà nghe nhau tỉ tê tâm sự... Mà "nhớ phố lang thang" thiệt chứ bộ, nhớ từng ngày phóng chiếc vespa xuống phố, dựng đại đâu đó, chẳng thèm khoá xe, ghé qua tiệm sách, ghé quán cafe quen, vào tiệm CD ghi nhãn đĩa mới rối về nhà down:D, chọt qua nhà người này người nọ, quậy phá...những buổi trưa điên cuồng" theo em xuống phố", đến Lê Lai ăn canh chua và xin thêm 1 chén mắm tôm...Nhớ!


Cái nắng oi bức như muốn hút hồn người ta, máy lạnh như gã hiệp sĩ còm đang chóng chọi với tên chúa tể hắc ám ma quái..thật là tội nghiệp..quơ đại một tờ tạp chí hình ảnh đầy màu sắc giữa ngổn ngang giấy tờ, nhìn lướt rồi ngao ngán đứng dậy, nhắm mắt..nghe "im lặng của ngày"....


......


Gỉai quyết vài chuyện urgent giữa ngổn ngang việc không và có tên, điện thoại reng liên tục cũng khiến tôi vui đôi chút, ít ra thì sadness cũng đang "chìm xuống"..chưa có dịp lộng hành...


...


Khi ánh nắng quái ác cuối ngày chiếu sáng loá cả màn hình vi tính và làm bỏng rát cả gáy tôi, tôi quyết định shut down và ra về...


Chào xã giao với vài người trên hàng lang vắng vẻ,định đi đâu đó cho khuây khoả, chợt nhớ cái hẹn tối nay với H nên nhẫn nhịn về nhà...ngủ một giấc chập chờn..đủ để khoả lấp...choàng tỉnh khi tiếng rung điện thoại ra vẻ cấp bách bần bật bên cạnh...


..Những bài tình ca quen thuộc, những giai điệu lả lướt hôm nay sao thấy vô duyên tệ, gã bồi bàn nhìn lướt qua hai đứa tôi và mang thức uống đến, bao giờ cũng vậy, người ta luôn đưa lầm , cafe cho tôi và kem/yogurt/sinh tố , cho người đối diện...Tôi lúc nào cũng uống sinh tố cả:)Cafe làm tôi mất ngủ, mà tôi vốn sẵn đã khó ngủ rồi, ngủ= cực hình:D


...


Dăm điều bốn chuyện, ra về, tôi play DVD yêu thích của mình LIVE SHOW of SHANIA TWAIN..Phấn chấn hẳng lên...


Cố đọc nốt những dòng cuối của quyển tạp chí favorite SAIGON CITY LIFE, có nhiều điều thú vị, có nhiều hình hay ho..


Chương trình IDM đang download vài cái cd bỗng khựng lại...


Bỗng nhiên...


Thấy trống vắng..thấy mình cũng khựng lại, như lỗi một nhịp so với thời gian....bất động giữa tiếng rải đều guitar của một bài hát chưa kịp nhớ tên, ma mị và đầy quyến rũ...


Thiếp đi lúc nào không hay, ngoài kia không một chút gió..mà trong lòng mưa bão tơi bời...












Thứ Năm, 24 tháng 4, 2008

{REVIEW}ASIA 58- LÁ THƯ TỪ CHIẾN TRƯỜNG


Có thể nói đây là một chương trình thật xuất sắc và thành công nhất từ trước đến nay của Trung Tâm Asia như đã được nhiều khán giả đặt niềm tin, kỳ vọng và mong đợi từ lâu về một chủ đề nhằm tôn vinh những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Hai xuất hát đã bán hết sạch vé, nhứt là xuất hát buổi tối đã bán hết vé từ hơn 10 ngày trước khi khai mạc. Đặc biệt nhứt là lần đầu tiên có rất nhiều nam nữ khán giả đi xem đại nhạc hội đã mặc những bộ quân phục, lễ phục của các binh chủng Hải, Lục, Không quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Những hình ảnh này đã được đài truyền hình SBTN ghi lại qua phần phỏng vấn “Một Ngày Qua Ống Kính” khiến những khán giả ở xa không có dịp đi xem chương trình này lại càng náo nức, mong chờ cho đến ngày phát hành DVD.

Về phần nội dung thì đây là một chương trình mang thật nhiều ý nghĩa khiến khán giả hiện diện vô cùng cảm động. Có những tiết mục đã làm cho nhiều người rưng rưng nhỏ lệ, khi hồi tưởng lại một thời dĩ vãng đã mịt mờ trong tâm trí với những tình cảm đau thương buồn vui lẫn lộn, nhưng lại như hiện về rõ ràng trước mắt qua những âm thanh, ánh sáng và màu sắc chan hòa trên sân khấu Asia ngày hôm nay.




Toàn thể chương trình được tổ chức thật qui mô và tốn kém nhằm vinh danh cho tất cả những chiến sĩ thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm xưa đã vì nhiệm vụ, lý tưởng, danh dự và trách nhiệm mà hy sinh cả cuộc đời tươi trẻ với sứ mạng bảo vệ quê hương miền Nam được tự do, thanh bình, ngăn cản làn sóng đỏ từ phương Bắc tràn về. Ngoài ra chương trình Asia 58 này cũng đã dành một phần nhỏ để ca ngợi những đóng góp của các hậu duệ của quân lực VNCH đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ trên khắp các chiến trường nhằm đem lại bình yên và tự do cho tất cả chúng ta. Vì vậy, chương trình này không phải chỉ nhằm mục đích tiếc thương một quá khứ hào hùng hay ngậm ngùi cho thân phận người lính VNCH cùng vợ con của họ, mà còn gián tiếp nhắc nhở đến những món nợ ân tình mà tất cả chúng ta đã vay của họ từ trước mà chưa có dịp đền ơn đáp nghĩa một cách vẹn toàn.

Những mối tình “anh tiền tuyến, em hậu phương” của một thời chinh chiến xa xăm, đã được các ca sĩ hàng đầu của Trung Tâm Asia kể lại qua những bài hát thật chọn lọc, dàn dựng thật công phu và hòa âm thật đặc sắc. Hầu hết những bài hát này đã ghi khắc vào tâm tư tình cảm của hàng triệu người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Ngoài ra còn có những sáng tác mới lạ được giới thiệu trong chương trình này rất phù hợp với những biến động thời cuộc vừa xãy ra ở quê nhà. Ðó cũng là những thông điệp thầm kín mà Trung Tâm Asia và các nghệ sĩ dành cho thế hệ tiếp nối cha ông trong cuộc chiến đấu hào hùng chống cộng sản độc tài đã và đang dày xéo quê hương, đất nước Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Tâm Asia thực hiện một chương trình về “lính” vì trước kia đã có những băng video “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến” và “Người Lính” . Nhưng những chương trình đó đều được thực hiện ở trong phim trường, nghĩa là phải mất hàng tháng trời mới hoàn tất một chương trình và các ca sĩ, diễn viên có thể trình diễn tới lui nhiều lần một tiết mục mà không bị áp lực nặng nề của khán giả chung quanh chi phối. Nhưng ở chương trình Asia 58 mới nhứt này, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, chuyên viên kỹ thuật, phụ diễn của Trung Tâm Asia đã trở thành những người lính chiến thật sự trên chiến trường. Sau hơn “ba tháng quân trường” tập luyện kỹ càng cho từng tiết mục, họ đã cùng nhau trổ tài trong hoàn cảnh hết sức căng thẳng trước hàng ngàn khán giả hiện diện trong một xuất hát kéo dài vỏn vẹn có 5 tiếng đồng hồ mà thôi. Đó là những khó khăn của một chương trình live show trực tiếp thu hình. Nên chắc chắn là Asia 58 sẽ khác hẳn những băng video về “lính” trước kia, vì được phối hợp một cách tuyệt vời về kỹ thuật sân khấu và điện ảnh rất sống động và tân kỳ.

Phần quân phục của từng binh chủng trong quân lực VNCH kỳ này cũng được thực hiện thật kỹ lưỡng với những huân chương, phù hiệu rất chính xác. Đó là nhờ sự hỗ trợ và cố vấn nhiệt tình của các tổ chức cựu quân nhân vùng Nam California dành cho Trung Tâm Asia. Tất cả các nam ca sĩ đều mặc quân phục của quân lực VNCH, ngay cả MC Việt Dzũng cũng mặc một bộ chiến y rằn ri của Biệt Động Quân với tấm thẻ bài trên cổ từ đầu tới cuối chương trình. Các nữ ca sĩ thì dĩ nhiên có nhiều kiểu áo quần màu sắc khác nhau, thời trang thay đổi, kín đáo hay không cũng tùy theo từng tiết mục trình diễn. Cô MC Thùy Dương cũng thay đổi nhiều kiểu y phục khác nhau và khả năng ứng đối, giới thiệu chương trình của cô đã tiến bộ rất rõ trong kỳ đại nhạc hội này. Bên cạnh MC kỳ cựu Nam Lộc còn có sự xuất hiện của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam trong màu áo của binh chủng Nhãy Dù và nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh trong chiếc áo dài tha thướt càng làm tăng lên vẻ trang trọng ở những phần vinh danh cho các chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc thân yêu. Có lúc khán giả đã tự động đồng loạt đứng lên vỗ tay hoan hô sau những lời phát biểu hoặc một ca khúc nào đó trong chương trình. Sau đó thì không khí im lìm trở lại để mọi người cùng lắng nghe từng giai điệu và những âm thanh của một màn trình diễn khác.


Những tiết mục gây thật nhiều ấn tượng:


Trên sân khấu của Asia hôm nay, khán giả đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy sừng sững trước mắt mình là khung cảnh rừng núi âm u của miền quê hương yêu dấu với một màu xanh thẫm ngút ngàn trải rộng thật sâu. Như một vùng “rừng lá thấp” nào đó ngày xưa, đã khiến cho khán giả hồi tưởng lại những gian khổ, nhọc nhằn, vất vả, hiểm nguy của đời lính nơi chiến trường ngày đêm kề cận với tử thần. Ở một góc sân khấu là một vọng gác nằm trơ vơ hiu quạnh của một tiền đồn đèo heo hút gió nào đó. Những ánh đèn màu thay đổi liên tục suốt chương trình, những âm thanh rền vang của súng đạn sa trường với khói lửa đạn bom như đưa mọi người trở về quá khứ của thời binh đao, trận mạc trên đất nước Việt Nam của thời điểm bốn mươi năm về trước. Những hình ảnh này cũng đã gây thật nhiều ấn tượng cho thế hệ cháu con đã được sinh ra và trưởng thành nơi hải ngoại, chỉ biết một cách rất mơ hồ về thời chinh chiến Việt Nam qua phim ảnh thực hiện sau này và những lời kể chuyện của thân nhân trong gia đình.

Khai mạc chương trình là một liên khúc với những tiếng hát được nhiều người ưa thích qua những lời ca đã khắc sâu vào tâm trí của chúng ta. Ánh đèn sân khấu bừng lên với sự xuất hiện của Băng Tâm trong chiếc áo ngắn theo kiểu áo bà ba cải tiến được cắt may thật khéo, trong tay cầm lá thư và bắt đầu cất lên những lời hát “Gửi Về Anh”. Sau đó là ca sĩ Y Phụng cũng mặc một kiểu áo ngắn xinh đẹp tiến ra tiếp lời với Băng Tâm ở đoạn sau của bài hát. Cả hai ca sĩ này đã trình diễn rất nhịp nhàng để mở đầu cho một kết hợp khá lạ lùng với Lâm Nhật Tiến và Đặng Thế Luân qua bài hát quen thuộc nhưng tràn đầy ý nghĩa là “Nó và Tôi”. Những người yêu bé nhỏ ở hậu phương lại có cùng một câu hỏi “Giờ Này Anh Ở Đâu?” với Như Quỳnh, Ngọc Huyền và Nguyễn Hồng Nhung. Cuối cùng là Thiên Kim và các nghệ sĩ nêu trên đã kết thúc tiết mục mở màn bằng bài hát “Có Những Người Anh” của Võ Đức Hảo để vinh danh tất cả các chiến sĩ thuộc QLVNCH. Vô cùng cảm động vì những lời hát “Cám Ơn Anh” này và thật bất ngờ ngạc nhiên khi thấy lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ to lớn từ trên cao hạ xuống để kết thúc cho liên khúc mở màn, nên tất cả khán giả đã đồng loạt tự động đứng lên vỗ tay tán thưởng vang dội ở hí trường lộng lẫy này.

Sau đó là phần trình diễn liên tục những tình khúc thời chinh chiến với nhiều bài hát quen thuộc đã được rất nhiều người yêu mến và gởi lời yêu cầu Trung Tâm Asia thực hiện trong thời gian qua. Có thể nói những tác giả tiêu biểu nhứt của loại nhạc tình cảm “hậu phương, tiền tuyến” mang đầy chất lãng mạn, chất ngất thương yêu, và mơ về một quê hương đất nước thanh bình, ấm no hạnh phúc là nhóm Lê Minh Bằng, nhạc sĩ Trúc Phương và ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Đó là những bài hát đã được các giọng ca trẻ trung của những thế hệ sau này cất lên như Y Phụng với “Viết Từ KBC”, Đan Nguyên với “Kẻ Ở Miền Xa”, Diệp Thanh Thanh với “Tàu Đêm Năm Cũ”, Ngọc Huyền với “Thương Vùng Hỏa Tuyến”, Băng Tâm với “Giấc Ngủ Cô Đơn”, Nguyên Khang và Ngọc Hạ với “Chân Trời Tím”. Đây là lần thứ ba ca sĩ trẻ Đan Nguyên xuất hiện ở sân khấu Asia và cũng là lần thứ ba chàng thanh niên này hát một bài hát khác của cùng một tác giả Trúc Phương (trước đó là “Thói Đời” và “24 Giờ Phép”) với những lời ca như sau:

“Tôi ở miền xa …trời quen đất lạ
Nhiều Đông lắm Hạ ..nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà …
Ðời không dám tới …
Đành viết cho tôi…nhạc tình sao lắm lời..

Đơn vị thường khi ... nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng ...tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm ...người nâng lính khổ
Viết bởi câu ca ..vì tiền hay thiết tha.. "



(Kẻ Ở Miền Xa – Trúc Phương)



Những bài hát của các tác giả khác cũng đã được chọn lựa rất thích hợp cho từng tiếng hát và gây nhiều ngạc nhiên thích thú cho khán giả như “Tình Lính” với tiếng hát Thùy Hương đơn ca và “Lính Mà Em” với bộ ba Evan, Spencer, James. “Tình Ca Người Đi Biển” với Đoàn Phi và Ánh Minh song ca. Đây là những bài hát kích động vui nhộn được giao phó cho các ca sĩ trẻ với những bước nhảy nhịp nhàng bên cạnh các vũ công mặc những kiểu quần áo thời trang thật hấp dẫn. Riêng bộ ba Trish, Cardin và Doanh Doanh thì nhún nhẩy với bài hát tiếng Anh “Tell Me Why” theo như sở trường của họ và cũng để làm thay đổi không khí khá trầm buồn của những bài tình ca thời chiến.

Có lẽ phần trình diễn của các ca sĩ đã từng giúp vui cho các chiến sĩ ở tiền đồn cách đây gần 40 năm là những tiết mục khiến cho các bậc cha ông của chúng ta cảm động nhiều nhứt. Đó là Thanh Thúy với “Bóng Nhỏ Đường Chiều”, Phương Dung và Trung Chỉnh với “Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em”, Ngọc Minh và Thanh Phong với “Anh Về Với Em”, Tam Phương với “Qua Cơn Mê” và “Cho Tôi Được Một Lần”, Thanh Lan và Nhật Trường (ghép tiếng) với “Người Chết Trở Về”. Những giọng ca đó đã từng gắn liền với những bài hát lẫy lừng của một thời chinh chiến xa xưa. Giờ đây họ diễn tả lại một lần nữa trên sân khấu Asia qua phần hòa âm mới lạ, điêu luyện của dàn nhạc Asia, của kỹ thuật âm thanh, ánh sáng tân kỳ đã khiến cho khán giả bồi hồi xúc động và đáp lại bằng những tràng vỗ tay tưởng chừng không dứt. Thêm một lần nữa, tiếng hát liêu trai của Thanh Thúy cất lên nghe rất não nùng:


“Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn
Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn
Đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ
Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi

Bao thương nhớ từ độ anh vui bước quân hành
Nửa năm anh viết lá thư xanh bảo rằng
”Sẽ về phố phường …”
Mừng rơi nước mắt ướt mi người tôi thương"

(Bóng Nhỏ Ðường Chiều – Trúc Phương)



Một thế hệ ca sĩ khác thành danh ở hải ngoại sau này đã trình diễn những ca khúc của thời chinh chiến ngày xưa theo chất giọng riêng biệt của họ cũng làm cho khán giả thả hồn mình vào từng lời ca tiếng hát như Vũ Khanh với “Phút Giao Mùa”, Don Hồ với “Nhớ Thành Đô”, Tuấn Vũ và Mỹ Huyền với “Kể Chuyện Trong Đêm”, Thiên Kim với “Những Người Không Chết”, Lâm Thúy Vân với “Tìm Anh”, Y Phương với “Các Anh Đi”, Tường Nguyên vàTường Khuê với “Ngày Sau Sẽ Ra Sao?”. Nguyễn Hồng Nhung đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi đơn ca bài hát “Người Tình Không Chân Dung” là một bài thuộc loại “nặng ký”, khó ai có thể ca diễn được cho hay như những tên tuổi vang bóng trước kia. Lại như Quốc Khanh với phần trình diễn “Một Chuyến Bay Đêm” cũng là một bài hát rất quen thuộc từ bốn chục năm nay, nhưng được Quốc Khanh diễn tả lại theo phong cách mới của riêng anh. Hy vọng những khán giả khó tính sẽ ngạc nhiên và thích thú thưởng thức những “bài hát cũ, giọng ca mới” này.

Chương trình Asia 58 này cũng đã giới thiệu hai tiếng hát mới là Bích Vân và Hồ Hoàng Yến. Cả hai ca sĩ này đều được giao phó cho hai bài hát rất nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương là “Anh Đi Chiến Dịch” và “Đêm Cuối Cùng”. Cũng như các ca sĩ trẻ trung khác được sinh ra và lớn lên sau khi chiến tranh ở Việt Nam đã hoàn toàn chấm dứt, họ phải đặt hết tâm tư tình cảm vào nội dung bài hát và tìm hiểu thật cặn kẻ từng lời ca thì mới diễn tả hết những nét hay đẹp, đầy tình cảm của những bài hát này. Chắc chắn khi ra DVD, có nhiều nhận xét rất thú vị của khán giả khắp nơi sẽ dành cho những tiếng hát trẻ được sinh ra thời hậu chiến hay ở hải ngoại sau này khi họ trình diễn những bài hát của các bậc tiền bối ngày xưa.

Vì có quá nhiều bài hát chọn lọc cho một chủ đề (36 bài hát) và số lượng ca sĩ hùng hậu lên đến 45 người, nên có rất nhiều tiết mục hoặc hoạt cảnh sân khấu phải ghép hai ca sĩ trình diễn liên tiếp với nhau, mỗi người hát một bài. Nhưng việc ghép hai ca sĩ cũng khá hòa hợp về sắc vóc, tuổi tác và nhạc điệu nên việc này không làm cho khán giả khó chịu hoặc bực mình. Trong đó có những ca sĩ hát chung với nhau một tiết mục hoặc song ca rất ăn khớp với nhau được sắp xếp rất hợp tình hợp lý như Băng Tâm và Đặng Thế Luân, Nguyên Khang và Ngọc Hạ, Như Quỳnh và Lâm Nhật Tiến, Phương Dung và Trung Chỉnh, Ngọc Minh và Thanh Phong, Mỹ Huyền và Tuấn Vũ, Asia 3 và Thùy Hương, Ánh Minh và Đoàn Phi, Phương Thảo và Ngọc Lễ, Y Phụng và Đan Nguyên…v..v..

Trong không khí đầy tình người, thật thiết tha và cảm động với những bài hát quen thuộc có vui, có buồn ngày xưa của buổi đại nhạc hội, khán giả lại được thưởng thức một màn trình diễn thời trang rất bất ngờ với chủ đề “Màu Áo Hoa Rừng” . Đó là những chiếc áo dài được nhà vẽ kiểu thiết kế thời trang Thái Nguyễn dành đặc biệt cho chương trình Asia 58 này. Những cô người mẫu thướt tha dịu dàng trong những chiếc áo dài cải tiến đủ kiểu, màu sắc mới lạ với những bông hoa của núi rừng Việt Nam là Ánh Minh, Băng Tâm, Trish Thùy Trang, Thùy Hương, Diệp Thanh Thanh, Thiên Kim, Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung, Y Phụng, Y Phương. Mười cô người mẫu, mỗi người mỗi vẻ, cùng phụ họa cho tiếng hát của ca sĩ trẻ Lê Nguyên qua liên khúc “Thương Anh” và “Tôi Nhớ Tên Anh”. Thật ngạc nhiên khi một mình ca sĩ Lê Nguyên lại được hát tới hai bài hát và anh cũng là một chiến sĩ thật may mắn đang tung hoành giữa mười người đẹp với sắc nước hương trời. Một tiết mục giải trí nhẹ nhàng và khá đặc biệt trong một chương trình hoàn toàn về “lính”.

Tuy không có phần trình diễn cổ nhạc hay cải lương, nhưng không thể thiếu một màn kịch ngắn của gia đình nghệ sĩ Quang Minh, Hồng Ðào và hai cô con gái của họ là Vicky và bé Tí Tẹo với những đối thoại buồn vui lẫn lộn. Nhưng qua vở kịch “Quê Hương” này, khán giả đã có thể thấy rõ những đức tính cao quý của những người hiền phụ Việt Nam khi người chồng đã hy sinh nơi chiến trường từ lâu, mà họ vẫn ấp ủ hoài hình bóng thân yêu thời trẻ và ngại ngần khi tìm đến một tình yêu mới ở tuổi xế chiều.


Cũng qua chương trình này, khán giả có dịp ôn lại những bản tình ca của giai đoạn hai mươi năm chiến tranh khốc liệt nhứt trên quê hương và lại thấy rõ ràng tính nhân bản rất dân chủ ở miền Nam (hay quốc gia VNCH) qua việc các nhạc sĩ được tự do sáng tác những bài hát yêu đương rất lãng mạn, tình người. Trái ngược lại, ở miền Bắc cộng sản những bài hát thuộc loại “nhạc vàng” đều bị cấm tuyệt để dành chỗ cho những lời ca sắt máu, kêu gọi lớp người trẻ tuổi lên đường “xẽ dọc Trường Sơn” để nhuộm đỏ miền Nam theo tham vọng điên cuồng của các lãnh tụ nhập cảng về nước những chủ thuyết ngoại lai. Nhiều bài hát trong chương trình Asia 58 này đã bị cấm trình diễn trong nước từ hơn 30 năm nay.



Những “Lá Thư Từ Chiến Trường”:

Ngoài ra, chủ đề của Asia 58 đã xoáy vào một khía cạnh rất trung thực của người lính chiến VNCH ngày xưa. Ra đi từ thuở đôi mươi, xa gia đình và tất cả những người thân yêu, đối diện và kề cận với những cái chết ở chìến trường, những chiến sĩ này chỉ có thể viết ra tâm sự của họ qua những “lá thư từ chiến trường” để gởi về thân nhân, bè bạn ở quê nhà. Ngược lại, trong lúc những người lính đang cận kề cái chết nơi tuyến đầu lửa khói thì ở chốn hậu phương yên bình, có những người hiền phụ hoặc các “em gái hậu phương” đang ngồi nắn nót viết từng lá thư cho chồng hay người yêu hoặc những người anh trai và mong đợi từng lá thư gởi về từ chiến tuyến.



Đặc biệt là thời gian vừa qua Trung Tâm Asia đã nhận được hàng trăm lá thư (nguyên thủy “origin” được viết từ chiến trường VN ngày xưa) do quý khán giả khắp nơi trong cũng như ngoài nước gởi về TT Asia để đóng góp phần tài liệu sống động cho chương trình Asia 58. Có những lá thư được gìn giữ từ những ngày đầu cuộc chiến trải qua hơn 50 năm, giấy mực đã hoen ố phai màu. Có những lá thư của những thương phế binh quân lực VNCH gởi ra từ chốn quê nhà xa xăm. Có những lá thư của những chiến sĩ đã hy sinh và được gia đình cất giữ như những kỷ vật vô cùng quý giá. Có những lá thư của các ca sĩ lừng danh như Minh Hiếu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh đã từng viết gởi cho các chiến sĩ nơi tiền đồn của hơn 40 năm về trước cũng được Trung Tâm Asia sưu tầm để dành riêng cho DVD Asia 58 này. Khán giả đã bồi hồi xúc động khi nghe MC đọc một lá thư viết ngày 20 tháng 1 năm 1963 của sĩ quan hải quân Hoàng Ðình Báu như sau:

KBC 3328 ngày 20-1-1963.
(KBC tức Khu Bưu Chính, một loại hộp thơ quân đội mang bí số zip code)

Em yêu,

Sáng nay tàu anh neo ngoài cửa biển Thuận An. Anh đang đứng trên đài chỉ huy đặt ống nhòm nhìn về rặng liễu xanh bao quanh giòng nước phá Tam Giang êm đềm chảy để cố tìm lại những kỷ niệm chúng mình quen nhau. Mới đó mà đã hai năm xa cách rồi phải không em?

Biển là người tình muôn thuở của thế gian, nên khi bước chân vào lính biển anh có cảm giác vừa lâng lâng hạnh phúc, vừa hồi hộp như lần đầu tiên nắm lấy tay em. Biển cũng mênh mông và sâu thẳm, ác độc khi nổi cơn thịnh nộ nhưng biển cũng là chứng nhân muôn đời của bao ước hẹn thủy chung và của tình yêu mà anh đã dành trọn cho em.....”





Ôi những lời thiết tha, trìu mến nhưng cũng thật là lãng mạn giữa khung cảnh trời nước mênh mang của một sĩ quan với nhiều trách nhiệm mang nặng trên vai nhưng không quên được người yêu ở quê nhà. Còn những người em gái hậu phương hay những cô ca sĩ đem tiếng hát giúp vui cho những anh chiến sĩ thì cũng có những lời chân tình làm ấm lòng anh lính chiến như sau:



Các anh chiến sĩ của Phương Dung,

Mỗi lần đến hát ở Đài phát thanh Quân Đội, Phương vẫn có cảm tưởng rằng Phương đang hát cho các anh nghe. Từ mỗi lời nhạc Phương muốn gởi gấm đến cho những trận tuyến xa xôi, những cứ điểm trên đèo heo hút gió. Phương tưởng tượng khi các anh họp mặt hay các anh lẻ loi một mình, ngồi nghe tiếng hát từ xa vọng về, chắc cũng gợi lại cho các anh đôi kỷ niệm hay làm quên đi những phút gian nguy. Được như thế, lòng của Phương cũng thấy thanh thản yên vui.

Người con gái đêm đêm hát dưới ánh đèn sân khấu, phải chăng đã là một mối ràng buộc với người trai đi theo tiếng gọi của sông núi, vì những người trai đó đã quên thân mình cho những người con gái được sống yên ổn. (...)Phương chỉ biết cầu nguyện cho sức khoẻ của các anh và mong cho đất nước sớm được yên bình.”
PHƯƠNG DUNG




Còn người chiến binh nơi quân trường đã gởi lời tâm sự về cho người yêu bé nhỏ ở hậu phương như sau: (xem hình)



Ngoài ra còn có những lá thư mới nhứt được gởi từ chiến trường Iraq và Afganistan, những lá thư emails của các chiến sĩ mang giòng máu Lạc Hồng 100% nhưng được sinh ra và lớn lên tại Mỹ và đang phục vụ cho quân lực Hoa Kỳ cũng góp phần đóng góp vào chương trình Asia 58 bằng những cảm nghĩ vui buồn của họ.

Những phần trình chiếu tài liệu và vinh danh chiến sĩ:



Nhận xét một cách tổng quát thì các tiết mục ca nhạc kịch, chiếm khoảng 80 phần trăm chương trình, 20% những phần còn lại rất quan trọng và khiến cho buổi đại nhạc hội hôm nay thêm phần trang trọng là việc vinh danh những vị danh tướng tài ba lỗi lạc nhứt của quân lực VNCH. Đó là các vị tướng đều đã hy sinh nơi chiến trường hoặc ra người thiên cổ như tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Lê Văn Hưng và Ngô Quang Trưởng.



Hai vị khách mời danh dự để làm MC là nhà văn Phan Nhật Nam và nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã góp phần giới thiệu, tâm tình và nêu lên cảm nghĩ của họ (là hai thế hệ khác nhau) về công lao, sự nghiệp của những vị tướng này. Xen kẽ với những tiết mục văn nghệ vui buồn là những đoạn phim tài liệu vô cùng quý báu về các vị danh tướng lẫy lừng đã khiến cho khán giả bồi hồi xúc động khi được dịp xem lại những hình ảnh sống động của một thời chinh chiến ngày xưa.

Đặc biệt nhứt là phần vinh danh và giới thiệu một nữ Đại Úy Phi Công F-18 tên là Elizabeth Phạm hiện đang phục vụ cho quân lực Hoa Kỳ. Nhiều khán giả đã nhỏ lệ vì vô cùng cảm động và hãnh diện khi chứng kiến tận mắt món quà lưu niệm và lá thư của nữ Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm từ chiến trường Falluhah, Iraq gởi về tặng Trung Tâm Asia. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giới thiệu như sau: “Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm là một thiếu nữ quả cảm và cô cũng là con gái của một cựu sĩ quan QLVNCH”. Sau đó khán giả đã được xem video clip với những hình ảnh hào hùng của người thiếu nữ này trên chiến trường Iraq.




Qua đoạn phim video clip trình chiếu, khán giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi được biết thêm rất nhiều điều thú vị về cô gái mang dòng máu Việt Nam 100% này. Đại Úy Elizabeth Phạm là một trong số các nữ phi công đầu tiên và duy nhứt của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, thuộc Không Đoàn ‘Bats 242’ Yểm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết. Đơn vị của cô gồm những Phi Công đã được chọn lọc từ các thành phần ưu tú nhứt của Quân Lực Hoa Kỳ. Cô đã gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp Ðại Học San Diego, được huấn luyện phi hành với thành tích xuất sắc và đã được chọn làm Nữ Phi Công đầu tiên của US Marine điều khiển phóng pháo cơ siêu thanh F-18 Hornet vào năm 2003.



Rất nhiều lần chiếc oanh tạc cơ F-18 của Elizabeth (trị giá 35 triệu dollars, bay với vận tốc 2,400 km/giờ để lao xuống ném bom ở Iraq) trở về căn cứ với hàng chục lỗ đạn xuyên thủng thân máy bay, còn 2 cánh thì nứt ra từng mãnh gần như sắp gãy lìa. Từ đó cô đã có biệt danh là “The Miracle Woman” khi an toàn “trở về từ cõi chết”.

Tuy phần giới thiệu này rất trang trọng và gây nhiều ấn tượng cho các khán giả thuộc nhiều thế hệ khác nhau và tạo được niềm hãnh diện về con cháu Bà Trưng, Bà Triệu với ý chí quật cường và lòng dũng cảm, nhưng sau đó màn đối thoại rất tiếu lâm của các MC Nam Lộc và Dương Nguyệt Ánh lại làm cho khán giả được dịp bật cười với những lý luận khá khôi hài và ngộ nghĩnh. Cô Dương Nguyệt Ánh nói: “Kính thưa quý vị, Nguyệt Ánh là người “chế bom”, còn cô Elizabeth Phạm là người “ném bom”, như vậy thì anh Nam Lộc ở đây lại là người “ôm bom” phải không quý vị? (cười). Lời của MC Dương Nguyệt Ánh đã làm cho không khí hội trường được thêm phần sôi động với những tràng vỗ tay của khán giả trước khi chuyển qua phần trình diễn kế tiếp.





Những sáng tác mới của chương trình này:

Ở mỗi chương trình Asia, ngoài những bài hát được ưa chuộng từ hàng chục năm qua, thì lại thường có vài bài hát mới vừa sáng tác và rất phù hợp với tình hình thời sự liên quan đến đến chúng ta và được nhiều người chú ý trong những tháng gần đây. Nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác một bài hát tựa đề “Tiếc Thương” phổ nhạc từ lời thơ của thi sĩ Cao Tần tức Lê Tất Điều. Bài hát có nội dung nói về một pho tượng đã bị bắn nát do lòng thù oán của con người và kể chuyện về bức tượng “Thương Tiếc” đã bị giựt sập và đem đi mất tích khỏi khu nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa sau ngày cộng sản chiếm được miền Nam. Có những câu hát đã làm khán giả rưng rưng nước mắt qua sự diễn tả của hai ca sĩ tài danh là Như Quỳnh và Lâm Nhật Tiến như “Viên đạn nào thù oán, bắn nát pho tượng này, giở từng trang lịch sử, run mười đầu ngón tay…”. Đây là lần thứ ba Như Quỳnh trở lại hát ở Trung Tâm Asia cũng với một bài hát hoàn toàn mới lạ (trước đó là “Mưa Buồn” và “Khóc Mẹ Dân Oan”). Thêm một lần nữa bài hát này đã làm nhiều người xúc động, khi xót thương cho những người chiến sĩ quân lực VNCH đã hy sinh đền nợ nước mà cũng chưa được yên thân nơi nghĩa trang quân đội ở quê nhà.



Đôi song ca Phương Thảo, Ngọc Lễ cũng trình bày một sáng tác mới là “Bài Thơ Cho Con” được nhạc sĩ Ngọc Lễ phổ nhạc từ một bài thơ của thi sĩ Duy An Đông, nhằm nói lên những tâm sự của người cha từ nơi chiến trường dành cho đứa con ở quê nhà. Có thể nói đôi uyên ương Phương Thảo, Ngọc Lễ đã có những phong cách trình diễn riêng của họ như là những ca sĩ thuộc thế hệ trưởng thành sau thời chinh chiến. Nhưng hy vọng ở các chương trình sau này, khán giả sẽ có dịp thưởng thức tài nghệ hát solo một mình của Phương Thảo với nhiều loại nhạc mang giai điệu và tiết tấu khác nhau nhằm tạo nên sự mới mẻ và cho thấy cô có thể phát triển thêm tài năng sẵn có và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm qua.

Nhưng đặc sắc nhứt phải nói là một bài hát hoàn toàn mới lạ do nhạc sĩ Trúc Hồ vừa sáng tác và cũng để dành riêng cho toàn thể nghệ sĩ hợp ca trong màn kết thúc cho chương trình đại nhạc hội “Lá Thư Từ Chiến Trường” hôm nay. Bài hát này có tựa đề là “Đáp Lời Sông Núi”. Do đâu mà nhạc sĩ Trúc Hồ lại nãy ra ý tưởng để viết những lời ca và giai điệu hùng tráng này?

Theo những lời đối thoại của các MC Nam Lộc và Dương Nguyệt Ánh trên sân khấu Asia, khán giả đã được biết là sau những lần nghe tin các cuộc biểu tình rầm rộ từ trong nước cũng như ở hải ngoại của đồng bào chúng ta nhằm phản đối việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm đóng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với việc nhà cầm quyền cộng sản VN khiếp nhược trước việc này, cộng với những sự kiện lịch sử hào hùng của hải quân VNCH trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng hải đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 đã khiến cho nhạc sĩ Trúc Hồ vô cùng xúc động mà sáng tác nên bài hát “Đáp Lời Sông Núi”. Nội dung của bài hát nhằm kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ giang sơn và cùng nhau giành lại từng tấc đất, từng bờ biển, cây cối, phố phường do cha ông xây dựng vun bồi từ xưa để khỏi rơi vào tay giặc ngoại xâm phương Bắc.

Trước khi các ca sĩ hợp ca bài hát này, một đoạn phim video clip đã được trình chiếu để khán giả có dịp nhìn lại trận hải chiến đầu tiên và duy nhứt mà hải quân VNCH đã chống lại quân xâm lược Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang thuộc về chủ quyền của quốc gia VNCH. Đoạn phim này cũng nhằm vinh danh cố Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, người đã liều mình ở lại hy sinh tuẫn tiết chết theo chiến hạm Nhật Tảo HQ 10 mà ông là hạm trưởng, để các chiến sĩ hải quân dưới quyền có thể vượt vòng vây của Trung Cộng mà thoát về đất liền. Đó là sự hy sinh vô cùng cao cả của người hạm trưởng và các chiến sĩ hải quân VNCH đã vì danh dự và trách nhiệm mà bỏ mình dưới làn đạn của Trung Cộng trong lịch sử cận đại nhưng rất hào hùng này mà ít người biết được và chú ý đến.




Đại nhạc hội kết thúc với phần trình diễn thật trang nghiêm và vô cùng ấn tượng khi tất cả các nữ ca sĩ đều mặc áo dài toàn một màu trắng, cùng xếp hàng thành chữ V trước một tấm bia đá với lời ghi khắc “Tổ Quốc Ghi Ơn”, còn các nam ca sĩ thì đứng xếp hàng ở phía sau lưng. Khán giả đã chăm chú, lắng nghe từng lời ca của bài hợp ca rất hùng tráng và mang thật nhiều ý nghĩa này do tất cả các ca sĩ của Trung Tâm Asia cùng nhau cất tiếng hát cho tổ quốc, cho quê hương, cho hồn thiêng sông núi và cho tất cả những người chúng ta cùng chung một nòi giống Tiên Rồng.

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm.

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ,
Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương.


Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM .....


(Trúc Hồ ©2008 )

Chương trình đại nhạc hội đã bế mạc sau năm tiếng đồng hồ, nhưng nhiều khán giả vẫn chưa muốn ra về, nhiều người vẫn muốn tâm sự với những bạn bè, người thân ở chung quanh vì những cảm xúc, hình ảnh ngập tràn trong tâm trí chưa thể xóa nhòa. Có lẽ họ phải đợi khi DVD Asia 58 phát hành để có dịp xem lại nhiều lần các tiết mục trình diễn và biết đâu có thể thấy lại chính mình trong đó ở hàng ghế khán giả đang sụt sùi nước mắt hay hân hoan vỗ tay tán thưởng một tiết mục nào đó của chương trình Asia 58.



*Những đoạn phim tài liệu video clip đươc trình chiếu để vinh danh:

-Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971)
-Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh (1931-1970)
-Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (1933-1975)
-Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007)
-Cố Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà (1943-1974) và trận chiến Hoàng Sa 1974
-Nữ Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm và chiến trường Iraq.

*Những ca sĩ được phỏng vấn và tâm tình với khán giả về chủ đề hôm nay:
-Thanh Thúy
-Phương Hồng Quế
-Ngọc Minh



*Danh sách chính xác các bài hát và ca sĩ trình bày (Full Song list) :

ASIA 58 : LÁ THƯ TỪ CHIẾN TRƯỜNG
Long Beach, California: Saturday, March 22, 2008

(1). LIÊN KHÚC: Gửi Về Anh (Đỗ Thu) : Băng Tâm & Y Phụng / Nó và Tôi (Song Ngọc - Vọng Châu) : Lâm Nhật Tiến & Đặng Thế Luân / Giờ Này Anh Ở Đâu (Khánh Băng) : Như Quỳnh & Nguyễn Hồng Nhung & Ngọc Huyền / Có Những Người Anh (Võ Đức Hảo) : Thiên Kim cùng toàn thể nghệ sĩ.
(2). ANH ĐI CHIẾN DỊCH (Phạm Đình Chương) : Bích Vân / CÁC ANH ĐI (Văn Phụng) : Y Phương.
(3). VIẾT TỪ KBC (Lê Minh Bằng) : Y Phụng / KẺ Ở MIỀN XA (Trúc Phương) : Đan Nguyên.
(4). TÌNH CA NGƯỜI ĐI BIỂN (Trường Hải) : Ánh Minh & Đoàn Phi.
(5). TÀU ĐÊM NĂM CŨ (Trúc Phương) : Diệp Thanh Thanh / NHỚ THÀNH ĐÔ (Hoàng Thi Thơ) : Don Hồ.
(6). CHÂN TRỜI TÍM (Trần Thiện Thanh) : Ngọc Hạ & Nguyên Khang
(7). THƯƠNG VỀ VÙNG HỎA TUYẾN (Lê Minh Bằng) : Ngọc Huyền / TÌM ANH (Hoàng Thi Thơ) : Lâm Thúy Vân.
(8). LÍNH MÀ EM (Anh Thy) : Evan & Spencer & James / TÌNH LÍNH (Y Vân) : Thùy Hương.
(9). BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU (Trúc Phương) : Thanh Thúy / PHÚT GIAO MÙA (Trần Thiện Thanh) : Vũ Khanh.
(10). ĐÊM CUỐI CÙNG (Phạm Đình Chương) : Hồ Hoàn Yến / MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM (Song Ngọc - Hoài Linh) : Quốc Khanh.
(11). Liên khúc THƯƠNG ANH (Y Vân) / TÔI NHỚ TÊN ANH (Hoàng Thi Thơ) : Lê Nguyên cùng phần phụ diễn của: Ánh Minh, Như Quỳnh, Diệp Thanh Thanh, Thiên Kim, Băng Tâm, Trish Thùy Trang, Thùy Hương, Y Phương, Y Phụng và Nguyễn Hồng Nhung, qua màn trình diễn thời trang “Mầu Áo Hoa Rừng” do nhà thiết kế Thái Nguyễn thực hiện.
(12). ANH VỀ VỚI EM (Trần Thiện Thanh) : Ngọc Minh & Thanh Phong.
(13). NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG (Hoàng Trọng) : Nguyễn Hồng Nhung & NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHẾT (Phạm Thế Mỹ) : Thiên Kim.
(14). QUA CƠN MÊ (Trần Trịnh - Nhật Ngân) / CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN (Bảo Thu) : Tam Phương (Phương Hoài Tâm, P. Hồng Quế, P. Hồng Ngọc)
(15). GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN (Lê Minh Bằng) : Băng Tâm / NHỚ NHAU HOÀI (Anh Việt Thu) : Đặng Thế Luân.
(16). KỊCH NGẮN: “QUÊ HƯƠNG” : Quang Minh, Hồng Đào, Vicky & Bé Tí Tẹo.
(17). THIỆP HỒNG ANH VIẾT TÊN EM (Song Ngọc - Hoài Linh) : Phương Dung & Trung Chỉnh.
(18). NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ (Trần Thiện Thanh) : Nhật Trường & Thanh Lan.
(19). NGÀY SAU SẼ RA SAO (Vân Tùng) : Tường Nguyên & Tường Khuê.
(20). KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM (Hoàng Trang) : Tuấn Vũ & Mỹ Huyền.
(21). TIẾC THƯƠNG (Anh Bằng phổ thơ Cao Tần) : Lâm Nhật Tiến & Như Quỳnh.
(22). BÀI THƠ CHO CON (Thơ: Duy An Đông / Ngọc Lễ phổ nhạc) : Phương Thảo & Ngọc Lễ.
(23). TELL ME WHY : Trish & Cardin & Doanh Doanh.
(24). ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (Trúc Hồ) : Toàn thể nghệ sĩ hiện diện hợp ca.